Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.38 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG THỊ LOAN

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 9 38 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC


Hà Nội - 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Luật Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Phạm Văn Tuyết
2. TS. Hoàng Thị Thuý Hằng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh


PGS.TS Phan Hữu Thư
TS. Đinh Trung Tụng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường tại Trường
Đại học Luật Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm …

Có thể tìm Luận án tại:
1. Thư viện quốc gia
2. Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là thực thể xã hội, đồng thời là thực thể sinh học mà sự sống, cái chết của
họ luôn chịu tác động bởi quy luật tự nhiên. Cái chết làm chấm dứt sự tồn tại con người
sinh học đồng thời làm chấm dứt năng lực chủ thể của chính họ trong mọi quan hệ pháp
lý. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của quan hệ thừa kế, cái chết xảy đến với con người không
làm chấm dứt tất cả các quan hệ xã hội mà họ tham gia, đặc biệt là các quan hệ về tài
sản bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ với các chủ thể khác. Bởi sự tồn tại của
các quan hệ này phụ thuộc vào sự vận động của các quy luật kinh tế - xã hội.
Khi còn sống, con người tham gia hoạt động lao động tìm kiếm hoặc tạo ra của cải,
vật chất nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân, cộng đồng và xã hội. Đối với của cải, vật
chất dư thừa, con người có xu hướng dự trữ, tích lũy. Khi chết đi, của cải vật chất đó sẽ
tiếp tục được dịch chuyển cho những người còn sống khác. Pháp luật đảm bảo quá trình
dịch chuyển này thông qua hai trình tự thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Trong đó, trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúc xuất hiện muộn hơn thừa kế
theo pháp luật nhưng được áp dụng rộng rãi hơn. Cũng xuất phát từ nhận thức về quyền

tự định đoạt của cá nhân tăng lên nên xu hướng lập di chúc để định đoạt tài sản trước
khi chết ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để lại và hưởng di sản thừa kế theo di chúc ngay
từ thời kì đầu cũng đã rất khó khăn và phức tạp. Mọi sự đều tuân theo quy định của pháp
luật về bản di chúc. Những điều kiện mà pháp luật đặt ra để bản di chúc có được giá trị
pháp lý cũng bắt đầu được ghi nhận. Điều này cho phép NCS khẳng định các quy định
về điều kiện để di chúc hợp pháp cũng là một trong các ghi nhận thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị nhằm điều chỉnh quan hệ thừa kế.
Tại Việt Nam, trước khi có BLDS năm 2015, quy định về di chúc và các điều kiện có
hiệu lực của di chúc đã được ghi nhận, đồng thời được định hình thông qua điều kiện để
di chúc hợp pháp, điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật và điều kiện để di chúc
được thi hành. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, quy định của pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của di chúc có nhiều sự thay đổi mang tính phù hợp với sự phát triển toàn diện
của xã hội hơn. Tuy nhiên: (i) Hầu hết các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu
lực của di chúc đang được ghi nhận tại BLDS năm 2015 đều được kế thừa từ các văn bản
quy phạm trước đó. Cho nên, những hạn chế, bất cập, thiếu sót của các quy định này vẫn
tồn tại và gây ra nhiều “nhức nhối” trong hoạt động nghiên cứu cũng như hoạt động xét
xử; (ii) Sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ tới nhận
thức, hành vi của con người, kéo theo sự thay đổi trong quan hệ thừa kế, đặc biệt thừa kế
theo di chúc. Dẫn đến, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế.
Cơ quan tiến hành tố tụng nhận định, tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem là loại án
dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án tranh chấp kéo dài hàng chục năm. Nguyên


2

nhân quan trọng dẫn đến tranh chấp thừa kế phức tạp bởi vì đây là quan hệ tranh chấp
đặc thù, thường xảy ra giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng với nhau; sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng quy định của pháp luật
để đưa ra phán quyết; sự ảnh hưởng của các giá trị truyền thống về văn hoá, đạo lý
trong gia đình hay khi giải quyết tranh chấp thừa kế… Trong các tranh chấp đó, số

lượng các tranh chấp liên quan đến di chúc cũng ngày càng nhiều lên. Vấn đề này xuất
phát từ: (i) sự chưa rõ ràng và thiếu sót của các quy định liên quan đến điều kiện để di
chúc hợp pháp; (ii) quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu
lực thi hành cũng chưa bao quát được tất cả các trường hợp phát sinh ngày càng đa
dạng trong thực tế xã hội; (iii) nhận thức của người dân về di chúc, việc lập di chúc
cũng như quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ thừa kế tăng lên nhưng chưa thực
sự đầy đủ và toàn diện.
Nghiên cứu BLDS của một số quốc gia trên thế giới và các công trình khoa học có
liên quan cho thấy, vấn đề lý luận chuyên sâu đối với các điều kiện có hiệu lực của di
chúc chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Đặc biệt cơ sở lý luận cho việc ghi nhận
các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật Việt Nam cũng chưa được đề cập
trong bất cứ công trình nào trước đó. Trong thực tiễn của hoạt động áp dụng quy định
pháp luật để giải quyết tranh chấp còn gặp nhiều vướng mắc, mâu thuẫn. Mà nguyên
nhân lớn nhất do thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng quy định của pháp luật để
tuyên bố di chúc không hợp pháp hoặc không có hiệu lực pháp luật.
Trước thực tế đòi hỏi của xã hội ngày nay, việc nghiên cứu làm rõ lý luận và đánh
giá thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của
di chúc là một yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài
“Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam” sẽ có
giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi hai phần: Thứ nhất, về phạm vi không gian
nghiên cứu: Một là, luận án tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam; Hai
là, trong quá trình nghiên cứu PLDS của Việt Nam về điều kiện có hiệu lực của di chúc,
NCS sẽ lồng ghép, so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới như Pháp,
Nhật, Thái Lan, Đức…Thứ hai, về phạm vi thời gian nghiên cứu: Một là, luận án tập
trung vào các quy định của BLDS năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Có
kết nối với các văn bản trước đó. Hai là, luận án đề cập tới thực tiễn xét xử thông qua
một số bản án có đã có hiệu lực (áp dụng luật hiện hành và các các văn bản trước đó).
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về di chúc, điều kiện có hiệu
lực của di chúc. Đặc biệt, xây dựng khái niệm riêng về điều kiện có hiệu lực của di chúc,
xác định cơ sở lý luận, thực tiễn của việc quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc.


3

Bên cạnh các vấn đề về lý luận, luận án còn làm rõ quy định của pháp luật hiện hành đặt
trong sự phân tích, bình luận, đánh giá với văn bản quy phạm pháp luật thời kì trước về điều
kiện có hiệu lực của di chúc. Đồng thời, nghiên cứu pháp luật một số quốc gia trên thế giới
theo hướng so sánh nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam.
Luận án được triển khai phần thực tiễn áp dụng với một số bản án đã có hiệu lực pháp
luật để qua đó có cơ sở cho việc đánh giá hoạt động xét xử tranh chấp về thừa kế theo di
chúc, việc áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
4. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài: “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật
dân sự Việt Nam” có thể mang đến những đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, xác định bản chất của di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quy định về điều kiện có hiệu lực
của di chúc.
Thứ ba, xây dựng khái niệm và hệ thống hoá các nhóm điều kiện cấu thành điều kiện
có hiệu lực của di chúc.
Thứ tư, phân tích, bình luận quy định BLDS năm 2015 và quy định pháp luật trước
đó về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Qua đó, NCS đánh giá được ưu điểm, nhược
điểm của từng điều kiện đặt trong bối cảnh nghiên cứu khoa học về luật thực định và
thực tiễn áp dụng.
Thứ năm, tại mỗi điều kiện có hiệu lực của di chúc, NCS có lồng ghép, đồng thời
phân tích so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm chỉ ra những
điểm hợp lý hay chưa hợp lý để định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.
Thứ sáu, đưa ra một số lượng án thực tiễn nhất định qua đó chỉ ra điểm ưu và hạn

chế trong hoạt động xét xử khi áp dụng các điều kiện có hiệu lực của di chúc để giải
quyết tranh chấp về thừa kế.
Thứ bảy, trên cơ sở bình luận, đánh giá lồng ghép trong mỗi quy định của pháp luật
về điều kiện có hiệu lực của di chúc, NCS có chỉ ra bất cập, hạn chế còn tồn đọng, đồng
thời đưa ra kiến nghị đề xuất của bản thân nhằm hoàn thiện từng quy định của pháp luật
về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Chương 2. Thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của
di chúc
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật
về điều kiện có hiệu lực của di chúc


