Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 101 trang )




















































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






VŨ LINH CHI





ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA
CỦA NHỮNG TỪ NGỮ BIỂU THỊ PHONG TỤC
CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI VIỆT
(SO SÁNH VỚI NGƯỜI ANH)








LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC












HÀ NỘI – 2010
























































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







VŨ LINH CHI




ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA
CỦA NHỮNG TỪ NGỮ BIỂU THỊ PHONG TỤC
CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI VIỆT
(SO SÁNH VỚI NGƯỜI ANH)





LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN











HÀ NỘI – 2010



1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 4
4. Ý nghĩa 6
NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về đặc trưng văn hoá
– dân tộc của ngôn ngữ
1.1. Khái niệm văn hoá và ngôn ngữ 8
1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy 9
1.3. Sự phản ánh đặc trưng văn hoá – dân tộc trong ngôn ngữ 12
1.3.1. Đặc trưng văn hoá-dân tộc trong ý nghĩa của từ 12
1.3.2. Đặc trưng văn hoá-dân tộc qua “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” 13
1.3.3. Đặc trưng văn hoá-dân tộc qua định danh ngôn ngữ 16
1.3.4. Đặc trưng văn hoá-dân tộc trong cách biểu trưng 19
1.4. Tiểu kết 20
Chương 2: Đặc điểm định danh các hiện tượng thuộc phong tục
cưới xin của người Việt (trong sự so sánh với người Anh)
2.1. Định nghĩa về phong tục 21
2.2. Lịch sử hôn lễ của người Việt 21
2.3. Đặc điểm định danh của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin 24
2.3.1. Đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc 24

2.3.2. Đặc điểm định danh xét từ góc độ cách thức biểu thị 33


2
2.3.2.1. Đặc điểm cấu tạo của tên gọi 33
2.3.2.2. Đặc điểm đồng nghĩa của tên gọi 35
2.3.2.3. Những đặc trưng được chọn để định danh 37
2.4. Tiểu kết 41
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của trường từ vựng biểu thị
phong tục cưới xin của người Việt và người Anh
3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng biểu thị phong tục cưới xin 43
3.1.1. Phân tích nghĩa vị 43 45
3.1.2. Mô hình cấu trúc ngữ nghĩa 61 63
3.2. Mối tương quan giữa đặc trưng định danh và đặc trưng ngữ nghĩa 65
3.3. Ý nghĩa biểu trưng của tên gọi các hiện tượng thuộc phong tục
cưới xin trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt 66 68
3.4. Tiểu kết 73 75
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo 78 81
Phụ lục 83 86






3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giao tiếp giữa các cộng đồng văn hoá dân tộc khác
nhau, xảy ra không ít những trường hợp người ta không hiểu nhau, thậm chí
hiểu lầm nhau. Điều này một phần do những người tham gia giao tiếp chưa

lĩnh hội được hết những kiến thức ngôn ngữ, một phần nữa là do sự thiếu hiểu
biết về "phông" văn hoá xã hội của hành vi giao tiếp. Chính vì vậy, hiện nay,
trong lĩnh vực tâm lí ngôn ngữ học và lí thuyết giao tiếp, vấn đề đặc trưng văn
hoá dân tộc của tư duy và giao tiếp ngôn ngữ ngày càng được nhiều người
quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, những vấn đề này ở Việt Nam còn khá mới mẻ và lần đầu
tiên được bàn đến tại Hội thảo “Việt Nam - những vấn đề ngôn ngữ và văn
hoá” được tổ chức vào năm 1992 tại Hà Nội. Phần lớn các báo cáo của Hội
thảo này đã tập trung nghiên cứu về mặt lí luận. Có thể kể tên một số tác giả
tiêu biểu như: Trần Ngọc Thêm, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Trịnh
Thị Kim Ngọc, Ngoài ra, còn có một số tác giả khảo sát chuyên sâu về mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá như Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Quang,
Vấn đề đặc trưng văn hoá dân tộc của tư duy và giao tiếp ngôn ngữ là
một lĩnh vực tuy còn khá mới nhưng có rất nhiều bổ ích và thiết thực nên
chúng tôi đã chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nói tới đặc trưng văn hoá - dân tộc, chúng ta không thể không nhắc tới
các thành tố văn hoá mà qua đó sắc thái đặc trưng dân tộc được thể hiện rõ nét
như phong tục, truyền thống, nghi lễ, nghệ thuật
Phong tục cưới xin là một hiện tượng khá lí thú. Trong phong tục cưới
xin tồn tại nhiều hành vi thực tế mà chưa được định danh, chưa được ngôn từ
hoá. Ví dụ như: tục giã cối đón dâu của người Việt. Khi đám rước dâu về tới
đầu ngõ, một người lấy chày giã vào cối đá, đôi khi giã mạnh đến vỡ cả cối.

4
Chày cối, theo quan niệm dân gian, là hình giống của nam và nữ. Giã cối có ý
nghĩa tượng trưng cho hành vi giao phối và là tượng trưng cho sự sinh sôi nảy
nở. Hay như tục mẹ chú rể cầm chiếc bình vôi lánh mặt trước khi cô dâu bước
vào nhà. Có quan niệm cho rằng bình vôi tượng trưng cho của cải trong nhà.
Nhưng có quan niệm cho rằng bình vôi là vật tượng trưng cho bà chúa trong

nhà. Tại sao bình vôi lại là uy quyền, của cải? Chữ vôi (chữ Nôm) được viết
bằng chữ khôi (Hán-Việt). Khôi chính nghĩa là tro, là màu xám. Chữ khôi có
nhiều từ đồng âm. Trong đó có chữ khôi (bộ quỷ) nghĩa là đứng đầu và chữ
khôi (bộ ngọc) nghĩa là quý báu. Vì thế, hành vi bà mẹ chồng lánh mặt sang
nhà hàng xóm có nghĩa là trao quyền lo công việc nhà cho cô con dâu. Nhưng
cầm bình vôi là có ý vẫn giữ vai trò nắm quyền điều hành.
Đối với những hành vi chưa được định danh như trên, chúng tôi sẽ
không xét tới trong luận văn này do thời gian có hạn. Chúng tôi chỉ khảo sát
những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt trong sự so sánh với
những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Anh.
Những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt và tiếng Anh
là đối tượng mà luận văn hướng tới để tìm hiểu. Bởi thứ nhất, cưới xin là
phong tục mà dân tộc nào cũng có nhưng các từ ngữ để biểu thị các hiện
tượng thuộc phong tục này ở các dân tộc lại rất khác nhau; thứ hai, đây là
nhóm từ ngữ hàm súc cả về nghĩa từ vựng lẫn các thành tố văn hoá và tương
đối khép kín. Điều này rất thuận lợi cho việc nghiên cứu. Thêm vào đó, những
từ ngữ này chưa được khảo sát một cách toàn diện. Vậy nên, nhiệm vụ đặt ra
cho luận văn này là: xem xét đặc điểm quá trình định danh nhằm ghi lại kết
quả của sự tri giác, phạm trù hoá khúc đoạn hiện thực khách quan phong tục
cưới xin này và xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong
tục ấy.
3. Phương pháp nghiên cứu

