Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.82 KB, 11 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. Bùi Hữu Dược
Vụ trưởng vụ Phật giáo
Ban Tôn giáo Chính phủ
Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, các tôn giáo có nguồn gốc, lịch sử, đặc
trưng và quá trình phát triển khác nhau, nhưng có nhiều điểm tương đồng. Điểm chung
đáng quý nhất của các tôn giáo ở Việt Nam là sự tôn trọng và chung sống hài hòa giữa
các tôn giáo trong một đất nước đa dân tộc, đa tín ngưỡng.
Tuy nhiên, do tác động và ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt
động tôn giáo đã bộc lộ theo những chiều hướng khác nhau. Cùng với các tôn giáo
hoạt động thuần túy tôn giáo, còn có tôn giáo bị chính trị lợi dụng đã từng nảy sinh
không ít phức tạp, làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội ở nước ta. Gần đây
trong bối cảnh quốc tế hóa, dân chủ được đề cao, các thế lực thù địch với CNXH
đã lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo, lôi kéo, xúi giục, kích động một số phần tử
cực đoan trong nước và nước ngoài, tổ chức những hoạt động xuyên tạc, chống đối
chính quyền, dựng nên các sự kiện liên quan tới tôn giáo, vu cáo Việt Nam vi phạm
nhân quyền về tôn giáo, tạo ra những trở ngại làm ảnh hưởng tới công cuộc xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực trạng đó cùng với nhu cầu phát triển của
đất nước đang đặt Việt Nam đứng trước hàng loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan tới
tôn giáo cần giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu tự do tôn giáo
của người có đạo thực hiện hoạt động tôn giáo bình thường với việc ngăn chặn sự
xâm lấn của các trào lưu tôn giáo cực đoan, tôn giáo bị chính trị phản động lợi
dụng. Ở góc độ văn hóa, đạo đức, mâu thuẫn của việc giữ gìn bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc trong các truyền thống tôn giáo với
trào lưu của các tôn giáo mới mang theo văn hóa và đạo đức phi truyền thống được
sự hậu thuẫn khá tinh vi của các lực lượng lợi dụng dân chủ và cơ chế thị
trường....Giải quyết được những vấn đề ấy trong tôn giáo bên cạnh công tác vận
động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo thì công tác quản lý nhà nước về tôn



giáo ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên công tác này còn nhiều
bất cập. Về lý luận, nhận thức vai trò, ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội còn
các luồng ý kiến khác biệt, điều kiện thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều
mặt còn hạn chế, từ công cụ quản lý, hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh
tới chủ thể quản lý với bộ máy còn thiếu tính chuyên nghiệp,... Điều đó đang đặt ra
cho quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, vừa
mang tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam, chỉ ra những thách
thức từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn
giáo là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho lý luận và thực tiễn.
1.Khái niệm[1]
1.1. Tôn giáo:
Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái
những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định
số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ, tôn giáo nảy sinh rất sớm
từ trong xã hội nguyên thủy.
1.2. Tổ chức tôn giáo:
Là tổ chức của những người cùng chung một tôn giáo, có Hiến chương,
Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ mục đích được nhà nước phê duyệt, có đăng ký hoạt động
tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định, có trụ sở giao dịch của tổ chức, có tên gọi
không trùng tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận.
1.3. Quản lý nhà nước về tôn giáo:
Nghĩa rộng, là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động
điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ
chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của
chủ thể quản lý.
Nghĩa hẹp, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của
các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp) để



điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá
nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, QLNN về TG là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích
chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam. Nhà nước quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm
quyền bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức xã hội trước pháp luật, hình thành
khung pháp lý, làm cơ sở để các tôn giáo thực hiện hoạt động của mình trong
khuôn khổ pháp luật.
2. Thực trạng tôn giáo và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Nhà nước với
tôn giáo ở Việt Nam.
2.1. Thực trạng
Hiện tại Việt Nam có 14 tôn giáo với 38 tổ chức tôn giáo, 01 pháp môn tu
hành đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, trong đó có 7 tôn
giáo ngoại nhập và 7 tôn giáo nội sinh. Trên 26 ngàn cơ sở thờ tự, hơn 24 triệu tín
đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), gần 83.000 chức sắc, nhà tu hành,
250.000 chức việc. Tín đồ các tôn giáo phần đông là nhân dân lao động, gắn bó với
quê hương đất nước. Sau chiến tranh một bộ phận tín đồ chức sắc các tôn giáo di
tản ra nước ngoài, bởi vậy nhiều chức sắc, tín đồ tôn giáo trong nước có quan hệ
với người thân ở nước ngoài. Ở nước ngoài, số đông người sau thời gian hiểu về
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, họ hướng về đất
nước, cùng đồng bào trong nước chung tay xây dựng quê hương. Số ít do lôi kéo,
kích động của các phần tử xấu đã quay lưng lại với dân tộc, chống phá tiến trình
xây dựng CNXH của Việt Nam, gây nhiều khó khăn cho QLNN về TG trong nhiều
năm đã qua.
Việt Nam trong thời gian mấy thập kỷ gần đây số lượng tín đồ và số lượng
các tổ chức tôn giáo tăng rất nhanh, nhất là đạo Tin lành ở khu vực miền núi Tây
Bắc và Tây Nguyên. Bên cạnh các tôn giáo, Việt Nam có hệ thống tín ngưỡng

dân gian rất phong phú, như thờ Tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Anh hùng dân


tộc, thờ Mẫu,… thu hút đông đảo người dân tham gia. Mỗi năm có trên 8.000 lễ
hội lớn nhỏ. [2]
2.2. Nhân tố tích cực:
Thứ nhất, có nhà nước chuyên chính vô sản với hệ thống lý luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam. Thứ hai, QLNN về TG là một bộ phận trong quản lý xã hội, hệ thống quản lý
xã hội đã được xây dựng phát triển qua thử thách của cách mạng. Thứ ba, QLNN
về TG được đông đảo nhân dân ủng hộ. Thứ tư, Đoàn kết tôn giáo là một trong
những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng đại đoàn kết dân tộc để cùng nhau
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Thứ năm, Những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hóa các phương tiện, kỹ
thuật quản lý. Việt Nam đã khá tiến bộ, tích cực trong tiến trình hội nhập quốc tế.
2.3. Nhân tố hạn chế:
Thứ nhất, những hạn chế, yếu kém của Đảng và Nhà nước trong tổ chức,
quản lý quá trình xây dựng xã hội mới [3]. Thứ hai, mặt trái của sự phát triển khoa
học kỹ thuật, giúp cho tôn giáo lan truyền nhanh với tốc độ khó kiểm soát đã mang
theo không ít hệ lụy cho bảo tồn văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia. Thứ ba,
quan hệ quốc tế mở rộng đã tạo nên nhiều cơ hội cho làn sóng tôn giáo mới, đạo lạ,
làm xói mòn lối sống, văn hóa truyền thống.
3. Một số vấn đề đặt ra cho QLNN về TG ở Việt Nam.
Thực trạng QLNN về TG ở Việt Nam đang đặt ra cho lý luận và thực tiễn
nhiều vấn đề, xin đi vào một số vấn đề cụ thể:
3.1.Nhận thức về tôn giáo
Là quốc gia đa tôn giáo, nhiều tôn giáo có từ xa xưa nhưng hiểu về tôn giáo
của nhân dân nói chung và cán bộ nói riêng còn khá khiêm tốn. Vì ít hiểu tôn giáo
nên ứng xử với tôn giáo không phù hợp, trong lĩnh vực QLNN về TG còn có nhiều
hạn chế. Hiểu về tôn giáo không đúng, không đầy đủ thì không thể có ứng xử đúng

với tôn giáo, không tham mưu xây dựng pháp luật phù hợp với hoạt động tôn giáo,
không chủ động trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Vì lẽ đó trước hoạt động sôi động
của các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là hiện tượng tôn giáo mới, đạo lạ QLNN về TG