4

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thừa kế là chế định pháp lý thu hút nhiều sự quan tâm, nghiên cứu từ lý luận đến
thực tiễn. Các vấn đề khác nhau của chế định này đều đã được nghiên cứu ít nhiều. Tuy
nhiên, đối với quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc chỉ mới được
triển khai ở một vài khía cạnh nhỏ lẻ hoặc mức độ, quy mô chưa thực sự lớn. Cụ thể:
Những công trình có thể kể tới như: Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Tuyết, Trần Thị Huệ,
luận văn thạc sĩ của Trịnh Hữu Toản…, đề tài khoa học của Lê Đình Nghị hay nhiều bài
tạp chí của Vương Tất Đức, Nguyễn Tiến Lực, Trần Văn Tuân, Trà My, Nguyễn Phương
Hoa, Thái Công Khanh… hay sách của Nguyễn Minh Tuấn, Phùng Trung Tập, Tưởng
Duy Lượng… Một số sách, công trình của nước ngoài như: Nakagawa jun và Ogawa
tomiyuki, Bernard BEIGNIER, Sarah TORRICELLI-CHRIFI, Christian Jubault. Hầu
hết các công trình nghiên cứu đều nghiên cứu một cách nhỏ lẻ từng điều kiện có hiệu lực của

di chúc. Có luận án Tiến sĩ luật học của Phạm Văn Tuyết có đề cập tới hầu hết các điều kiện
có hiệu lực của di chúc nhưng không tập trung vào nội dung này mà tác giả dàn trải vấn đề
nghiên cứu cho cả quá trình thừa kế theo di chúc. Luận văn Thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu
Toản cũng phân tích các điều kiện này một cách chi tiết nhưng dung lượng trang viết và thời
gian nghiên cứu quá ít nên các vấn đề chưa đạt ở mức độ chuyên sâu. Hơn nữa chưa thể hiện
được việc bình xét các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo một lộ trình thời gian từ khi
cá nhân lập di chúc cho tới khi chết và bản di chúc được thực thi.
Các vấn đề nghiên cứu của luận án, từng công trình khoa học đã công bố chưa đảm bảo
được sự sâu sắc về khía cạnh nghiên cứu, bình xét về quy định của pháp luật và triệt để về
giải pháp hoàn thiện, cụ thể:
• Góc độ lý luận:
- Về bản chất điều kiện có hiệu lực của di chúc: Chưa được công trình nào công bố.
- Về khái niệm và đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc: Một vài công trình đưa ra
khái niệm nhưng chưa chỉ ra dấu hiệu riêng biệt của điều kiện có hiệu lực của di chúc như:
Luận văn thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu Toản, hay luận văn thạc sĩ luật học của Lương
Thị Hợp…
- Về học thuyết, cơ sở cho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Về
học thuyết, chưa có công trình nào đề cập. Về cơ sở lý luận, thực tiễn, trong luận văn
thạc sĩ của mình, Trịnh Hữu Toản có đề cập. Tuy nhiên, những gì tác giả này đề cập còn
rất sơ sài, đơn giản chưa lột tả được bản chất của việc ghi nhận các điều kiện có hiệu


5

lực của di chúc trong quy định của pháp luật.
- Khái niệm, đặc điểm các điều kiện có hiệu lực của di chúc: Một vài công trình có
đề cập tới từng điều kiện riêng lẻ như: Cuốn sách của tác giả Phạm Văn Tuyết viết về
người lập di chúc, nội dung của di chúc, yếu tố tự nguyện trong di chúc, hình thức của
di chúc và các sự kiện gây mất hiệu lực của di chúc. Cuốn sách của tác giả Trịnh Khánh
Phong viết về các điều kiện để di chúc hợp pháp nói chung. Cuốn sách của tác giả Phùng

Trung Tập đề cập tới các yếu tố như ai, như thế nào, ngoại lệ ra sao đối với người lập di
chúc. Hay luận văn thạc sĩ luật học của Lương Thị Hợp viết về nội dung của di chúc. Luận
án Tiến sĩ luật học của Trần Thị Huệ đề cập một cách rất sâu sắc các vấn đề về di sản, cách
xác định di sản thừa kế… Nhưng hầu hết các công trình không tập trung vào nghiên cứu cơ
sở lý luận đối với việc ghi nhận từng điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật.
• Góc độ luật thực định: Nhiều công trình phân tích quy định của pháp luật qua các
thời kì về điều kiện có hiệu lực của di chúc nhưng chưa có công trình nào khái quát được
03 nhóm điều kiện có hiệu lực của di chúc. Đồng thời, phân tích, bình luận, đánh giá 03
nhóm điều kiện này.
• Góc độ thực tiễn áp dụng: Chưa có công trình nào nêu và đánh giá đầy đủ các
nhóm điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng các vụ án thực tiễn trên phạm vi toàn quốc.
Từ thực trạng các vấn đề nêu trên, NCS tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống
từ lý luận tới thực tiễn quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Từ
đó, NCS đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của di chúc. Tình hình nghiên cứu này giúp NCS khẳng định, luận án của NCS
có điểm mới so với các công trình đã nghiên cứu trước đó.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU CỦA DI CHÚC
1.1. Một số vấn đề lý luận về di chúc
1.1.1. Khái niệm về di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân thông qua văn bản hoặc lời nói để chuyển
giao quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản; các quyền khác đối với tài sản cho
người được thụ hưởng (bao gồm người thừa kế, người được di tặng, người hưởng quyền
đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt) cũng như thực hiện các
quyền khác trước khi chết.
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của di chúc
Thứ nhất, di chúc được xác lập thông qua hành vi pháp lý đơn phương.
Thứ hai, di chúc thể hiện ý chí của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.
Thứ ba, hiệu lực của di chúc chỉ có thể phát sinh khi chính người xác lập ra nó đã chết.

Thứ tư, di chúc là một loại giao dịch trọng hình thức.


6

Thứ năm, di chúc hợp pháp có thể vẫn không có hiệu lực thi hành.
1.2. Khái niệm và đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc
1.2.1. Khái niệm điều kiện có hiệu lực của di chúc
NCS cho rằng nói đến hiệu lực pháp luật của di chúc phải nói đến cả hai loại giá
trị, trong đó giá trị pháp lý chính là sự thể hiện tính hợp pháp của một di chúc; giá trị thi
hành là sự thể hiện khả năng thực hiện của di chúc trong thực tế. Vì vậy, có thể kết luận
rằng: Hiệu lực pháp luật của di chúc là giá trị pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ của
những người thừa kế theo di chúc và các chủ thể khác có liên quan, theo đó các chủ thể
hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo ý chí của người để lại di sản đã được thể hiện
trong di chúc.
Theo khái niệm này, điều kiện có hiệu lực của di chúc là sự tổng hợp bởi ba nhóm
điều kiện: Một là, điều kiện để di chúc hợp pháp. Hai là, điều kiện để di chúc phát sinh
hiệu lực pháp luật. Ba là, điều kiện để di chúc được thi hành. Bởi vì:
- Muốn được bảo đảm và thực thi theo nguyện vọng của người để lại di sản, di chúc
trước hết phải được pháp luật ghi nhận. Việc ghi nhận bản di chúc hợp pháp là điều kiện
đầu tiên công nhận hiệu lực của bản di chúc. Theo đó, di chúc phải dựa trên thành quả của
sự kết giao các yếu tố cấu thành bản di chúc bao gồm: Người lập di chúc có năng lực pháp
luật, năng lực hành vi; nội dung di chúc không vi phạm điều cấm; người lập di chúc phải tự
nguyện và hình thức tuân thủ quy định của luật. Do đó, NCS xác định điều kiện đầu tiên là
điều kiện để di chúc hợp pháp và đây là những điều kiện pháp luật đặt ra nhằm xem xét
tính đúng đắn, phù hợp, qua đó ghi nhận giá trị pháp lý của bản di chúc.
- Để có được cơ sở ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thừa kế
theo di chúc, ngoài điều kiện về người lập di chúc chết, vấn đề về người thừa kế được
chỉ định trong di chúc và di sản được định đoạt trong di chúc cũng phải xác định để đảm
bảo việc phát sinh hiệu lực của bản di chúc. Do đó, chúng ta cần đặt ra loại điều kiện để

di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật và đây là những yêu cầu khách quan mà pháp luật
buộc một di chúc hợp pháp phải tuân thủ để qua đó tạo cơ sở pháp lý ghi nhận quyền,
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thừa kế theo di chúc.
- Việc góp phần xây dựng điều kiện có hiệu lực của di chúc ngoài điều kiện về tính
hợp pháp của di chúc, phát sinh hiệu lực pháp luật, pháp luật cần phải ghi nhận điều
kiện để đảm bảo các chủ thể hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ theo đúng ý chí của người
để lại di sản đã thể hiện trong di chúc. Điều kiện này được xác định là yêu cầu được đặt
ra để di chúc được thi hành trên thực tế.
Bằng việc chỉ ra bản chất của thuật ngữ “hiệu lực pháp luật của di chúc” và ba
nhóm điều kiện đã phân tích ở trên, NCS khẳng định: Việc ghi nhận điều kiện có hiệu
lực của di chúc phải được xem xét dựa trên lộ trình về mặt thời gian từ thời điểm lập di
chúc cho tới thời điểm phân chia di sản. Lộ trình này gắn liền với ba mốc thời điểm cùng
các sự kiện cần thiết phải xem xét tại các thời điểm đó bao gồm: Một là, thời điểm lập