5
Để giải quyết vấn đề được nêu ra, trong luận văn này, chúng tôi sử
dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa. Đây là phương pháp nghiên cứu
mặt nội dung các đơn vị có ý nghĩa, được nêu ra trong phạm vi ngữ nghĩa học
cấu trúc và có mục đích là phân giải ý nghĩa của từ ngữ ra thành các nghĩa vị
(hay còn được gọi là các nét nghĩa). Đối tượng phân tích bằng phương pháp
này là tất cả những từ liên quan với nhau về ngữ nghĩa. Phương pháp này có

ưu điểm là có thể phát hiện ra được những mặt căn bản của ý nghĩa của từ và
có thể sử dụng một cách hiệu quả để nghiên cứu hệ thống ngữ nghĩa của ngôn
ngữ, giải quyết những vấn đề của ngữ nghĩa từ vựng như vấn đề đa nghĩa,
đồng nghĩa; và sự phân tích thành tố nghĩa có thể được sử dụng vào phân tích
đối chiếu một loạt ngôn ngữ. Điều này giúp cho không những vạch ra được
tính bất đẳng cấu ngữ nghĩa giữa các ngôn ngữ khác nhau, mà còn cho phép
thâm nhập sâu hơn vào những quy luật ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ để từ đó
có thể nhận ra những đặc trưng văn hoá dân tộc của một trường từ vựng - ngữ
nghĩa cụ thể.
Bên cạnh phương pháp phân tích thành tố vừa nêu ở trên, một phương
pháp nữa thường được sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học đó là phương
pháp thống kê. Chúng ta biết rằng, các hiện tượng ngôn ngữ không chỉ có
những đặc trưng về chất mà còn có cả đặc trưng về lượng. Do đó, những đánh
giá về lượng đã nhiều lần được sử dụng khi nghiên cứu các hiện tượng ngôn
ngữ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, những sự khác biệt về chất của các
cấu trúc ngôn ngữ chỉ có thể giải thích bằng những sự khác biệt về lượng.
Thêm vào đó “cần áp dụng thường xuyên hơn tư duy toán học, định lượng
trong ngôn ngữ học và bằng cách đó, sẽ ngày càng làm xích gần hơn ngôn
ngữ học với các khoa học chính xác”- I.A.Boduen de Curtenê (dẫn theo [59,
90]).
Phương pháp thứ ba mà chúng tôi áp dụng trong luận văn này là
phương pháp đối chiếu. Phương pháp này nhằm làm sáng tỏ những nét tương

6
đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ Việt và Anh để từ đó giúp cho việc dạy
và học ngoại ngữ tốt hơn.
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Như đã nêu ở trên, phong tục cùng với truyền thống, nghi lễ, nghệ
thuật, là những thành tố văn hoá mang đậm nhất sắc thái đặc trưng dân tộc.
Có những phong tục chỉ có ở một dân tộc nhất định nào đó nhưng có những

phong tục lại phổ biến cho nhiều tộc người. Cưới xin thuộc loại thứ hai.
Phong tục cưới xin tồn tại ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, giữa
các dân tộc, phong tục này có sự khác biệt. Và không phải ai cũng có thể hiểu
hết những ý nghĩa của phong tục đó. Vì thế, tìm hiểu về những từ ngữ biểu
thị phong tục cưới xin của người Việt và người Anh sẽ giúp chúng ta hiểu
được phần nào ý nghĩa những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt và dân
tộc Anh.
Giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đề cập ở trên sẽ mở ra
những hướng đi, những cách tiếp cận vấn đề mang tính thời sự của tâm lí
ngôn ngữ học tộc người như tính tương quan giữa hành vi ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ của các cá nhân thuộc cộng đồng văn hoá ngôn ngữ khác nhau và
mối quan hệ tương hỗ giữa ngôn ngữ và tư duy. Bên cạnh đó, nó còn có ý
nghĩa trong việc biên soạn từ điển như: cần thiết loại bỏ hay thêm vào những
lời định nghĩa của các mục từ những yếu tố thuộc về văn hoá. Thêm vào đó,
nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học ngoại ngữ. Ngoài ra, nó còn giúp ích
trong công tác giảng dạy tiếng Việt và tiếng Anh như một ngoại ngữ. Bởi dạy
một thứ tiếng cho người nước ngoài như một ngoại ngữ hay học một thứ tiếng
nước ngoài không chỉ dạy và học cách nói mà còn phải dạy và học cách tư
duy cũng như truyền thống văn hoá của dân tộc nói thứ tiếng ấy. Nếu không
sẽ xảy ra những trường hợp thường được gọi là “sốc văn hoá” trong khi giao
tiếp giữa những người thuộc những cộng đồng văn hoá - ngôn ngữ khác nhau.


7
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về đặc trưng văn hoá - dân
tộc của ngôn ngữ
Trong chương này chúng tôi sẽ bàn về một số vấn đề cơ bản như: khái

niệm văn hoá và ngôn ngữ; mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy; sự
phản ánh đặc trưng văn hoá - dân tộc trong ngôn ngữ.
Chương 2: Đặc điểm định danh các hiện tượng thuộc phong tục
cưới xin của người Việt (trong sự so sánh với người Anh)
Chương này đề cập tới những vấn đề như: định nghĩa về phong tục; lịch
sử hôn lễ của người Việt; đặc điểm định danh của nhóm từ ngữ biểu thị phong
tục cưới xin.
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của trường từ vựng biểu thị
phong tục cưới xin của người Việt và người Anh.
Chương này được dành cho các vấn đề: cấu trúc ngữ nghĩa
của trường từ vựng biểu thị phong tục cưới xin; ý nghĩa biểu trưng
của các hiện tượng cưới xin trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt.









