Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thực hiện các bước giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn,xã Trì Quang - huyện Bảo thắng - tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG ĐÌNH HẢI
“THỰC HIỆN CÁC BƯỚC TRONG GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI
THÔN LÀNG ẺN, XÃ TRÌ QUANG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH
LÀO CAI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2014-2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐẶNG ĐÌNH HẢI
“THỰC HIỆN CÁC BƯỚC TRONG GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI
THÔN LÀNG ẺN, XÃ TRÌ QUANG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH
LÀO CAI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K46QLTNR(N02)

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2014-2018

Giảng viên hướng dẫn :THS.LỤC VĂN CƯỜNG


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường
đề ra.
Thái Nguyên,tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng

Th.s Lục Văn Cường

Đặng Đình Hải

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập ở nhà trường và thời gian thực tập tại trung tâm em
luôn nhận được sự dạy dỗ, giúp đơ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo,
cán bộ trung tâm và bạn bè. Đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Đại học của mình. Thành công này không chỉ do sự nỗ lực cố gắng của bản
thân mà còn có sự giúp đơ, động viên của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Đê có kết quả ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo ThS.Lục Văn Cường , người đã tận tình giúp đơ em trong suốt quá trình
thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều
kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện khóa luận này. Em xin cảm ơn Ban
chủ nhiệm khoa cùng toàn thê các thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp và Trung
tâm quy hoạch Nông, Lâm nghiệp Bắc Giang đã tạo điều kiện, giúp đơ và
động viên em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm.
Cuối cùng, em xin dành lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn bè
đã giúp đơ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho em trong suốt thời
gian tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng5 năm 2018
Sinh viên

Đặng Đình Hải


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Xác định phân loại trạng thái rừng .......................................................
20
Bảng 4.2. Thành phần các bên tham gia................................................................
29

Bảng 4.3. Thành phần các bên tham gia................................................................
30


4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1.Họp thôn ............................................................................................. 2
Hình 4.2. Hình ảnh minh họa trong công tác nội nghiệp ................................ 33
Hình 4.3 Hình ảnh minh họa sử dụng máy định vị GPS chuẩn hóa thông số
kỹ thuật theo quy định (hệ tọa độ VN 2000 múi chiếu 3 độ kinh tuyến trục
104.75)............................................................................................................... 3
Hình 4.4.Người dân tham gia đo đạc xác định ranh giới, mốc giới.................. 4


5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

- PTNT

- Phát triển nông thôn

- UBND

- Ủy ban nhân dân

- GCNQSDĐ


- Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất

- GĐGR

- Giao đất, giao rừng

- QLCT UN-REDD

- Quản lý chương trình UN-REDD


6

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập ............................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN KHU VỰC ................................................................ 4
2.1. Thực trạng giao đất, giao rừng trong những năm qua .............................. 4
2.2.Tổng quan khu vực thực tập........................................................................ 6
2.2.1.Điều kiện tự nhiên,tài nguyên và môi trường .......................................... 6
2.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...............

8
2.4. Kinh tế, xã hội ............................................................................................ 9
2.4.1.Tăng trưởng kinh tế.................................................................................. 9
2.4.2. Chuyên dịch cơ cấu kinh tế ..................................................................... 9
2.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.................................................. 9
2.4.4. Dân số, lao động - việc làm và thu nhập ...............................................
12
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN......................... 14
3.1. Nội dung của đề tài .................................................................................. 14
3.1.1.Đối tượng ............................................................................................... 14
3.1.2.Phạm vi thực hiện................................................................................... 14
3.1.3.Thời gian thực hiện ................................................................................ 14


vii

3.2. Phương pháp tiến hành............................................................................. 14
3.2.1.Chuẩn bị ................................................................................................. 14
3.2.2 Xác định đặc điểm khu rừng giao .......................................................... 18
3.2.3. Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ ................................................................ 23
3.2.4. Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ ............................................................. 23
3.2.5 Quyết định việc giao đất gắn với giao rừng ........................................... 24
3.2.6. Triển khai xác định ranh giới, mốc giới đo đạc diện tích điều tra thông
tin về rừng ....................................................................................................... 24
Phần 4.KẾT QUẢ ĐỀ TÀI ........................................................................... 25
4.1. Kết quả tìm hiểu cơ sở thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn,xã
Trì Quang,huyện Bảo Thắng,tỉnh Lào Cai...................................................... 25
4.1.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 25
4.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 28
4.2.Kết quả tìm hiêu các bước thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng

Ẻn,Xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. ....................................... 29
4.2.1.Chuẩn bị ................................................................................................. 29
4.2.2.Xác định đặc điểm khu rừng giao .......................................................... 31
4.2.3.Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ ................................................................. 31
4.2.4. Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ ............................................................. 31
4.2.5. Quyết định việc giao đất gắn với giao rừng .......................................... 31
4.2.6. Triển khai xác định ranh giới, mốc giới đo đạc diện tích điều tra thông
tin về rừng ....................................................................................................... 32
4.2.7. Hồ sơ giao đất giao rừng ....................................................................... 34
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ðất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và
hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động vừa là phương tiện lao
động. Đất đai là tư liệu sản xuất không thê thay thế của loài người đê tồn tại,
tái sản xuất và duy trì phát triên. Vì vậy, việc sử dụng đất một cách hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả là một đòi hỏi hết sức cấp bách, đặc biệt trong công cuộc
đổi mới và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Nước
ta hiện nay. Do vậy, việc nắm chắc, quản chặt, sử dụng hiệu quả và bền vững
tư liệu sản xuất đặc biệt này là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp chính
quyền tư Trung ương đến địa phương.
Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại

chương II điều 18 đã xác định:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao
đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong trước
mắt mà cả lâu dài”.
Luật đất đai Việt Nam (1993) xác định “Đất là tài sản quốc gia, là tư
liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao
động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái
canh tác, đất là mặt bằng đê phát triên nền kinh tế quốc dân”.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung của
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, giúp cho việc bố trí, sắp xếp, sử dụng
hợp lý, đạt hiệu quả cao trong quản lý sử dụng tài nguyên đất, cải thiện môi
trường sinh thái và tránh đựơc sự chồng chéo gây lãng phí. Nguyên tắc, căn
cứ, nội dung, kỳ quy hoạch, thẩm quyền lập, lập, phê duyệt và thực hiện quy


2

hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại các điều từ 21 đến 29 luật đất
đai năm 2003.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho
trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương
hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh
thổ, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm định hướng cho các ngành các cấp
trên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình, tạo cơ
sở pháp lý đê bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi
trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất
đai. Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là yêu cầu cấp thiết đối

với mọi cấp lãnh thổ hành chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai của xã là sự cụ thê hoá của quy hoạch cấp
tỉnh, cấp huyện nhằm tạo ra điều kiện cần thiết đê tổ chức sử dụng đất có hiệu
quả cao. Quy hoạch đất đai có nhiệm vụ bố trí xắp xếp lại nền sản xuất nông
nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư, các công trình văn
hoá phúc lợi công cộng một cách hợp lý hiệu quả hơn
Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực hiện các bước giao đất
giao rừng tại thôn Làng Ẻn,xã Trì Quang,huyện Bảo thắng,tỉnh Lào Cai”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Khái quát về chương trình giao đất lâm nghiệp tại Thôn Làng Ẻn, xã Trì
Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Tìm hiêu được các bước cơ bản trong giao đất lâm nghiệp tại Thôn
Làng Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Tham gia đo đạc thực tế, xây dựng bản đồ và hồ sơ giao đất giao rừng
của Trung tâm điều tra quy hoạch Nông - Lâm nghiệp tại thôn Làng Ẻn, xã trì
Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực
hiện giao đất Lâm nghiệp.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố kiến thức trên lớp vận dụng vào thực tiễn, tích
lũy kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập, học hỏi và thực tế cùng
cán bộ tại Ban Quản lý UN-REED Lào Cai giúp cho sinh viên nâng cao năng
lực, hoàn thiện vốn hiểu biết đê hoàn thành tốt công việc.
Vận dụng các kiến thức đã học như lâm sinh, cây rừng, đo đạc, thống kê,
điều tra rừng, quy hoạch lâm nghiệp, ứng dụng CNTT trong quản lý tài

