Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Khảo sát sự cố y khoa không mong muốn tại bệnh viện đa khoa tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.25 KB, 41 trang )

CHỮ VIẾT TẮT
SCYK
KMM
BVĐK
NVYT
WHO

Sự cố y khoa
Không mong muốn
Bệnh viện Đa Khoa
Nhân viên y tế
World Health Organization


MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề
Chương I. Tổng quan tài liệu
1.1 Định nghĩa
1.2 Các thuật ngữ
1.3 Nguyên nhân
1.4.Tần suất và xu hướng sự cố y khoa
1.5 Phân loại sự cố y khoa
1.6 Hậu quả của sự cố y khoa
1.7 Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa
1.8 Mục tiêu của việc xử lý cần đạt được khi có sự cố y khoa xảy ra
1.9 Để đạt được mục tiêu, kế hoạch giải quyết cần tập trung vào những nội
dung chính sau
1.10 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.11 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.12 Cách suy nghĩ về sự cố y khoa hiện nay


Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Cỡ mẫu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.4 Phương pháp thu thập số liệu
2.5 Nguyên tắc tiếp cận sự cố y khoa không mong muốn
2.6 Quy trình tiếp cận báo cáo sự cố y khoa
2.7 Tiêu chuẩn loại trừ
2.8 Thời gian nghiên cứu
2.9 Xử lý số liệu
Chương III. Kết quả nghiên cứu
Chương IV. Bàn luận
Kết luận
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Mẫu phiếu báo cáo sự cố y khoa
Danh sách phiếu báo cáo sự cố y khoa

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Phân loại sự cố
Bảng 3.2 Hình thức ghi nhận sự cố


Bảng 3.3 Thời điểm xảy ra sự cố
Bảng 3.4 Thời điểm xảy ra sự cố theo giờ
Bảng 3.5 Số sự cố theo ngày trong tuần
Bảng 3.6 Thời gian từ lúc xảy ra sự cố đến lúc báo cáo
Bảng 3.7 Khoa báo cáo sự cố
Bảng 3.8 Khoa xảy ra sự cố

Bảng 3.9 Phân loại sự cố
Bảng 3.10 Đối tượng dẫn đến sự cố
Bảng 3.11 Hậu quả sự cố
Bảng 3.12 Liên quan giữa sự cố y khoa không mong muốn và giới
Bảng 3.13 Liên quan giữa sự cố y khoa không mong muốn và trình độ học
vấn
Bảng 3.14 . Liên quan giữa sự cố y khoa không mong muốn với thâm niên
công tác


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1. Sự cố y khoa theo tháng
Biểu đồ 2. Sự cố y khoa theo ngày trong tuần
Biểu đồ 3. Phân loại sự cố
Biểu đồ 4. Đối tượng dẫn đến sự cố
Biểu đồ 5. Hậu quả sự cố


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Hội nghị Quốc tế Porto-Portugal, WHO và các thành viên kêu gọi tăng
cường cho nghiên cứu để cải thiện tình trạng an toàn sức khỏe cho người bệnh. WHO
ước tính khoảng 10 triệu bệnh nhân trên thế giới bị tàn tật hoặc tử vong mỗi năm là do
tình trạng cơ sở y tế không an toàn [12]
Ngày nay, những thành tựu của y học trong việc chẩn đoán, điều trị và chăm
sóc đã giúp phát hiện sớm và điều trị thành công cho nhiều người bệnh mắc các
bệnh nan y mà trước đây không có khả năng cứu chữa, mang lại cuộc sống và hạnh
phúc cho nhiều người và nhiều gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thách

thức không nhỏ hiện nay là khi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả
vẫn phải đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế. Quy mô bệnh từng viện
dù lớn hay nhỏ, hiện đại hay chưa hiện đại, vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho
nhân viên y tế.
Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác với biến
chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang
thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa gồm 2 loại: có thể phòng ngừa
và không thể phòng ngừa.[12]
Tại Việt Nam, Áp lực mà các bệnh viện và người hành nghề đang phải đối mặt
là một số người nhà người bệnh và nhóm người có toan tính lợi dụng sự cố y khoa để:
Gây rối loạn trật tự xã hội (BV Nam Căn); Lợi dụng gây áp lực bồi thường tài chính
(BVĐK Thành phố Vinh, BV Thiệu Hóa); Đặc biệt là sự cố y khoa gầy đây nhất xảy
ra ở BVĐK tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh gây sự quan tâm theo
dõi của toàn xã hội đối với ngành y tế, gây ảnh hưởng tới uy tín, sức khỏe, tính mạng
người bệnh cũng như người hành nghề. Trong thực tế, khi có sự cố y khoa không
mong muốn xảy ra không chỉ có người bệnh, gia đình người bệnh trở thành nạn nhân
mà các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa cũng là nạn nhân và cũng cần
được hỗ trợ về tâm lý [12].
Trong khi, đối với những bệnh viện lớn, có uy tín trên thế giới, an toàn lâm
sàng là một trong những chứng chỉ phải có để chứng minh chất lượng và uy tín của
bệnh viện. Đặc biệt, gần đây nhất, tại Hội nghị câu lạc bộ Giám đốc các Bệnh viện
các tỉnh phía Nam năm 2007, đã tổ chức với chủ đề “Những điều cần biết về An toàn
bệnh nhân”.
Hiện nay, SCYK.KMM là vấn đề không mới trên thế giới, nó có tính phổ biến
và xu hướng gia tăng. Theo PGS.TS. Trương Văn Việt “Rủi ro cho người bệnh dù
không ai muốn nhưng nó vẫn có.Tìm ra những khâu, những quy trình, những điểm có
khả năng xảy ra trong hoàn cảnh Việt Nam là điều cần thiết và rất khó”. Sai sót, nhầm
lẫn và sự cố thường để lại hậu quả ảnh hưởng tớikết quả điều trị, sức khỏe người
bệnh, sự phát triển, uy tín và tài chính bệnh viện. Mặc dù không muốn, nhưng chúng



