PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam cùng với những biến cố lịch sử là những bước thăng trầm của
nền kinh tế thị trường. Những năm trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp thì việc sản xuất sản phẩm gì? ở đâu? và tiêu thụ như thế
nào? tất cả đều do kế hoạch Nhà nước đặt ra, lãi và lỗ đều do Nhà nước quản lý
và gánh chịu nên đã tạo ra sự trì trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi
doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó, cơ chế
quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhà nước tiến
hành sản xuất chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Sự đổi
mới căn bản của cơ chế quản lý này bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán
chặt chẽ nghĩa là thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Doanh
nghiệp phải đảm bảo tự trang trải, tự phát triển, tự chịu trách nhiệm quyết định
các vấn đề về phương hướng kinh doanh, phương án tổ chức kinh doanh.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ, cả chiều rộng lẫn
chiều sâu thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế của doanh nghiệp cần
phải năng động và sáng tạo hơn, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất,
tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển đi
lên vững mạnh. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến mọi hoạt
động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, chú trọng đến các chi phí bỏ ra, doanh số
thu được và kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác các doanh nghiệp phải hạch
toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch
toán. Trên cơ sở đó mới phân tích đánh giá được kết quả kinh doanh trong kỳ.
Vì vậy, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kết quả kinh doanh nói riêng
là vấn đề không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh tạo ra sự phân phối công bằng trong doanh nghiệp vì nó là một
khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (sản xuất - lưu thông - phân
phối). Ngoài ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định đúng đắn,
giúp cho các nhà quản lý có thông tin kịp thời để đưa ra các nhận xét đánh giá
1
chính xác về hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở đó có các biện pháp tích cực nhằm
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn là một đơn vị sản xuất kinh doanh không ngừng phát
triển, tình hình tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, trước các thử thách của
nền kinh tế thị trường, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao trình độ quản lý nhất là quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế muốn
tồn tại và phát triển được thì phải đảm bảo nguyên tắc "lấy thu bù chi và có
lãi". Muốn làm được điều đó, các nhà doanh nghiệp phải dựa vào số liệu do
kế toán cung cấp về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình
để đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bản báo cáo phản ánh các vấn đề sau:
Phần I: Khái quát về chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất
kinh doanh và công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty
đầu tư XNK nông lâm sản chế biến.
Phần II: Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính.
Phần III: Quá trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán cơ bản
Phần IV: Công tác phân tích các hoạt động kinh tế.
Kết luận.
Trong quá trình viết và hoàn thành bản báo cáo này, do thời gian thực
tập có hạn, do trình độ lý luận và định lượng kiến thức của bản thân còn hạn
chế, chắc chắn rằng còn có nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản báo cáo
có được kết quả tốt hơn.
Qua bản báo cáo này, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất tới các thầy cô trường Đại học Thương mại nói chung, khoa Kế toán-
tài chính nói riêng và các bác, các cô chú, anh chị trong Công ty đầu tư XNK
nông lâm sản chế biến.
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2001
2
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC
SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XNK
NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG
NHIỆM VỤ.
1. Sơ lược về quá trình hình thành phát triển.
Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến (Investment, export
and import company for agricutural, forest products hay còn viết tắt (IEIC)) là
một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Công ty được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1985, có trụ sở chính
tại 25 phố Tân Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty nằm ở trung tâm thành
phố nên rất thuận lợi trong quá trình cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Tiền thân của công ty là trung tâm chuyên sản xuất giống Tương Mai và
được chính thức thành lập theo Quyết định 3027/QĐ/UB ngày 24/8/1985 thuộc
Bộ Nông nghiệp và nông thôn quản lý. Nhiệm vụ chính của trung tâm là sản
xuất các loại giống mang tính thương mại, tổ chức liên doanh sản xuất chế biến
và thu gom các loại mặt hàng về nông lâm sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất
khẩu.
Năm 1991, theo Quyết định số 969/QĐ/UB ngày 28/5/1991 của UBND
thành phố Hà Nội chuyển trung tâm chuyên sản xuất giống thành công ty sản
xuất xuất khẩu giống Hà Nội thuộc liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội.
