Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC SAU 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.91 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
SAU MƯỜI NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 01
PGS.TS. Hoàng Minh Đô,
Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
1. Khái quát thực trạng đạo Tin lành sau mười năm thực hiện Chỉ thị 01
của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 4 tháng 2 năm 2005 là một mốc son vô cùng quan trọng đối với ngành
quản lý nước về tôn giáo với sự kiện Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số
01/2005/CT- TTg Về một số công tác đối với đạo Tin lành. Chỉ thị không chỉ là chủ
trương bình thường hóa đối với các hoạt động của đạo Tin lành mà còn mở ra một
thời kỳ mới làm thay đổi diện mạo của đạo Tin lành trong phạm vi cả nước và công
tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo cách tân này. Trong khuôn khổ của Hội thảo
này, tôi xin được phác họa những nét cơ bản về tình hình thực trạng đạo Tin lành
như sau:
Trước hết, về tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành: Sau mười năm, đạo Tin lành
ở nước ta đã và đang khởi sắc, tiếp tục hình thành nhiều tổ chức, hệ phái, nhóm
khác nhau. Đến nay, cả nước có khoảng gần 100 tổ chức, nhóm, giáo phái Tin lành.
Có 11 tổ chức đã được Nhà nước công nhận pháp nhân (bao gồm: 9 tổ chức được
công nhận về tổ chức, 1 tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận
1 Ban Đại diện lâm thời). Ngoài ra còn trên 5.000 người nước ngoài sinh hoạt tôn
giáo tại trên 30 điểm nhóm, tập trung ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.
Trên phương diện từ góc độ quản lý nhà nước có thể chúng thành 03 nhóm
sau: 1) Các tổ chức Tin lành lớn, gồm: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc). Đây là hai tổ chức được Nhà nước công
nhận trước khi có pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; có ảnh hưởng chi phối ở hai


miền, cùng một nguồn gốc và có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. 2) Các tổ


chức Tin lành mới được công nhận, gồm: Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam,
Tổng hội Báp-tít Việt Nam (Ân điển-Nam Phương), Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt
Nam, Hội thành Báptít Việt Nam (Nam Phương), Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt
Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam, Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam, Hội
thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam. Các tổ chức này chưa có trường đào tạo chức
sắc, thiếu trụ sở và cơ sở thờ tự; tổ chức tôn giáo cơ sở và trực thuộc chưa được
củng cố. 3) Các tổ chức, nhóm phái chưa được công nhận với khoảng 90 nhóm,
phái. Tuy nhiên trong số này có một số tổ chức đã truyền vào Việt Nam trước năm
1975 và là hệ phái lớn trên thế giới, như: Giám lý, Giê-hô-va, Lutheran... Số còn lại
chủ yếu là Tin lành tư gia, sinh hoạt mang tính chất nhóm gia đình, mới hình thành
những năm 80, 90 thế kỷ XX trở lại đây.
Về Tín đồ của đạo Tin lành: Theo thống kê của Ban tôn giáo các địa
phương, tính đến cuối năm 2014 tổng số tín đồ đạo Tin lành có khoảng 1 triệu
người (bao gồm cả số chưa Báptem), trong đó có gần 700.000 người của hơn 40
dân tộc thiểu số, đông nhất là người Mông với khoảng 190.000 người và phân bố
như sau:
1- Các tỉnh đồng bằng sông Hồng: 13.000 tín đồ;
2- Các tỉnh miền núi phía Bắc: 170.000 tín đồ;
3- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 82.500 tín đồ;
4- Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước: 500.000 tín đồ;
5- Đông Nam Bộ: 85.000 tín đồ;
6- Tây Nam Bộ: 73.500 tín đồ.
Về chức sắc của đạo Tin lành: Chức sắc của tôn giáo này gồm: mục sư, mục
sư nhiệm chức và truyền đạo. Theo khai trình của các Hội thánh, hiện có khoảng
3.000 chức sắc (chủ yếu là truyền đạo với 2.200 người), trong đó Hội Thánh Tin
lành Việt Nam (miền Nam) có 848 chức sắc, Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền
Bắc) có 150 chức sắc và 08 tổ chức mới được công nhận có 2.162 chức sắc. Nhìn
chung, trình độ Thần học và văn hóa của chức sắc Tin lành còn thấp, đặc biệt là
chức sắc của 09 tổ chức mới được công nhận, chủ yếu là tự phong, chưa có trường