2

ta cũng không thể đảm bảo không sai sót bởi tính xác suất, những tình huống chủ
quan, lẫn khách quan trong công tác chuyên môn hàng ngày [12].Tuy nhiên, chúng ta
cũng có thể hạn chế được những sự cố khi chúng ta tuân thủ các quy định, thiết lập hệ
thống giám sát, phòng ngừa để làm giảm sự cố. Xác định được công tác của nhân viên
y tế có liên quan trực tiếp đến SCYK.KMM, chúng tôi bắt đầu bằng tổng hợp các sự
cố đã hoặc chứa nhiều yếu tố nguy cơ.
Hệ thống báo cáo sự cố y khoa của Bệnh viện Đa khoa ………………………
đã được thiết lập từ năm 2015, tuy nhiên số lượng phiếu báo cáo qua hệ thống rất ít,
qua ghi nhận các báo cáo sự cố y khoa năm 2016 là 30 phiếu, năm 2017 là 49 phiếu.
Đây là con số ít ỏi so với thực tế sự cố y khoa xảy ra hàng này mặc dù phòng QLCL
cũng đã tích cực hướng dẫn các khoa phòng báo cáo sự cố y khoa tự nguyện để tổng
hợp phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục phòng ngừa. Do tâm lý lo sợ
bị trách phạt, hạ thi đua dẫn đến nhiều sự cố y khoa không được báo cáo do đó không
thể tổng hợp và đưa ra những khuyến cáo giúp làm giảm thiểu sự cố y khoa không
mong muốn.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát sự cố y khoa
không mong muốn tại Bệnh viện ……………………………” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ các loại sự cố y khoa không mong muốn tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh ……………………………..
2. Tìm hiểu các mối liên quan của cố y khoa không mong muốn.


3

Chương I.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐỊNH NGHĨA

Y văn đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả những rủi ro trong thực
hành y khoa như: bệnh do thầy thuốc gây nên (Iatrogenics), sai sót y khoa
(Medical Error), tai biến y khoa (Medical Complication), an toàn người bệnh
(Patient Safety-AEs) và hiện nay thuật ngữ sự cố y khoa không mong muốn
(Medical Adverse Events) được sử dụng ngày càng phổ biến.
Luật khám bệnh, chữa bệnh định nghĩa Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh
là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do sai sót chuyên
môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc rủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong
khám bệnh.
Luật khám bệnh, chữa bệnh xác định sai sót chuyên môn khi người hành
nghề vi phạm một trong những nội dung sau: Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc
và điều trị người bệnh, vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức
nghề nghiệp và xâm phạm quyền của người bệnh.
Theo định nghĩa của WHO: Sự cố y khoa không mong muốn là tổn thương
làm cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằm viện
hoặc chết. Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh (health care
management) hơn là do biến chứng bệnh của người bệnh. Sự cố y khoa có thể
phòng ngừa và không thể phòng ngừa [19].
Tiêu chí xác định sự cố y khoa được sử dụng trong các nghiên cứu của Mỹ
và các nước gồm: (1) Sự cố nằm trong danh mục các sự cố nghiêm trọng phải báo
cáo theo quy định của Mỹ như mô tả tại Phụ lục số 1; (2) Sự cố trong danh mục bị
từ chối trả chi phí ở mức cao; (3) Sự cố dẫn đến 1 trong 4 mức độ nghiêm trọng là:
Kéo dài ngày nằm viện, người bệnh bị tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp
cứu hoặc chết.
1.2. CÁC THUẬT NGỮ
Sự cố y khoa (Adverse event): Một nguy cơ, rủi ro, sai sót có thể gây ra tổn
thương không mong muốn, tác động đến sức khỏe liên quan đến quá trình chăm
sóc y tế trong cơ sở khám chữa bệnh, trái ngược với diễn biến của bệnh lý. Chăm
sóc y tế bao gồm các lĩnh vực trong chăm sóc, chẩn đoán và điều trị, kể cả thất bại
trong chẩn đoán, điều trị và các hệ thống quy trình, thiết bị liên quan đến chăm sóc.

Các sự cố có thể phòng ngừa hoặc không thể phòng ngừa, đã xảy ra hoặc suýt xảy
ra.
Sự cố “Suýt xảy ra”: Sự cố y khoa tiềm ẩn nhưng đã được ngăn chặn và
phát hiện kịp thời chưa để xảy ra tổn thương tác động đến sức khỏe của người
bệnh.


4

Nguyên nhân gốc: Là nguyên nhân ban đầu của một vấn đề hoặc của một
chuỗi nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là xảy ra sự cố y khoa. Nguyên nhân
gốc có thể xử lý được hợp lý nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh hoặc phòng ngừa sự cố y khoa
Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy
định không phù hợp [18].
Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới người
bệnh [18]
Tác hại - Harm: Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh
hưởng có hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra. Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương,
đau đớn, tàn tật và chết người[18].
Sự cố không mong muốn - Adverse Events (AE): Y văn của các nước sử
dụng thuật ngữ “sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ “sai
sót chuyên môn, sai lầm y khoa” dễ hiểu sai lệch về trách nhiệm của cán bộ y tế và
trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào xảy ra cũng do cán bộ y tế.
Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế
(khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc,
sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phòng
ngừa và không thể phòng ngừa[18].
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn
gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường

sự cố y khoa các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí. (1) Các
sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng; (2) Các tình trạng/vấn đề sức khỏe
người bệnh mắc phải trong bệnh viện; Và (3) sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại
nghiêm trọng cho người bệnh nằm trong Bảng 4 Phân loại mức độ nguy hại cho
người bệnh từ F-I, bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải
can thiệp cấp cứu và chết người[15].
Theo một số nghiên cứu, ở các nước phát triển, tỷ lệ sự cố y khoa chiếm
khoảng từ 0,4 đến 16% số trường hợp nhập viện. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng
44.000 trường hợp tử vong do sự cố y khoa. Với các nước đang phát triển, tỷ lệ này
sẽ còn cao hơn do những thiếu hụt về nhân lực có chất lượng, trang thiết bị thiếu
thốn, trình độ quản lý còn hạn chế [5].
Sự cố y khoa là điều khó tránh khỏi đối với hệ thống y tế ở bất kỳ quốc gia
nào, kể cả những quốc gia có nền y học tiên tiến. Các thống kê trên thế giới cho
thấy các sự cố y khoa thường gây hậu quả đối với bệnh nhân, nhẹ có thể gây kéo
dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng một số cơ quan, nặng có thể gây
mất chức năng vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong.
Khi sự cố y khoa xảy ra, thường theo sau đó là những vụ khiếu kiện của
bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đối với nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa


5

bệnh. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc có liên quan đến sự cố luôn
phải chủ động tìm cách thương thuyết với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để giải
quyết, đền bù vật chất chỉ để mong bù đắp một phần nào mất mát của bệnh nhân.
Tuy nhiên, một trong những đặc điểm chung nhất của các vụ khiếu kiện này là trở
ngại trong việc xác định nguyên nhân của sự cố nên thường dẫn đến giải quyết
không thỏa đáng gây khiếu kiện kéo dài. Nhiều vụ khiếu kiện dù đã được hội đồng
khoa học kỹ thuật của bệnh viện, Sở Y tế, thậm chí cả Bộ Y tế vào cuộc điều tra,
kết luận nhưng người bệnh, người nhà người bệnh vẫn không tin tưởng, tiếp tục

khiếu kiện. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng, mất uy tín, thầy thuốc luôn
mệt mỏi, chùn tay, bất an khi hành nghề thời gian sau đó.
Mặt khác, hiện nay thủ tục pháp lý để giải quyết các tranh chấp trong khám
bệnh, chữa bệnh khi xảy ra các sự cố y khoa còn nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh
nên việc giải quyết các khiếu kiện sự cố y khoa thường gặp nhiều khó khăn, kéo
dài.
1.3 NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của sự cố y khoa rất nhiều và đa dạng, có thể chủ quan từ phía
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc hoặc có những yếu tố thuận lợi, khách
quan có thể dẫn đến sự cố y khoa. Các nguyên nhân sau là có thể gặp tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh như:
1.3.1 Nguyên nhân chủ quan:
1.3.1.1 Lỗi hệ thống:
- Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa đặt ra an toàn đối với người
bệnh là ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải tiến chất lượng của đơn vị, thiếu
chương trình hành động cụ thể, thiếu phân bổ nguồn lực thích hợp cho hoạt động
an toàn của người bệnh.
- Trong hoạt động quản lý bệnh viện, vẫn còn tồn tại suy nghĩ nguyên nhân
của sự cố y khoa chủ yếu là do lỗi cá nhân, ít khi xem xét đến lỗi hệ thống.
- Việc triển khai hoạt động phòng ngừa sự cố y khoa chưa được quan tâm
đúng mức: Chưa xây dựng hệ thống quản lý sai sót, sự cố; công tác tổng hợp, báo
cáo, giám sát sai sót, sự cố chưa được chú trọng; thiếu xây dựng các quy trình kỹ
thuật để bảo đảm an toàn đối với người bệnh; thiếu bảng kiểm cho hoạt động giám
sát quá trình thực hiện kỹ thuật; thiếu đầu tư trang thiết bị cho hoạt động an toàn
đối với người bệnh; thiếu hoạt động huấn luyện về an toàn đối với người bệnh cho
nhân viên;...
1.3.1.2 Từ phía nhân viên y tế:
- Đa số chưa qua các khóa huấn luyện về an toàn đối với người bệnh.



6

- Không tuân thủ đúng quy trình, quy định về an toàn đối với người bệnh của
bệnh viện khi thực hiện các kỹ thuật.
- Kỹ năng thực hành còn hạn chế.
1.3.2. Nguyên nhân khách quan:
1.3.2.1 Từ phía cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nhân viên y tế:
- Tình trạng quá tải người bệnh tại một số cơ sở khám, chữa bệnh.
- Thiếu đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là đội ngũ y tế chuyên sâu.
- Môi trường làm việc không thuận lợi gây xao lãng, thiếu tập trung.
- Trang thiết bị y tế thiếu thốn, không đồng bộ, cũ kỹ.
- Việc trao đổi thông tin giữa người bệnh, nhân viên y tế và người quản lý
còn nhiều hạn chế.
- Còn áp dụng những phương pháp chẩn đoán và điều trị có mức an toàn
hẹp.
- Bất cứ một can thiệp điều trị nào cũng luôn tiềm ẩn 2 mặt lợi và hại.
1.3.2.2 Từ phía người bệnh:
Những yếu tố về đặc điểm của người bệnh như cơ địa, sức đề kháng khác
nhau cũng là điều kiện thuận lợi để sự cố y khoa xảy ra.
1.4. TẦN SUẤT VÀ XU HƯỚNG SỰ CỐ Y KHOA
Các nghiên cứu sự cố y khoa không mong muốn của các quốc gia tiên phong
được đăng tải trên các Tạp chí y học của Mỹ, Canada, Úc, Anh quốc, Hà lan và
Việt Nam được tổng hợp trong các bảng dưới đây.
1.4.1. Tần suất sự cố y khoa
Bảng 1.1 Tổng hợp sự cố y khoa tại các nước phát triển [12]
Năm

Số NB
NC


Số sự
cố

Tỷ lệ
(%)

1. Mỹ (Harvard Medical Practice Study )

1989

30.195

1133

3,8

2. Mỹ (Utah-Colorado Study)

1992

14.565

475

3,2

3. Mỹ (Utah-Colorado Study)*

1992


14.565

787

5,4

4. Úc ( Quaility in Australia Health Case
Study)

1992

14,179

2353

16,6

5. Úc ( Quaility in Australia Health Case
Study)**

1992

14,179

1499

10,6

6. Anh


2000

1014

119

11,7

7. Đan Mạch

1998

1097

176

9,0

Nghiên cứu

Ghi chú: * Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Úc;
** Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Mỹ.