7

di chúc. Ghi nhận việc lập di chúc của cá nhân phải thoả mãn các điều kiện để di chúc
hợp pháp. Hai là, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật. Ghi nhận các điều kiện để di
chúc được phát sinh hiệu lực. Ba là, di chúc được thi hành. Ghi nhận các điều kiện để
di chúc được thực hiện theo ý nguyện của người lập di chúc. Theo đó, điều kiện có hiệu
lực của di chúc cần được hiểu là những quy định mà pháp luật đặt ra nhằm xem xét tính
đúng đắn, phù hợp đối với mong muốn của cá nhân về việc dịch chuyển tài sản của mình
sau khi chết, quá trình trình dịch chuyển khi sự kiện thừa kế diễn ra dựa trên cơ sở ghi nhận
tính hợp pháp, hiệu lực phát sinh và hiệu lực thi hành của bản di chúc.
1.2.2. Đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc
Đặc tính chung giống với điều kiện có hiệu lực của giao dịch bao gồm: (i) Là sự
tác động của pháp luật tới ý chí của người để lại di sản khi họ lập di chúc. (ii) Bảo đảm di
chúc luôn thể hiện ý chí tự nguyện của người để lại di sản. (iii) Bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác. (iv) Bảo đảm sự ổn định của các quan hệ dân sự.

Đặc điểm riêng của điều kiện có hiệu lực của di chúc bao gồm: (i) Do pháp luật
quy định tính từ thời điểm người để lại di sản lập di chúc cho đến khi di chúc được thi
hành; (ii) Người lập di chúc chết là mốc thời điểm quan trọng khởi phát xác định các
yêu cầu đối với bản di chúc; (iii) Điều kiện có hiệu lực của di chúc nghiêm ngặt hơn so
với điều kiện có hiệu lực của giao dịch.
1.3. Cơ sở khoa học cho việc ghi nhận điều kiện có hiệu lực của di chúc
Từng quy định mà pháp luật đã ghi nhận đều được xây dựng dựa trên cở sở khoa
học về thực tiễn và lý luận mà nền tảng là các học thuyết khoa học, điều kiện có hiệu
lực của di chúc cũng như vậy.
• Cơ sở thực tiễn:
Một là, nhu cầu và khả năng nhận thức của cá nhân.
Hai là, sự dịch chuyển tài sản trong thừa kế.
Ba là, sự điều tiết tất yếu của Nhà nước bằng pháp luật đối với những hành vi ứng
xử nhất định của con người.
Nhìn chung, xuất phát từ thực tiễn của quá trình lao động, sản xuất tạo ra của cải vật
chất của con người. Sự tích luỹ, dư thừa kèm theo nhu cầu, nhận thức về quyền tự định đoạt
của cá nhân đối với tài sản trước quy luật sinh tử tạo ra hành vi lập di chúc nhằm thoả mãn
lợi ích của việc dịch chuyển di sản sau khi chết đi. Đứng trước việc thiết lập cơ chế để thực
hiện nhu cầu này của cá nhân và sự hài hoà lợi ích của các chủ thể khác trong quan hệ thừa
kế, pháp luật buộc phải điều tiết hành vi lập di chúc bằng việc đặt ra các yêu cầu đối với
bản di chúc để qua đó ghi nhận hiệu lực của di chúc. Tất cả đều là cở sở thực tiễn cho việc
ghi nhận điều kiện có hiệu lực của di chúc.
• Cơ sở lý luận:
(i)
Học thuyết về quyền tự nhiên của con người: Với việc xác định, mong muốn
định đoạt tài sản của cá nhân như thế nào sau khi chết là một trong những giá trị lợi ích tinh


8


thần mang yếu tố tự nhiên thuần túy gắn với chính cá nhân đó. Quan điểm lập pháp của
Việt Nam qua các thời kì ghi nhận quyền lập di chúc cho cá nhân như một loại quyền tự
nhiên cần thiết phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
(ii)
Học thuyết về tự do ý chí của cá nhân: Học thuyết này được xây dựng trên cơ
sở sự ghi nhận khả năng của một người trong việc hành động với những kế hoạch mà bản
thân đã đề ra, không bị can thiệp bởi bất cứ yếu tố nào khác. Góc nhìn này cho thấy rõ,
pháp luật được xây dựng và hoàn thiện luôn dựa vào các học thuyết cụ thể. Sự tự do về
ý chí của con người là những mong muốn bên trong không giới hạn, khi được thể hiện
ra bên ngoài luôn kèm theo mục đích của sự hiện thực hoá. Sẽ trở nên vô nghĩa nếu pháp
luật không được xây dựng để bảo vệ những mong muốn đó của con người. Học thuyết
này chi phối cho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di chúc phải đảm bảo là
một lộ trình về mặt thời gian từ khi xác lập di chúc, ghi nhận hiệu lực và hiện thực hoá
mong muốn cuối cùng của người để lại di sản.
(iii)
Dựa trên học thuyết về nhà nước và pháp luật: Học thuyết khoa học về Nhà
nước và pháp luật cho thấy vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh và quản lý xã hội,
theo đó, bằng pháp luật, Nhà nước ghi nhận và bảo đảm các quyền, lợi ích của từng cá nhân
trên cơ sở cân bằng hài hòa giữa lợi ích riêng của cá nhân với trật tự, lợi ích chung của cộng
đồng và lợi ích của chủ thể khác có liên quan. Sự “can thiệp” của Nhà nước vào việc lập
di chúc của cá nhân nhằm bảo đảm: Hiện thực hoá lợi ích tinh thần, mong muốn chuyển
dịch tài sản của cá nhân sau khi chết; hài hòa giữa quyền lợi tư với trật tự, lợi ích công.
Điều này thể hiện ở chỗ, Nhà nước ghi nhận quyền lập di chúc, sự tự do về mặt ý chí khi
xác lập di chúc và các điều kiện phát luật đặt ra để đảm bảo trật tự, ổn định xã hội khi
thực hiện quá trình lập di chúc và phân định di sản thừa kế theo di chúc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thứ nhất, dựa vào việc đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm của việc nghiên
cứu các quan hệ xã hội, các quan điểm khoa học trong hệ thống lý luận của các nhà lý
luận, tác giả đã chỉ ra những vấn đề lý luận về di chúc, các dấu hiệu đặc trưng của di
chúc. Thứ hai, NCS chỉ ra vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của di chúc thông qua

việc giúp: (i) nhận diện các điều kiện có hiệu lực của di chúc, căn nguyên của việc ghi
nhận các nhóm điều kiện có hiệu lực của di chúc; (ii) xác định tính phổ quát và riêng
biệt đối với các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Thứ ba, bằng việc nghiên cứu các học
thuyết khác nhau khi xây dựng từng quy định của pháp luật, NCS đã xác định cơ sở
khoa học cho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di chúc;
Chương 2
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
2.1. Điều kiện để di chúc hợp pháp
2.1.1. Quy định của pháp luật về người lập di chúc