lúng túng, bị động.
3.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo:
Đối với văn bản pháp quy liên quan tới QLNN về TG, quản lý hoạt động tôn giáo
được quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004), ngoài ra còn được quy
định ở khá nhiều văn bản pháp luật khác nên khi thực hiện gặp không ít khó khăn.
Nhiều nội dung của pháp luật về các lĩnh vực như: cơ sở vật chất, nhà, đất của tôn
giáo; đào tạo chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; hoạt động nhân đạo, từ thiện; mở
trường lớp;… chưa hướng dẫn chi tiết, thếu cụ thể khiến việc triển khai thực hiện
chưa đồng nhất làm cho QLNN về TG gặp khó khăn.
3.3. Tính chuyên nghiệp và tính hiệu quả trong QLNN về TG:
Kết quả đánh giá QLNN về TG ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay cho thấy
tính chuyên nghiệp trong QLNN về TG chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác
QLNN về TG chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Chưa đáp ứng được đòi hỏi
thực tiễn. Điều đó đang đặt ra cho QLNN về TG cần phải nhận thức đúng về
QLNN về TG và có điều chỉnh cho phù hợp.
3.4. Vị trí của cơ quan chuyên trách QLNN về TG:
Hiện nay vị trí cơ quan chuyên trách QLNN về TG đã bộc lộ những bất cập,
đang là vấn đề đặt ra cần quan tâm. Cơ quan chuyên trách tôn giáo trực thuộc
ngành Nội vụ như hiện tại với sự điều chỉnh chức năng và làm rõ cơ chế quan hệ,
hay đặt ở một ngành khác mang tính độc lập hơn để hiệu quả QLNN về TG cao
hơn là vấn đề cần được giải quyết. Trong những năm nhập cơ quan QLNN về TG
vào ngành Nội vụ, thực hiện được việc giảm đầu mối hành chính. Tuy nhiên không
giảm biên chế và hiệu quả công việc chưa có chuyển biến tích cực thậm chí còn
bộc lộ một số hạn chế so với thời gian trước đó vì những bất cập trong trực thuộc
hành chính[4].

4. Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo:
4.1. Điều chỉnh nhận thức về tôn giáo
Để nâng cao hiệu quả QLNN về TG, thì đều chỉnh nhận thức về tôn giáo đối
với cán bộ đảng viên nói chung và người làm công tác tôn giáo nói riêng là vấn đề
quan trọng, cấp thiết hiện nay. Do nhận thức phiến diện về tôn giáo, sự định kiến


ngay từ đầu đã đặt ra hướng tiếp cận thiếu khoa học với tôn giáo. Bởi thế, trong
một thời gian khá dài chúng ta tìm hiểu về tôn giáo và đặt ra chính sách tôn giáo,
thường thiên về tìm hiểu mặt trái của tôn giáo. Chính điều đó đã dẫn tới việc nhìn
nhận và hiểu biết thiên lệch về tôn giáo. Ứng xử với tôn giáo chủ yếu qua việc đối
phó với tính tiêu cực hạn chế mà chưa đi sâu khai thác, khuyến khích tính tích cực
của tôn giáo, làm cho khoảng cách trong quan hệ của tôn giáo với Nhà nước ít
được cải thiện, mặt tích cực của tôn giáo ít được phát huy. Tạo nên khoảng cách
trong quan hệ Nhà nước với tôn giáo, do vậy trong nước, nội lực từ tôn giáo ít
được phát huy; ngoài nước, kẻ thù lợi dụng quan hệ Nhà nước với tôn giáo có vấn
đề để chống phá tiến trình xây dựng đất nước Việt Nam.
4.2. Hoàn thiện pháp luật về tôn giáo:
Để quản lý tốt hoạt động tôn giáo cần thực hiện vai trò của Nhà nước pháp
quyền, QLNN về TG bằng pháp luật. Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ
phận quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trước sự phát
triển mạnh mẽ và nhanh chóng của các tôn giáo ở Việt Nam cũng như tính chất nhạy
cảm, phức tạp của nó đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đó là điều
kiện quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về TG.
Hiện đang có một số quan điểm khác nhau trong việc xây dựng pháp luật
tôn giáo ở Việt Nam. Quan điểm thứ nhất, cho rằng: đối với tôn giáo, hệ thống
pháp luật của Việt Nam còn quá lỏng, nên nhiều vi phạm trong hoạt động tôn giáo
đã diễn ra nhưng Nhà nước không xử lý được, bởi vậy cần thiết phải xây dựng bộ
Luật tín ngưỡng, tôn giáo để làm cơ sở cho QLNN về TG có hiệu quả hơn. Quan
điểm thứ hai, cho rằng không nên xây dựng bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo, bởi vì

