Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Phong tục tang ma của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.95 KB, 20 trang )

Phong tục tang ma của người Việt
Thành viên:
Trần Thị Thảo
Nguyễn Thị Lan


KẾT CẤU BÀI THUYẾT TRÌNH

NHỮNG
KHÁI NIỆM

BIỂU HIỆN

KẾT LUẬN


TANG MA Ở CÁC QUỐC
GIA

Ấn Độ:không coi trọng
việc tang ma. Khi có
người chết thường mang
xác đi thiêu hoặc mang
xác lên núi cho chim kền
kền ăn.

Trung Quốc: “ trọng

Việt Nam: cũng rất

nhất là 3 việc: ăn,



coi trọng việc tang lễ

tang và tế”- rất coi
trọng việc tang lễ


1.Khái niệm “đám ma”?


Đám ma hay đám tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của người việt nam. Bao gồm nhiều quy trình, nghi lễ của những
người đang sống thực hiện với người vừa chết.




Trong việc tang ma, người việt bị giằng kéo bởi 2 thế cực:



Theo thế cực triết lý: sau khi chết linh hồn sẽ về “ thế giới bên kia”-> việc tang ma xem như là việc đưa tiễn

Theo thế cực trần tục: coi chết là hết nên tang ma xem như là việc xót thương .


2. BIỂU HIỆN


a)


Coi tang ma là việc đưa tiễn
Với thói quen sống bằng tương lai (sản phẩm của triết lý âm dương) -> người việt
rất bình tĩnh, yên tâm chờ đón cái chết. Chết già được xem như là một sự mừng:
trẻ làm ma, già làm hội.


Click icon to add picture








NGƯỜI VIỆT CHUẨN BỊ KHÁ CHU ĐÁO
CHO CÁI CHẾT CỦA MÌNH.

Viết di chúc: chia tài sản cho con cháu của mình và di chúc
phần “đất hương hỏa” - ”ruộng hương hỏa”.
Sắm áo quan: đi đặt áo quan hay còn gọi là quan tài.
Xây sinh phần: nhờ thầy địa lí đi tìm phần đất rồi xây sinh
thần hay còn gọi là “mộ”.
Đặt tên thụy:- tên hèm- tên cúng cơm, tên này chỉ có người
sắp chết, con cháu trong nhà và thổ công nhà đó biết.


Người vừa chết:




Thiết hồn bạch:- gọi hồn bạch, lấy tấm lụa trắng dài 7 thước đắp lên ngang
ngực, sau đó thiết thành hình nhân để thờ cúng sau đó (ngày nay được thay bằng
di ảnh).




Tục cài hàm: lấy đũa đặt ngang miệng người vừa chết.

Lấy tờ giấy trắng hoặc vải trắng đắp lên mặt người chết, canh chừng không cho
mèo nhảy qua người mới chết tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.




Làm lễ mộc dục:- tắm gội cho người chết, nước tắm gội là nước ngũ vị hương(hương nhu, bồ kết, gừng, lá bưởi, tía tô nấu

lên), cắt móng chân móng tay (móng cắt để ngay cạnh tay và chân không vứt đi),chải đầu, thay quần áo.(lưu ý người chết là
nam thì để người nào là nam vào làm lễ mộc dục, ngược lại; những dụng cụ để làm lễ phải đem chôn hết). đắp chăn lại.




Làm lễ phạm hàm:- ngậm hàm, bỏ vào miệng người chết 1 nhúm gạo nếp xát trắng, 3 đồng tiền cũng phải sáng.
Lập chủ tang, chủ phụ, tướng lễ, hộ tang, tư thư và tư hóa.
Rất cẩn thận, chu đáo cho đám tang.





Khi đưa ma người Việt thường rải tiền vàng ngang đường đi để làm lộ phí cho
ma quỷ.(dọc đường có nhiều ma quỷ theo để ám hại linh hồn người chết). Hoặc
có 2 phương tướng đeo mặt nạ dữ tợn, cầm gươm xua múa ý để trừ ma quỷ



. cúng thần coi sóc các ngả đường để xin phép





Hạ tịch: làm lễ tế thổ thần để xin phép cho người chết
được “nhập cư”.
Khi chôn cất xong:đặt trên mộ một bát cơm quả trứng,
đôi đũa tua bông cắm trên bát cơm.




Người Việt Nam quan niệm rằng sống gửi thác về (sinh kí tử quy). Chết là trở về với tổ tiên
bên kia thế giới. Ai cũng mong muốn cho cha mẹ trở về được thanh thoát, may mắn. Vậy nên
rất cẩn trọng kĩ lưỡng trong mọi nghi lễ của 1 đám tang. 



 
Người con có hiếu phải thờ cha mẹ đã chết cũng như lúc cha mẹ còn sống, thờ khi mất như lúc hãy còn (sự
tử như sự sinh, sự vong như sự tồn). 



b. Coi tang ma là việc xót thương



Khiêng người chết đặt xuống đất ( tục gọi hồn)

Khi người chết vừa tắt thở, người ta khiêng người chết đặt xuống đất-> hi vọng người chết sống lại nhờ lấy sinh khí của đất.




Người con cầm cái áo của người chết mới thay, đi đường phía trước trèo lên mái nhà hú
vía ba lần (lễ gọi hồn) : ba hồn, bảy vía, cha đâu về với con hoặc ba hồn, chín vía mẹ đâu
về với con, tỏ ý mong cha mẹ sống lại.




Tục khóc than: con gái phải che kín mặt
tránh để hồn ma cha mẹ nhìn thấy đau
xót, nhớ nhung con cái… (con gái
thường gần gũi cha mẹ)







Mặc áo vải xô, buộc bụng lá chuối, con gái phải xõa tóc,…
Mặc áo trái, đầu bù, gấu áo xổ.
Tục đội mũ quấn rơm trên đầu.






Con trai chống gậy, con gái lăn đường.( Tang cha gậy tre,tang mẹ gậy
vông). Tang cha con trai chống gậy tre đi sau qua tài, tang mẹ con trai
chống gậy vông đi giật lùi phía trước quan tài.
Có thể kì( bức hoành trắng): tang cha ghi chữ “ hỗ sơn vân ám”- núi
Hỗ mây che, điển tích xưa núi Hỗ là nơi tưởng nhớ cha; tang mẹ ghi
chữ “Dĩ lĩnh vân mê”- núi Dĩ mây mờ, núi Dĩ là nơi ngóng mẹ.
Có phường bát âm, người khóc thuê.


3.KẾT LUẬN




Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, người Việt coi tang lễ và thực hiện các nghi thức trong tang lễ là
rất quan trọng, thể hiện nếp sống, văn hóa truyền thống của mỗi vùn miền, dân tộc. Nên luôn thực hiện
một cách chỉnh chu và cẩn trọng. Với tất cả các tang ma, việc làm tang ma cho cha mẹ là rất quan trọng,
nên luôn cần phải đảm bảo tính linh thiêng, trang trọng và chu đáo.
Nhiều phong tục tang ma cũng đã thay đổi theo hướng giản lược như tang phục đơn giản hơn trước. 



NGUỒN TÀI LIỆU:
1.Trần Ngọc thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB ĐHQG HCM.
2. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương. NXB Văn học.


Thanks for watching!



×