Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.07 KB, 7 trang )

TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY
NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
ThS. Hoàng Thị Cường
Học viện Hành chính Quốc gia
Tây Nguyên được xem là một vùng chiến lược cả về chính trị, kinh tế, an
ninh và quốc phòng của cả nước. Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Gia Lai,
Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và vùng cao các tỉnh
duyên hải miền Trung. Nơi đây có 43 dân tộc cư trú, với gần 1,5 triệu đồng bào
dân tộc thiểu số. Trong đó bốn dân tộc đông nhất là: Gia Rai 230.000 người, Ê Đê
194.000 người, Ba Na 137.000 người và Xơ Đăng 96.000 người. Nói đến tôn giáo
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu là nói đến 3 tôn giáo
lớn đó là Công giáo, Tin lành và Phật giáo. Xét về lịch sử truyền giáo thì Công
giáo là tôn giáo cắm rễ lâu nhất nơi đây (từ khoảng 1765). Xét về số lượng tín đồ
thì Công giáo là đông nhất. Nhưng xét về tốc độ phát triển và tính chất phức tạp thì
Tin lành chính là tôn giáo phát triển nhanh nhất với không ít các nhân tố tiềm ẩn.
So với Công giáo và Tin lành thì Phật giáo ở Tây Nguyên phát triển ít sôi động và
ít phức tạp hơn nhiều.
Tuy nhiên toàn cầu hóa tác động vào Tây Nguyên, vào vùng dân tộc thiểu số
như thế nào và diện mạo của các tôn giáo trên thay đổi ra sao là một vấn đề lớn
đang đặt ra song hầu như chưa có lời giải đáp. Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này
và với những nghiên cứu bước đầu, tôi mong muốn góp thêm tiếng nói của mình
vào việc nghiên cứu vấn đề nói trên.
Thế tục hóa, hiện đại hóa tôn giáo là một xu thế phát triển của tôn giáo
đương đại và được các nhà tôn giáo học luận bàn từ lâu. Tuy nhiên xu hướng ấy ở
Tây Nguyên và gắn với Công giáo, Tin lành sẽ có những sắc thái và biểu hiện gì?
Đây là vấn đề cần phải luận giải.
Trong tiến trình toàn cầu hóa, các tôn giáo lớn trên thế giới trong đó có
Công giáo và Tin lành đều hướng ra đời sống trần tục, hướng ra xã hội hiện thực
mà chúng ta gọi chung là thế tục hóa. Một mặt các tôn giáo truyền thống (trong đó



có Công giáo và Tin lành) suy giảm ít nhiều đức tin về thế giới siêu nghiệm (vẫn
bảo lưu hệ thống các giá trị tôn giáo), mặt khác cùng với các quá trình hiện đại hóa
và phát triển của xã hội, những tôn giáo nói trên thâm nhập sâu và rộng hơn vào
đời sống con người. Nếu như trước đây Công giáo thường gắn với chế độ chuyên
chế thần quyền phong kiến thì nay tôn giáo này có những thay đổi mạnh mẽ, nó
gắn với các tư tưởng tiến bộ của bình đẳng, dân chủ tư sản và các nấc thang phát
triển của xã hội hiện đại. Gần đây Tòa thánh Vatican tuyên bố Galilê vô tội, đây
chính là một thông điệp đánh dấu sự thừa nhận và khai thông đối với khoa học và
phát triển. Chính toàn cầu hóa là một trong những tác nhân làm cho Công giáo thay
đổi thái độ. Tuy nhiên, lại phải thấy rằng khi điều chỉnh quan hệ với khoa học
trong điều kiện của toàn cầu hóa, Công giáo đã ý thức rõ nó sẽ vận dụng các thành
quả của khoa học kỹ thuật hiện đại để củng cố đức tin vào Chúa của mình.
Trong điều kiện gia tăng thương mại quốc tế, trao đổi văn hóa quốc tế thông
qua xuất khẩu các văn hóa phẩm như phim ảnh, sách báo đã tác động sâu sắc đến ý
thức con người. Và đương nhiên đồng bào các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta nói
chung, Tây Nguyên nói riêng tất yếu cũng nằm trong vùng phủ sóng ấy. Trước đây,
không ít các nhà nghiên cứu đã từng khẳng định xã hội tâm linh của các dân tộc
thiểu số Tây Nguyên với đặc trưng cơ bản của nó là sự tồn tại các hình thức tín
ngưỡng truyền thống từ thời nguyên thủy như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Vật linh
giáo... và các tục cúng ma (theo tín ngưỡng đa thần). Thế nhưng toàn cầu hóa và sự
tác động sâu sắc của nó đã thúc đẩy đồng bào các dân tộc thiểu số chuyển từ đa
thần sang nhất thần giáo với một số lượng khá đông đảo. Sau 1975, Tây nguyên chỉ
có 60.000 tín đồ Tin lành, nhưng hiện nay con số đó đã là 360.000 (tăng gấp 6
lần)1. Tương tự như vậy vùng núi phía Bắc, trước đây chỉ có một bộ phận nhỏ
người Mông theo Tin lành, nhưng hiện nay tăng lên nhanh chóng với 103.141
người.
Tuy nhiên, trên giác độ của sự tiến triển cần phải thấy rằng từ đa thần giáo
sang nhất thần giáo (theo Công giáo, Tin lành hoặc Phật giáo) của người Thượng
1 Đề án thực hiện pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo với đạo Tin lành, Ban tôn giáo Chính phủ, HN 9/2004