nguyên rừng … vào thực tiến sản xuất. Đồng thời có khả năng sử dụng các
dụng cụ trong quá trình giao đất lâm nghiệp như GPS, Mapinfo…
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được thực trạng những khó khăn thuận lợi từ thực tiễn đến
công tác giao đất lâm nghiệp, đồng thời giải quyết các vướng mắc trong thực
tế đê hoàn thiện Hồ sơ giao đất lâm nghiệp.
Hiêu biết tầm quan trong của việc “Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng
cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thôn Làng Ẻn , xã Trì Quang, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” nắm bắt được kỹ thuật mục đích của việc giao đất
giao rừng có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người. Nâng
độ che phủ, điều hòa khí hậu và tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh
tế xã hội.


4

Phần 2
TỔNG QUAN KHU VỰC
2.1. Thực trạng giao đất, giao rừng trong những năm qua
Kết quả giao đất giao rừng trong Lâm nghiệp những năm qua. Kết quả
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định số 2089/QĐBNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố
hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011, tính đến 31/12/2011 như sau: Tổng diện
tích đất lâm nghiệp toàn quốc là: 16.240.000 ha. Trong đó: Diện tích đất có
rừng: 13.515.064 ha (bao gồm cả rừng trồng tuổi 1).Diện tích đất chưa có
rừng: 2.724.936 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn 6.093
xã (trong đó: 238 xã có diện tích 10.000 ha trở lên; 1.048 xã có từ 3.000 đến
10.000 ha; 1.528 xã có 1.000 đến 3.000ha; 1.044 xã có 500 đến 1.000 ha và
2.235 xã dưới 500 ha). Độ che phủ rừng năm 2011 đạt 39,7%. Trong 5 năm
(2006 - 2011) diện tích rừng cả nước tăng 0,78 triệu ha, độ che phủ tăng 2,5%
(trung bình tăng 0.5 %/ năm). Tổng diện tích rừng đã giao: 11,4 triệu ha,

chiếm 84,4% diện tích rừng toàn quốc (13,5 triệu ha) và chiếm 70,3 % so với
tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp(16,24 triệu ha). Tổng diện tích
rừng chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý là 2,1 triệu ha, chiếm 15,6 % (
Diện tích rừng do UBND xã quản lý từ 2,8 triệu ha năm 2005 xuống còn 2,1
triệu ha năm 2011). Đặc biệt một số địa phương có tình hình giao đất giao
rừng rất đáng khả quan như: Điện Biên đã rà soát lại 100% diện tích đất đã
giao trước đó, đồng thời rà soát xác định diện tích, ranh giới, trữ lượng rừng
đê làm cơ sở thực hiện việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án giao
đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn bản. Theo kết quả rà
soát, toàn tỉnh có tổng diện tích đất lâm nghiệp 266.043,51ha. Trong đó, diện
tích đã có quyết định giao đất 87.624,64ha; diện tích đã được rà soát nhưng
chưa có quyết định giao đất 178.418,87ha. Yên Bái đề án Giao rừng, cho thuê
rừng trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 hiện nay là 85.375


5

ha/181.604,3 ha kế hoạch tại 132 xã, phường trên địa bàn 9 huyện, thị, thành
phố. Xác định được quỹ đất có khả năng giao cho hộ gia đình, cá nhân và
cộng đồng dân cư là 37.461,0 ha. Xác định được quỹ đất có khả năng giao
cho các tổ chức và doanh nghiệp thuê là 44.185,9 ha. Kiêm tra, rà soát diện
tích rừng phòng hộ chuyên sang sản xuất trên địa bàn 50 xã, thuộc 5 huyện là:
Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên. Hà Tĩnh trong công
tác giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp,
đến nay toàn tỉnh có 143 xã đã và đang thực hiện đo đạc bản đồ địa chính,
đánh giá đặc điêm khu rừng với diện tích 46.176ha/18.877 hộ, cộng đồng, đạt
85 % so với phương án. Sở TN & MT đã phê duyệt 28 xã thuộc 5 huyện, thị
xã, với diện tích 10.801ha của 5.196 hộ, cộng đồng; thẩm định hồ sơ cho
4.801 hộ, cộng đồng, với diện tích 9.589ha; đã cấp GCNQSDĐ cho 2.841 hộ,
cộng đồng, với diện tích 5.946 ha, đạt 55% diện tích phê duyệt bản đồ và