9

Theo quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015, hai nhóm cá nhân được luật
cho phép thực hiện quyền lập di chúc bao gồm: (i) Người thành niên minh mẫn, sáng
suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”; (ii) Người từ đủ mười
lăm đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc
lập di chúc. Rõ ràng theo sự ghi nhận này, người lập di chúc và người xác lập giao dịch
nói chung đã được khoanh vùng và xác định theo phạm vi khác nhau. Sự cụ thể hoá quy
định về người lập di chúc theo quy định pháp luật hiện hành được xem xét dựa trên một
số khía cạnh sau:
2.1.1.1. Về độ tuổi
- Người thành niên được xác định là người từ đủ mười tám tuổi trở lên: Pháp luật
Việt Nam từ thời kì phong kiến cũng đã ghi nhận rằng “người làm cha, mẹ phải liệu tuổi
già mà lập sẵn chúc thư…” hay Pháp luật thời kì Pháp đô hộ cũng quy định: “Người
nào đã thành niên hoặc đã thoát quyền mà có đủ trí khôn thì đều có tư cách được di
chúc và lập ra di chúc để xử trí về tất cả tài sản của mình”. Cho tới thời kì độc lập, quy
định về độ tuổi của người lập di chúc càng được thể hiện rõ nét trong các văn bản quy
phạm pháp luật nhưng điểm chung của tất cả các văn bản này đều giống nhau ở chỗ ghi

nhận độ tuổi để một cá nhân được quyền lập di chúc là mười tám tuổi. Về vấn đề này,
NCS nhận thấy điểm tương đồng giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia
trên thế giới trong việc ghi nhận cá nhân được thực hiện quyền lập di chúc trên thực tế
khi đạt độ tuổi nhất định. Đơn cử như Điều 903 BLDS Pháp quy định: “Người chưa thành
niên dưới mười sáu tuổi không có quyền định đoạt”. Hay Điều 961 BLDS Nhật Bản quy
định: “Bất kì người nào tròn mười lăm tuổi đều có thể lập di chúc”… Hay Điều 467 BLDS
Thụy Sĩ quy định: “Bất kì người nào có khả năng nhận thức và đủ mười tám tuổi có quyền
lập di chúc định đoạt tài sản của mình phù hợp với giới hạn và hình thức theo quy định
của pháp luật”.
- Ngoài việc ghi nhận cho cá nhân đủ mười tám tuổi trở lên được lập di chúc, BLDS
năm 2015 cũng quy định cho phép người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi
thực hiện quyền lập di chúc nhưng phải có sự đồng ý cho lập di chúc của cha, mẹ hoặc
người giám hộ. Cơ sở để ghi nhận vấn đề này là: (i) Độ tuổi bắt đầu được ghi nhận khả
năng lao động và tạo ra thu nhập; (ii) Sự phát triển về thể chất, nhận thức và khả năng
điều khiển hành vi cơ bản giống như người đã thành niên; (iii) Việc uỷ quyền định đoạt
trong di chúc là không thể vì không có ý nghĩa.
2.1.1.2. Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
Với góc nhìn trên về nhận thức, cá nhân muốn đạt được những suy nghĩ sâu sắc của
mình khi gắn kết chính lợi ích của mình thông qua các hoạt động cụ thể. Hoặc đặt ra các
quyền lợi và nghĩa vụ cho các chủ thể khác thông qua các hoạt động định đoạt tài sản
của bản thân mình phải trải qua khoảng thời gian nhất định. Điều này cho thấy, khi gắn
kết thời gian với con người, độ tuổi là thuật ngữ phù hợp để mô tả sự việc này. Do đó,


10

việc lập di chúc luôn cần phải đảm bảo được yếu tố độ tuổi để khẳng định bước đầu có
sự trưởng thành về nhận thức. Cũng từ đó, việc thực hiện các hành vi trên cơ sở nhận
thức sẽ được đảm bảo được tính đúng đắn, trung thực, khách quan. Thực tế cho thấy, việc
một người đạt độ tuổi trưởng thành chưa hẳn đã là người có đầy đủ khả năng nhận thức và

điều khiển hành vi. Hơn nữa, di chúc là loại giao dịch đặc thù chỉ có hiệu lực khi người lập
di chúc chết. Cho nên, ngoài điều kiện độ tuổi, người lập di chúc phải đảm bảo sự minh
mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép, đe doạ trong khi lập di chúc. Theo quy định
này, điều kiện đặt ra cho từng đối tượng lập di chúc như sau: Thứ nhất, đối với người thành
niên được quyền lập di chúc nhưng phải thỏa mãn điều kiện minh mẫn, sáng suốt không bị
lừa dối, cưỡng ép và đe dọa. Thứ hai, đối với người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám
tuổi. Sự hình thành bản di chúc của chủ thể này trên thực tế hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí
của cha, mẹ hoặc người giám hộ có đồng ý cho họ lập di chúc hay không. Ở quy định này,
chúng ta có thể hiểu rằng trách nhiệm của người làm cha, mẹ hoặc giám hộ cũng được xác
định gián tiếp trong việc đánh giá khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con họ hay
người được giám hộ. Thứ ba, đối với người mất năng lực hành vi dân sự không được lập di
chúc, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành
vi vẫn được quyền lập di chúc.
Bên cạnh những ưu điểm mang lại cho nhà nước, người lập di chúc, người thừa kế
khác, quy định về người lập di chúc còn tồn tại một số bất cập sau: Một là, chưa ghi
nhận một cách cụ thể năng lực pháp luật của người lập di chúc; Hai là, quy định về sự
đồng ý cho lập di chúc của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với di chúc của người từ đủ
15 đến chưa đủ 18 tuổi chưa thực sự rõ ràng; Ba là, chưa quy định cụ thể về quyền lập
di chúc của người dưới 15 tuổi; Bốn là, cách đặt điều kiện minh mẫn, sáng suốt cho
người lập di chúc chưa thực sự logic và khoa học; Năm là, cách thức sử dụng từ ngữ
thiếu tính thống nhất dẫn tới nhầm lẫn hoặc mâu thuẫn trong hoạt động thực hiện và áp
dụng pháp luật.
2.1.2. Quy định của pháp luật về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc được hiểu là tổng hợp các điều khoản thể hiện ý chí của cá nhân
để lại di sản. Do đó, di chúc muốn hợp pháp phải tuân thủ quy định của pháp luật về nội
dung của di chúc. Điều kiện về nội dung của di chúc được cụ thể ở hai vấn đề sau:
2.1.2.1. Điều kiện để nội dung của di chúc được coi là hợp pháp
• Có nội dung không vi phạm điều cấm của luật
Điều kiện nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật cần hiểu theo
hướng các điều khoản tổng hợp ý chí của người lập di chúc không rơi vào các trường

hợp cấm được liệt kê trong các văn bản luật cụ thể.
• Có nội dung không trái đạo đức xã hội
Xét về bản chất, đạo đức xã hội là yếu tố khó định lượng, nó không tồn tại giống quy
định của pháp luật. Trong khoa học pháp lý và khoa học ứng dụng pháp lý chưa cho thấy


11

sự độc lập trong việc xác định nội dung của di chúc trái đạo đức xã hội mà không vi phạm
quy định của pháp luật. Điều này được giải thích rằng, quy định pháp luật của một quốc gia
luôn phản ánh rõ nét kinh tế, chịnh trị, văn hóa, truyền thống... của quốc gia đó. Cho nên,
các quy định của pháp luật Việt Nam hầu hết phản ánh được sự phù hợp về đạo đức xã hội
của người Việt. Do vậy, khi tuyên một bản di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của pháp
luật nó cũng sẽ trái đạo đức xã hội.
2.1.2.2. Nội dung cụ thể của di chúc
Theo quy định tại Điều 631 BLDS năm 2015, các điều khoản nội dung của di chúc
có thể kể đến như:
• Các điều khoản chủ yếu của di chúc
Thứ nhất, ngày, tháng, năm lập di chúc; thứ hai, họ, tên của người lập di chúc; thứ ba,
nơi cư trú của người lập di chúc; thứ tư, họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
thứ năm, di sản để lại và nơi có di sản; thứ sáu, phân định di sản thừa kế trong di chúc.
• Điều khoản mở rộng
Khoản 2 Điều 631 BLDS năm 2015 quy định: “Ngoài các nội dung quy định tại khoản
1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác”. Đây là điều khoản thể hiện rõ việc tự do
lựa chọn các nội dung khác quy định bắt buộc từ pháp luật của người lập di chúc.