Tây Nguyên là một nấc thang phát triển dưới tác động của văn hóa toàn cầu, của sự
gia tăng các luồng dữ liệu xuyên biên giới (thông qua sử dụng các công nghệ cáp
quang, internet, vệ tinh và điện thoại). Tin lành với những đặc trưng cơ bản của
một tôn giáo cách tân, đổi mới văn minh hơn các hình thức tín ngưỡng cúng ma, đa
thần giáo. ĐạoTin lành được các đài truyền giáo (trong đó có đài “Nguồn sống”
phát từ Manila, Philipin) mang đến từng gia đình vùng dân tộc thiểu số trong cả
nước từ Tây Bắc đến Tây Nguyên. Trong điều kiện như vậy, tất yếu sẽ dẫn tới sự
chuyển đổi đức tin từ đa thần giáo sang nhất thần giáo ở một bộ phận đồng bào
vùng dân tộc thiểu số.
Chính sự phát triển của toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhanh hiện trạng khủng
hoảng, suy thoái của hệ thống tín ngưỡng, truyền thống nơi đây. Theo các nhà
nghiên cứu, trên phương diện văn hóa - tôn giáo vùng, ở nước ta có thể chia thành
2 vùng khác biệt: vùng thứ nhất, với văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo người Việt và
vùng thứ hai, với văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo đa thần của người các dân tộc thiểu
số. Đối với người Việt, sau hơn 100 năm va chạm với việc truyền đạo Tin lành,
chúng ta dễ nhận thấy: Chính yếu tố bền vững của văn hóa truyền thống, cùng với
hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng dân gian truyền thống là vật cản đáng kể làm cho Tin
lành không mấy thành công trong công cuộc truyền giáo. Gần đây với sự xâm nhập
mạnh mẽ và quyết liệt hơn của tư tưởng và văn hóa phương Tây vào các tầng lớp
trí thức, thị dân, Tin lành cũng có sự phát triển song không mấy đột biến. Riêng đối
với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tình hình có sự khác biệt. Đây là
đối tượng đặc biệt ưa thích của Tin lành do tín ngưỡng đa thần, hoang sơ của họ dễ
bị chinh phục. Một điều dễ nhận thấy là, trước khi đạo Tin lành xâm nhập vào
vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, ở đây chưa có các tôn giáo chủ lưu.
Theo chúng tôi thì đây là một điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo lớn dễ xâm nhập
và phát triển.
Tuy cũng là vùng dân tộc thiểu số song sự du nhập và phát triển của đạo Tin
lành vào vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và vùng đồng bào
Khơme Tây Nam Bộ lại khác. Đối với Ninh Thuận, Bình Thuận trước khi đạo Tin