đào tạo chức sắc và trình độ văn hóa thấp (khu vực đồng bào dân tộc thiểu số). Đa
số chức sắc Tin lành đồng hành với dân tộc, họ vừa làm tốt trách nhiệm công dân
vừa chấp hành chính sách, pháp luật.
Về nhà thờ, nhà nguyện của đạo Tin lành:
Đến tháng 7/2014, cập nhật từ báo cáo của Ban Tôn giáo các tỉnh cho thấy
cả nước có gần 500 nhà thờ, hơn 200 nhà nguyện Tin lành, tập trung chủ yếu ở các
tỉnh phía Nam, còn lại là sinh hoạt tại gia (nhà của tín đồ với khoảng hơn 5.000
điểm). Nhu cầu về nhà thờ để sinh hoạt của tín đồ hiện nay là rất lớn và chính
đáng. Đây là vấn đề mà ngành quản lý, Ban tôn giáo các tỉnh, thành và chính
quyền các địa phương cần lưu ý.
Nhận xét: Sau mười năm thực hiện Chỉ thị 01 đạo Tin lành đi từ sự phát triển
đột biến, bị các thế lực lợi dụng, móc nối gây bất ổn đến chỗ phát triển ổn định, nề
nếp, số lượng người theo đạo hiện nay có dấu hiệu chững lại. Số lượng người theo
đạo ở tổ chức, điểm nhóm Tin lành được công nhận và cấp đăng ký ít biến động so
với các tổ chức, nhóm, phái Tin lành chưa được công nhận. Địa bàn theo đạo Tin
lành không tăng nhiều. Giảm khiếu kiện và các vụ việc phản ứng phức tạp. Các tổ
chức Tin lành sau khi được công nhận nhìn chung hoạt động nề nếp, tuân thủ pháp
luật và theo đường hướng tiến bộ, đồng hành cùng dân tộc, giảm phụ thuộc vào
bên ngoài.
Làm chuyển hóa thái độ của tín đồ, chức sắc đạo Tin lành, từ chỗ trốn tránh,
xa lánh chính quyền đến tin cậy, hợp tác và chia sẻ trách nhiệm. Không khí sinh
hoạt đạo Tin lành ở những tổ chức, điểm nhóm Tin lành hợp pháp, ổn định; chức
sắc, tín đồ phấn khởi, cởi mở và hợp tác với chính quyền địa phương.
2. Một số kết quả nổi bật trong thực hiện chủ trương, chính sách đối với
đạo Tin lành (Chỉ thị 01)
Về công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành: Với việc công nhận
thêm 8 tổ chức, 1 Ban Đại diện lâm thời, củng cố 2 tổ chức được công nhận trước
đó và công nhận trên 500 chi hội, cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho trên 2.300



điểm nhóm1, chúng ta đã cơ bản nắm được các đầu mối quản lý chính ở cấp Trung
ương, giúp các địa phương thống kê chính xác hơn về tình hình đạo Tin lành... Từ
đó xây dựng hệ thống dữ liệu về đạo Tin lành, thuận lợi cho việc theo dõi, cập
nhật, đánh giá đúng về tình hình đạo Tin lành, làm cơ sở thực tiễn cho việc hoạch
định chủ trương, chính sách đối với đạo Tin lành. Đội ngũ cán bộ làm công tác
ngày nay các cấp nâng cao được trình độ, kinh nghiệm quản lý và ứng xử đối với
đạo Tin lành, chủ động hơn trong công tác đối với đạo Tin lành.
Về công tác vận động quần chúng và đấu tranh chống địch lợi dụng đạo Tin
lành: Việc thực hiện Chỉ thị 01 đã tạo cơ sở thực tiễn và pháp lý giúp phân biệt tổ
chức Tin lành hợp pháp với tổ chức Tin lành bất hợp pháp, hoạt động Tin lành
thuần túy với hoạt động lợi dụng Tin lành và giữa tổ chức Tin lành có thực lực với
những nhóm, phái nhỏ lẻ ít thực lực hơn...
Giúp thiết lập, củng cố mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức Tin
lành theo hướng tôn trọng, thân thiện và chia sẻ trách nhiệm. Từ đó công tác vận
động quần chúng tín đồ, chức sắc phát huy hiệu quả, hỗ trợ trở lại cho công tác
quản lý nhà nước. Hạn chế được các luận điệu tuyên truyền kích động đòi tự do tôn
giáo của các phần tử xấu. Từ chỗ nhu cầu tinh thần được đảm bảo, đã giúp đồng
bào theo đạo Tin lành, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên ổn định, yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội,
từ thiện nhân đạo, có ý thức tuân thủ pháp luật, cảnh giác và chủ động phối hợp với
chính quyền địa phương đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin lành, góp
phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tình trạng di
dịch cư tự do của người Mông theo đạo Tin lành giảm. Mặt khác, đạo Tin lành
cũng góp phần loại trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, thực hiện
hôn nhân một vợ một chồng ở nhiều khu cực mà tôn giáo này hoạt động.
Về công tác đối ngoại: Những kết quả đạt được trong thực hiện Chỉ thị 01 đã
góp phần quan trọng làm thay đổi quan điểm của nhiều tổ chức, cá nhân nước
1 Ban Tôn giáo Chính phủ (201), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2014 và kế hoạch công tác
năm 2015 của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo.