Điều khoản sử dụng từ viết tắt, viết kí hiệu, đánh dấu số trang trong di chúc


Nội dung của di chúc có đặt điều kiện
Về nội dung di chúc có điều kiện. chúng ta phải đặt ra các yêu cầu sau đây cho
chính điều kiện của di chúc: (i) Điều kiện trước tiên phải không vi phạm điều cấm, trái
đạo đức xã hội; (ii) điều kiện trong di chúc phải rõ ràng không gây nhầm lẫn; (iii) điều
kiện đặt ra trong di chúc phải đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích mang lại và nghĩa vụ gắn
liền với điều kiện áp dụng cho người thừa kế, trừ trường hợp người thừa kế tự nguyện.
Điều quan trọng hơn cả, BLDS năm 2015 cần phải điều chỉnh mục di chúc có điều kiện
để từ đó xây dựng hậu quả pháp lý rõ ràng cho nội dung này.
2.1.3. Quy định của pháp luật về yếu tố tự nguyện trong di chúc
Điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015 quy định: “chủ thể tham gia giao dịch dân sự
hoàn toàn tự nguyện” và điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 quy định: “người lập di
chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”. Theo
quy định này, yếu tố tự nguyện khi lập di chúc được xem xét bởi hai khía cạnh:
Thứ nhất, di chúc được hình thành trong tình trạng người lập minh mẫn, sáng suốt: Thực
tế, một cá nhân đạt độ tuổi thành niên theo quy định của mỗi quốc gia cũng chưa hẳn đã có
được khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Theo logic này, ngay cả khi vừa đạt độ
tuổi, vừa có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi cũng chưa chắc đảm bảo được việc, cá
nhân đó tham gia vào quá trình lập di chúc có hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt hay không.
Chính vì vậy, pháp luật quy định điều kiện người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt để
loại trừ các khả năng trên của cá nhân.


12

Thứ hai, di chúc được lập theo ý chí đích thực của người lập di chúc: Sự thống nhất
giữa ý chí và bày tỏ ý chí là nét đặc thù làm nên yếu tố tự nguyện trong giao dịch. Việc xác
lập di chúc cũng như vậy, ý chí của người lập là mong muốn của chính họ về việc định đoạt
tài sản của mình cho người khác sau khi chết đi. Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt đoạt
của người lập di chúc và đảm bảo thực hiện ý nguyện này nếu được bày tỏ ra bên ngoài một
cách đích thực.

Với lý thuyết này, pháp luật quy định một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp là:
Người lập di chúc không bị lừa dối – tức việc nhận thức, điều khiển hành vi không bị xâm
phạm bởi hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu
sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã
xác lập giao dịch đó. Hay không bị cưỡng ép, đe doạ - tức việc nhận thức, điều khiển hành
vi không bị xâm phạm bởi hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia
buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh
dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
2.1.4. Quy định của pháp luật về hình thức di chúc
2.1.4.1. Di chúc miệng
Di chúc miệng được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân thông qua lời nói phát tín
hiệu âm thanh. Theo quy định tại Điều 629 BLDS năm 2015, việc một cá nhân muốn di
chúc miệng phải thỏa mãn các điều kiện sau: Một là, tính mạng bị cái chết đe dọa và
không thể lập di chúc bằng văn bản. Hai là, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng
mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy
bỏ. Ba là, người lập di chúc miệng phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Ngoài ra,
khi lập di chúc miệng muốn hợp pháp phải đảm bảo thêm các yêu cầu sau: (i) người di
chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng; (ii)
người làm chứng phải ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ ngay sau khi người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng; (iii) trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ
quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
2.1.4.2. Di chúc văn bản
• Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: BLDS năm 2015 quy định
đây là loại di chúc mà người lập phải tự tay viết, ký vào bản di chúc và nội dung vẫn
phải đảm bảo đầy đủ quy định tại Điều 631 BLDS này.
• Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: BLDS năm 2015 ghi nhận trường
hợp cá nhân muốn ứng dụng phần mềm khoa học kĩ thuật không muốn viết mà đánh
máy hoặc không tự mình viết, đánh máy mà muốn nhờ người khác viết, đánh máy thì
điều kiện đặt ra có phần nghiêm ngặt hơn. Cụ thể: Trường hợp người lập di chúc không

tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc
đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc


13

phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người
làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Và
nội dung của bản di chúc vẫn phải đảm bảo quy định tại Điều 631 BLDS năm 2015.
• Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực
Việc công chứng hay chứng thực thuộc về quyền tự do lựa chọn của người lập di chúc.
Đây là loại di chúc do công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực thực hiện.
Ngoài các loại di chúc kể trên, BLDS năm 2015 còn quy định loại di chúc có giá trị
như di chúc được công chứng hoặc chứng thực tại Điều 638 như: Di chúc của quân nhân
tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không
thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy
bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó…
Bên cạnh những ưu điểm đã mang lại, quy định về hình thức của di chúc vẫn tồn tại
nhiều hạn chế cần khắc phục, cụ thể:
• Đối với di chúc miệng: Một là, khoảng thời gian sau 03 tháng, kể từ thời điểm di
chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc
nhiên bị hủy bỏ không có căn cứ. Hai là, điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp
pháp không thuyết phục. Cụ thể: Điều kiện về người làm chứng, việc ghi chép, điểm chỉ
và công chứng, chứng thực chữ kí không phù hợp với thực tế.
• Đối với di chúc bằng văn bản: Một là, thiếu loại di chúc trong sự liệt kê. Cụ thể:
Thiếu loại di chúc có giá trị như công chứng, chứng thực và di chúc được lập vi bằng
bởi Văn phòng Thừa phát lại. Hai là, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
phải tuân theo quy định tại Điều 631 là quy định cứng nhắc. Ba là, quy định về di chúc
bằng văn bản có người làm chứng chưa thực sự rõ ràng, có thể gây nhầm lẫn trong áp
dụng, thực hiện. Bốn là, còn nhiều điểm chưa phù hợp về thủ tục lập di chúc bởi công

chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực. Năm là, thiếu cơ sở để thuyết phục
việc ghi nhận các loại di chúc có giá trị như công chứng, chứng thực. Sáu là, cứng nhắc
khi quy định việc sử dụng từ viết tắt hoặc kí hiệu trong di chúc.
2.2. Điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật
2.2.1. Quy định của pháp luật về người lập di chúc chết
Đây là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế nói chung và hiệu lực của di chúc nói riêng.
2.2.1.1. Đối với di chúc do một người lập
Di chúc do một người lập được hiểu là giao dịch hoàn toàn được xác lập dựa trên
ý chí đơn phương của một cá nhân nhằm định đoạt tài sản của riêng mình cho người
khác sau khi chết. Theo quy định khoản 1 Điều 611 và khoản 2 Điều 71 BLDS năm
2015, thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật đối với di chúc do một cá nhân lập
được xác định thông qua một trong hai trường hợp: Thứ nhất, thời điểm người có tài sản
chết – cái chết tự nhiên; Thứ hai, thời điểm Toà án tuyên bố một người đã chết.
2.2.1.2. Đối với di chúc chung


14

Di chúc chung được hiểu là di chúc do hai người trở lên cùng nhau thể hiện ý
chí chung, thống nhất với nhau định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
BLDS năm 2015 bỏ nội dung di chúc chung của vợ chồng. Tuy nhiên, điều này không đồng
nghĩa với việc cấm di chúc chung. Nếu thực tế có việc lập di chúc chung, hiệu lực của loại
di chúc này được xác định theo 02 trường hợp như sau: (i) Trong số những người lập di
chúc chung, có người chết trước và người chết sau thì phần nội dung di chúc định đoạt
tài sản của người chết sẽ có hiệu lực pháp luật tại thời điểm họ chết; (ii) Khi tất cả những
người lập di chúc cùng chết, toàn bộ di chúc sẽ có hiệu lực pháp luật.
2.2.2. Quy định của pháp luật về người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc
còn sống, còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Đây là một trong các điều kiện ảnh hưởng tới việc ghi nhận hiệu lực của bản di chúc.
Người thừa kế được hiểu là chủ thể của quan hệ pháp luật về thừa kế, họ là người được chỉ