8
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ
ĐẶC TRƯNG VĂN HOA - DÂN TỘC CỦA NGÔN NGỮ
1.1. Khái niệm văn hoá và ngôn ngữ
Khi nghiên cứu về vấn đề đặc trưng văn hoá-dân tộc của tư duy và giao
tiếp ngôn ngữ, câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho các nhà nghiên cứu đó là: văn
hoá là gì? nó có chức năng gì?

Để trả lời cho câu hỏi này, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hiện
tượng được gọi là văn hoá. Dưới đây là một vài định nghĩa mà được nhiều
nhà nghiên cứu chấp thuận:
Giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam đã
khẳng định: “Văn hoá là sự thích nghi và biến đổi thiên nhiên. Thiên nhiên
đặt ra trước con người những thử thách, những thách đố. Văn hoá là sản phẩm
của con người, là phản ứng, là sự trả lời của con người trước những thách đố
của tự nhiên Văn hoá, xét ở mỗi cá nhân, cũng như ở mỗi cộng đồng còn là
do lịch sử hun đúc nên. Những số phận, vận mệnh lịch sử khác nhau tạo nên
những văn hoá khác nhau”.
Giáo sư Phan Ngọc cho rằng Văn hoá không phải là kỹ thuật, không
phải là hoạt động tinh thần hay hoạt động chính trị xã hội, cũng không phải là
phong tục tập quán, mà “văn hoá là dấu ấn của một tập thể cộng đồng lên mọi
hiện tượng tinh thần, vật chất, mọi sản phẩm của tập thể cộng đồng này từ tín
ngưỡng, phong tục cho đến cả sản phẩm công nghiệp bán ra thị trường.” [43,
21]
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã
phân biệt khái niệm và cấu trúc giữa văn hoá và văn minh. Theo ông, văn hoá
chứa đựng cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, mang tính dân tộc và có bề

9
dày lịch sử. Còn văn minh chỉ một trình độ thiên về giá trị vật chất và kĩ thuật,
có tính quốc tế.
Theo Hà Quang Năng, “văn hoá theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được
con người biến đổi, để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một
cách nhìn, một quan niệm về vũ trụ, về thế giới với một hệ thống những
chuẩn mực, những giá trị, những cách nhận thức Văn hoá bao giờ cũng hình
thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử
và tạo cho nó một bề dày, một chiều sâu. Được duy trì bằng cơ chế tích luỹ và
truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian nên văn

hoá luôn tồn tại và phát triển”.[39, 66]
“Văn hóa là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con
người tạo ra và được phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng của tự
nhiên”. (Từ điển bách khoa Xô Viết) (dẫn theo [59,16])
Qua một vài định nghĩa về văn hoá như đã nêu ở trên, có thể rút ra một
nhận xét về văn hoá như sau: văn hoá với tư cách là một hiện tượng xã hội -
bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần đã và đang được một cộng đồng
người tích luỹ. Văn hoá bao gồm những đặc trưng sau: tính hệ thống, tính giá
trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Trong đó tính lịch sử thể hiện truyền thống
văn hoá là những giá trị tương đối ổn định (kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới
những khuôn mẫu xã hội, được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người theo
không gian và thời gian và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục,
tập quán, nghi lễ
Còn về khái niệm “ngôn ngữ” cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Nhưng quan niệm được nhiều nhà nghiên cứu đồng ý nhất là coi “ ngôn ngữ
là một hiện tượng xã hội ( không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là hiện
tượng xã hội đặc biệt) và ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất, là công cụ của tư duy”.
1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy

10
Giữa ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ trong sự phát triển,
tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ vừa là một bộ phận của nền văn hoá dân
tộc, vừa là thành tố cấu tạo nên văn hóa, đồng thời cũng là phương tiện lưu
giữ giá trị văn hoá một cách bền chắc và khá đầy đủ. Mặc dù chúng ta không
thể có được nội dung trọn vẹn của một nền văn hoá nhờ ngôn ngữ, vì không
phải lúc nào ngôn ngữ cũng truyền tải một cách đầy đủ nền văn hoá mà nó
đang hành chức nhưng ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ khăng khít, cùng
hình thành từ hoạt động giao tiếp, gắn liền với hoạt động nhận thức của con
người. Và nếu như ngôn ngữ là hình thức, là công cụ của hoạt động giao tiếp

thì văn hoá chính là nội dung của nó. Ngôn ngữ vừa là phương tiện trao đổi
giữa các nền văn hoá, đồng thời là phương tiện liên hệ, kế thừa giữa các thế
hệ trong sự phát triển tinh thần của cộng đồng sử dụng nó. Chính vì vậy
“ ngôn ngữ là tấm gương thực sự của nền văn hoá dân tộc" - E.S.Veresaghin,
hay nói như A.T.Agaép “chính ngôn ngữ được một dân tộc sáng tạo ra và của
riêng dân tộc này đã thực hiện chức năng đặc trưng dân tộc”. Đồng thời,
“chính sự đặc thù của văn hoá được biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc
trưng văn hoá dân tộc của hành vi nói năng ở những người thuộc cộng đồng
văn hoá - ngôn ngữ khác nhau”- Nguyễn Đức Tồn [59,23]. Chẳng hạn, nhìn
vào tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt, chúng ta nhận thấy một nền văn hoá dân
tộc mang đậm màu sắc của những cư dân nông nghiệp như: chuồn chuồn bay
thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm/ ráng đàng đông vừa trông
vừa chạy, ráng đàng nam vừa làm vừa chơi/ đom đóm bay ra trồng cà trồng
đỗ/ ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng/ con trâu là đầu cơ
nghiệp/ đổ thóc giống ra mà ăn/ chiêm khê mùa thối/ cổ cày vai bừa/ đầu trâu
mặt ngựa/ một nắng hai sương/ ăn củ ủ nhiều/ ôm rơm nặng bụng/ ra môn ra
khoai/ kéo cày trả nợ/ con sâu làm rầu nồi canh/ mò cua bắt ốc/ rẻ như bèo/
đắt như tôm tươi Đó là những lát cắt cuộc sống của cư dân có nền văn hoá
được xây dựng từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