ngoài quan tâm đến tình hình tôn giáo và đạo Tin lành ở Việt Nam. Từ chỗ họ quan
ngại đi đến sự chia sẻ, đồng thuận và có những đánh giá tích cực, góp phần đưa
việt nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO (tháng 11/2006), thành viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 7/2007) và buộc Mỹ đưa
nước ta ra khỏi danh sách CPC, ký quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh
viễn với Việt Nam (tháng 12/2006)...
Một số kết quả nổi bật cụ thể:
Thứ nhất, đối với đạo Tin lành ở khu vực Tây Nguyên: Đến cuối năm 2013,
các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có gần 500.000 tín đồ của 31 tổ chức, hệ phái,
nhóm Tin lành, trong đó trên 95% tín đồ đang được sinh hoạt tôn giáo tại gần 300 chi
hội và trên 1.000 điểm nhóm đã được chính quyền địa phương công nhận, cấp đăng
ký sinh hoạt. Từ 2001 đến năm 2011, chính quyền các địa phương đã xóa bỏ 299
khung tổ chức "Tin lành Đêga", tác động, giáo dục trên 25.000 đồng bào dân tộc thiểu
số từ bỏ "Tin lành Đêga", trong đó gần 7.400 người quay trở lại với Hội thánh Tin
lành việt nam (miền Nam), trên 600 người chuyển sang các tổ chức tôn giáo hợp pháp
khác, số còn lại trở về với tín ngưỡng truyền thống hoặc sinh hoạt tôn giáo tại gia
đình.
Bằng nhiều biện pháp, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước đã cơ
bản bình thường hóa và đưa vào quản lý bằng pháp luật các sinh hoạt của đạo Tin
lành. Kết quả đạt được đến nay tương đối bền vững và đồng bộ, là cơ sở thực tiễn để
hoạch định kế hoạch công tác đối với đạo Tin lành ở khu vực miền núi phía Bắc.
Thứ hai, đối với đạo Tin lành ở khu vực miền núi phía Bắc: Từ chỗ đạo Tin
lành phát triển một cách bất thường trong đồng bào Mông, Dao và diễn ra "lén lút",
"bí mật", "trá hình", "trốn tránh cán bộ, chính quyền không nắm bắt, quản lý được"; từ
chỗ nhiều địa phương băn khoăn, lo ngại cho đăng ký số lượng người theo đạo Tin
lành sẽ tăng, số phần tử cực đoan sẽ lợi dụng, lấn lướt chính quyền, mâu thuẫn và tình
trạng mất đoàn kết tiếp tục phát sinh và sâu sắc hơn... đến nay, đã có 12 tỉnh miền núi
phía Bắc cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho gần 500 điểm nhóm Tin lành, chiếm gần

50% điểm nhóm.
Thứ ba, công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin lành


Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2015/CT-TTg đã góp phần đẩy lùi,
ngăn chặn có hiệu quả hoạt động lợi dụng đạo Tin lành của các thế lực thù địch. "Từ
năm 2005 đến nay, vấn đề "Tin lành Đêga" đã được giải quyết cơ bản, làm thất bại âm
mưu, ý đồ sử dụng "Tin lành Đêga" để biểu tình, bạo loạn và đang tích cực đấu tranh
ngăn chặn âm mưu lợi dụng đạo Tin lành để tập hợp lực lượng lập "Vương quốc
Mông" ở các tỉnh Tây Bắc và phụ cận. Đối với số đối tượng Tin lành có hoạt động
cực đoan, chống đối đã tổ chức tấn công chính trị, vô hiệu hóa, cô lập hạ uy tín của
đối tượng. Đối với số phải xử lý bằng pháp luật (Nguyễn Công Chính, Dương Kim
Khải) đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của đa số chức sắc, tín đồ không để xảy
ra phản ứng phức tạp".
3. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý cần quan tâm giải quyết
Một là, việc công nhận Điểm nhóm và thành lập Chi hội: Hiện nay cả nước
có khoảng 5.000 điểm sinh hoạt đạo Tin lành. Số điểm nhóm được cấp đăng ký của cả
nước mới đạt 60%, ở khu vực miền núi phía Bắc tỷ lệ này là 46% và thấp hơn ở các
nhóm phái Tin lành tư gia. Đặc biệt thời gian gần đây việc cấp đăng ký sinh hoạt tôn
giáo theo điểm nhóm có biểu hiện chững lại, một số nơi dừng hẳn việc cấp đăng ký
sinh hoạt tôn giáo theo Chỉ thị số 01.
Sau đăng ký, điểm nhóm Tin lành đặt ra hàng loạt các nhu cầu, như: cơi nới,
sửa chữa, xây dựng nhà nhóm riêng (tín đồ tự nguyện dâng hiến đất, quyên góp tiền
để xây dựng nhà nhóm dưới dạng nhà tiền chế thay vì mượn/ thuê nhà ở như trước);
nhu cầu treo bảng hiệu, giáo hiệu tôn giáo... Trong khi đó, về phía quản lý nhà nước,
điểm nhóm không phải là một cấp hành chính đạo, nên không có cơ sở để xem xét
giải quyết các nhu cầu nói trên dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý. Nếu
không có giải pháp hiệu quả thì hậu đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo điểm nhóm sẽ là
sự phát triển tự phát của hàng ngàn Chi hội Tin lành với hàng ngàn nhà thờ, nhà
nguyện xây dựng trái phép.

Hai là, vấn đề cơ sở thờ tự và sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự: Trong số
hơn 80 tổ chức, nhóm, phái Tin lành hiện có ở nước ta, chỉ có 5 tổ chức có cơ sở thờ
tự với số lượng không nhiều, 4/8 tổ chức được công nhận chưa có trụ sở Trung ương
giáo hội và cơ sở thờ tự. Thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ đến tháng 7/2014, cả


nước có khoảng 550 chi hội, hội nhánh, trên 5.000 điểm nhóm Tin lành nhưng mới có
414 nhà thờ, 178 nhà nguyện, còn lại là các nhà nhóm tạm (mượn hoặc thuê nhà ở).
Trong điều kiện đó, đạo Tin lành có nhu cầu tổ chức sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở
thờ tự trong các ngày lễ trọng (Giáng sinh, Phục sinh...). Nhu cầu này bức thiết hơn ở
các tổ chức, nhóm phái Tin lành chưa được công nhận do hoàn toàn không có nhà thờ.
Giải quyết vấn đề cơ sở thờ tự và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự trong
các ngày lễ trọng của đạo Tin lành, nhất là của tín đồ, chức sắc các tổ chức, nhóm,
phái chưa được công nhận là một trong những vấn đề lớn, đặt ra trong công tác quản
lý nhà nước đối với đạo Tin lành hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh...
Ba là, vấn đề đào tạo và phong phẩm chức sắc: Với trên dưới 1 triệu tín đồ,
10 tổ chức Tin lành đã được công nhận và khoảng 80 tổ chức, nhóm phái chưa được
công nhận, nhưng đạo Tin lành ở Việt Nam chỉ có 2 cơ sở đào tạo chức sắc hợp pháp
và đều thuộc hệ phái CMA. Nhu cầu thành lập trường đào tạo chức sắc Tin lành hiện
đang rất lớn và cần thiết cho cả công tác quản lý nhà nước, nhưng cơ chế giải quyết
vấn đề này còn nhiều bất cập.
Phần lớn chức sắc các tổ chức Tin lành mới được công nhận đều do tự phong
và rất khác nhau về tiêu chuẩn. Một số tổ chức quy định tiêu chuẩn chức sắc phải có
trình độ văn hóa 12/12, thỏa mãn điều kiện về tuổi đời, tuổi đạo... Một số tổ chức Tin
lành lại khá dễ dàng trong việc công nhận chức sắc chỉ với tiêu chuẩn "được ơn Chúa
gọi". Với trên 500 chi hội, hội nhánh, khoảng 2.478/5.053 điểm nhóm được công
nhận và cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo, nhưng số chức sắc hợp pháp mới có trên
1.500 người, chủ yếu là truyền đạo (670 người). Do nhu cầu chức sắc quá lớn, một số
tổ chức Tin lành đã "lách luật" khi xin phép mở lớp bồi dưỡng giáo lý nhưng lại đào