định hưởng thừa kế trong di chúc hoặc thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật của người
chết. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết. Cho nên, phạm vi người thừa kế theo di chúc được xác định có thể là chủ
thể cá nhân hoặc không phải cá nhân. Theo đó, điều kiện cụ thể là: Đối với cá nhân được
chỉ định hưởng di sản trong di chúc: Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế; không được
từ chối nhận di sản; không bị tước quyền hưởng di sản; Đối với cơ quan, tổ chức được chỉ
định hưởng di sản trong di chúc: Phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Bên cạnh những điểm đã đạt được, quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập: Một là,
chưa quy định một cách rõ ràng về điều kiện cá nhân phải sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kế. Hai là, thiếu thống nhất trong việc ghi nhận chủ thể hưởng thừa kế không phải
là cá nhân (khi thì sử dụng là cơ quan, tổ chức khi lại sử dụng chủ thể không phải cá nhân).
Ba là, chưa có quy định pháp luật rõ ràng để giải quyết hậu quả pháp lý đối với trường hợp
tổ chức lại, giải thể, phá sản, cải tổ pháp nhân. Bốn là, thiếu quy định về quyền từ chối và
việc tước bỏ quyền thừa kế đối với chủ thể không phải là cá nhân.
2.2.3. Quy định của pháp luật về di sản thừa kế được định đoạt trong di chúc còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Đối với phần di sản được định đoạt trong di chúc, khoản 3 Điều 643 BLDS năm 2015
đã quy định rất rõ ràng về giá trị hiệu lực của di chúc như sau: “Di chúc không có hiệu lực,
nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại
cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu
lực”. Theo quy định này, điều kiện đặt ra đối với di sản được định đoạt trong di chúc phải
còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế mới góp phần tạo ra hiệu lực pháp luật của di chúc.
Cụm từ “không còn” được hiểu là không có sự xuất hiện, không hiện hữu. Tức là, tài sản
có thể rơi vào tình trạng như: Tiêu dùng hết, tiêu hủy, hủy hoại, đã được chuyển cho người
khác hoặc chuyển đổi thành loại tài sản khác… Nếu tài sản ở thời điểm lập di chúc còn
nhưng đến thời điểm người lập di chúc chết, tài sản rơi vào một trong các tình trạng nói


15


trên, hiệu lực của di chúc hoặc phần di chúc có liên quan sẽ bị mất hiệu lực. Do đó, để di
chúc đảm bảo phát sinh hiệu lực pháp luật, một trong các điều kiện phải được xem xét đó
là di sản phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Cơ sở để xác định di sản thừa kế là: (i)
phải là tài sản; (ii) phải thuộc sở hữu của cá nhân đó tính tới thời điểm người này chết.
Xoay quanh yêu cầu về sự tồn tại của pháp luật đối với di sản thừa kế được định đoạt
trong di chúc, NCS còn nhận thấy chưa có quy định của pháp luật về sự thay đổi trạng thái
của các loại di sản đã được định đoạt trong di chúc. Điều này có thể dẫn tới những thiếu
sót, lúng túng khi áp dụng trong hoạt động thực tiễn cần phải hoàn thiện bổ sung.
2.3. Điều kiện để di chúc được thi hành
2.3.1. Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới người thừa kế được chỉ
định hưởng trong di chúc
Điểm c Khoản 2 Điều 650 BLDS năm 2015 quy định các trường hợp chia thừa kế theo
pháp luật xác định: “Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng
họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di
chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Theo quy định này, để di
chúc được thực thi, điều kiện về người thừa kế phải thoả mãn:
2.3.1.1. Người thừa kế được chỉ định trong di chúc phải còn sống, còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế
Điều kiện về người thừa kế vừa thuộc nhóm điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực
vừa thuộc nhóm điều kiện để di chúc được thi hành. Như trên đã phân tích, để di phát sinh
hiệu lực pháp luật, người thừa kế được chỉ định trong di chúc buộc phải còn sống, còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế. Đây cũng là điều kiện để di chúc được thi hành vì điểm c
khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015 liệt kê trường hợp chia thừa kế theo pháp luật như
sau: “Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế”.
2.3.1.2. Người thừa kế không được từ chối quyền hưởng di sản thừa kế
Tại điểm d, khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015 quy định một trong các trường hợp
chia thừa kế theo luật được áp dụng khi: “Những người được chỉ định làm người thừa kế

theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Theo đó, người
thừa kế trong di chúc được chỉ định hưởng nhưng sau đó lại từ chối quyền hưởng di sản thì
phần di sản này sẽ phân chia theo pháp luật. Việc nhận hay từ chối nhận di sản là quyền của
người thừa kế. Nên khi người thừa kế được chỉ định hưởng trong di chúc nhưng họ từ chối
quyền hưởng di sản. Nội dung di chúc đó sẽ không phát sinh hiệu lực pháp luật.
2.3.1.3. Người thừa kế không bị tước quyền hưởng di sản thừa kế
Đây là những trường hợp, người thừa kế thuộc diện thừa kế nhưng rơi vào các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 bị pháp luật tước quyền thừa kế. Như


16

điểm d, khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015 nêu trên đã quy định, người được chỉ định
hưởng thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng, phần nội dung di chúc này sẽ
không có hiệu lực pháp luật.
2.3.2. Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới di sản được định đoạt
trong di chúc
Quy định của pháp luật đã thể hiện rõ, để di phát sinh hiệu lực pháp luật, di sản được
định đoạt trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Cụ thể khoản 3 Điều 643
BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế
không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần
thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực”. Đồng thời, điểm b Khoản 2 Điều
650 BLDS năm 2015 quy định: “Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có
hiệu lực pháp luật” sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó khẳng định, di chúc hợp pháp,
người lập di chúc đã chết cũng chưa thể đảm bảo giá trị thực thi nếu di sản được định
đoạt trong di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2.3.3. Quy định của pháp luật về bản di chúc
Như đã đề cập, điều kiện có hiệu lực của di chúc là yêu cầu của pháp luật mà một di chúc
muốn hợp pháp cần phải đáp ứng, đồng thời là những yêu cầu thực tế mà chỉ khi đáp ứng
được yêu cầu thực tế đó, di chúc mới có thể thi hành. Do đó, khi đề cập tới điều kiện có

hiệu lực của di chúc người ta không chỉ đề cập tới yêu cầu để di chúc hợp pháp, yêu cầu để
di chúc phát sinh hiệu lực thi hành mà còn phải đề cập cả tới các yêu cầu đối với bản di
chúc để đảm bảo tính thực thi trên thực tế. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp có di chúc,
di chúc đảm bảo được các điều kiện để hợp pháp, để phát sinh hiệu lực nhưng không thể
xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thừa kế đó. Lý do có thể xuất phát
từ nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
2.3.3.1. Di chúc không bị thất lạc, không bị hư hại
Thất lạc được hiểu là không tìm thấy, không xác định được đang ở đâu tại một thời
điểm nhất định. Còn hư hại được hiểu là hỏng, bị hư tổn, thiệt hại không còn nguyên giá
trị ban đầu. Khoản 1 Điều 642 BLDS năm 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế,
nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí
của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện
đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định
về thừa kế theo pháp luật. Theo quy định này, bản di chúc có thể được lập hợp pháp,
thoả mãn điều kiện để phát sinh hiệu lực pháp luật nhưng không tìm thấy vào thời điểm
mở thừa kế, bị hư hỏng, thiệt hại đến mức không thể xác định được nội dung, ý nguyện
đích thực của người lập di chúc thì coi như không có bản di chúc. Tức là, nội dung của
di chúc sẽ không thể thực hiện được.
Vì hiệu lực thi hành của bản di chúc bị ảnh hưởng khi di chúc bị thất lạc, hư hại cho
nên, khi nghiên cứu quy định của pháp luật về vấn đề này, NCS nhận thấy vấn đề quản


17

lý, gửi giữ di chúc là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, người giữ, quản lý di chúc thực sự
có vai trò rất quan trọng, trong nhiều trường hợp tinh thần, thái độ của họ ảnh hưởng trực
tiếp tới quyền và lợi ích của những người thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam gần như
không xem xét tới hậu quả pháp lý của vấn đề gửi giữ di chúc. Đây là một bất cập cần phải
xem xét, bổ sung, hoàn thiện.
2.3.3.2. Di chúc có nội dung rõ ràng