7

Các nghiên cứu về tần suất sự cố y khoa của các quốc gia tiên phong đã bắt
đầu từ những năm 2000, các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp hồi cứu trên
bệnh án và giống nhau về tiêu chí đánh giá cho thấy tần suất sự cố y khoa từ 3,7%
-16,6% người bệnh nhập viện[12]. Các nghiên cứu so sánh áp dụng cùng phương

pháp của Mỹ và của Úc cho thấy tần suất sự cố y khoa trong khoảng từ 5,4% 10,6%[16][17]. Viện nghiên cứu y học Mỹ hồi cứu 30.195 bệnh án đã công bố tỷ lệ
người bệnh nhập viện gặp sự cố y khoa là 3,7% [15]. Các chuyên gia y tế Mỹ ước
tính ít nhất có 44.000 – 98.000 người bệnh tử vong trong các bệnh viện của Mỹ
hàng năm do các sự cố y khoa. Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh viện
của Mỹ cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, Ung thư vú, tử vong do HIV/AIDS
là ba vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm hiện nay[16][17] [18][19].
Nghiên cứu về chất lượng chăm sóc y tế của Úc (1994) do Bộ Y tế và dịch
vụ con người tiến hành (1994) đã công bố tần suất sự cố y khoa đối với các bệnh
nhân nhập viện tại các bệnh viện của Úc là 16,6%[17].
Nghiên cứu sự cố y khoa trong các bệnh viện Anh Quốc ghi nhận tần suất
người bệnh gặp sự cố y khoa chiếm 10,8% người bệnh nhập viện và một nửa sự cố
có thể phòng ngừa[12].
Nghiên cứu về tần suất sự cố y khoa tại các bệnh viện Canada báo cáo tần
suất sự cố y khoa 7,5% người bệnh nhập viện, 36,9% sự cố có thể phòng ngừa.
Hàng năm Canada có 2,5 triệu người bệnh nhập viện và ước tính có 185.000
người bệnh gặp sự cố y khoa[12].
Nghiên cứu về sự cố y khoa tại Đan Mạch (1998) báo cáo tần suất sự cố y
khoa 9% đối với người bệnh nhập viện, 40% sự cố có thể phòng ngừa[12].
Nghiên cứu tại 21/101 bệnh viện Hà Lan (2004) báo cáo tần suất sự cố y
khoa 5,7% người bệnh nhập viện, >50% sự cố không mong muốn liên quan tới
người bệnh có phẫu thuật[12].
Nghiên cứu tại New Zealand (1998) trên tổng số 6.579 bệnh án của 13 bệnh
viện đại diện công bố tần suất sự cố y khoa 6,3%. Trong đó, >50% liên quan tới
người bệnh có phẫu thuật và gần 50% sự cố có thể phòng ngừa, sự cố y khoa do lỗi
hệ thống có thể phòng ngừa chiếm 50%[12].


8

Bảng 1.2. Nhiễm trùng bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam

Nghiên cứu

Năm

NKBV %

Phạm Đức Mục và cộng sự (11 BVTW)

2005

5,8

Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (6BV phía Nam)

2005

5,6

Nguyễn Việt Hùng (36BV phía Bắc)

2006

7,8

Trần Hữu Luyện. Giám sát NKVM của 1000 NB có
phẫu thuật tại BVTW Huế.

2008

4,3


Lê Thị Anh Thư. Giám sát VPBV liên quan thở máy
của 170NB tại BV Chợ Rẫy.

2011

39,4

Nguồn: Báo cáo KSNK Bộ Y tế / Bệnh viện Bạch mai tổ chức năm 2005,
2008, 2012
Nhiễm khuẩn bệnh viện trong các bệnh viện của Việt Nam qua các báo cáo
đã được đăng trên các tạp chí y học ghi nhận NKBV hiện mắc từ 5,4% – 8% người
bệnh nội trú, NKVM trên những người bệnh có phẫu thuật chiếm từ 2,5% – 8,45%
và viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40% – 50%[1][7].
1.4.2. Xu hướng sự cố y khoa
Báo cáo của Tổng thanh tra y tế Mỹ, nghiên cứu 780 bệnh án ngẫu nhiên của
các người bệnh trong tháng 10 năm 2008 công bố 13,5% người bệnh nhập viện gặp
sự cố y khoa (cứ 7 người bênh ra viện thì có 1 người gặp sự cố y khoa thỏa mãn ít
nhất 1 tiêu chuẩn xác định sự cố y khoa); 51% không thể phòng ngừa, 44% sự cố y
khoa hầu như có thể phòng ngừa và 5% không xác định[12].
Nghiên cứu tổng quan của John T. Jame đăng trên Tạp chí Lippincott
William & Wilkin sử dụng Bộ công cụ đánh giá sự cố y khoa của Viện cải thiện
chăm sóc y tế – Mỹ “Global Trigger Tool of the Institute for Healthcare
Improvement” ước tính thấp nhất 210.000 tử vong hàng năm liên quan tới sự cố y
khoa so với nghiên cứu của Viện y học Mỹ (Institute of Medicine) năm 1999 ước
tính hàng năm có tới 98.000 người tử vong liên quan tới sự cố y khoa[12].
Một nghiên cứu hồi cứu trên 11.883 bệnh án của Hà Lan tại 20 bệnh viện,
trong đó có 7.787 bệnh án (2004) và 3.966 bệnh án (2008) công bố tỷ lệ sự cố y
khoa tăng từ 4,1% (2004) lên 6,2% (2008), sự cố y khoa đối với người bệnh ngoại
khoa tăng lên và chiếm tỷ lệ > 50% các sự cố. Các tác giả đều nhận định sự cố y

khoa mang tính bền vững, sự cố y khoa là vấn đề rất khó để tạo tác động thay đổi
và cần thiết vận động người bệnh tham gia vào quá trình làm giảm sự cố y khoa
[12].