tạo cử nhân, cao học Thần học; một số tổ chức tự hình thành "trung tâm đào tạo chức
sắc" hoặc liên kết với Tin lành nước ngoài mở lớp đào tạo chức sắc ngay trong nước;
một số tổ chức gửi người ra nước ngoài đào tạo dưới các hình thức du lịch, thăm thân
hoặc đào tạo từ xa...
Bốn là, quản lý các tổ chức, nhóm, phái Tin lành chưa được công nhận:
Hiện nay nước ta có khoảng 80 tổ chức, nhóm, phái Tin lành chưa được công nhận.


Tình trạng chuyển hệ phái, tranh giành địa bàn, tín đồ chủ yếu diễn ra ở những tổ
chức, nhóm, phái này. Nhiều nhóm, phái liên kết với nhau hình thành nên các
Fellowship (gọi tắt là F), như F1 (Hiệp hội Thông công Tin lành Việt Nam) và F2
(Hiệp hội Thông công Liên hữu Tin lành) ở thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội có Hiệp
hội Thông công Tin lành Hà Nội (HCF). Hiện tại các Fellowship này không có giá trị
về mặt tổ chức, liên kết lỏng lẻo. Ngoài ra còn có "Hội đồng mục sư" gồm chức sắc
của nhiều tổ chức, trong đó có cả những mục sư bị chính tổ chức của họ kỷ luật, khai
trừ và nhiều mục sư tự phong.
Phần lớn chính quyền địa phương chờ Trung ương công nhận tổ chức bên trên
mới triển khai cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho các tổ chức, nhóm, phái Tin lành
thuộc dạng này. Mặt khác, một số nhóm, phái không đủ điều kiện để đăng ký (số
lượng ít, phân tán, địa điểm di chuyển liên tục...) và một số nhóm, phái chủ trương
không đăng ký. Hoạt động của các tổ chức, nhóm phái này thường gây bức xúc cho
chính quyền địa phương.
Năm là, sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài: Theo thống kê mới nhất
của Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện số người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam là ơn 80.000 người đến từ 60 quốc gia trong đó 58% đến
từ các nước châu Á, 28,5% là châu Âu và các nước khác chiếm khoảng 13,5% và có
900 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang thực hiện dự án tại Việt Nam (có hơn
10% là tổ chức phi chính phủ tôn giáo và có liên quan đến tôn giáo). Trong số này,
nhu cầu tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu là đạo Tin lành. Trước
nhu cầu sinh hoạt đạo Tin lành gia tăng nói trên, một số địa phương như Quảng Ngãi,

thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo để giải quyết,
nhưng không triệt để và vẫn lúng túng. Vì nhiều lý do (số lượng đông, cơ sở thờ tự
trong nước không tương thích, khác ngôn ngữ, văn hóa...), họ mong muốn được sinh
hoạt tôn giáo thành nhóm riêng tại cơ sở riêng, được mời chức sắc nước họ giảng đạo,
hơn thế họ đã tự phát lập Hội thánh riêng với nhiều tên gọi đang tồn tại trên thực tế,
như: "Hội thánh Tin lành Hàn Quốc tại Hà Nội", "Hội thánh Tin lành Quốc tế", "Hội
thánh Tin lành Canada"... và chủ động tiến hành các hoạt động không chỉ trong lĩnh


