Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HSG 9 lâm thao 2018 (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.22 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÂM THAO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút( không kể giao đề)
Đề thi có: 01 trang

Câu 1 (3,0 điểm):
Cảm nhận của em về cái hay của từ “ nghiêng” trong hai câu thơ sau:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
("Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua hai câu thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
(Truyện Kiều)
Câu 3 (12,0 điểm):
Đọc tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho
rằng: "Lặng lẽ Sa Pa" là một bài thơ về thiên nhiên, con người.
Dựa vào đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" (Nguyễn Thành Long - SGK Ngữ Văn
9, tập 1) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

----------------------Hết----------------------


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÂM THAO



1

2

3

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: NGỮ VĂN

* Về nội dung: cảm nhận được cái hay của từ “ nghiêng” trong hai câu
thơ
+ Từ “ nghiêng” trong “nhịp chày nghiêng” miêu tả chiếc chày khi
đang giã gạo: không ở phương thẳng đứng mà lệch sang một bên, giúp
người đọc hình dung cụ thể động tác giã gạo của người mẹ
+ Từ “ nghiêng” trong “giấc ngủ em nghiêng” gợi tả rất hình ảnh và ấn
tượng trạng thái giấc ngủ của em bé khi nằm trên lưng mẹ. Em ngủ
không yên giấc, giấc ngủ của em cũng nghiêng theo nhịp chày giã gạo
của mẹ
-> Cái hay của hai từ “nghiêng” là dù được dùng với những nét nghĩa
khác nhau nhưng đều tập trung khắc họa nỗi vất vả, gian khổ, tình yêu
thương con, lòng yêu nước của bà mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến
chông Mĩ; khơi gợi ở mọi người tình cảm mến yêu, khâm phục những
bà mẹ đã hết lòng vì đất nước.
* Về hình thức: Viết thành một đoạn văn
* Về nội dung: Phân tích được ý nghĩa của chi tiết “vết thẹo”:
+ Về nghệ thuật: Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, kết nối các tình tiết
trong truyện, tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ của cốt truyện, tạo cách thắt

nút, mở nút bất ngờ mà hợp lí
+ Về nội dung: Góp phần làm nổi bật nội dung, tư tưởng của tác phẩm:
- Tố cáo chiến tranh: đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con
người, đã chia cắt mái ấm gia đình ( Vết thẹo gây ra những đau đớn,
làm biến dạng khuôn mặt, vì vết thẹo trên khuôn mặt ông Sáu mà bé
Thu đã không nhận ra ba..)
- Góp phần làm nổi bật vẻ đẹp các nhân vật trong truyện: Ông Sáu yêu
nước, dũng cảm hi sinh; bé Thu: Cá tính mạnh mẽ, yêu thương ba thắm
thiết
- Khẳng định chiến tranh có thể gây thương tích, hủy diệt mọi thứ song
không thể hủy diệt được tình cảm cha con, tình cảm gia đình…
* Về hình thức: Viết thành một đoạn văn
* Yêu cầu về kỹ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn để viết
bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ,
mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả,

2,0

1,0
4,0

1,0


dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất
văn.
*Yêu cầu về kiến thức:
A. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Thành Long, truyện ngắn