Đến năm 1997, do việc sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển
mạnh, theo quyết định 3395/NN - TCCB/ QĐ ngày 25/12/1997 của bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển đổi tên công ty sản xuất
3
giống, chế biến và xuất khẩu nấm thành công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông
lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trên những nền tảng ban đầu, Công ty đã và đang có các hoạt động liên
doanh liên kết với các tổ chức Công ty nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng
phát triển chuyển đổi của nền kinh tế, Công ty đã bắt kịp với nhịp độ sôi động
của thị trường kinh doanh hàng hoá XNK. Ngành sản xuất kinh doanh XNK
thường có đặc điểm là vốn đằu tư lớn, thời gian tương đối dài đôi khi còn chịu
ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ dẫn đến quá trình XNK hàng hoá bị chậm lại,
ảnh hưởng tới kinh tế của Công ty.
Vì vậy công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông lâm sản, thủ công
mỹ nghệ, hàng bánh kẹo, nước giải khát và các mặt hàng tạp phẩm.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Là một doanh nghiệp lớn của Bộ Nông nghiệp, Công ty đầu tư XNK nông
lâm sản chế biến đảm bảo đầy đủ mọi chức năng của một Công ty thương mại
trong nền kinh tế nước ta.
2.1. Chức năng:
* Tổ chức các quá trình nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh thương mại bao gồm:
- Tổ chức nghiên cứu thị trường.
- Tổ chức khai thác và nhập hàng.
- Tổ chức dự trữ bảo quản hàng hoá.
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu hàng.
- Tổ chức bán hàng và phục vụ khách hàng.
- Tổ chức cung ứng hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc.
* Quản lý mọi mặt của doanh nghiệp.
- Quản lý kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, kinh doanh XNK.
- Quản lý về việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh của DN.
- Quản lý sử dụng lao động.
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Quản lý về kế toán các nghiệp vụ kinh doanh
4
2.2. Nhiệm vụ
* Thực hiện mục đích thành lập doanh nghiệp và kinh doanh theo mặt hàng
đã đăng ký.
* Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời kinh doanh có lãi.
- Đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.
* Bảo toàn phát triển vốn được giao.
* Tổ chức quản lý tốt lao động trong doanh nghiệp.
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Mặt hàng kinh doanh:
Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản
chế biến kinh doanh nhiều loại hàng hoá như:
- Các mặt hàng về nông lâm sản đóng hộp
- Hàng bánh kẹo, nước giải khát
- Hàng thủ công mỹ nghệ
- Hàng dụng cụ gia đình
- Hàng tạp phẩm
2. Phương thức kinh doanh.
* Phương thức bán buôn: Bao gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận
chuyển thẳng.
* Phương thức bán lẻ: Việc mua bán tại các quầy hàng, nhân viên bán hàng
trực tiếp thực hiện việc mua bán với khách hàng.
3. Nguồn hàng chủ yếu:
Là một doanh nghiệp lớn, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến có
mối quan hệ với bạn hàng ở khắp nơi trong cả nước như: Công ty XNK
INTIMEX, HALIMEX, Công ty Đường Biên Hoà,... Ngoài ra Công ty còn nhập
hàng của một số nước về tiêu thụ trong nước. Chính nhờ có nguồn hàng phong
phú nên Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
5
Xin được trích một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã thực hiện trong 2 năm
1998 -1999.
Kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua 2 năm 1998-1999
Đơn vị tính : Đồng
Các chỉ tiêu 1998 1999
1. Tổng doanh thu thuần 103.280.432.002 106.620.117.068
2. Giá vốn hàng bán 90.115.982.894 96.596.511.248
3. Tổng mức phí kinh doanh 5.042.487.231 9.452.691.427
4. Nộp ngân sách Nhà nước 712.114.826 839.485.602
5. Lợi nhuận còn lại 67.992.263 76.167.103
6. Thu nhập người lao động 577.433 585.757
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy lợi nhuận
của năm 1998 tăng 67.922.263đ và năm 1999 tăng là 76.167.103đ. Do đó chứng
tỏ Công ty có thể phát triển được và tăng thu nhập cho người lao động.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến với đội ngũ cán bộ công nhân
viên là 731 người, trong đó có 87 người có trình độ trên đại học, 236 người có
trình độ trung cấp, hoặc đã qua các lớp đào tạo, các lớp cơ bản về công tác
thương nghiệp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
6
Ban giám đốc
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tổ chức
Phòng
Thanh tra
Phòng
KT-TC
Cửa
h ngà
VP
Công ty
Trung tâm
thương
mại
Tổng
kho
Trạm kinh
doanh
+ Ban giám đốc : Ban giám đốc của Công ty gồm 1 giám đốc và 3 phó
giám đốc phụ trách các mặt tài chính, kinh doanh, tổ chức mạng lưới hoạt động
kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh: Tiến hành các hoạt động nghiên cứu đánh giá nhu cầu
chưa thoả mãn của người tiêu dùng để xác định chiến lược marketing cho thị
trường mục tiêu của Công ty, tổ chức và quản lý tất cả các nguồn hàng của Công
ty.