11
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, một vấn đề mà
chúng ta không thể không nhắc tới đó là vấn đề tư duy của những người thuộc
cộng đồng văn hoá - ngôn ngữ đang được xem xét. Bởi vì “nói đến khái niệm
văn hoá - dù hiểu rộng hay hiểu hẹp - trong định nghĩa của nó bao giờ cũng có
chú trọng đến nét riêng biệt về mặt tinh thần, mặt tâm lí giữa các dân tộc; hay
nói cho cụ thể hơn (như nhiều học giả quan niệm) đó là lối nghĩ riêng , cách
tư duy riêng của dân tộc đó về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh,
của tự nhiên, của xã hội và con người của đất nước đó, lãnh thổ đó” ”- Lý
Toàn Thắng [53, 2]. Vậy những biểu hiện của lối nghĩ ấy, cách tư duy ấy có

thể tìm thấy ở đâu? Có thể thấy rằng không tìm ở đâu dễ dàng, nhanh chóng
và thực tế hơn là nghiên cứu và khảo sát ngôn ngữ của nền văn hoá đó. Vì
ngôn ngữ là phương tiện phản ánh tư duy con người. Chẳng hạn, khi so sánh
đại từ nhân xưng giữa tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta thấy có sự khác biệt
rất lớn.
Ví dụ:
Tiếng Việt Tiếng Anh
Ngôi thứ nhất:
+ Tôi, tớ, tao, mình, người ta, + I
+ Chúng / bọn tôi, chúng / bọn tớ, + We
chúng / bọn tao,
Ngôi thứ hai:
+ Mày, ấy, cậu, bạn, + You
Chúng/bọn mày, bọn ấy, bọn cậu, + You
Ngôi thứ ba:
+ Nó, hắn, y, thị, anh ấy, cô ấy + He, she
+ Chúng/bọn nó, họ, bọn họ, + They
Có thể thấy rằng để biểu thị ngôi thứ nhất, số ít, trong tiếng Anh chỉ sử
dụng một đại từ hoàn toàn trung tính về sắc thái biểu cảm – “I”; nhưng trong

12
tiếng Việt, ngoài yếu tố trung tính tương đương- “tôi”, người Việt còn sử
dụng một loạt các yếu tố hàm chỉ thái độ, tình cảm tích cực- “tớ, mình” hay
tiêu cực – “tao”. Đối với các đại từ thuộc ngôi thứ nhất, số nhiều, ngôi thứ hai
và ngôi thứ ba, trường hợp cũng tương tự. Điều này chứng tỏ người Anh thể
hiện tính khách quan trong xưng hô còn người Việt biểu hiện tính chủ quan.
Bênfu cạnh đó, người Việt thường dùng danh từ thân tộc để xưng hô như
anh, chị, em, ông, bà, bác, chú, cô, dì, cháu, Như vậy có thể nhận thấy từ
xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú. Qua cách xưng hô có thể nhận thấy
tư duy của người Việt rất coi trọng tôn ti trật tự, có trên có dưới. Trong khi đó

người Anh lại coi trọng hơn về sự bình đẳng, dân chủ.
1.3. Sự phản ánh đặc trưng văn hoá dân tộc trong ngôn ngữ
Theo Nguyễn Đức Tồn, có thể nhận thấy đặc trưng văn hoá - dân tộc
được thể hiện qua những bình diện sau đây:
1.3.1. Đặc trưng văn hoá - dân tộc trong ý nghĩa của từ
Như trong phần 1.2 đã khẳng định: lối nghĩ, cách tư duy của một dân
tộc có thể dễ dàng tìm thấy qua sự nghiên cứu và khảo sát nền văn hoá của
chủ thể cộng đồng ngôn ngữ của nền văn hoá đó. Nhưng phải chăng tất cả các
khía cạnh của ngôn ngữ đều thể hiện rõ bản sắc văn hoá của dân tộc. “Hiện
nay, dễ dàng chấp nhận hơn cả là nghiên cứu phương diện ngữ nghĩa để tìm
hiểu bản sắc văn hoá của một ngôn ngữ” - Nguyễn Huy Cẩn [3,24]. Và đi sâu
thêm nữa thì đó trước hết là ngữ nghĩa của các từ. Vì ý nghĩa của từ là một
dạng tri thức về thế giới. Trong ý nghĩa của từ có lưu giữ lại sự hiểu biết của
con người đã thu nhận, tích luỹ được trong quá trình nhận thức thế giới khách
quan. Các tri thức đó phản ánh trình độ hiểu biết mà ý thức xã hội đã đạt được
ở giai đoạn hiện tại. A.N.Lêônchép, A.R.Luria nhận xét: “Thông qua ý nghĩa
của mình, từ thể hiện quá trình phản ánh trực tiếp, cảm giác về thế giới”,
“chính ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, đặc biệt là từ và từ tổ, đã thể hiện
hình thức tồn tại tinh thần của thế giới sự vật, các thuộc tính và quan hệ của

13
nó đã được thực tiễn chung của xã hội khám phá ra, nhưng đã được cải biến
trong ý nghĩa của từ cũng còn lưu giữ lại cả những yếu tố của nền văn hoá dân
tộc như: các hình ảnh, cách so sánh truyền thống, sự đánh giá, sự biểu trưng,
Chẳng hạn, nhiều dân tộc dùng hình ảnh của các loài cây khác nhau để chỉ
tính cách của con người, để chỉ phẩm chất của con người. Người Việt dùng
hình ảnh của cây tùng, cây bách để nói đến người quân tử. Dùng cây liễu để
nói đến dáng vẻ yểu điệu của phụ nữ. Dùng hương thơm của bông hoa nhài để
nói đến vẻ đẹp tinh khiết, trong trắng, thanh lịch của các cô gái thành thị
(Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An).