nếu có riêng Luật tín ngưỡng, tôn giáo sẽ càng khẳng định sự phân biệt về ứng xử
đối với tôn giáo, điều mà Việt Nam đã và đang bị các thế lực thiếu thiện chí khai
thác để chống ta về tự do nhân quyền. Mặt khác cần thấy rõ đối với lĩnh vực
QLNN về TG Việt Nam chưa chuẩn bị tốt cho việc ra bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo
ở nhiều khía cạnh: thứ nhất, chưa chuẩn bị được đội ngũ cán bộ trực tiếp làm
QLNN về TG, có tính chuyên nghiệp cao, có trình độ chuyên môn thành thạo, theo
cách thường gọi là những “chuyên gia” đủ để thực hiện QLNN về TG theo luật.


Chúng ta có nhiều nhà nghiên cứu lý luận về tôn giáo rất sâu, rộng, nhưng những
người QLNN về TG có kinh nghiệm, hiểu lý luận và thực hành thành thạo thì rất
ít. Trong khi đó xây dựng pháp luật về tôn giáo phần chuyên môn tôn giáo do
những người có thực tiễn đề xuất xây dựng là rất quan trọng. Không có chuyên gia
sâu về thực tiễn thì khó để đề xuất đúng. Bởi vậy việc tham mưu xây dựng bộ Luật
tín ngưỡng, tôn giáo sẽ rất hạn chế nếu không đồng thời hoặc phải đi trước một
bước là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn. Và
nếu đòi hỏi làm sớm, làm nhanh, để có luật thì khi ra được luật cũng rất khó giải
quyết theo luật, vì nó không đồng bộ, khi đó sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng vào luật.
Thứ hai, bộ máy hành chính hiện tại còn khá nhiều hạn chế trong quản lý, nhất là
quản lý đối với tôn giáo một lĩnh vực có đặc thù riêng, rất nhạy cảm và luôn được
quốc tế quan tâm. Nếu chưa nâng khả năng quản lý nhà nước lên ngang tầm với
đòi hỏi của luật mà đã đưa ra bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo thì việc ra đời luật này
chỉ là hình thức không có lợi cho QLNN về TG ở nước ta. Thứ ba, QLNN về TG ở
Việt Nam đang chủ yếu là vận động và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nếu không có
sự thay đổi về phương pháp quản lý đối với lĩnh vực này hoặc thay đổi thiếu triệt
để thì hiệu lực của thực hiện QLNN về TG theo luật cũng rất thấp.
Tuy nhiên, dù có xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo riêng hay ẩn những quy
định cho hoạt động tôn giáo vào các bộ luật khác. Theo chúng tôi, để QLNN về TG
hiệu quả, cần sớm có điều khoản chế tài, không chỉ quy định cho tổ chức và cá nhân
tôn giáo, mà phải có chế tài quy định xử lý đối với tổ chức, cá nhân quản lý hoặc

gián tiếp QLNN về TG, không thực hiện đúng chức trách, làm ảnh hưởng tới lợi ích
chính đáng của tổ chức, cá nhân tôn giáo và cộng đồng, gây thiệt hại về vật chất, uy
tín cho quốc gia, dân tộc. Để làm được việc đó phải có chính sách tuyển chọn, đào
tạo đội ngũ cán bộ hiểu và làm QLNN về TG đúng pháp luật tôn giáo, việc này cần
làm đồng bộ với việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật.
4.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong QLNN về TG
Cơ quan QLNN về TG ở Việt Nam đã có quá trình thực hiện nhiệm vụ tròn
60 năm, kể từ khi thực hiện Nghị định số 566/TTg ngày 02/8/1955 của Thủ tướng
Chính phủ, về việc thành lập Ban tôn giáo trung ương, cơ quan chuyên trách