+ Phòng kế toán : Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật phát sinh, quản
lý tổ chức, xác định kết quả tài chính của Công ty nhằm cung cấp những thông
tin hữu ích cho Ban giám đốc.
+ Phòng tổ chức hành chính : Thực hiện các chức năng trên, các lĩnh vực
tổ chức bố trí sắp xếp lao động toàn Công ty, theo dõi và giải quyết các chế độ
chính sách cho CBCNV Công ty.
+ Phòng Thanh tra: Thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát, giám đốc các
hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp quản lý từ Công ty đồng thời bảo toàn và
phát triển vốn được giao, cụ thể là: Các cửa hàng, xí nghiệp. Thực hiện hoạt
động kinh doanh, theo sự phân cấp quản lý từ Công ty đồng thời bảo toàn và
phát triển vốn được giao, ở các cửa hàng, trạm kinh doanh đều có cán bộ làm
công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị và đội ngũ nhân
viên đảm nhận các nghiệp vụ cụ thể, các đơn vị trực thuộc Công ty không có tư
cách pháp nhân, mọi đề xuất, phương án điều kiện đều phải thông qua Công ty
ký duyệt hoặc xin ý kiến của Ban lãnh đạo Công ty, các đơn vị thuộc Công ty rót
vốn thực hiện hoạt động kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động của mình.
Định kỳ cuối kỳ, cuối quý, tổ trưởng tổ khoán và kế toán trưởng của Công ty
cùng xem xét phát triển kết quả kinh doanh tính lương, tính quỹ, tính thuế...
Tuy vậy, với các đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý của Công ty nên Công
ty có sự san sẻ một phần trách nhiệm với đơn vị để mọi hoạt động được thông
suốt.
7
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XNK
NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN
Do đặc điểm cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty, để phù hợp
với yêu cầu quản lý bộ máy kế toán nên phòng Kế toán có chức năng và nhiệm
vụ sau:
+ Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo hướng dẫn
thực hiện kế hoạch toàn Công ty.
+ Quản lý vốn, quản lý các quỹ của Công ty, tham gia lập phương án điều
hoà vốn, điều tiết thu nhập trong Công ty.
+ Tham gia nhận bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
Chủ trì duyệt quyết toán tài chính cho các đơn vị cơ sở.
+ Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên cấp trên theo chế độ quy định.
+ Tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trong Công ty.
+ Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tài chính- kế toán các đơn vị cơ sở.
+ Trực tiếp hạch toán kinh doanh với bên ngoài, hạch toán tổng hợp các
nguồn vốn, phân phối thu nhập, thu nộp ngân sách.
+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, thực hiện kế toán đảm bảo cung cấp
các thông tin kinh tế - tài chính kịp thời, chính xác, đầy đủ để kế toán các công
cụ quản lý của doanh nghiệp.
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh nên Công ty chọn mô hình kế toán vừa
tập trung vừa phân tán được minh hoạ bằng sơ đồ sau:
8
Kế toán
trưởng
Phó
phòng kế
toán theo
dõi TSCĐ
Kế
toán
phí
Kế toán
thanh
toán công
nợ
Kế toán
tiền
lương, kế
toán tiền
Kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
kiêm thủ
kho
Kế toán đơn vị hạch
toán độc lập
Kế toán đơn vị hạch
toán tập trung
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ cụ thể là:
+ Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ, có cơ sở chất lượng
những nội dung công việc của kế toán đơn vị.
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời tất cả các
chứng từ kế toán của Công ty.
+ Giúp giám đốc hướng dẫn các bộ phận của Công ty thực hiên đầy đủ chế
độ ghi chép ban đầu nhằm phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty.