10,8% diện tích phương án. Toàn tỉnh đã thu hồi 21.300,94 ha của 9 chủ rừng
bàn giao về địa phương quản lý. Tuyên Quang Tính đến nay, có 98 xã thuộc 7
huyện, thành phố đã hoàn thành việc xây dựng phương án giao rừng, với tổng
số 18.611 ha; trong đó có 97 xã đã thông qua Hội đồng nhân dân xã (riêng xã
Yên Lâm chưa thông qua); 79 xã đang tiến hành thẩm định và 6 xã đã được
phê duyệt phương án giao đất gắn với giao rừng. Theo Sở Nông nghiệp và
PTNT, đến ngày 9-8-2015, toàn tỉnh trồng mới 10.524,1 ha rừng, bằng 68%
kế hoạch. Trong đó có 9.947,2 ha rừng tập trung và 576,9 ha trồng cây phân
tán (quy ra diện tích). Thực hiện kế hoạch trồng rừng, hiện thành phố Tuyên
Quang đã hoàn thành 105,8% kế hoạch; Sơn Dương thực hiện được 67,7% kế
hoạch; Yên Sơn đạt 91%; Hàm Yên đạt 69,3%; Chiêm Hóa đạt 60,7%; Lâm
Bình 46,7% và Nà Hang đạt 65%. diện tích trồng rừng tăng lên 4.143 ha. Tuy
nhiên, so với chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng trên địa bàn còn chậm, nhất là diện
tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, ở một số cơ sở chưa
giải quyết triệt đê Trên địa bàn huyện Đắk Nông hiện nay, việc giao đất cho


6

cộng đồng quản lý được thực hiện tập trung ở các xã như Đắk Som, Đắk
P’lao, Quảng Sơn, Đắk Ha Trong đó, mô hình quản lý rừng cộng đồng do khu
bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng đã tiến hành giao khoán bảo vệ cho 167 hộ của 3
xã là Đắk Som (Đắk Glong), Phi Liêng, Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông (Lâm
Đồng) và tại 17 tiểu khu, với tổng diện tích hơn 7.961 ha. Nếu như năm 2007,
tổng diện tích rừng trên địa bàn là 103.275 ha, diện tích rừng tự nhiên 98.448
ha, diện tích rừng trồng là 4.879 ha, độ che phủ là 71,28% thì đến năm 2013,
diện tích có rừng đã giảm xuống còn 85.000 ha, trong đó, diện tích rừng tự
nhiên gần 78.000 ha, diện tích rừng trồng 6.800 ha, độ che phủ xuống mức
58,6%. Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn
tỉnh đã có 48 tổ chức, đơn vị được tỉnh giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp thực

hiện 49 dự án đầu tư sản xuất nông-lâm nghiệp, trong đó có 48 dự án của 47
đơn vị thuê đất, một dự án của một đơn vị được giao đất với tổng diện tích đất
lâm nghiệp đã giao và cho thuê là hơn 51 nghìn ha, bao gồm cho thuê đất
40.740 ha và giao rừng 9.417,24 ha. Ngoài ra, các đơn vị, doanh nghiệp trong
tỉnh còn thực hiện 21 hợp đồng liên doanh, liên kết với diện tích hơn 6.000
ha; đồng thời tổ chức ký kết 339 hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ rừng
theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP cho 367 hộ dân với tổng diện tích giao
khoán là hơn 4.000 ha.
2.2.Tổng quan khu vực thực tập
2.2.1.Điều kiện tự nhiên,tài nguyên và môi trường
2.2.1.1.Vị trí địa lý
- Trì Quang nằm ở phía Nam huyện Bảo Thắng, có tổng diện tích tự
nhiên là 3,993.49 ha. Vị trí địa lý của xã trong khoảng toạ độ từ 22016’27’’ đến
22021’02’ vĩ độ Bắc và từ 104012’49’’ đến 104017’19’’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Quang.
+ Phía Đông và Nam giáp huyện Bảo Yên.
+ Phía Tây giáp thị trấn Phố Lu.