QLNN về TG là một đơn vị trong Ban Nội chính của Chính phủ và trực thuộc Thủ
tướng phủ,. Tuy nhiên từ đó cho tới nay đội ngũ QLNN về TG tính chuyên nghiệp
chưa cao, thể hiện qua một số lĩnh vực QLNN về TG đã được phân tích.
Nâng cao tính chuyên nghiệp cho QLNN về TG thực chất là để công tác
QLNN về TG có hiệu quả và tiết kiệm cho xã hội. trong nội dung này xin đề xuất
hai sự thay đổi mang tính căn bản:
Thứ nhất, nâng cao tính chuyên môn trong QLNN về TG.
Thứ hai, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN về TG tinh thông nghề
nghiệp, gắn bó với chuyên môn.
4.4. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về tôn giáo
Những hạn chế trong công tác QLNN về TG thời kỳ vừa qua có nguyên
nhân bởi phương thức quản lý chưa phù hợp trong hoàn cảnh mới. Trước yêu cầu
của thực tiễn đang đặt ra cho QLNN về TG phải đổi mới phương thức quản lý. Cơ
sở cho việc đổi mới phương thức quản lý tôn giáo là lý luận đã được phân tích và
thực tiễn yêu cầu cần đổi mới đang đặt ra:
Thứ nhất, QLNN về TG theo hướng chủ động, là một trong những yếu tố
quan trong để thay đổi phương thức quản lý. Trước tới nay QLNN về TG thường bị
động, chạy theo, giải quyết sự vụ, nguyên do chưa có Pháp luật quy định đầy đủ và
chặt chẽ đối với hoạt động của tôn giáo.

Thứ hai, đổi mới phương thức QLNN về TG theo hướng tăng cường quản lý
tổ chức giáo hội các tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo có bộ máy hành chính đạo, có
các quy định như Điều lệ, Hiến chương, Nội quy,..., có chức sắc, chức việc. Thông
qua pháp luật điều chỉnh đối với tổ chức giáo hội các tôn giáo, điều chỉnh các quy
định của tổ chức giáo hội nhằm nâng cao trách nhiệm tự quản trong nội bộ của tổ
chức giáo hội tôn giáo.
Thứ ba, QLNN về TG từ cơ sở. Mọi diễn biến về tôn giáo diễn ra ở cơ sở
nhưng cơ sở gần như không có cán bộ chuyên trách về tôn giáo mà chủ yếu là kiêm
nhiệm. Tăng cường trách nhiệm cho địa phương và giao trách nhiệm cho cán bộ
QLNN về TG ở cơ sở nhiều hơn theo phương châm phòng, chống không để các
điểm nóng về tôn giáo xảy ra, những vấn đề nãy sinh được giải quyết ngay từ cơ
sở, vấn đề sẽ đơn giản hơn, ít tốn kém hơn.


4.5. Điều chỉnh quan hệ Nhà nước đối với tôn giáo
Công tác xã hội, công tác từ thiện là nhu cầu và là tâm nguyện của chức sắc,
tín đồ các tôn giáo đã được trình bày, phản ánh với Đảng và Nhà nước từ lâu. Nhu
cầu đó nếu được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật sẽ góp phần phát huy
nội lực của các tầng lớp nhân dân, của các tôn giáo tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, góp phần giảm tải sức ép và gánh nặng về nguồn lực đầu tư, tài chính và
quản lý cho các cơ quan Nhà nước, dành ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát
triển, cho đào tạo nguồn lực con người, cho cải cách chế độ tiền lương đối với đội
ngũ cán bộ, công chức,…
Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định trong hệ
thống pháp luật tôn giáo để giải quyết về vấn đề này. Theo đó cần xem xét, từng
bước đưa các trường, lớp đào tạo của tôn giáo vào hệ thống giáo dục quốc dân như
nhiều nước trên thế giới đã làm để phát huy những giá trị tích cực và đóng góp của
tôn giáo trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, giáo dục đạo đức, văn hóa, đồng thời tăng
cường sự quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, giáo dục trong các trường tôn
giáo, thông qua cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục

Khía cạnh khác, trong điều chỉnh quan hệ Nhà nước với tôn giáo, cần tăng
cường đối thoại của tôn giáo với Nhà nước. Để các tổ chức tôn giáo được tham gia
nhiều hơn nữa ý kiến phản biện xã hội, góp phần xây dựng đất nước.
Hiện nay, nước ta đang chủ động hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã
gia nhập WTO, nên ngày càng có nhiều tổ chức và cá nhân nước ngoài đến làm ăn,
sinh sống, học tập, du lịch dài ngày ở Việt Nam, trong số đó có nhiều người theo
tôn giáo. Bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng cho người
nước ngoài ở Việt Nam cũng là một nhân tố góp phần thúc đẩy việc thu hút đầu tư,
chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức, phương pháp quản lý và phát triển kinh
tế - xã hội, mở rộng đối ngoại nhân dân của Việt Nam.


PHỤ LỤC

Thống kê cơ sở thờ tự các tôn giáo theo địa phương năm 2015
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

Tên tỉnh
Hà Nội
Hải Phòng
Bắc Giang

Bắc Ninh
Nam Định
Lạng Sơn
Cao Bằng
Hà Giang
Phú Thọ
Quảng Ninh
Vĩnh Phúc
Yên Bái
Tuyên Quang
Lào Cai
Lai Châu
Điện Biên
Sơn La
Hoà Bình
Hà Nam
Thái Bình
Hải Dương
Hưng Yên
Bắc Kạn
Thái Nguyên
Ninh Bình
Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
T.T - Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam

Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hoà
Bình Thuận

Ph.
giáo
1,765
597
706
594
837
1
5
14
296
113
397
8
32
03
0
0
01
10
530
802
955
591

2
165
351
88
31
254
19
195
563
103
276
224
335
257
378
250

C.

Cao

giáo
400
111
78
38
663
7
4
2

120
37
47
67
47
0
0
0
0
10
224
353
131
80
1
51
292
169
350
76
86
33
138
52
46
16
83
24
146
108


đài

T.lành PGHH H.giáo
3
1
0
0
0
0
0

0
1
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
1
12
33
28
52
17
21
12

3
3
0
0
2
1
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
0

0
1
1
2
0
0
0
0
1
0
0
0
1
3
11
30
7
8
4
16
22

0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
0


1
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
10

TG
khác
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2
0
0
6
0
1
29

Tổng
2,172
712
784
632
1,502
9
9
16

416
151
445
75
79
03
0
0
01
20
755
1,156
1,088
671
3
216
643
258
381
330
105
229
705
180
385
275
484
303
563
431



39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63

Ninh Thuận
Đăk Nông

Kon Tum
Gia Lai
Đăk Lăk
Lâm Đồng
B.Rịa V.Tàu
Đồng Nai
Tp H.C.Minh
Bình Dương
Bình Phước
Tây Ninh
Long An
Cần Thơ
Sóc Trăng
Vĩnh Long
Kiên Giang
Trà Vinh
Bến Tre
Bạc Liêu
Cà Mau
An Giang
Tiền Giang
Đồng Tháp
Hậu Giang
Tổng

112
23
23
82
122

357
336
574
1,130
178
104
135
300
236
220
207
192
235
242
110
45
267
396
238
81
17,689

39
61
83
50
70
147
170
300

584
78
64
27
33
96
53
65
95
42
84
18
19
55
54
49
28
6,454

3
0
2
8
7
15
21
24
65
15
3

128
141
46
28
45
55
44
117
23
34
42
105
59
18
1,229

6
22
1
23
42
46
10
0
65
4
5
2
13
12

7
11
13
2
12
3
8
5
9
22
4
464

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
105
1
1
0

0
2
0
1
10
0
23
1
146

11
0
0
0
0
0
0
4
15
1
1
7
1

18
0
0
0
0
1

11
0
15
5
0
1
10

0
0
0
1
0
0
0
28
1
0
0
81

19
23
19
18
14
0
22
35
27

20
23
319

189
106
109
163
241
566
548
902
1,874
281
177
300
498
495
328
352
374
342
471
154
129
442
592
411
155
26,405




×