vực từ thiện - nhân đạo mà cả giảng đạo, truyền đạo, thậm chí giúp đỡ tổ chức Tin
lành trong nước đào tạo, bồi dưỡng chức sắc.
Sáu là, tham gia xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế từ thiện nhân đạo: Đến
năm 1975 ở Việt Nam có khoảng 200 cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của đạo Tin lành
(Giáo hội Cơ đốc Phục lâm có 19 cơ sở, Báp tít Ân điển Nam Phương có 2 cơ sở, Hội
Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam có 15 cơ sở, Phúc âm Ngũ tuần có 1 cơ sở. Riêng Hội
thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có 01 nhà in, 02 tờ báo (Thánh kinh nguyệt san
và Rạng Đông), 15 đài phát thanh địa phương, 3 bệnh viện (Sài Gòn, Đà Lạt, Pleiku),
01 chẩn y viện ở Nha Trang; 142 trường trung và tiểu học với hơn 800 lớp, 3 trường
Kinh thánh (Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột), 07 trung tâm truyền giáo...). Tuy
nhiên, hiện nay không có cơ sở kinh tế - văn hóa - xã hội nào của đạo Tin lành còn tồn
tại hoặc được xây mới.
Con số này đang phản ánh thực tế thực hiện chủ trương Trung ương Đảng chỉ
đạo tại Kết luận số 58-KL/TW, ngày 03/11/2009 là: "Khuyến khích (các tổ chức Tin
lành đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo) tham gia các
hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện". Rõ ràng cho đến nay, chưa có quy phạm pháp
luật nào chế định chủ trương khuyến khích trên của Trung ương Đảng, bao gồm pháp
luật về tín ngưỡng tôn giáo cũng như pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y
tế...
Hiện trạng pháp luật và công tác giải quyết trên, cộng với quan điểm của đạo
Tin lành về hoạt động từ thiện, nhân đạo là việc "tay phải làm, tay trái không cần

biết", nên họ có xu hướng không muốn bày tỏ, báo cáo về hoạt động này và "cứ thực
hiện". Đặc biệt, nguồn kinh phí cho hoạt động từ thiện nhân đạo của đạo Tin lành chủ
yếu đến từ bên ngoài. Tất cả những điều này đã đặt cơ quan quản lý nhà nước vào thế
bị động: không nắm được đóng góp của họ, cũng không có gì để khuyến khích hay
ngăn cấm họ; cũng không khai thác được nguồn tài trợ của bên ngoài trong lĩnh vực
từ thiện, nhân đạo mà theo tôi là một nguồn lực không nhỏ.
Bảy là, nhu cầu hợp nhất và chia tách tổ chức Tin lành độc lập: Tuy chưa
phổ biến nhưng việc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xin hợp nhất tổ chức
với Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và mâu thuẫn nội bộ của Hội thánh Tin


lành Trưởng lão Việt Nam có dấu hiệu manh nha về một sự ly khai đang đặt công tác
quản lý nhà nước trước yêu cầu cần có chủ trương cụ thể đối với nhu cầu hợp nhất và
chia tách của các tổ chức Tin lành độc lập. Quản lý nhà nước cần tính đến các quy
định nhằm tạo sự ổn định, đồng thời tính đến hình thức quản lý thích hợp đối với các
nhóm Tin lành nhỏ lẻ.
Tám là, vấn đề pháp nhân của tổ chức tôn giáo: Pháp nhân của tổ chức tôn
giáo tuy là vấn đề pháp lý còn bất cập của chung tất cả tổ chức tôn giáo ở Việt Nam,
nhưng với đạo Tin lành có lẽ vấn đề này bức thiết hơn. Đạo Tin lành là tôn giáo đến
sau, chịu nhiều định kiến, hiện vẫn còn bị phân biệt đối xử, trong khi đây là tôn giáo
của nền công nghiệp hiện đại, của dân chủ, của cạnh tranh nên đòi hỏi cao về một sự
bình đẳng, bình quyền cả về pháp lý và trên thực tiễn. Tuy nhiên, với những quy định
hiện hành của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và của các văn bản luật liên quan (như
Bộ luật Dân sự, Luật đất đai...) thì tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo sau công
nhận ở nước ta chưa rõ và chưa đầy đủ.
Bên cạnh các quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành về chia
tách, sáp nhập, thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc từ chính Hiến chương, điều lệ;
bầu cử nhân sự lãnh đạo giáo hội theo nhiệm kỳ... cần bổ sung các quy định điều
chỉnh tổ chức tôn giáo ở phạm vi lớn hơn, tầm tổng thể như: đình chỉ hoạt động, giải
thể cơ quan lãnh đạo tổ chức tôn giáo; giải thể tổ chức tôn giáo; hợp nhất các tổ chức

tôn giáo độc lập...



×