7

+ Phía Tây Nam giáp xã Phố Lu.
- Trung tâm xã cách Thị trấn Phố Lu (trung tâm huyện lỵ huyện Bảo
Thắng) khoảng 12 km, xã không có quốc lộ chạy qua nên hạn chế trong việc
giao lưu phát triển kinh tế- xã hội với các xã, thị trấn trong và ngoài huyện.
2.2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa đạo
Trì Quang có địa hình đặc thù của xã khu vực trung du miền núi, địa
hình xã bao gồm những dải núi thấp và các đồi bát úp có độ cao < 365 m xen
kẽ các vùng trũng thấp.
Nhìn chung địa hình, địa mạo của xã không phức tạp, khá thuận lợi cho phát

triên nông- lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác.
2.2.1.3 Khí hậu thời tiết
Trì Quang mang nền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia làm hai
mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa:
Mùa khô: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình
từ 22-230C; tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình 30-320C. Tháng
lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14-150C. Biên độ nhiệt ngày và
đêm chênh nhau 7- 80C, đặc biệt vào các tháng 4,5,9,10, sự chênh lệch giữa
nhiệt độ tối cao và tối thấp rất lớn. Nhiệt độ cao nhất 400C, nhiệt độ tối thấp
nhất 10C. Tổng tích ôn trung bình năm 8000- 85000C. Độ ẩm trung bình
85%, số giờ nắng trong năm 1450-1600 giờ, lượng mưa trung bình 1400-1500
mm/năm, bình quân số ngày mưa 90-110 ngày/năm.
Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 8
với số ngày mưa trung bình trong tháng là 14,9 ngày, tháng ít mưa nhất là
tháng 12 với số ngày mưa trung bình là 2,7 ngày/ tháng.
Gió: hướng gió thịnh hành hàng năm là gió Đông Nam. Do là xã nằm
sâu trong đất liền nên nhìn chung Trì Quang ít chịu ảnh hưởng của bão.
Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo mà vào các tháng 12, 1, 2 trên địa
bàn xã có mưa phùn, tháng 11, 12 có sương mù.


8

Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã tương đối thuận lợi cho sinh hoạt,
sản xuất, và thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển.
2.2.1.4 Thuỷ văn và nguồn nước
Do mang đặc điêm kiêu địa hình miền núi trung du nên trên địa bàn xã
có nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ trên núi chảy xuống. Đây là nguồn cung cấp
nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã
2.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi:
- Xã có vị trí tương đối gần trung tâm huyện lỵ nên thuận lợi cho giao
lưu kinh tế xã hội.
- Đất đai tương đối màu mỡ, chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép
phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, toàn diện với nhiều loại cây lương
thực, công nghiệp có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến xuất khẩu.
- Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù chịu khó trong lao động gắn liền với
truyền thống văn hoá tốt đẹp mang đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Trong những năm gần đây cùng với việc đóng cửa rừng, giao đất, giao
rừng cho người dân, diện tích rừng tăng lên là điều kiện thuận lợi đê phát triên
ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.
* Khó khăn:
- Hệ thống đường giao thông có chất lượng thấp nên hạn chế việc giao
lưu phát triển kinh tế với bên ngoài.
Đời sống nhân dân còn nghèo, thu nhập thấp, trình độ dân trí hạn chế
(nhất là các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa…), các phong tục tập quán
một vài nơi còn nặng nề.
- Khả năng khai thác nông nghiệp ở quy mô lớn gặp khó khăn. Đầu tư
cơ sở hạ tầng tốn kém, muốn phát triển đòi hỏi đầu tư lớn về tiền của và công
sức.


9

2.4. Kinh tế, xã hội
2.4.1.Tăng trưởng kinh tế
- Tình hình kinh tế của xã trong những năm gần đây đã có bước phát
triên và đạt được những thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của
người dân được nâng lên đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
bình 11%/năm. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng lên, năm 2005 đạt