Dùng cây tre để biểu thị sự cứng cỏi, kiên cường, Còn đối với người Nga,
cây sồi là biểu trưng của sức mạnh, cây bạch dương thể hiện cho sự trong
sạch, thanh thoát, cây liễu được dùng để biểu thị cho sự mảnh dẻ, yếu đuối,
cây dương xỉ biểu trưng cho sự chết chóc
Từ đó chúng ta có thể đi tới một kết luận: việc nghiên cứu phương diện
ngữ nghĩa của một ngôn ngữ cho phép tìm hiểu được nét độc đáo về văn hoá-
dân tộc của chủ thể ngôn ngữ ấy.
1.3.2. Đặc trưng văn hoá - dân tộc qua “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”
Khi nghiên cứu về đặc trưng văn hoá - dân tộc, một vấn đề mà các nhà
nghiên cứu thường đề cập tới đó là “bức tranh thế giới”. Trong triết học và
ngôn ngữ học hiện nay, hiện tượng “bức tranh thế giới” được hiểu theo những
cách khác nhau. Đó là “bức tranh ý niệm về thế giới ” hoặc “bức tranh ngôn
ngữ về thế giới”. Thậm chí nhiều học giả còn đối lập hai loại bức tranh này.
Chúng ta biết rằng con người nhận thức các sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan rồi phản ánh vào trong trí óc của mình. Khi được phản ánh
vào trong trí óc, các sự vật, hiện tượng này trở thành thế giới tinh thần - thế
giới của các hình ảnh, biểu tượng, khái niệm và bức tranh thế giới tinh thần đó
được biểu đạt trong ngôn ngữ thông qua ý nghĩa của các từ ngữ.

14
Như vậy, muốn nghiên cứu “bức tranh ý niệm về thế giới” trong ý thức
của con người cần phải khảo sát “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” và khi làm
công việc đó chúng ta sẽ nhận thấy là giữa các ngôn ngữ không có sự trùng
khít với nhau. “Bức tranh ngôn ngữ về thế giới” không trùng nhau ở các dân
tộc, có nghĩa là mỗi dân tộc có “bức tranh” riêng về thế giới. Quan niệm của
từng dân tộc về thế giới xung quanh được khúc xạ độc đáo trong các bức
tranh dân tộc đó. Theo P.V.Sécba “ khi so sánh ngôn ngữ này với ngôn ngữ
khác, chúng ta thấy rõ ràng tính võ đoán của bức tranh về thế giới bên ngoài
được phản ánh trong ngôn ngữ”(dẫn theo [59,31]). Để chứng minh cho điều
này, chúng ta thử lấy một vài ví dụ: trong tiếng Anh, để chỉ bàn tay và cánh

tay, người Anh dùng hai từ là “hand, arm”, còn người Việt lại biểu hiện nhất
thể hoá hai biểu vật này chỉ bằng một từ là “tay”. Khi cần cụ thể hoá, người
Việt sẽ dùng đến từ tổ “bàn tay” và “cánh tay”. Hay khi chỉ phần dưới của cái
cốc, người Anh dùng một từ “bottom” nhưng người Việt lại phân biệt “đáy/đít
và trôn cốc”. Người Trung Quốc có từ “chi” để biểu thị chung cho cả tay và
chân, còn người Anh và người Việt thì không. Xảy ra sự khác nhau này là do
cách biểu hiện có phân biệt một nội dung nhất định trong ngôn ngữ này có thể
là bắt buộc, còn trong ngôn ngữ khác lại là không bắt buộc.
Để có thể rút ra được đặc điểm về “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”,
cần phải tập hợp các từ thuộc các trường ngữ nghĩa bao trùm những phạm vi
khác nhau của hiện thực khách quan trên cơ sở định nghĩa từ điển của chúng.
Để thực hiện tốt thao tác này, chúng tôi áp dụng lý thuyết về kiểu cấu
trúc khung (frame) của Ch. J.Fillmore.
Lý thuyết về kiểu cấu trúc khung (frame) của Ch.J.Fillmore được trình
bày trong cuốn “Cái mới trong ngôn ngữ học nước ngoài” tập XIV như sau:
Khung (tiếng Anh: frame) là một bộ các từ mà mỗi từ trong đó biểu thị
một phần nhất định hoặc một bình diện của một chỉnh thể khái niệm hoặc
hành động nào đó. Nói cách khác, nội dung của một đơn vị từ vựng này hay

15
khác của khung sẽ không thể hiểu được nếu như không biết cấu trúc nội tại
của khung nói chung. Khái niệm khung được minh hoạ bằng những thí dụ sẽ
dễ hơn so với miêu tả dưới dạng chung. Chúng ta hãy xem xét một thí dụ liên
quan tới thương mại: Hoàn cảnh mua bán gồm: một người nào đó, đổi tiền
của mình để lấy hàng hóa hay dịch vụ nhận được từ người khác. Có một tập
hợp từ tiếng Anh miêu tả các bộ phận và các khía cạnh khác nhau của hoàn
cảnh này, chẳng hạn, buy (mua), sell (bán), pay (trả tiền), spend (tiêu), cost
(trị giá), charge (trả tiền), price (giá cả), money (tiền), change (đổi) và vài
chục từ khác. Bên trong tập hợp từ thuộc về một khung có thể tách ra những
tập hợp nhỏ tạo thành các hệ hình, những sự phân loại và các kiểu cấu trúc

khác. Song sự miêu tả ngữ nghĩa của chúng chỉ có thể được tiến hành với điều
kiện chi tiết hoá sơ bộ sơ đồ khái niệm làm cơ sở cho khung (dẫn theo
[25,189]).
Như vậy, với cách đặt mình vào các vị trí (các vai) trong bối cảnh giao
tiếp, chúng ta sẽ có những cấu trúc khung cần thiết. Vận dụng vào phạm vi
hôn nhân, có thể nhận thấy các loại vai và các chu tố sau đây:
 Thành phần tham gia/ Con người và quan hệ:
+ Tiếng Việt: cô dâu (dâu), chú rể (rể), phù dâu, phù rể, nhà gái, nhà trai, vợ,
chồng, bố mẹ vợ (ông bà nhạc, ông gia, bà gia), bố mẹ chồng, thông gia, vợ
cả, vợ hai, vợ lẽ, hậu, phi, thê thiếp, nàng hầu, mối lái (bà mối, ông mai), ông
tơ, bà nguyệt (Nguyệt lão), chủ hôn, quan viên
+ Tiếng Anh: bride, bridegroom, bridesmaid, maid of honour, best man, wife,
husband, concubine, fiancé, fiancée, match maker, mother-in-law, father-in-
law, in-laws, consort, spouse, old man, matron of honour, ….
 Lễ vật/ Sính lễ:
+ Tiếng Việt: trầu, cau, chè, rượu, xôi, lợn, gà, bánh cốm, bánh đậu xanh,
bánh phu thê (su sê), thiếp mời, hương, mâm/ quả/ tráp, đèn cầy/ nến, nhẫn,

