Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.09 KB, 6 trang )

ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
PGS.TS. Lê Ngọc Thắng
Tổng biên tập tạp chí Dân tộc và Thời đại
1

Nội dung, phương thức Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - nhận
thức và quan niệm
Nội dung quản lý nhà nước về công tác dân tộc đã được Nghị định số

05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc
quy định trong Điều 21, Chương III với 11 nội dung vừa có tính nguyên tắc vừa
mang tính đặc thù trong lĩnh vực công tác dân tộc như: Ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về công tác dân tộc, kiên toàn tổ chức bộ máy, huy động sử dụng
nguồn lực; kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá; tuyên truyền giáo dục,
đào tạo; quy hoạch đào tạo, sử dụng, quản lý cán bộ; xây dựng hệ thống thông tin,
dữ liệu; thẩm định đề án, dự án, kế hoạch phát triển; nghiên cứu tổng kết lý luận,
thực tiễn; hợp tác quốc tế…
Về phương thức quản lý, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP đã có những quy
định thể hiện trong Chương IV “Tổ chức thực hiện” với việc phân công hoạt động:
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Uỷ ban Dân tộc trong quản lý nhà nước về
công tác dân tộc; ỦY ban Dân tộc chủ trì chịu trách nhiệm chính và phối hợp với
cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác
dân tộc; UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác dân tộc
trên địa bàn tỉnh.
Về vấn đề nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc, trước
đó năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1277/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 12 năm 2005 Phê duyệt Đề án: "Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của
quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006 – 2010”. Đây là
quyết định được xây đựng trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX về



công tác dân tộc (2003). Vấn đề cần quan tâm ở đây là Phương thức công tác dân
tộc được đặt vấn đề như thế nào?
Về nội dung QLNN về công tác dân tộc Đề án ban hành theo QĐ 1277/QĐTTg (2005) của Thủ tướng Chính phủ đã nêu (xem chi tiết trong Đề án) có các nội
dung : Xây dựng, tổ chức thực hiện một số chương trình, đề án, dự án; Xây dựng,
hoàn thiện chính sách dân tộc; Thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong
lĩnh vực công tác dân tộc; Huy động các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn lực
đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách,
chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; Tuyên truyền, vận động quần chúng
tham gia thực hiện chính sách dân tộc; Nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà
nước về công tác dân tộc; Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình dân tộc và tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc; Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác
dân tộc…
Về nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của phương thức công tác dân tộc Đề án ban
hành theo QĐ 1277/QĐ-TTg (2005) của Thủ tướng Chính phủ đã nêu: Quán triệt
đầy đủ và sâu sắc phương châm công tác dân tộc; Tăng cường công tác nắm tình
hình vùng dân tộc thiểu số; Nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức công tác
tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các cuộc vận động lớn, các phong trào
thi đua yêu nước do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể nhân dân phát động; Phát huy dân chủ ở cơ sở, coi trọng vai trò của già làng,
trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng; Hoàn thiện quy chế
phối hợp trong công tác dân tộc; Đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình,
điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc;
Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng; hoàn thiện chính sách
đối với cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số; Tăng
cường cán bộ có năng lực và ý thức trách nhiệm cao đến vùng dân tộc thiểu số…
Đây là những vấn đề chính yếu để thực hiện phơng thức quản lý nhà nước về công
tác dân tộc.