3,32 triệu đồng/người/năm, năm 2009 tăng lên 5,86 triệu đồng/người/năm,
năm 2010 đạt 7,5 triệu đồng/người/năm[3]
2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Kinh tế của xã những năm gần đây liên tục tăng trưởng, phát triển khá
tốt, nhưng mức độ chuyên dịch cơ cấu sang các ngành công nghiệp - dịch vụ
còn chậm. Cơ cấu kinh tế của xã vẫn chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Sản
xuất công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là một số
nghề thủ công truyền thống phục vụ nhu cầu của nhân dân. Thương mại - dịch
vụ có phát triển nhưng chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ ở quy mô hộ gia đình
nên giá trị kinh doanh dịch vụ không cao. Cơ cấu kinh tế của xã tập trung chủ
yếu vào các ngành sau:
+ Ngành nông, lâm thủy sản chiếm 93,6%
+ Ngành Công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp chiếm 4,2%
+ Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 2,12%
Nhìn vào cơ cấu kinh tế của xã cho thấy, đê đảm bảo tốc độ phát triển
kinh tế ổn định, vững chắc đòi hỏi các cấp, các ngành của xã phải tích cực
chuyên đổi kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyên đổi cơ
cấu kinh tế một cách hợp lý hơn.
2.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Nông, lâm nghiệp thủy sản:
+ Ngành nông, lâm nghiệp luôn giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế,
là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư. Những năm qua mức tăng


10

trưởng tương đối ổn định, sự chuyên đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên tỷ
trọng giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ còn chưa cân đối, ngành
trồng trọt vẫn chiếm chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp[3]

- Trồng trọt:
+ Là ngành sản xuất chính trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc chuyên
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa có nhiều tiến bộ, đạt hiệu quả giúp
đời sống nhân dân được nâng lên một bước cơ bản. Giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản không ngừng tăng. Nhiều giống lúa, ngô có năng xuất cao
đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. Hiện nay 100% diện tích lúa, ngô được
trồng bằng giống kỹ thuật năng xuất cao. Tổng sản lượng lương thực hàng
năm đều tăng. Lương thực bình quân quy thóc hiện ước đạt 380
kg/người/năm[3].
- Lâm nghiệp:
+ Bước đầu khuyến khích nhân dân phát triên mô hình kinh tế VACR kết
hợp mô hình kinh tế vườn rừng với kinh tế VAC nên đã góp phần đáng kê vào
phát triên kinh tế hộ gia đình. Tính từ năm 2006 đến nay toàn xã đã trồng
được trên 400 ha rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên trên 52%. Bảo vệ tốt
1021 ha rừng khoanh nuôi, phòng hộ, hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâm
sản trái phép, cháy rừng không xảy ra.
- Chăn nuôi:
+ Chăn nuôi phát triên khá đa dạng, những tiến bộ khoa học kỹ thuật
đựơc áp dụng ngày càng rộng rãi. Đàn gia súc, gia cầm phát triên đồng đều,
ổn định hàng năm tăng từ 3 - 4%. Hiện nay toàn xã có 629 con trâu, tăng
32,14% so với năm 2005, bò có 260 con, tăng 23,2% so với năm 2005, lợn có
5100 con, tăng 20% so với năm 2005.
- Thủy sản:


11

+ Kinh tế VACR được khuyến khích phát triên nên việc đầu tư thâm
canh, mở rộng diện tích nuôi thủy sản có bước phát triển khá tốt. Diện tích ao

hồ từ 36,25ha năm 2005 tăng lên 41,16 ha hiện nay. Sản lượng cá thịt những
năm qua bình quân hàng đạt 65 tấn/năm.
* Nhìn chung những năm qua kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản trên
địa bàn xã liên tục có bước phát triển. Sản lượng lương thực, gia súc cũng như
thủy sản liên tục tăng. Tuy vậy, bên cạnh nhưng kết quả đạt được, lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Việc chuyên
dịch cơ cấu thời vụ trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở một số thôn trong xã
còn chậm. Một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ ỷ nại vào sự hỗ trợ
của nhà nước nên việc chuyên giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
còn nhiều hạn chế. Kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản mới chỉ là sản xuất
nhỏ lẻ, chưa có các mô hình kinh tế trang trại, mô hình sản xuất quy mô tiên
tiến cũng như chăn nuôi công nghiệp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Công tác
phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được đầu tư, chú trọng nhưng còn
hạn chế.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
+Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại xã chưa được phát triển, công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là chế biến đường mật, xay xát, chế
biến lương thực và một số nghề thủ công truyền thống như đan lát, sửa chữa
dụng cụ sản xuất. Một số cơ sở khai thác đá, cát, sỏi khu vực ven sông suối,
một số cơ sở sản xuất gạch, sản xuất gỗ thành phẩm từ gỗ soan nhưng nhìn
chung ở quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân chưa được mở
mang quy mô thành nghề thu hút lao động, tạo việc làm và thu nhập cho nhân
dân.
* Nhìn chung, ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn xã có quy mô nhỏ, sản xuất thủ công và chỉ chủ yếu đê phục vụ nhu cầu
sinh hoạt trong địa phương, chủng loại ít, giá trị kinh tế thấp nên chưa vươn ra
trao đổi được ở các vùng khác.