9

Báo cáo y tế lần thứ 9 của Bang Minisota – Mỹ (1.2013) ghi nhận năm 2012
có nhiều sự cố y khoa hơn các năm trước, bình quân mỗi tháng có 26,1 sự cố, 28%
các sự cố y khoa gây hậu quả cho người bệnh và 4% sự cố y khoa dẫn đến chết
người; Các sự cố liên quan tới phẫu thuật sai phương pháp, sai vị trí vẫn có xu
hướng tăng nhẹ [12].
Ngoài ra, xu hướng tranh chấp trong khám chữa bệnh giữa một bên là người
sử dụng dịch vụ y tế và người cung cấp hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ y tế ngày càng
gia tăng.
1.5 PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA
Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác
nhau. Các cách phân loại hiện tại bao gồm: Phân loại theo nguy cơ đối với người
bệnh, phân loại theo báo cáo bắt buộc và phân loại theo đặc điểm chuyên môn.
Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh
Theo kinh nghiệm của một số nước, sự cố y khoa được phân loại theo các
cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Bao gồm phân loại theo mức độ
nguy hại của người bệnh, theo theo tính chất nghiêm trọng của sự cố làm cơ sở để
đo lường và đánh giá mức độ nguy hại cho người bệnh [15].
Bảng 1.3. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại
Mức
độ
A
B
C

D

Mô tả

Mức độ
nguy hại

Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót
Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên NB
Không nguy
Sự cố đã xảy ra trên NB nhưng không gây hại
hại cho NB
Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi
Sự cố xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm
E
thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn
Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc
F
kéo dài ngày nằm viện
Nguy hại cho
G
Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn
NB
Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống
H
NB
I
Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong
Nguồn: NCC MERP Index, Medication Errors Council Revises and
Expended Index for categorizing Errors, June 12,2001.


Danh mục các sự cố y khoa cơ sở y tế phải báo cáo


10

Bảng 1.4. Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo
I. Sự cố liên quan đến quản lý người bệnh
1 Người bệnh nội trú nhưng gặp sự cố y khoa ở ngoài bệnh viện
2 Người bệnh tự tử hoặc di chứng nghiêm trọng do tự tử
3 Giao nhầm trẻ sơ sinh
II. Sự cố liên quan đến thuốc, điều trị và thiết bị
4 Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, quá hạn
5 Sử dụng các thiết bị hỏng/ thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc
6 Đặt thiết bị gây tắc mạch do không khí
7 Không chỉ định xét nghiệm, CĐHA dẫn đến xử trí không kịp thời
8 Tai biến do thực hiện các thủ thuật
III. Sự cố liên quan đến chăm sóc
9 Dùng nhầm thuốc
10 Truyền nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu
11 Người bệnh bị ngã trong thời gian nằm viện
12 Người bệnh bị loét do tỳ đè trong khi nằm viện.
13 Tai biến do tiêm truyền
14 Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do hạ đường huyết nội viện
Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng (vàng da nhân) do tăng bilirubin
15 máu ở trẻ sơ sinh nội viện
16 Người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do tập vật lý trị liệu
IV. Sự cố do phẫu thuật
17 Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh
18 Phẫu thuật nhầm người bệnh

19 Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh
20 Để sót dụng cụ, gạc… khi làm phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh
21 Tử vong trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường quy
V. Sự cố do môi trường
22 Bị shock do điện giật trong khi điều trị tại bệnh viện
23 Bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện
24 Cháy nổ oxy, bình ga, hóa chất độc hại trong khi điều trị tại bệnh viện
VI. Sự cố liên quan đến tội phạm
25 Do nhân viên y tế chủ định gây sai phạm
26 Bắt cóc, mất tích người bệnh
27 Lạm dụng tình dục đối với người bệnh trong bệnh viện
28 Giả mạo nhân viên y tế điều trị cho người bệnh

Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn
Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự


11

cố gồm:
1) Nhầm tên người bệnh
2) Thông tin bàn giao không đầy đủ
3) Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật
4) Nhầm lẫn liên quan tới các thuốc có nguy cơ cao
5) Nhiễm trùng bệnh viện
6) Người bệnh ngã
1.6 HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ Y KHOA
Hậu quả về sức khỏe: hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm
tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm
giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y

tế và cơ sở cung cấp dịch vụ.
Tại Mỹ (Utah- Colorado): các sự cố y khoa không mong muốn đã làm tăng
chi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 US$ và
tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh [18]. Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học
Mỹ chi phí tăng $2595 và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh
[12]
Ở Australia hàng năm: 470 000 NB nhập viện gặp sự cố y khoa, tăng 8%
ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18000 tử vong, 17000
tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời [12].
Tại Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại các
bệnh viện Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên tới 2 tỷ
bảng. Bộ Y tế Anh đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu kiện lâm
sàng năm 1998/1999 và ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyết những
kiện tụng chưa được giải quyết. Chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới
1 tỷ bảng Anh hàng năm. Con số kiện tụng lên tới 38000 đối với lĩnh vực chăm sóc
y tế gia đình và 28000 đơn kiện đối với lĩnh vực bệnh viện [15].
Tại Nhật Bản, theo số liệu của tòa án, bình quân mỗi ngày người dân kiện và
đưa bệnh viện ra tòa từ 2-3 vụ. Thời gian giải quyết các sự cố y khoa tại Nhật Bản
trung bình 2 năm/vụ khiếu kiện [12].
1.7 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SỰ CỐ Y KHOA
Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa gồm: Yếu tố
người hành nghề, yếu tố chuyên môn, yếu tố môi trường công việc và yếu tố liên
quan tới quản lý và điều hành cơ sở y tế.
1.7.1 Yếu tố con người
1.7.1.1

Sai sót không chủ định


12


- Do thiếu tập trung khi thực hiện các công việc thường quy (bác sĩ ghi hồ sơ
bệnh án, điều dưỡng tiêm và phát thuốc cho người bệnh..). Các sai lầm này không
liên quan tới kiến thức, kỹ năng của người hành nghề mà thường liên quan tới các
thói quen công việc
- Do quên (bác sĩ quên không chỉ định các xét nghiệm cấp để chẩn đoán,
điều dưỡng viên quên không bàn giao thuốc, quên không lấy bệnh phẩm xét
nghiệm,..)
- Do tình cảnh của người hành nghề ( mệt mỏi, ốm đau, tâm lý,..)
- Do kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hạn chế áp dụng các quy định
chuyên môn không phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự cố y khoa
không mong muốn xảy ra ngay đối với các thầy thuốc có kinh nghiệm nhất và đang
trong lúc thực hiện công việc chuyên môn có trách nhiệm với người bệnh.
1.7.1.2