+ Ngoài ra bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm kê tài sản tổ chức
bảo quản lưu trữ, hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.
4.2. Hình thức kế toán doanh nghiệp
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Nhật ký
chứng từ là sổ sách kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo một trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế
phản ánh trong các TK kế toán. Trên cơ sở đó kiểm tra giám sát sự biến động
từng loại vốn, nguồn vốn làm cơ sở căn cứ đối chiếu với các sổ kế toán chi tiết
và lập báo cáo tài chính. Nhật ký chứng từ bao gồm, các sổ sách kế toán sau:
- Sổ nhật ký chứng từ: Sổ được mở hàng tháng cho một số tài khoản theo
yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp, cân đối.
- Sổ cái : Mở cho từng tài khoản sử dụng trong năm, chi tiết theo từng
tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng thêm các sổ như: Sổ chi tiết, sổ cái các tài
khoản... (Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ trang bên).
9
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
I. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Trong nền kinh tế thị trường, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
là một doanh nghiệp Nhà nước. Cũng như bao doanh nghiệp khác Công ty đầu
tư XNK nông lâm sản chế biến có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quyền sở
hữu và thừa kế tài sản... việc tự chủ sản xuất kinh doanh cũng đồng nghĩa với
việc Công ty phải chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động của mình trên cơ sở
vốn có được. Chính sách tài chính đúng đắn sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi
cho sự chuyển dịch các luồng giá trị (phân phối lại vốn và tài sản) trong nền
kinh tế quốc dân theo hướng tập trung huy động mọi nguồn vốn vào phát triển
sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn ở doanh nghiệp, tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà có thể đưa ra những biện pháp quản
lý tài chính cho phù hợp. Bởi vậy quản lý tài chính đóng một vai trò chủ chốt trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và đối với Công ty đầu tư XNK
nông lâm sản chế biến cũng vậy, là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh
doanh lớn nên việc phân cấp quản lý tài chính của Công ty được thực hiện ở phòng
Kế toán - tài chính mà người chịu trách nhiệm là kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là người được Công ty bổ nhiệm, là người đứng đầu bộ
máy tài chính, là người tham mưu cho giám đốc về các cơ chế hoạt động tài
chính tại doanh nghiệp. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Công ty về
tài chính tại doanh nghiệp.
II. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước. Do đó để tiến hành thuận lợi và có hiệu quả đòi hỏi mọi hoạt
động tài chính phải được dự kiến thông qua việc lập kế hoạch tài chính công tác
kế hoạch tài chính của doanh nghiệp do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, phòng
10
kế toán tài chính xây dựng và nó được thực sau khi đã được Công ty phê duyệt
trong quá trình thực hiện giám đốc doanh nghiệp sẽ phân bổ chỉ tiêu kế hoạch
theo thời gian, tháng, quý.
III. TÌNH HÌNH VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn
kinh doanh của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến bao gồm vốn do
ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có và vốn vay từ bên ngoài. Trong đó vốn lưu
động chiếm khoảng 90% trong tổng số vốn, vốn cố định chiếm trên dưới 10%
trong tổng vốn. Vốn chủ sở hữu của Công ty ở mức trên dưới 30%, còn lại là
vốn nợ phải trả chiếm tới 60-70%. Toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp thể
hiện trên bảng cân đối kế toán.
Tổng số vốn: 22.139.690.777
- Vốn lưu động: 20.940.229.353
- Vốn cố định : 1.199.461.424
1. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty
Phân tích tổng tài sản của doanh nghiệp là xem xét sự tăng trưởng của tài
sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh
nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ
cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
Căn cứ vào số liệu ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp ta lập bảng phân tích sau:
Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối năm
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
A. TCLĐ và ĐTNH 12.266.095.674 88,85 20.940.229.353 94,58
- Tiền 3.122.955.756 22,95 2.519.299.306 11,38
- Các khoản phải thu 1.809.848.138 9,64 2.129.220.831 21,91
- Hàng tồn kho 5.378.851.489 39,53 14.264.003.117 69,43
- TSLĐ khác 1.954.440.291 13,46 2.027.706.039 9,15
B. TSCĐ và ĐTNH 1.498.448.600 11,15 1.199.461.424 5,42
- TSCĐ 1.490.548.600 11,09 1.191.561.424 5,38
- CPXD dở dang 7.900.000 0,06 7.900.000 0,04
11
Tổng 13.764.544.274 100 22.139.690.777 100
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
- Tỷ trọng tài sản lưu động đầu năm là 88,85% đến cuối năm tăng lên thành
94,58%. Bảng phân tích cho thấy phần vốn lưu động tăng thêm chủ yếu là mua
hàng hoá dự trữ cho kỳ kinh doanh sau.