lành truyền vào, người Chăm nơi đây đã có tôn giáo chủ lưu của mình là đạo Hồi


(Chăm Bàni và Chăm Islam) hoặc đạo Bà la môn giáo; còn đối với người Khmer
Tây Nam Bộ thì tôn giáo chủ lưu của họ là Phật giáo Nam tông Khmer. Theo
chúng tôi, chính những tôn giáo chủ lưu nói trên là rào cản đáng kể ngăn trở Tin
lành truyền vào và phát triển.
Đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung được xem là đối tượng ưa thích
của Tin lành, nhưng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên lại có một sắc
thái đặc biệt hơn vì đây là vùng đất trước khi Tin lành truyền vào chưa có các tôn
giáo chủ lưu hoặc chính thống chi phối. Đời sống tâm linh của họ gắn liền với các
hình thức tín ngưỡng nguyên thủy. Hơn thế nữa, trong các điều kiện của giao lưu,
hội nhập của toàn cầu hóa hiện nay, diễn biến của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
và tín ngưỡng tôn giáo Tây Nguyên (vùng thứ hai) có những thay đổi đáng chú ý
sau đây:
Một là, đời sống kinh tế - văn hóa chậm phát triển cùng với các hủ tục lạc
hậu gắn liền với tín ngưỡng đa thần như ma chay, cưới xin, cúng kiếng và mê tín,
dị đoan từ nhiều năm nay đang đè nặng lên cuộc sống của đồng bào các dân tộc
thiểu số và cản trở sự tiến bộ, sự vươn lên của họ.
Theo một khảo sát gần đây đối với người S’tiêng, cho dù vẫn còn thiếu đói
song sau khi thu hoạch mùa màng, họ vẫn để ra đến 70% lúa để nấu rượu. Các hủ
tục như Ma Lai, cúng kiếng của Thầy Mo, Thầy cúng, lễ vật cùng phạt vạ khiến
đồng bào chìm đắm trong nghèo nàn, âu lo. Đó cũng chính là tình trạng còn phổ
biến hiện nay ở nhiều dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên.
Hai là, các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của các dân tộc thiểu số bị
mai một dần, lớp già làng, trưởng bản không còn vị thế bảo ban, dẫn dắt thế hệ trẻ.
Ngay các lễ hội truyền thống như thổi kèn, hát đối giao duyên, lễ hội cồng chiêng,
lễ hội đâm châu cũng thu hẹp dần và không đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn lớp trẻ và
quần chúng, dẫn đến việc bán đổi cồng chiêng, phèng la vì không sử dụng tới.
Trong khi đó, những mô hình về việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới ở

vùng các dân tộc thiểu số còn chưa rõ ràng và đặc biệt còn chưa mang lại hiệu quả
thiết thực. Trong bối cảnh đó và trong điều kiện của toàn cầu hóa, ở một bộ phận


quần chúng các dân tộc thiểu số đã xuất hiện khoảng trống tâm linh và đứng trước
sự tác động mạnh mẽ của Tin lành họ “cải đạo” cũng là điều dễ hiểu.
Ba là, chính sự suy yếu dần “hệ miễn dịch” của tâm thức văn hóa - tôn giáo,
dân tộc truyền thống đã tạo ra mảnh đất tốt cho đạo Tin lành xâm nhập vào.
Theo lý luận về tôn giáo học, tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội,
vừa là một thực thể xã hội. Nhưng tôn giáo lại là một hình thái ý thức xã hội đặc
biệt, chịu sự chi phối của hiện thực xã hội và phản ánh lại nó. Theo chúng tôi,
chính những biến động về đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội cũng như
các tác nhân của toàn cầu hóa những năm qua đã tác động và làm suy yếu dần “hệ
miễn dịch” của tâm thức văn hóa - tôn giáo dân tộc truyền thống của đồng bào các
dân tộc thiểu số và dẫn đến sự xâm nhập nhanh hiện nay của đạo Tin lành.
Cùng với quá trình gia tăng thương mại quốc tế, sự tràn lan của chủ nghĩa
đa văn hóa, toàn cầu hóa còn kéo theo sự gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái
phép. Có thể thấy rằng đây là mặt tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của toàn cầu hóa.
Hiện nay, vấn đề đất đai đang nổi lên và là nguyên nhân tiềm ẩn của sự bất ổn về
chính trị - xã hội ở Tây Nguyên. Tình trạng di dân tự do ở vùng đất màu mỡ này
đang góp phần làm tăng áp lực về đất đai và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu
đất sản xuất. Trong những năm gần đây, di dân tự do diễn ra liên tục, với nhiều quy
mô khác nhau, có đợt hàng ngàn người di dân chặt phá hàng chục hécta rừng để lấy
đất định cư và sản xuất. Hiện nay, riêng Đăk Lăk có chừng 15.000 người Mông
sinh sống, trong đó có tới 13.000 người Mông theo Tin lành di cư từ các tỉnh miền
núi phía Bắc vào. Xét trên phương diện xã hội học tôn giáo, theo chúng tôi hiện
tượng gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép nói trên là một phần hệ lụy của
toàn cầu hóa và thế tục hóa tôn giáo đối với vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,
Tây Bắc.
Tuy nhiên, hiện nay đối với khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, chúng ta cần