16
vòng, dây chuyền, kiềng, hoa tai/ bông tai, xuyến, và một số lễ vật khác tuỳ
thuộc vào từng vùng miền.
+ Tiếng Anh: champagne, dowry, engagement ring, wedding cake, wedding
ring, wedding present, wedding invitation,…
 Nghi lễ/ Nghi thức:
+ Tiếng Việt: nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ, nạp tệ, thân nghinh, hôn
lễ, chạm mặt/ngõ, dạm hỏi, ăn hỏi, thách cưới, dẫn cưới, sêu, lễ tơ hồng, xin
dâu, đưa dâu, đón dâu, lễ gia tiên, đóng cửa(cổng), chăng dây, cheo, tân hôn,
thành hôn, vu quy, lễ rót rượu, trao nhẫn, cỗ cưới, lễ hợp cẩn, lễ động phòng,
lại mặt/ tứ hỷ/ nhị hỷ, lại quả, gửi rể, giá thú, tục huyền, tục hôn, song hỉ,
+ Tiếng Anh: banns, betroth, betrothal, propose, proposal, engage, affiance,

engagement, marry, maritial, conjugal, connubial, wed, wedding, nuptials,
nuptial rites, marriage rites, marriage, marriage licence, marriage certificate,
white wedding, wedding breakfast, honey moon, remarriage, …
 Lễ phục:
+ Tiếng Việt: áo the, áo tứ thân, áo nậu, nón dấu, áo mớ ba, yếm nhiễu điều,
quần lĩnh, thắt lưng nhiễu điều, áo dài, nón thúng, comple, váy cưới,
+ Tiếng Anh: trousseau, suit, tailcoat, wedding dress, bow-tie,…
1.3.3. Đặc trưng văn hoá - dân tộc qua định danh ngôn ngữ
Về thuật ngữ “định danh” có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng
quan niệm sau của T.V.Kolshansky được chúng tôi chấp thuận và lấy làm cơ
sở để nghiên cứu: “ Định danh (nomination) là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ
một khái niệm - biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định
của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối
tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị
ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” (dẫn theo
[59,33]). Nói ngắn gọn, định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện
tượng, tính chất

17
Khi định danh một sự vật, hiện tượng, tính chất hay quá trình, con
người với tư cách là chủ thể định danh tiến hành quan sát, tìm hiểu kĩ càng,
vạch ra một loạt những đặc trưng nào đó có trong nó. Tuy nhiên, vấn đề là cần
phải lựa chọn đặc trưng nào để định danh? Có hai quan niệm khác nhau khi
bàn về vấn đề này:
Quan niệm thứ nhất cho rằng: để định danh, người ta chỉ chọn đặc
trưng nào thấy là tiêu biểu, dễ khu biệt với đối tượng, tính chất hay quá trình
khác và đặc trưng này đã có tên gọi trong ngôn ngữ. Hay nói theo cách của
Phoi-ơ-bắc “đặc trưng nào đó đập vào mắt mà ta lấy làm đại diện cho đối
tượng” [dẫn theo Lênin trong Bút kí triết học, tập 29, tr.87-88]. V.G. Gak gọi
hành vi này là hành vi phân loại. Ông cho rằng “trong ngôn ngữ tự nhiên, quá

trình gọi tên tất yếu gắn với hành vi phân loại. Nếu như cần phải biểu thị một
đối tượng X nào đó mà trong ngôn ngữ chưa có tên gọi, thì trên cơ sở các đặc
trưng đã được tách ra trong đối tượng này, nó được quy vào khái niệm “A”
hoặc “B” mà trong ngôn ngữ đã có cách biểu thị riêng cho chúng và nhận tên
gọi tương ứng. Nhưng đồng thời cũng diễn ra sự “lắp ráp” bản thân các từ vào
hiện thực: khi thì người ta bỏ đi một cái gì đó khỏi sự hiểu biết ban đầu của
mình, khi thì, ngược lại, bổ sung thêm một cái gì đó vào sự hiểu biết đầu tiên
ấy” [59,35]. Ví dụ để gọi tên loài động vật sống dưới nước, thở bằng mang và
bơi bằng vây thì người Việt gọi là “cá” và tuỳ vào hình dáng hay màu sắc
người ta gọi tên cá vàng, cá hồng, cá bạc má, cá ngạnh, cá kiếm, cá kìm, cá
voi, cá chim trắng Hoặc để gọi tên loài cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép
có răng, hoa màu hồng, có hương thơm, người ta gọi là “hoa” và chọn đặc
trưng màu sắc nổi bật nên có tên gọi là “hồng”. Khi đó loài cây này có tên gọi
là “hoa hồng”. Nhưng sau đó, người ta thấy màu sắc của loài cây ấy không chỉ
có màu hồng, nó có thể là màu đỏ, trắng, vàng, Như vậy tên gọi đã được bổ
sung thành: hoa hồng nhung, hoa hồng vàng, hoa hồng bạch, [59,35].

18
Đặc điểm định danh còn được thể hiện cả ở việc quy loại khái niệm của
đối tượng được định danh chứ không chỉ ở việc chọn đặc trưng nào để định
danh. Chẳng hạn, cùng một loại thức ăn làm bằng bột gạo nếp, viên tròn, có
nhân đường, thường làm vào ngày Tết Hàn Thực, người miền Bắc quy vào
loại “bánh” nên gọi là “bánh trôi nước”, còn người miền Nam quy vào loại
“chè” nên gọi là “chè trôi nước” (vì có nước nên gọi là chè).
Quan niệm thứ hai, tiêu biểu là B.A.Sereprennhicốp, lại cho rằng: “việc
tạo ra từ theo đặc trưng nào đó chỉ là biện pháp thuần tuý kĩ thuật ngôn ngữ.
Đặc trưng được chọn chỉ để tạo ra vỏ ngữ âm của từ. Đặc trưng được chọn để
gọi tên hoàn toàn không nói hết toàn bộ bản chất của đối tượng, không bộc lộ
hết tất cả các đặc trưng của nó. Ngoài ra, đặc trưng được chọn để gọi tên thậm
chí có thể là không cơ bản, không quan trọng về mặt thực tiễn” (dẫn theo