Với các nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc như
trên, một câu hỏi đặt ra là:
- Những nội dung đó đến này có còn giá trị nữa hay không?
- Những nội dung gì bất cập, nội dung gì cần bổ sung, sửa đổi, thay thế?
Có thể nhận thấy những nội dung QLNN và Phương thức công tác dân tộc trên
đây đến nay cơ bản vẫn còn những giá trị thực tiễn của nó. Vấn đề là, trong thời
gian qua những nội dung đó chưa được quán triệt, triền khai một cách nghiêm túc,
có hiệu quả từng nội dung ở các bộ ngành và chính quyền các cấp. Hiệu quả công
tác thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc các cấp
còn tùy thuộc vào sự nhận thức, quan tâm, năng lực của ban lãnh đạo các tổ chức
bộ ngành, chính quyền các cấp. Thực tiễn cho thấy tình hình trên không đồng đều
giữa các ngành và các địa phương, các tổ chức liên quan.
Thành tựu, tồn tại về công tác QLNN và phương thức công tác dân tộc thời
gian qua cho thấy tính hiệu quả và hạn chế của nhiều yếu tố “tư pháp” và “hành
pháp” mang tính vĩ mô và vi mô, phán ánh nhiều chiếu cạnh của tổ chức và hoạt
động quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở nước ta. Do vậy, trong bối cảnh tình
hình mới các nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc rất cần
được rà soát, hoàn thiện, bổ sung để đáp ứng đòi hòi của tình hình phát triển chung
của đất nước, các địa phương và đồng bào các dân tộc.
2

Về đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc
Đổi mới nội dung, phương thức QLNN về công tác dân tộc trong thời điểm

hiện nay là vấn đề cần thiết đặt ra, là đòi hỏi khách quan của việc giải quyết vấn đề
dân tộc ở nước ta trong bối cảnh và nhu cầu phát triển đất nước từ nay đến 2020 và
2030. Nói đổi mới các hoạt động QLNN về các lĩnh vực trong mỗi giai đoạn phát
triển của đất nước, của các ngành lúc nào cũng luôn luôn đúng. Những để đổi mới
có chất lượng, hiệu quả thì cần thấy được những “Lý do” vĩ mô và vi mô của vấn

đề thì mới xác định đúng hướng, đúng vấn đề đổi mới đặt ra.
Trong lĩnh vực công tác dân tộc, để đối mới nội dung QLNN và PT công tác
dân tộc cần thấy được các vấn đề sau:


- Vì sao nội dung, phương thức QLNN về công tác dân tộc hiệu quả chưa
cao, nhiều vấn đề chưa đi vào cuộc sống như mục tiêu, nhiệm vụ đề ra?
Những nội dung quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phương thức công
tác dân tộc đã được các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, nhà khoa học tham
góp xây dựng, đến nay khi nhìn lại vẫn thấy cần thiết, vẫn con giá trị; và nếu được
tiếp tục thức hiện vẫn mang lại những giá trị không nhỏ trong công tác dân tộc,
trong tác động phát triển đối với đồng bào các dân tộc. Nhiều nội dung đã được các
cơ quan trung ương, chính quyền địa phương triển khai những về các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, môi trường, cán bộ, tuyên truyền, pháp lý, dân số…với các
phương thức quản lý theo nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức chủ trì, phối hợp, huy
động các nguồn lực và sự tham gia của người dân…song đến nay khi nhìn lại rất
nhiều vấn đề còn “ngồn ngang” cần phải tiếp tục không chỉ về “đầu việc” mà quan
trọng hơn là “chất lượng, hiệu quả” .
- Công tác xây dựng nội dung, phương thức QLNN về công tác dân tộc có
vấn đề gì cần hoàn thiện?
Nội dung, phương thức công tác dân tộc “nghe” thì không mới, nhưng vì sao
trong quá trình triển khai cảm thấy còn nhiều vấn đề, có gì đó chưa thật ổn. Vấn đề
nằm ở đâu? Có lẽ cần xem lại một cách toàn diện, tổng thể những gì chúng ta
“thiết kế” những gì thuộc về “nội dung công tác dân tộc”, thuộc về “phương thức
công tác dân tộc”.
- Những yếu tố nào về mặt hành chính (tổ chức, nhân sự, cơ chế…) tác động
và làm hạn chế hiệu quả hoạt động của nội dung, phương thức QLNN về công tác
dân tộc?
Đây là khâu có tính quan trọng liên quan đến “chủ thể” trực tiếp và gián tiếp
tạo nên chất lượng việc thiết kế, hoạch định các nội về “Quản lý nhà nước về công

tác dân tộc”, về “Phương thức quản lý nhà nước về công tác dân tộc”. Cần rà soát
và xem xét lại, cấu trúc lại thành phần tham gia vào nghiên cứu, xây dựng các nội
dung; cơ chế làm việc, chính sách để tạo nên nhóm chuyên gia phát huy được trí
tuệ cho công việc.