phải đặc biệt chú ý đến xu hướng chính trị hóa và quốc tế hóa vấn đề Tin lành
cùng với việc triệt để sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.
Theo chúng tôi, xét trên phương diện xã hội học tôn giáo thì hiện tượng nói trên
không chỉ là hiện tượng thế tục hóa mà còn thể hiện xu hướng hiện đại hóa tôn


giáo của Tin lành ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Về lý luận, chủ nghĩa Mác Lênin đã từng khẳng định và chứng minh tính sóng đôi giữa tôn giáo và chính trị.
Về thực tiễn, các thế lực lợi dụng tôn giáo và phương Tây đã “hiện đại hóa” vấn đề
Tin lành ở Tây Nguyên, lấy vấn đề Tin lành để tạo ra sức ép từ bên ngoài và bên
trong. Một mặt, Bộ ngoại giao các nước nói trên đã nhiều lần nêu vấn đề Việt Nam
vi phạm nhân quyền, ngược đãi tín đồ và giam giữ các chức sắc tôn giáo. Riêng
trong năm 2003 các nước phương Tây, hàng chục lần tăng sức ép với Việt Nam
qua thể chế hóa các vấn đề nhạy cảm nói trên bằng các “Dự Luật”, “Nghị quyết”…
Ở bên trong họ mời những phần tử chống đối, vi phạm pháp luật như Thái Văn
Hòa, Nguyễn Văn Lý ra làm chứng trước quốc hội Mỹ tố cáo ta vi phạm dân chủ,
nhân quyền, tự do tôn giáo.
Sự phát triển nhanh và đột biến của đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số thời
gian qua không chỉ có sự hậu thuẫn trực tiếp về chính trị và tài chính của các nước
phương Tây, mà còn có xu hướng quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, tạo ra sự liên thông
giữa Tin lành trong nước và Tin lành quốc tế. Hơn 50 tổ chức quốc tế, từ thiện
nhân đạo có mặt tại Việt Nam từ 1990 đến nay đã viện trợ mỗi năm khoảng 10
triệu USD cho các hoạt động tôn giáo. Hơn thế nữa, việc chuyển tổ chức Tin lành
Đề Ga từ bang Carôlina, Mỹ về Tây Nguyên để tạo dựng Tin lành Đề Ga ở Tây
Nguyên, làm hậu thuẫn cho cái gọi là “Nhà nước Đề Ga độc lập” đã cho thấy xu
hướng chính trị hóa và quỗc tế hóa vấn đề Tin lành đang được coi là một tác nhân
không nhỏ tác động sâu sắc đến xã hội ta nói chung, vùng dân tộc thiểu số Tây
Nguyên nói riêng. Trong xu hướng toàn cầu hóa và trong xu thế thế tục hóa, hiện
đại hóa ấy của Tin lành thì trong thời gian tới nguy cơ tiềm ẩn từ những vấn đề lợi
dụng đạo Tin lành còn rất lớn và gắn liền với nó là sự kích thích để Tin lành tiếp
tục phát triển theo kiểu “Tin lành Đề Ga” và các khả năng xảy ra điểm nóng tôn

giáo, sự gia tăng các vụ khiếu kiện trong tôn giáo, thậm chí cả bạo loạn chính trị.
Toàn cầu hóa tác động toàn diện đến đời sống nhân loại. Toàn cầu hóa
không chỉ tác động đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… mà nó còn tác động
sâu sắc đến đời sống tâm linh, tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Những thay đổi và hệ lụy do toàn cầu hóa đem lại là


lớn lao đối với đời sống tâm linh con người mà chúng ta còn sẽ phải tiếp tục
nghiên cứu, nhận diện và nắm bắt.



×