- Ngoài ra bảng phân tích còn cho thấy Công ty đẩy mạnh việc mua bán
hàng hoá trên thị trường song có một số lượng lớn tiền hàng chưa thu được thể
hiện ở các chỉ tiêu, các khoản phải thu của Công ty tăng 309.372.693 đ.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty giảm chủ yếu do giá trị hao
mòn của TSCĐ tăng lên theo thời gian là hợp lý, giá trị hao mòn TSCĐ của
Công ty hàng năm xấp xỉ 200 triệu đồng, việc trang bị mua sắm mới TSCĐ đối
với Công ty trong thời gian này chưa thực sự cần thiết bởi tỷ trọng của TSCĐ
chiếm trong tổng số tài sản của Công ty là tương đối hợp lý.
Quy mô dự trữ hàng hoá đầu năm chiếm khoảng 39,53 % với giá trị là
5.378.851.489đ thì đến cuối năm cũng chỉ là 14.264.003.177đ chiếm tỷ trọng
69,43% trong tổng tài sản lưu động, tuy nhiên việc các khoản phải thu của Công
ty tăng đáng kể là một điều không tốt. Đầu năm các khoản phải thu của Công ty
là: 1.809.848.138đ chiếm 9,64%. Đến cuối năm lên tới 2.129.220.831đ chiếm
21,91%. Mặc dù nó có thể hiện được quy mô hàng hoá của Công ty bán ra trên
thị trường lớn hơn, song nếu bán hàng thu được tiền ngay vẫn tốt hơn. Do vậy
Công ty cần tích cực thu hồi công nợ hơn nữa.
2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên vốn hay là nguồn hình thành nên tài
sản, tài sản là cụ thể, còn nguồn vốn là trừu tượng. Nó không tồn tại trên thực tế
mà chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán. Nguồn vốn trả lời câu hỏi “Vốn ở đâu hay tài
sản ở đâu”.
Như vậy, ngoài việc phân tích tình hình tài sản chung ta cần phân tích thêm
cơ cấu nguồn vốn, nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh
nghiệp cũng như tính chủ động và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng
phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:
12
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Đơn vị tính : đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối năm
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn 13.764.544.274 100 22.139.690.777 100
Trong đó :
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
8.807.128.221
4.957.416.053
57,07
42,93
16.366.840.366
5.802.850.411
73,79
26,21
Qua bảng phân tích trên ta thấy :
- Khoản nợ phải trả của Công ty tăng là 7.529.712.145đ, về tỷ trọng tăng từ
57,07% lên tới 73,79%.
Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm với một lượng là
7.961.693.863đ, về tỷ trọng giảm từ 42,93% xuống còn 26,21 % việc giảm này
do nợ ngắn hạn tăng quá mạnh khiến tỷ trọng của vốn này tăng nhiều. Như vậy
mặc dù quy mô vốn của Công ty tăng, song vẫn không hoàn toàn tốt bởi không
thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Đây chính là mối lo
thường trực của Công ty bởi còn trách nhiệm trả nợ. Như vậy nguồn vốn kinh
doanh của Công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nợ, các khoản nợ này
chiếm tới 73,79% trong tổng nguồn vốn kinh doanh.
Nói tóm lại tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đầu tư XNK nông lâm
sản chế biến tăng lên là do nợ phải trả là chủ yếu. Là một doanh nghiệp thương
mại, nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn cho thấy vốn của Công ty phải huy động
từ bên ngoài là chính. Mặc dù tổng nguồn vốn kinh doanh có tăng lên với tỷ lệ
khá cao, song nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi với tỷ lệ nhỏ, điều này cho thấy
Công ty không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính. Vì vậy Công ty
cần tìm mọi cách khắc phục tình trạng này để tránh chịu tác động quá lớn ở bên
ngoài vào những quyết định kinh doanh của Công ty.
III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác
tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ càng ít nợ, khả năng
thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược
13