[59,36]). Ví dụ: loại thức ăn làm bằng bột gạo nếp, thường có nhân ngọt, hoặc
nhân mặn (nhân thịt, miến, ), rán chín, người Việt gọi là “bánh rán”, trong
khi đó cũng có rất nhiều bánh được làm bằng cách rán như bánh chuối, bánh
tôm, bánh gối, Tương tự như vậy chúng ta còn có “bánh nướng”.
Thực ra, việc chọn đặc trưng bản chất hay không bản chất để làm cơ sở
cho định danh là hai thái cực của quá trình định danh thống nhất. Hay nói như
Nguyễn Đức Tồn : đặc trưng được chọn có thể là đặc trưng cơ bản, thuộc bản
chất của sự vật, mà cũng có thể là thuộc tính không căn bản, miễn sao đặc
trưng được chọn có giá trị khu biệt sự vật ấy với sự vật khác.
Ở mỗi dân tộc việc lựa chọn đặc trưng làm cơ sở cho sự định danh
không phải bao giờ cũng giống nhau. Chẳng hạn: loại phương tiện đi lại có
hai hoặc ba bánh, dùng sức người đạp cho bánh quay để di chuyển, người
Việt nhìn thấy ở sự vật đó đặc trưng cách thức (đạp) nên gọi là “xe đạp”,
nhưng với cùng sự vật ấy, đặc trưng “đập vào mắt” người Anh lại là cấu tạo
nên nó có tên gọi là “bicycle” (bi-hai, cycle- vòng tròn). Điều này cho thấy
cách nhìn nhận về sự vật, hiện tượng của các dân tộc khác nhau là không

19
giống nhau: Dân tộc này phát hiện ra đặc trưng hình thức cấu tạo, còn dân tộc
kia lại nhận thấy đặc trưng chức năng Vì thế, đối tượng sẽ có tên gọi không
như nhau. Đó không phải là sự liên tưởng ngẫu nhiên mà có lí do của nó. Lí
do chọn đặc trưng này chứ không phải đặc trưng khác phụ thuộc vào thiên
hướng quan sát của chủ thể định danh. Đây là cái làm nên đặc trưng riêng cho
ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
1.3.4. Đặc trưng văn hoá-dân tộc trong cách biểu trưng
Biểu trưng là một hiện tượng khá lí thú và phổ biến ở các dân tộc. Biểu
trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng,
ước lệ một cái gì đó có tính chất khái quát, trừu tượng.[59,223]
Biểu trưng phản ánh mối quan hệ giữa hiện thực khách quan với nhận
thức và khả năng liên tưởng của người bản ngữ. Điều này có liên quan chặt

chẽ với sự phát triển của khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của con người.
Như vậy, tính biểu trưng, ở những mức độ khác nhau, có liên quan đến các
hiện tượng trong đời sống xã hội, trong lịch sử và phong tục tập quán của con
người. Chẳng hạn, với người Việt Nam, màu trắng tượng trưng cho sự tang
tóc, màu vàng chỉ sự cao quý, tượng trưng cho sự bất tử. Nhưng đối với người
Pháp, màu tang tóc là màu đen, còn màu vàng tượng trưng cho bệnh tật. Hay
như, con cò trong thơ ca của người Việt là hình ảnh tượng trưng cho thân
phận người đàn bà chịu thương chịu khó (Cái cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo
đưa chồng tiếng khóc nỉ non; Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ
năm con với một chồng, Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước
buổi đò đông ), còn trong thơ ca của các dân tộc khác, con cò không được
dùng làm hình ảnh tượng trưng như vậy. Chính hình ảnh tượng trưng này làm
thành nghĩa biểu trưng của tên gọi sự vật, hiện tượng tương ứng.
Có thể nhận thấy giá trị biểu trưng được phản ánh không chỉ trong cấu
trúc ý nghĩa của các từ ngữ mà còn nằm trong các ý nghĩa ngoại vi của cấu
trúc nghĩa (đó là các hàm nghĩa) và ở mỗi dân tộc, nghĩa biểu trưng là khác

20
nhau. Tuy nhiên trong các định nghĩa từ điển không phải lúc nào nghĩa biểu
trưng cũng được phản ánh một cách đầy đủ bởi sự hiểu biết về biểu trưng là
một sự hiểu biết có tính chất văn hoá - văn học. Vì vậy, muốn hiểu được
nghĩa biểu trưng để từ đó nắm bắt được đặc trưng văn hoá-dân tộc, chúng ta
có thể dựa vào thành ngữ, tục ngữ, ca dao .
1.4. Tiểu kết
Qua phần trình bày ở trên, có thể nhận thấy rằng giữa văn hoá, ngôn
ngữ và tư duy có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Chính vì vậy, muốn thấy
được văn hoá và tư duy của một dân tộc, người ta có thể tìm hiểu ngôn ngữ
của dân tộc đó. Nói cách khác, ngôn ngữ của một dân tộc thể hiện văn hoá và
tư duy của dân tộc ấy.
Trong ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa – dân tộc được phản ánh rõ nét qua

những khía cạnh sau:
Thứ nhất là ý nghĩa của từ : vì ý nghĩa của từ là một dạng tri thức về thế
giới, trong đó lưu giữ lại sự hiểu biết của con người đã thu nhận, tích luỹ được
trong quá trình nhận thức thế giới khách quan.
Thứ hai là "bức tranh ngôn ngữ về thế giới": "bức tranh ngôn ngữ về
thế giới" giữa hai dân tộc khác nhau không bao giờ trùng khít với nhau. Bởi
sự phân cắt thế giới hiện thực khách quan giữa các dân tộc là khác nhau.
Thứ ba là định danh ngôn ngữ: cùng một sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan nhưng mỗi dân tộc lại có những tên gọi riêng của mình bởi
họ thấy ở những sự vật hiện tượng đó những đặc điểm khác nhau. Những
điểm khác nhau, sự không trùng khít lên nhau đó tạo nên những đặc trưng văn
hoá riêng cho từng dân tộc. Đây cũng chính là những cơ sở để từ đó chúng tôi
khảo sát những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt và người
Anh.