Lặng lẽ Sa Pa
- Trích dẫn nhận định và giới hạn phạm vi dẫn chứng
B. Thân bài
I. Khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích
- Giải thích: - Nhận xét “Lặng lẽ Sa Pa quả là một bài thơ” là muốn nói
đến chất thơ của truyện ngắn này (Chất thơ: cái đẹp, lãng mạn, bay
bổng cất lên từ hiện thực cuộc sống)
-> “Lặng lẽ Sa Pa quả là một bài thơ về thiên nhiên, con người”: Chất
thơ được toát lên từ khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng của Sa
Pa, từ hình ảnh những con người với những tình cảm, suy nghĩ, hành
động…thật đẹp đẽ trong sáng
II. Chứng minh
1. Lặng lẽ Sa Pa là bài thơ về thiên nhiên
- Dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long, khung cảnh thiên nhiên Sa Pa
hiện lên với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, huyền ảo
+ Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần, từ bầu trời đến
mặt đất: Rặng đào, đàn bò lang cổ, đồng cỏ trong thung lũng, mây,
nắng, rừng cây…
+ Khung cảnh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thật thơ mộng, huyền ảo:
- Vẻ đẹp của nắng: Len tới, đốt cháy rừng cây như bó đuốc…, mạ bạc
con đèo, nắng chiếu vào làm bó hoa thêm rực rỡ
- Vẻ đẹp của mây: bị nắng xua, cuộn tròn, lăn từng cục, rơi xuống
đường, luồn vào gầm xe
- Vẻ đẹp của rừng cây: Rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc,
nhô cái đầu màu hoa cà trên màu lá xanh của rừng
- Vẻ đẹp của hoa: hoa ở Sa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đã rực rỡ
ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng
phấn, tổ ong…
-> Qua vài nét chấm phá, ngôn ngữ giàu chất hội họa…đã vẽ ra khung

cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, có sức cuốn hút, làm say lòng
người…
2. Lặng lẽ Sa Pa là bài thơ về con người
a. Chất thơ hiện lên qua vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện: Họ đều
là những con người sống có hoài bão, lí tưởng, tâm hồn trong sáng,
thầm lặng miệt mài cống hiến cho đất nước

1,0

1,0

3,0

4,0


+ Anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và công việc: ( H/s lấy dẫn chứng, phân tích)
->Đầy gian khổ, khó khăn, thử thánh
- Có lí tưởng sống đẹp: sống để cống hiến( H/s lấy dẫn chứng, phân
tích)
- Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: ( H/s lấy dẫn
chứng, phân tích)
- Sống chân thành, cởi mở, hiếu khách, quan tâm tới mọi người, khiêm
tốn khi nói về mình: ( H/s lấy dẫn chứng, phân tích)
- Biết tạo dựng cuộc sống sinh hoạt chủ động, gọn gàng, ham hiểu biết:
( H/s lấy dẫn chứng, phân tích)
+ Các nhân vật khác:
1,0
- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa: Âm

thầm, miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học
- Ông họa sĩ: Hoãn bữa tiệc nghỉ hưu, đi thực tế ở Sa Pa
- Cô kĩ sư: Sẵn sàng lên miền núi cao công tác
b. Chất thơ còn toát lên từ cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ nhưng để lại
dư vị ngọt ngào, nồng ấm tình người giữa các nhân vật:
- Ông họa sĩ: Xúc động, cảm phục trước vẻ đẹp của anh thanh niên,
cuộc gặp gỡ làm ông như trẻ lại, khao khát được sáng tạo, ông cảm
thấy cuộc gặp gỡ đó là “ cơ hội hãn hữu” và “ người con trai ấy đáng
yêu thật nhưng làm ông nhọc quá”
- Cô kĩ sư: cuộc gặp gỡ làm cô yên tâm hơn về quyết định lên miền
núi công tác, đặc biệt làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao
1,0
cao đẹp “một ấn tượng hàm ơn dạt lên trong lòng cô”
III. Đánh giá
- Nghệ thuật: Giọng văn nhẹ nhàng, mượt mà, ngôn ngữ văn xuôi
trong sáng, giàu chất thơ, đậm màu sắc hội họa….
- Nội dung: Đoạn truyện không chỉ tái hiện vẻ đẹp thơ mộng của Sa
Pa mà còn khắc họa vẻ đẹp của những con người lao động mới đang
ngày đêm khẩn trương, thầm lặng cống hiến cho đất nước-> Đó là chất
1,0
thơ toát lên từ tác phẩm, tạo nên vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc
C. Kết bài
- Khẳng định lại luận điểm
- Liên hệ suy ngẫm bản thân từ đoạn trích
* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, cần trân trọng những
sáng tạo của học sinh





×