- Nội dung, phương thức QLNN về công tác dân tộc trong thời gian qua có
gì đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, có gì bất cập về tính chiến lược và tính thời sự,
cụ thể?
Đời sống, sự vận động về kinh tế-xã hội của đồng bào các dân tộc ở các địa
phương trong bối cảnh đổi mới phát triển hiện nay luôn đặt ra nhiều vấn đề mà
công tác dân tộc phải thích ứng. Nội dung quản lý nhà nước và phương thức công
tác dân tộc không thể “dừng chân tại chỗ”, nhưng cũng không phải là vấn đề gì
phải “tăng tốc” phải “hot” như các vấn đề thời trang…Tuy nhiên đây là vấn
nghiêm túc có tính tác động vĩ mô cần được cẩn thận xem xét lại những gì đã có
trong thời gian vừa qua.
Để đổi mới cần rà soát đánh giá và trả lời những câu hỏi trên đây để tìm ra
những nguyên nhân chủ quan và khách quan từ phía các tổ chức, cơ quan làm công
tác quản lý trực tiếp và gián tiếp; chỉ trì mọi hoạt động về quản lý hoặc phối hợp
quản lý; trả lời và tìm ra các vấn đề: Để quản lý nhà nước tốt về công tác dân tộc ở
nước ta hiện nay, hoặc từ nay đến 2020, 2030 cần “xốc lại”, “loại bỏ” và “xây mới”
những nội dung gì, những vấn đề gì?
3

Vấn đề đặt ra
Từ cách đặt vấn đề trên đây, chúng tôi cho việc Hội thảo này nêu ra vấn đề
“Đổi mới nội dung, phương thức quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong tình
hình hiện nay” là rất hay và rất cần thiết. Hy vọng những thông tin của Hội thảo
không chỉ nằm trong “khuôn viên” của Học viện Hành chính mà cần làm cho “đến
tai” các chủ thể chính có vị trí, vai trò trong lĩnh vực công tác dân tộc, trong việc

tạo ra sản phẩm tốt của “nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân
tộc”.
Đề hoạt động trên có hiệu quả với các vấn đề nêu trên đây, chúng ta thấy có
rất nhiều việc cần làm, phải thống nhất quan điểm và phải có thời gian.Tuy nhiên
trong tham luận nhỏ này, bước đầu nên chăng cần quan tâm các vấn đề sau:
- Chú trọng rà soát nghiên cứu, hoàn hiện mô hình cơ cấu tổ chức cơ quan
làm công tác dân tộc cấp Trung ương và địa phương – chủ thể chính cùng với các


Bộ ngành, Chính quyền địa phương trong thực hiện vai trò Quản lý nhà nươc và
phương thức công tác dân tộc.
- Tiêu chuẩn hóa đi đối với có cơ chế chính sách, chế độ tương ứng đáp ứng
để xây dựng 2 nhóm cán bộ làm việc trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc cấp
Trung ương và cấp địa phương.
- Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về công tác dân tộc đáp ứng các yêu
cầu chiến lược và cụ thể; đáp ứng các yêu cầu phát triển của cộng đồng các dân tộc
thiểu số trong sự hài hòa với sự phát triển của các địa phương, quốc gia thời kỳ hội
nhập phát triển. Xác định những vấn đề ưu tiên có tính tác động lan tỏa đến các giá
trị phát triển khác.
- Hoàn thiện các nội dung phương thức quản lý nhà nước về công tác dân
tộc. Ngoài các nội dung chung có tính hành chính về quản lý nhà nước thì cần
nghiên cứu, xây dựng có phương thức đặc thù mới có thể đạt được các nội dung
quản lý như các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong bối cảnh tình hình mới./.
Hà Nội 5 tháng 11/2015



×