21
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CÁC HIỆN TƯỢNG
THUỘC PHONG TỤC CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI VIỆT
(TRONG SỰ SO SÁNH VỚI NGƯỜI ANH)
2.1. Định nghĩa về phong tục
Phong tục là một từ có nguồn gốc Hán. Theo Từ điển yếu tố Hán Việt
thông dụng của Viện ngôn ngữ học,1991, thì phong ở đây có nghĩa là lề thói,
tục là thói quen đã thành nếp lâu đời.
Theo Phong tục làng xóm Việt Nam của Nhất Thanh & Vũ Văn Khiếu,
phong tục có nghĩa như sau: “phong” là sự gì người này xướng lên kẻ khác
nối theo rồi thành thói quen, như vật theo gió hoà vào nhịp điệu mà không
biết; “tục” là thói bắt chước người trên, lâu dần hoá thành thuộc. Nói cho gọn
thì người trên cảm hoá người dưới gọi là Phong, người dưới tập nhiễm được
gọi là Tục (thượng sở hoá viết Phong, hạ sở tập viết Tục).

Phong tục cùng với truyền thống, nghi lễ, nghệ thuật, thể hiện rõ nét
nhất những sắc thái đặc trưng cho từng dân tộc. Vì thế, phong tục cưới xin có
thể tồn tại ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Nhưng không phải ở đâu chúng
cũng đều giống nhau. Điều này có thể thấy được qua những từ ngữ biểu thị
những hiện tượng thuộc phong tục cưới xin.
Qua việc khảo sát đặc điểm định danh của trường từ vựng biểu thị
phong tục cưới xin của người Việt trong sự so sánh với người Anh, chúng ta
sẽ hiểu được phần nào ý nghĩa những nét văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc
này.
2.2. Lịch sử hôn lễ của người Việt
Trước khi đi vào tìm hiểu đặc điểm định danh các hiện tượng thuộc
phong tục cưới xin của người Việt, chúng ta cần biết phong tục này có từ bao
giờ.

22
Hôn lễ là một từ Hán – Việt. Theo Từ điển yếu tố Hán – Việt thông
dụng của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản tại Hà Nội năm 1991, “lễ” có nghĩa là
những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có
ý nghĩa nào đó; còn “hôn” có nghĩa là lấy vợ, lấy chồng. Hiện nay, có một
quan niệm nữa cho rằng: theo tục lệ xưa, người ta làm lễ cưới vào buổi chiều
tối (lúc mặt trời vừa mới tối – hôn). Buổi chiều tối là lúc dương qua âm lại,
âm dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên tổ chức cưới vào giờ này
là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất. Vì vậy, gọi là hôn lễ.
Rất nhiều tài liệu về dân tộc học và nghiên cứu phong tục dân gian đã
chứng minh được rằng hôn nhân và gia đình có lịch sử từ rất lâu đời nhưng
hôn lễ thì xuất hiện khá muộn. Những hình thức hôn nhân sớm nhất của loài
người đó là:
Tạp hôn (loạn hôn): đây là hình thức hôn nhân đầu tiên của con người
thời kỳ sơ khai. Ở giai đoạn này, những người trong cùng một quần thể có thể
tự do giao phối, không có một luật lệ, quy tắc nào.

Quần hôn: là hình thức hôn nhân của bầy người nguyên thuỷ. Trong
thời kỳ này, chỉ cho phép thực hiện kết hôn giữa các quần thể nhưng giữa hai
quần thể thị tộc vẫn có thể kết hôn với nhau.
Hôn nhân ngoại tộc: là hình thức hôn nhân của bầy người nguyên thuỷ.
Nó tồn tại vào thời kì đầu của xã hội thị tộc mẫu hệ. Hôn nhân ngoại tộc là để
chỉ việc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết hôn với nhau. Các
thành viên trong thị tộc dù là nam hay nữ, cũng chỉ được phép kết hôn với
một đối tượng ở thị tộc khác.
Hôn nhân đối ngẫu: là hình thức hôn nhân nguyên thuỷ, quá độ từ quần
hôn sang hôn nhân cá thể, trong đó đàn ông và đàn bà lấy nhau đã sống thành
từng cặp, nhưng chưa bền vững, chưa thành gia đình một vợ một chồng. Có
thể coi đây là “cuộc cách mạng lần thứ nhất” về vấn đề hôn nhân của loài

23
người. Sự ra đời của nó đánh dấu chấm hết cho hình thức hôn nhân cùng
huyết thống trong lịch sử và kể từ đây, quan hệ hôn nhân cũng ổn định hơn.
Hôn nhân đa phu: là hình thức hôn nhân gia đình trong đó người đàn bà
có quyền lấy nhiều chồng.
Hôn nhân đa thê: là hình thức hôn nhân gia đình trong đó người đàn
ông có quyền lấy nhiều vợ.
Hôn nhân cá thể: là hình thức hôn nhân gia đình trong đó chỉ có một vợ
một chồng.
Trong những thời kỳ đầu của hình thức hôn nhân (tạp hôn, quần hôn,
hôn nhân ngoại tộc), trong khuôn khổ nhất định nam nữ sinh ra đến lúc trưởng
thành là đã có quyền tự do giao phối. Nhưng từ khi loài người chuyển sang
giai đoạn lịch sử hôn nhân đối ngẫu thì tình hình đã có nhiều thay đổi. Khác
với ngày trước, giờ đây khi hai người đã nên vợ thành chồng, mỗi người đều
có quyền và nghĩa vụ cần thiết đối với người kia, và giữa hai người bắt đầu có
những ràng buộc nhất định về vật chất cũng như tinh thần. Có lẽ chính vì vậy
mà hôn lễ không thể không ra đời.

Mục đích tổ chức hôn lễ của người xưa cũng khá tương đồng so với
ngày nay. Đó là thông báo cho mọi người biết hai người đã nên vợ nên chồng
tức là thuộc quyền sở hữu của nhau, và người khác phải tôn trọng, thừa nhận
quan hệ vợ chồng của họ; đồng thời cũng muốn bày tỏ sự khẳng định quyền
và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với gia đình.
Căn cứ vào đặc điểm nói trên, người ta ước đoán rằng hôn lễ ra đời vào
thời kỳ quá độ từ “chế độ mẫu hệ” sang “chế độ phụ hệ”. Và cùng với sự củng
cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ một chồng thì hôn lễ ngày càng
phức tạp hơn.
Trong thời kỳ chế độ mẫu hệ (con trai đến ở rể) thì hôn lễ thường được
tổ chức tại nhà gái. Khi chàng trai mới tới ở rể, để biểu lộ sự vui mừng và
chứng thực cho cuộc hôn nhân của hai người, nhà gái thường tổ chức một số

×