12


- Ngành dịch vụ - thương mại:
+Hoạt động thương mại - dịch vụ chỉ phát triên ở nơi đông dân cư dưới
hình thức hộ gia đình tự mở kinh doanh: như ăn uống, giải khát, tạp hoá vv...
mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát. Tuy nhiên cũng đã góp phần làm cho hàng hoá
lưu thông trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện nay hệ thống
chợ của xã đã đầy đủ nên trong tương lai nếu được quan tâm chú trọng thì đây
cũng là ngành giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân một
cách đáng kể.
2.4.4. Dân số, lao động - việc làm và thu nhập
2.4.4.1. Dân số
- Theo thống kê, dân số toàn xã Trì Quang hiện nay là 4.012 nhân khẩu
với 936 hộ gia đình. Quy mô hộ gia đình trung bình là 4,28 người/hộ. Trên
địa bàn xã có 6 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm
trên 70%.
2.4.4.2. Lao động - việc làm
- Tổng số lao động trong độ tuổi là 2.333 người chiếm khoảng 58 % dân
số trong toàn xã, bình quân 2,5 lao động/hộ trong đó lao động nông - lâm
nghiệp có 2.183 người, chiếm 93% và lao động phi nông nghiệp chiếm 07%
dân số.
- Nguồn lao động của xã khá dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa
cao, chưa đồng đều. Lao động chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, chỉ
vào thời kỳ sau thu hoạch nông vụ mới có một số lao động đi làm thuê hay
buôn bán nhỏ trong thành phố, số lượng lao động này hàng năm không ổn
định, phụ thuộc vào thời vụ và tình hình thị trường. Trong thời gian tới, đê đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cấy trồng thì việc đào
tạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động là vấn đề cần quan tâm đặc biệt.


13


2.4.4.3. Thu nhập và mức sống
- Kết quả của sự điều hành năng động, quyết liệt của chính quyền các
cấp, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn và sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân cũng như hiệu quả từ các chương trình, dự án được triển khai trên
địa bàn xã. Đời sống của nhân dân liên tục được cải thiện, số hộ giầu và khá
tăng nhanh, số hộ đói nghèo giảm đi rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
11%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 từ 3,32 triệu đồng/người/năm
đã tăng lên 7,5 triệu đồng/người/năm.
* Nhìn chung cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, các
nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như điện, nước… được tăng cường, góp phần
nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đẩy lùi các tệ
nạn xã hội đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa
phương. Tuy vậy, hiện nay Trì Quang vẫn là xã thuộc trương trình 135 của
Chính Phủ dành cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền
núi.


14

Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Nội dung của đề tài
Liệt kê các cơ sở thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn, xã Trì
Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Trình tự các bước thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn, Xã Trì
Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai giao đất giao rừng
tại thôn Làng Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.1.1. Đối tượng

Các thành phần tham gia, các bên liên quan đến quá trình giao đất, giao
rừng và tác động của công tác, giao đất giao rừng đến người dân tại thôn Làng
Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
3.1.2. Phạm vi thực hiện
Tìm hiêu và tiến hành thực hiện tiến trình giao đất, giao rừng tại thôn
Làng Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Bao gồm họp triển
khai, đo đạc thực địa, lập hồ sơ, cây dựng bản đồ, và hoàn thiện hồ sơ, họp
thông qua cấp xã và trình phê duyệt
3.1.3.Thời gian thực hiện
Thời gian thực tập từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017
3.2. Phương pháp tiến hành
3.2.1.Chuẩn bị
a) Thành lập hội đồng GĐGR:
- Thành lập Ban Chỉ đạo giao đất giao rừng cấp huyện.