Sai sót chuyên môn

- Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp
1.7.1.3 Đặc điểm chuyên môn y tế bất định
- Bệnh tật của người bệnh diễn biến, thay đổi
- Y học là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất
- Can thiệp nhiều thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh dẫn đến rủi ro và
biến chứng bất khả kháng.
- Sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể dễ gây sốc phản vệ, phản ứng...
1.7.2 Môi trường làm việc nhiều áp lực
Môi trường vật lý (tiếng ồn, nhiệt độ, diện tích..)
Môi trường công việc (quá tải, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện..); Môi
trường tâm lý (tiếp xúc với người ốm, tâm lý luôn căng thẳng…)
1.7.3 Quản lý và điều hành dây chuyền khám chữa bệnh

- Một số chính sách, cơ chế vận hành bệnh viện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ
có thể làm gia tăng sự cố y khoa liên quan tới BHYT, tự chủ, khoán quản làm tăng
lạm dụng dịch vụ y tế.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dây chuyền khám chữa bệnh khá phức tạp,
ngắt quãng, nhiều đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt.
- Thiếu nhân lực nên bố trí nhân lực không đủ để bảo đảm chăm sóc người
bệnh 24 giờ/24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Các ngày cuối tuần, ngày lễ việc chăm
sóc, theo dõi người bệnh chưa bảo đảm liên tục.
- Đào tạo liên tục chưa tiến hành thường xuyên


13

- Kiểm tra giám sát chưa hiệu quả, thiếu khách quan.
Sơ đồ mô tả các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa
YẾU TỐ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Chính sách, cơ chế vận hành, tổ chức cung cấp dịch vụ, bố trí
nguồn lực, đào tạo nhân viên và kiểm tra, giám sát

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NƠI LÀM VIỆC
Môi trường vật lý (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, nơi làm
việc chật hẹp), quá tải công việc, áp lực tâm lý

YẾU TỐ CHUYÊN MÔN
Bệnh bất định, xác suất, dùng thuốc, phẫu thuật,
thủ thuật dễ gây phản ứng
YẾU TỐ NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, sức
khỏe, tâm lý..


SỰ CỐ XẢY RA
Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa

1.7.4 Phân tích nguyên nhân gốc
Mô hình phân tích nguyên nhân sự cố theo Reason J. Cathey


14

Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố y khoa Nguồn:
Reason J. Carthey, Diagnosing vulnerable system sysdrome
Trong y tế, lỗi hoạt động (active errors) liên quan trực tiếp tới người hành
nghề vì họ ở lớp hàng rào phòng ngự cuối cùng trực tiếp với người bệnh. Khi sự cố
xảy ra người làm công tác khám chữa bệnh trực tiếp (bác sĩ, điều dưỡng, hộ
sinh…) dễ bị gán lỗi. Tuy nhiên, các yếu tố hệ thống (latent factors) có vai trò rất
quan trọng liên quan tới các sự cố đó là công tác quản lý, tổ chức lao động, môi
trường làm việc, và thường ít được chú ý xem xét về sự liên quan. Các nhà nghiên
cứu nhận định cứ có một lỗi hoạt động thường có 3-4 yếu tố liên quan tới lỗi hệ
thống.
1.7.5 Lợi ích của việc phân tích nguyên nhân gốc
Việc phân tích xác định nguyên nhân gốc không chỉ đơn giản là tìm kiếm lỗi
cá nhân mang tính triệu chứng mà phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gián tiếp
thúc đẩy sự cố xảy ra. Việc phân tích nguyên nhân gốc và thực hiện các hành động
khắc phục được coi là quá trình cải tiến liên tục của cơ sở y tế.
Những yếu kém trong việc tìm hiểu nguyên nhân gốc của các sự cố y khoa
dẫn đến việc mặc dù sự cố y khoa đã tồn tại từ lâu nhưng hệ thống y tế chưa có
được bức tranh dịch tễ về sự cố y khoa để có phương sách đối phó hiệu quả. Các
nhà nghiên cứu đã đưa ra Hội chứng hệ thống suy yếu của tổ chức (Vulnerable
System Syndrome). Hội chứng này có ba nhóm triệu chứng chính là: (1) Đổ lỗi
cho cá nhân trực tiếp (bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh..); (2) Phủ nhận sự tồn tại các

điểm yếu của lỗi hệ thống; (3) Theo đuổi mù quáng các chỉ số tài chính, lạm dụng
các chỉ định chuyên môn.
1.8 MỤC TIÊU CỦA VIỆC XỬ LÝ CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI CÓ SỰ CỐ
Y KHOA XẢY RA:


15

1.8.1. Duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh nơi xảy ra sự cố y khoa nhằm đảm bảo triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân trên địa bàn đồng thời khẩn trương triển khai các giải pháp cụ thể
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự cố y khoa xảy ra trongtương lai.
1.8.2. Xác định nguyên nhân của sự cố y khoa để có các phương án giải
quyết hợp pháp, hợp lý và đôi khi hợp tình.
1.8.3. Đảm bảo giải quyết thoả đáng nhất các khiếu kiện của bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân trên cơ sở thoả thuận, thương thuyết là chính nhưng phải đảm
bảo phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong khiếu kiện.
1.9. ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT CẦN
TẬP TRUNG VÀO NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH SAU:
1.9.1. Các nội dung cần triển khai ngay sau khi sự cố y khoa xảy ra:
a) Tổ chức, củng cố và duy trì hoạt động của khoa, phòng có liên quan đến
sự cố nhằm đảm bảo hoạt động liên tục không bị gián đoạn, ngừng hoạt động sau
khi xảy ra sự cố.
b) Cung cấp thông tin về sự cố:
- Họp toàn bệnh viện, khoa, phòng, bộ phận xảy ra sự cố để chuyển tải thông
tin chính thống về sự cố đến mọi người để tránh dư luận không đúng gây ảnh
hưởng đến uy tín của cán bộ y tế và đơn vị có liên quan đến sự cố.
- Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các cơ quan thông tin
đại chúng để phản ánh đúng về sự cố xảy ra, giảm thiểu tác hại đến uy tín của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh.