Liên quan tới vấn đề này, BLDS qua các thời kì ở Việt Nam đều ghi nhận nguyên
tắc về việc giải thích nội dung của giao dịch nói chung và di chúc nói riêng. Việc làm
này được thực hiện khi: Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách
hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung
di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan
hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí
về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Với quy định này,
bản di chúc sẽ không thể thực hiện được khi có nội dung không thể giải thích.
Tóm lại, điều kiện có hiệu lực của di chúc luôn được xác định là yêu cầu của pháp luật
đặt ra một cách xuyên suốt trong lộ trình về mặt thời gian được tính từ khi cá nhân lập di
chúc, cá nhân chết và di chúc được thi hành trên thực tế. Theo đó, pháp luật đặt ra yêu
cầu hợp pháp đối với di chúc vào thời điểm xác lập, yêu cầu phát sinh hiệu lực pháp luật
vào thời điểm cá nhân chết và phát sinh hiệu lực thực thi vào thời điểm phân chia di sản
được định đoạt trong di chúc. Ở mỗi giai đoạn đều có những nhóm điều điều kiện tương
thích và phù hợp để đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
KẾT LLUẬN CHƯƠNG 2
Tại chương này, luận án được tập trung nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật
hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Trong đó, NCS phân thành ba nhóm điều kiện
cơ bản: Một là, điều kiện để di chúc hợp pháp; Hai là, điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực
pháp luật; Ba là, điều kiện để di chúc được thi hành. Ở mỗi điều kiện, tác giả đều chỉ ra: (i)
Quy định của pháp luật hiện hành; (ii) Sự khác biệt quy định pháp luật hiện hành với quy định
pháp luật thời kì trước; (iii) Điểm tương đồng hoặc khác biết với pháp luật của một số quốc gia
trên thế giới; (iv) Đánh giá ưu điểm và nhược điểm còn tồn đọng đối với quy định của pháp
luật về mỗi điều kiện.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN
CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện di chúc hợp pháp

3.1.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về người lập di chúc
NCS đưa ra phân tích, bình luận 05 vụ án, trong đó: 02 vụ án điển hình về người


18

lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt và căn cứ chứng minh không thuyết phục; 03 vụ
án vi phạm năng lực pháp luật của chủ thể lập di chúc. Qua 04 vụ án, NCS kết luận: Một
là, nhận định của các thẩm phán có sự khác nhau khi áp dụng cùng một quyết định. Điều
này xuất phát từ nguyên nhân: quy định của pháp luật về độ tuổi, khả năng nhận thức và
làm chủ hành vi nói chung và điều kiện minh mẫn, sáng suốt nói riêng của người lập di
chúc đang ở mức độ quá chung chung từ: (i) thời điểm xác nhận khả năng nhận thức,
điều khiển hành vi, sự minh mẫn, sáng suốt chưa rõ ràng; (ii) cơ quan, chủ thể xác nhận
tình trạng minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc cũng không có cơ sở thuyết phục,
không có quy định cụ thể; (iii) căn cứ để tuyên hủy bản di chúc do người lập không
minh mẫn, sáng suốt cũng chưa thuyết phục… Hai là, quy định của pháp luật thiếu sót
khi chưa đề cập tới năng lực pháp luật của người lập di chúc và hậu quả pháp lý cụ thể
nếu vi phạm điều kiện này.
3.1.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về nội dung của di chúc
Một là, nội dung của di chúc vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội: Không có án thực
tiễn về nội dung này do quy định của BLDS năm 2015 về nội dung di chúc không vi phạm
điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội mới so với các văn bản trước đó. Ngoài ra, các luật
khác khi quy định về hành vi nghiêm cấm đều đã ghi nhận hậu quả pháp lý tương xứng.
Hai là, liên quan tới các điều khoản của di chúc: NCS đưa ra 02 án miêu tả một
trong các điều khoản của di chúc không rõ ràng. Nhưng qua các cấp xét xử, các Toà
khác nhau lại có kết luận không thống nhất. Đối với vấn đề này, NCS cho rằng BLDS
năm 2015 đã chuyển quy định về điều khoản của di chúc từ bắt buộc sang tuỳ nghi lựa
chọn. Các Toà được quyền áp dụng xét xử linh hoạt khi xuất hiện tranh chấp về từng
điều khoản này nhưng theo hướng giải thích nội dung của di chúc nếu không rõ ràng.
3.1.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về yếu tố tự nguyện trong di chúc

NCS đưa ra 01 án miêu tả về di chúc được lập nhưng bị cưỡng ép và 01 án di chúc
giả mạo qua đó có một số kết luận: (i). Quy định về người hạn chế thể chất lập di chúc
chưa thực sự rõ ràng dẫn đến lúng túng trong việc áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu
có; (ii) việc tuyên một di chúc giả mạo không còn là vấn đề quá khó khăn đối với Toà
án khi ap dụng trưng cầu giám định các vấn đề nghi ngại.
3.1.1.4. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hình thức của di chúc
NCS đưa ra một số vụ án theo hướng tóm lược vấn đề như sau:
Thứ nhất, về một số dạng cụ thể của di chúc.
NCS đưa ra 01 vụ án miêu tả về nội dung của di chúc thiếu chữ kí nháy các trang, di
chúc được đánh máy, không có người làm chứng và 01 vụ án miêu tả việc nhờ người
khác lập di chúc. Qua 2 vụ án này, NCS nhận thấy: (i) nhận thức của người áp dụng quy
định của pháp luật về nội dung này còn hạn chế; (ii) hồ sơ vụ án có thể còn quá sơ sài
dẫn đến tuyên án còn nhiều phiến diện; (iii) những người có thẩm quyền trong cơ quan
chuyên trách vẫn còn thiếu trách nhiệm trong việc áp dụng quy định của pháp luật…


19

Thứ hai, về trình tự, thủ tục lập di chúc tại cơ quan có thẩm quyền.
NCS đưa ra 01 vụ án miêu tả về nội dung của di chúc được viết và yêu cầu chứng
thực ở hai thời điểm khác nhau, 01 vụ án miêu tả về việc người thân của người lập di
chúc tự liên hệ UBND cấp xã để xin xác nhận chứng thực bản di chúc. Qua 2 vụ án này,
NCS nhận thấy: Quy trình lập di chúc và yêu cầu chứng thực còn rất nhiều bất cập.
Nguyên nhân của thực tiễn này là: (i) Quy định của pháp luật chưa đầy đủ; (ii) sự xuề
xoà trong các mối quan hệ giữa đơn vị cấp xã với người dân; (iii) Nhận thức về pháp
luật của người áp dụng còn chưa sâu sắc.
3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực
pháp luật
NCS đưa ra 01 vụ án miêu tả xác định thời điểm chết của cá nhân, 01 vụ án miêu tả cái
chết bị Toà án tuyên nhưng chưa chính xác trong việc xác định thời điểm chết cụ thể

của cá nhân, 01 vụ án miêu tả việc xác định thời điểm có hiệu lực di chúc chung của vợ,
chồng. Qua một số vụ án đó, NCS nhận thấy: (i) Việc xác định thời điểm chết của cá nhân
được các Toà áp dụng khá linh hoạt nhưng chưa thực sự phù hợp với bản chất của từng sự
kiện pháp lý tương ứng. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích
của những chủ thể trong quan hệ thừa kế khi xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc; (ii)
việc áp dụng luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế phải tuân theo Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật nên các tranh chấp liên quan tới quy định cũ như di chúc chung của vợ
chồng vẫn có thể còn tồn tại. Nhận thức về việc áp dụng văn bản và quy định nội dung tương
thức vẫn là điều quan trọng và cần thiết.
3.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc được
thi hành
3.1.3.1. Về di sản thừa kế được định đoạt trong di chúc
NCS đưa ra 01 vụ án miêu tả tranh chấp di sản thừa kế được xác định là không còn
vào thời điểm mở thừa kế và 01 vụ án miêu tả tranh chấp di sản thừa kế được xác định
là bị thay thế bởi tài sản khác. Qua đó, NCS rút ra một vài nhận định sau: (i) pháp luật
không có quy định về giải thích thuật ngữ “không còn” dẫn tới việc áp dụng chung xác
định di sản cho mọi trường hợp sẽ là không phù hợp; (ii) thiếu sót quy định giải quyết
hậu quả của trường hợp di sản chuyển từ dạng này sang dạng khác. Điều này dẫn tới,
việc áp dụng giải quyết tranh chấp của Toà còn nhiều lúng túng.
3.1.3.2. Về người thừa kế được chỉ định trong di chúc
NCS đưa ra 01 vụ án miêu tả về người thừa kế được chỉ định hưởng trong di chúc
nhưng chết trước người để lại di sản và 01 vụ việc miêu tả về từ chối nhận di sản thừa
kế. Qua đó, NCS nhận thấy: Việc áp dụng xác định tư cách người thừa kế hưởng di sản
nhưng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản không có nhiều khó khăn.
Nhưng về vấn đề từ chối nhận di sản vẫn còn một số vấn đề: Một là, cần phải lưu ý đến
việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật tương ứng vì quy định xác định hiệu lực của