15

Ban Chỉ đạo giao đất giao rừng cấp huyện do UBND huyện quyết định thành
lập, xây dựng, triển khai và thực hiện chương trình, kế hoạch giao rừng trên
phạm vi của địa phương quản lý, tổ chức tập huấn, kiêm tra, đôn đốc việc
thực hiện giao rừng đối với UBND các xã, xem xét, chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn, UBND xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt
phương án giao rừng của cấp xã, tham mưu cho UBND huyện quyết định về
việc giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn[2]
- Thành lập Hội đồng giao đất giao rừng cấp xã.
Hội đồng giao đất giao rừng cấp xã do UBND xã quyết định thành lập,
trong đó: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng, các
thành viên gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Hội Nông
dân và một số đoàn thê liên quan, đại diện trưởng các thôn trong xã, cán bộ

theo dõi về lâm nghiệp, kiêm lâm địa bàn, địa chính xã. Trường hợp xã đã
thành lập hội đồng giao đất thì bổ sung nhiệm vụ cho Hội đồng giao đất đê
thực hiện nhiệm vụ giao rừng của xã.
- Hội đồng giao đất giao rừng có trách nhiệm:
+Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức cho các tổ chức và nhân dân trong xã
học tập chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, về
quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
+ Xây dựng phương án giao đất gắn với giao rừng của xã xem xét, đề
xuất ý kiến đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất giao
rừng, cộng đồng dân cư thôn được giao đất giao rừng.
- Trong trường hợp cần thiết Hội đồng giao đất giao rừng có thê thành
lập tổ công tác về giao đất giao rừng của xã đê thực hiện các công việc
chuyên môn, giúp việc cho Hội đồng, thành viên của tổ có đại diện UBND xã,
cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp, địa chính, trưởng thôn, cán bộ về điều tra
quy hoạch rừng và đại diện cho các tổ chức có sử dụng rừng trên địa bàn xã.


16

b) Thu thập các tài liệu liên quan:
Tiến hành thu thập các tài liệu liên quan phục vụ công tác xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện công tác GĐGR, cụ thể:
- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thôn Làng Ẻn, xã Trì Quang,
huyện Bảo Thắng. Thu thập các số liệu về tình hình dân sinh kinh tế xã hội
(dân số, dân tộc, số hộ nhân khẩu, lao động, tình hình sản xuất nông lâm
nghiệp, chăn nuôi, tình hình đời sống nhân dân, các phong tục tập quán sử
dụng tài nguyên rừng...) nhằm mục đích đánh giá được nhu cầu và khả năng
nhận rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
- Bản đồ địa giới hành chính xã theo Quyết định 364. Bản đồ quy hoạch
3 loại rừng, bản đồ kiêm kê rừng, bản đồ giao đất, giao rừng các năm của xã

thôn Làng Ẻn, xã Trì Quang. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thôn Làng
Ẻn, xã Trì Quang mới nhất đã được phê duyệt.
c) Chồng xếp các loại ranh giới lên bản đồ phục vụ ngoại nghiệp
- Chồng xếp ranh giới xã lên bản đồ (lấy ranh giới theo Quyết định 364
làm gốc) kết hợp với khảo sát thực địa đê sơ bộ xác định ranh giới huyện, xã
giữa bản đồ và thực địa.
- Chồng xếp và đưa ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô lên bản đồ ngoại
nghiệp trên cơ sở kết quả bản đồ rà soát 3 loại rừng.
- Chồng xếp ranh giới giao đất của các đợt trước đây trên địa bàn xã đê
xác định diện tích đất lâm nghiệp do UBND đang quản lý.
- Chuyên hoạ ranh giới của tất cả các tổ chức đang sử dụng đất đai trên
địa bàn xã lên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 (Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý
rừng đặc dụng và các tổ chức khác nếu có).
d) Sơ thám hiện trường
- Xác định lại tọa độ hệ thống đường ô tô và điều chỉnh cho phù hợp
giữa bản đồ và thực địa làm căn cứ xác định lại địa vật khu vực điều tra.


×