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định
nguyên nhân sự cố y khoa theo Điều 74, 75 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trong trường hợp vượt quá khả năng thì Sở Y tế sẽ thành lập hoặc đề nghị Bộ Y tế
thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố y khoa.
Việc chọn phương án giải quyết các sự cố y khoa phụ thuộc chủ yếu vào kết luận
của Hội đồng chuyên môn được thành lập theo sau sự cố y khoa. Các tình huống
có thể xảy ra là:
- Kết luận của Hội đồng chuyên môn lỗi do hệ thống, quy trình khám bệnh,
chữa bệnh không đảm bảo. Trong trường hợp này trách nhiệm chính thuộc về thủ
trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phương án giải quyết trong trường hợp này có
tính tổng thể, cần nhiều thời gian để khắc phục. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh nơi xảy ra sự cố cần:
+ Thành lập đoàn công tác để chủ động gặp gỡ bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân xin lỗi, động viên, an ủi, chia sẻ mất mát của gia đình bệnh nhân; hỗ trợ chi


16

phí mai táng, giải quyết các khó khăn trước mắt cho gia đình bệnh nhân; giải thích
các nội dung có liên quan đến nguyên nhân xảy ra sự cố.
+Thỏa thuận mức đền bù thiệt hại cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám
bệnh, chữa theo quy định tại Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của
Chính phủ về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh thì mức đền bù
thiệt hại do Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả theo hợp đồng được ký kết với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa tham gia
bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
cần thương thuyết với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về mức đền bù thiệt hại.
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng có thể nhờ một tổ chức trung gian đứng
ra thương thuyết với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về việc đền bù các thiệt hại.

Đây là phương án dễ đạt được thỏa thuận với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
- Hội đồng chuyên môn xác định lỗi do sai sót chuyên môn của cán bộ y tế.
Phương án giải quyết trong trường hợp này tùy thuộc vào lỗi nhẹ, nặng hay nghiêm
trọng mà có hình thức xử lý phù hợp, như: phê bình, nhắc nhở chấn chỉnh nhằm rút
kinh nghiệm; xử lý kỷ luật; thu hồi chứng chỉ hành nghề; truy cứu trách nhiệm
hình sự, ... Trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa tham gia bảo hiểm
trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh thì việc đền bù thiệt hại cho bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân trong tình huống này do cán bộ y tế gây ra sai sót chuyên
môn chịu trách nhiệm. Cán bộ y tế cần thương thuyết với bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân mức đền bù thiệt hại. Việc đền bù thiệt hại trong nhiều trường hợp là
khó đạt được thỏa thuận với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, quá khả năng về tài
chính, tinh thần của cán bộ y tế. Do vậy, trong tình huống này, cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh cũng cần có những hỗ trợ cho cán bộ y tế về mặt vật chất, động viên
tinh thần để họ có thể “gượng dậy” sau sự cố và có thể tiếp tục hành nghề.
- Hội đồng chuyên môn xác định không có sai sót trong chuyên môn.
Phương án xử lý trong trường hợp này là khó nhất, khó đạt được thỏa thuận giữa
các bên. Phương án giải quyết chủ yếu là thương thuyết giữa cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh với người bệnh, người nhà bệnh nhân nhằm đảm bảo hài hòa những mất
mát của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, tránh khiếu kiện kéo dài.
- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cán bộ y tế không thể đạt
được thỏa thuận với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về nội dung khiếu kiện, bồi
thường thiệt hại cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thì phương án cuối cùng là
yêu cầu tòa án dân sự giải quyết nội dung khiếu kiện.
1.9.2. Các nội dung cần triển khai lâu dài để hạn chế xảy ra sự cố y khoa
trong tương lai:
a) Khắc phục lỗi hệ thống:


17


- Triển khai có hiệu quả Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013
của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh tại bệnh viện; Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
- Xây dựng “hệ thống khó mắc lỗi” ngay trong khâu thiết kế, xây dựng bệnh
viện.
- Đầu tư nguồn lực thích hợp cho hoạt động an toàn đối với bệnh nhân tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa tự nguyện tại các khoa, phòng;
khuyến khích tự nguyện báo cáo sai sót, sự cố, các lỗi tiềm ẩn để có giải pháp can
thiệp nhằm loại trừ các lỗi trong tương lai.
- Tăng cường giám sát an toàn sử dụng thuốc, an toàn trong phẫu thuật, giám
sát việc tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Chuẩn hóa quy trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân: Ban hành các phác đồ
điều trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, bảng kiểm cho hoạt động giám sát quá trình
thực hiện kỹ thuật,...
- Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc của nhân viên y tế, giảm bớt
tình trạng quá tải, bố trí nhân lực phù hợp ở một số vị trí có cường độ làm việc
căng thẳng như tại các khoa: Hồi sức tích cực, Sản, Khám. Đáp ứng đầy đủ
phương tiện, thiết bị làm việc, thiết lập hệ thống nhắc nhở, giảm bớt việc phải vận
dụng trí nhớ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng việc sử dụng các
phần mềm hỗ trợ cho cán bộ y tế.
- Tăng cường đào tạo, huấn luyện về an toàn đối với bệnh nhân cho nhân
viên y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Triển khai thực hiện các quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám
bệnh, chữa bệnh sẽ giúp giảm bớt thiệt hại và áp lực đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh và người hành nghề khi có sự cố y khoa xảy ra. Cơ quan bảo hiểm đóng
vai trò trung gian để bồi thường thiệt hại đối với bệnh nhân khi có sự cố y khoa
xảy ra.
c) Phát huy vai trò của các Hội nghề nghiệp như các Hội: Y dược học, Đông

y, Điều dưỡng,… trong việc bảo vệ quyền lợi, uy tín của cán bộ y tế khi xảy ra sự
cố y khoa mà lỗi không thuộc về cán bộ y tế.
d) Tăng cường trao đổi thông tin giữa cán bộ y tế với bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân để họ có thể hiểu được mức độ rủi ro, tai biến trong y khoa để có sự
cảm thông đối với thầy thuốc khi có sự cố y khoa. Cán bộ y tế cần tư vấn, giải
thích cặn kẽ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân từ lúc bắt đầu tiếp xúc cho đến
khi kết thúc điều trị.