20


việc từ chối quyền hưởng di sản có sự khác biệt; Hai là, cần tránh sự nhầm lẫn trong cách
hiểu về từ chối nhận di sản thừa kế và nhượng quyền hưởng di sản.
3.1.3.3. Về bản di chúc
NCS đưa ra 01 vụ án miêu tả di chúc bị thất lạc, hư hại, 01 vụ án miêu tả việc giải
thích nội dung của di chúc và 01 vụ án miêu tả về chủ thể giải thích di chúc. Qua ba vụ
án trên, điều chúng ta có thể nhận thấy, việc di chúc bị thất lạc, bị hư hại, hoặc có nội
dung không rõ ràng sẽ làm cho di chúc mất hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, quy định của
pháp luật về di chúc thất lạc, hư hại hay việc giải thích di chúc lại chưa thực sự phù hợp.
Điều này dẫn tới sự lúng túng, sai sót trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Cho nên,
các quy định về nội dung này cần phải được sửa đổi để hoàn thiện hơn nữa.
Nhìn chung, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của
di chúc còn tồn tại một số vấn đề sau: Một là, vẫn còn thiếu thống nhất trong cách nhìn
nhận và giải quyết vấn đề của các thẩm phán đối với các vụ án có tình tiết tương tự; Hai
là, các hoạt động nghiệp vụ xuất phát từ quy trình thủ tục liên quan tới quá trình lập di
chúc, giải quyết tranh chấp chưa thực sự chuẩn chỉnh; Ba là, sự linh động trong áp dụng
quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp chưa thuyết phục. Tuy nhiên, những tồn
đọng, hạn chế nêu trên đều xuất phát từ lý do cơ bản nhất là quy định pháp luật của
chúng ta còn thiếu sót, chưa phù hợp, chưa rõ ràng, mâu thuẫn, bất cập… Chính vì vậy,
việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của
di chúc sẽ khắc phục được tình trạng nêu trên.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của
di chúc

3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di
chúc hợp pháp
3.2.1.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về người lập di chúc
Thứ nhất, với những đánh giá và kiến nghị nhỏ lẻ, NCS kiến nghị hai quy định độc
lập sau:
(i) Quy định về người lập di chúc.
Điều .... Người lập di chúc

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám được lập di chúc, nếu được cha,
mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Người dưới mười lăm tuổi không được quyền lập di chúc.
(ii) Quy định về tính hợp pháp đối với người lập di chúc.
- “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; thực hiện quyền
lập di chúc trong phạm vi giới hạn luật định; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập


21

bằng văn bản khi có sự đồng ý bằng văn bản về việc lập di chúc của cha và mẹ hoặc
người giám hộ. Trường hợp, người lập di chúc chỉ có cha hoặc mẹ tại thời điểm lập di
chúc chỉ cần có sự đồng ý bằng văn bản của một người nhưng người còn lại phải rơi
vào trạng thái không thể biết việc lập di chúc đó không do lỗi của mình.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất, của người không biết chữ hoặc có khó
khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi do người được người này chỉ định lập thành
văn bản trước mặt ít nhất hai người làm chứng phải có công chứng hoặc chứng thực”.
Thứ hai, quy định lại cách đặt điều kiện minh mẫn, sáng suốt đối với người lập di
chúc để đảm bảo điều kiện này phải áp dụng với mọi chủ thể lập di chúc.
3.2.1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nội dung di chúc
Thứ nhất, về nội dung của di chúc. NCS kiến nghị sửa tổng thể điều luật này như sau:
Điều … Nội dung của di chúc
1. Nội dung của di chúc hoàn toàn do người lập di chúc định đoạt.
2. Trong nội dung của di chúc phải có ngày, tháng, năm lập; họ, tên của người lập
di chúc; họ, tên (hoặc yếu tố cá biệt khác) của cá nhân, tên của cơ quan, tổ chức được
hưởng di sản. Ngoài ra, di chúc có thể có các nội dung khác phụ thuộc vào ý chí định
đoạt của cá nhân lập ra nó.

3. Nội dung của di chúc có thể viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu nhưng phải được giải thích
bằng nội dung diển tả trong ngoặc đơn sau đó đối với từ viết tắt hoặc ký hiệu đầu tiên, trừ
trường hợp những từ viết tắt hoặc ký hiệu thông dụng. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi
trang cần được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa về mặt nội dung của di chúc thì người tự
viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Thứ hai, về di chúc có nội dung được đặt điều kiện. BLDS năm 2015 nên ghi nhận
mới về nội dung di chúc có điều kiện như sau:
“Người lập di chúc có quyền đặt điều kiện trong di chúc nhưng không được vi phạm
điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Trường hợp người hưởng di sản thừa kế trong di chúc đã nhận di sản nhưng vi phạm
nghĩa vụ phát sinh theo điều kiện trong di chúc, người này phải hoàn trả lại di sản cho
những người thừa kế khác sau khi trừ chi phí làm gia tăng giá trị di sản, chi phí hợp lý đã
bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ điều kiện có trong di chúc.
Trường hợp người hưởng di sản thừa kế trong di chúc chưa nhận di sản nhưng vi phạm
nghĩa vụ phát sinh theo điều kiện trong di chúc, người này được quyền yêu cầu người thừa
kế khác thanh toán chi phí hợp lý đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ điều kiện
trong di chúc
Trường hợp người hưởng di sản thừa kế trong di chúc chết trước khi hoàn thành điều
kiện, phần nội dung di chúc có điều kiện sẽ không phát sinh hiệu lực pháp luật, phần chi
phí người này đã bỏ ra để thực hiện điều kiện (nếu có) được hoàn trả từ di sản thừa kế và


22

trở thành di sản thừa kế của chính người này”.
3.2.1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về yếu tố tự nguyện trong di chúc
Thứ nhất, cần quy định rõ di chúc được lập do lừa dối, cưỡng ép, đe doạ không hợp pháp.
Thứ hai, cần thay đổi quy định về loại di chúc được lập do lừa dối, cưỡng ép, đe doạ
theo hướng bớt cứng nhắc, cụ thể: “Di chúc được lập do bị lừa dối là không hợp pháp,

nhưng nếu có căn cứ để xác định được việc người lập di chúc đã biết về sự lừa dối đó mà
vẫn giữ nguyên nội dung của di chúc thì di chúc vẫn được coi là hợp pháp”. Và “di chúc
được lập do bị đe dọa, cưỡng ép là không hợp pháp, nhưng nếu có căn cứ để xác định được
việc người lập di chúc đã không còn chịu sự đe dọa, cưỡng ép đó sau khi lập di chúc mà
vẫn giữ nguyên nội dung của di chúc thì di chúc vẫn được coi là hợp pháp”.
3.2.1.4. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về hình thức di chúc
• Đối với di chúc miệng
Thứ nhất, về khoảng thời gian để huỷ bỏ di chúc miệng sau khi lập. Cụ thể: Phương
án 1: “Sau khi lập di chúc miệng, người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt mà
có đủ thời gian và khả năng lập di chúc bằng văn bản thì bản di chúc miệng bị hủy bỏ”.
Phương án 2: Bỏ quy định tại Khoản 2 Điều 629 BLDS năm 2015
Thứ hai, điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp. Cụ thể: “Di chúc miệng
được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt
ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng xác nhận thông tin về cá nhân và ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì
những người làm chứng này phải mang bản di chúc đến Cơ quan công chứng hoặc Cơ quan
có thẩm quyền chứng thực xác nhận thông tin cá nhân và chữ ký hoặc điểm chỉ của mình”.
• Đối với di chúc bằng văn bản
Thứ nhất, bổ sung thêm loại di chúc bằng văn bản có giá trị như công chứng, chứng
thực và loại di chúc được Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng.
Thứ hai, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Sửa theo hướng: “Việc
lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các
điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật này”.
Thứ ba, di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Sửa theo hướng: “Trường hợp
người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ
người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm
chứng cùng chứng kiến sự việc tại thời điểm đó. Người lập di chúc phải ký và điểm chỉ
vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận
chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và cùng ký vào bản di chúc tại thời điểm hoàn

thành việc làm chứng”.
Thứ tư, di chúc được lập bởi công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực. Khoản
2 Điều 636 BLDS năm 2015 cần phải bổ sung như sau: “Trường hợp người lập di chúc


×