18

- Sự cố y khoa là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn trong suốt quá trình
hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do những đặc thù của ngành y tế.
Sự cố y khoa sẽ được kiểm soát tốt khi triển khai đồng loạt các hoạt động từ việc
xây dựng mục tiêu, chương trình hành động về an toàn đối với bệnh nhân của lãnh
đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến hoạt động huấn luyện, nghiên cứu, giám sát,
cải tiến chất lượng và chuyển đổi từ nhận thức sang hành động của từng nhân viên
trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Khi sự cố y khoa xảy ra, để giải quyết thỏa đáng quyền lợi của các bên có
liên quan, bên cạnh việc cần phải có hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng thì sự nhìn
nhận khách quan của dư luận xã hội, sự cảm thông của bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân đối với nghề nghiệp có tính rủi ro cao của ngành y tế cũng đóng vai trò rất
quan trọng.
1.10 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Theo kết quả nghiên cứu ở các nước Mỹ (1984, 1992, 1999,
2000), Canada (2001), NewZealand (1998) cho thấy tỉ lệ sự cố y khoa khoảng từ 416,6%. Theo kết quả của Viện nghiên cứu y học Mỹ và đại học Harvard gần 4%
người bệnh nhập viện gặp SCYK.KMM làm cho gần 44.000 - 98.000 trường hợp tử
vong hàng năm tại Mỹ và là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Mỹ,
vượt cao hơn con số tử vong do tai nạn giao thông (43.458) và ung thư vú (42.297)
[4] .Trong đó:

+ Sự cố gây tổn hại: 3.7% và Có thể phòng ngừa được: 24%
+ Sự cố gây tổn hại ở trẻ em: 2.1% và Có thể phòng ngừa được: 22%
Tại một số bệnh viện ở NewYork 7,9%, đặc biệt tại Úc 16,6%. Trong đó 50%
là các sai sót có thể phòng ngừa được.


19

1.11 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Rất ít các báo cáo về tỉ lệ sự cố y khoa được công bố của các bệnh viện trong
nước.
Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực
hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh;
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ………………. với quy mô 700 giường bệnh. Tổng số
nhân viên là 733 người, trong đó Bác sĩ 151 ; điều dưỡng 325, nữ hộ sinh 45, kỹ thuật
viên 48. Hàng ngày cấp cứu khoảng 50 ca/ ngày; khám bệnh khoảng 700 lượt
người/ngày. Lượng người bệnh điều trị nội trú trung bình 800 người/ngày.
Nhiều quy trình, quy định chưa được văn bản hóa, nguy cơ tiềm ẩn xảy ra các
sự cố y khoa không mong muốn là rất lớn. Chính vì vậy “An toàn người bệnh” luôn
là ưu tiên hàng đầu trong quản lý chất lượng của bệnh viện.
1.12 CÁCH SUY NGHĨ VỀ SỰ CỐ Y KHOA HIỆN NAY
Tiếp cận sai sót – phân tích nguyên nhân
Theo quan niệm cũ: Khi phát hiện sự cố hay nguy cơ hướng giải quyết theo
hình thức là: Quy trách nhiệm. Yêu cầu phân tích nguyên nhân xem “ai làm sai?”,
theo khuynh hướng buộc tội cá nhân. Hậu quả dẫn đến trạng thái stress, sa sút tinh
thần cho cá nhân.
Theo quan niệm mới: Khi phát hiện sự cố hay nguy cơ hướng giải quyết theo
hình thức là: Tìm phương án giải quyết. Yêu cầu phân tích nguyên nhân “cái gì sai?”,
phải làm gì tốt hơn?, đối sách là gì?



20

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các sự cố y khoa đối với:
- NVYT đang công tác tại các khoa phòng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh
………………………………
- Người bệnh, người nhà người bệnh.
- Trang thiết bị cơ sở hạ tầng.
2.2 Cỡ mẫu
Lấy toàn bộ các phiếu báo cáo sự cố y khoa tự nguyện và bắt buộc.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang.
2.4 Phương pháp thu thập số liệu
- Tổng hợp các loại SCYK.KMM trong công tác khám, điều trị, chăm sóc.
- Tầm soát chủ động: nhóm nghiên cứu chủ động phát hiện SCYK.KMM trong
quá trình kiểm tra, giám sát.
- Báo cáo tự nguyện: Khuyến khích NVYT bệnh viện báo cáo các tình huống
liên quan đến SCYK.KMM qua ghi nhận từ bản thân hoặc đồng nghiệp trong công
tác chuyên môn.
- Duy trì báo cáo hệ thống.
2.5 Nguyên tắc tiếp cận sự cố y khoa không mong muốn
- Theo quan niệm mới hiện nay khuyến khích đối tượng nghiên cứu báo cáo tự
nguyện. Không buộc tội cá nhân, không tập trung vào hành vi của cá thể mà tập trung
vào những loại SCYK.KMM, xây dựng biện pháp phòng ngừa/khắc phục.
2.6 Quy trình tiếp cận báo cáo sự cố y khoa
Ghi nhận phân loại

Báo cáo phụ trách trực tiếp


Báo cáo sự cố lên phòng
QLCL

Phân tích sự cố, xử lý
và phản hồi

Tổng hợp, báo cáo kết quả, rút
kinh nghiệm


21

2.7 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các nội dung không phải là sự cố y khoa (nằm ngoài định nghĩa về sự cố y
khoa).
2.8 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2018 đến tháng 10/2018.
2.9 Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 18.0


×