Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tài liệu soạn giảng dlđp Quảng Trị(đầy đủ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.75 KB, 42 trang )

Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên
4.744,32 km
2
. Dân số trung bình năm 2007 có 630.784 người, chiếm 1,44% về
diện tích và 0,76% về dân số cả nước, mật độ dân số 133 người/km
2
. Toàn tỉnh có
10 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị xã là Đông Hà, Quảng Trị và 8 huyện là Vĩnh
Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đăkrông và huyện
đảo Cồn Cỏ. Thị xã Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị.
I. Các Đặc điểm tự nhiên
1. Vị trí địa lý-kinh tế
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16
0
18 đến 17
0
10 vĩ độ Bắc, 106
0
32
đến 107
0
34 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan nước CHDCND Lào.
- Quảng Trị có lợi thế về địa lý-kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng- điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
của Hành lang Đông-Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng
Áng v.v. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong


khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và
du lịch.
- Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt
và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như
quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt
Bắc-Nam chạy dọc qua tỉnh và quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng
Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là
một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và
trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ
Đông Hà có sân bay Phú Bài-Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế
Đà Nẵng (150 km) v.v.
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong vùng khu vực miền Trung được Nhà
nước quan tâm đầu tư cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của
Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao
Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu CN
Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo
v.v. được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ
sở hạ tầng như giao thông nông thôn, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính
viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như công tác xóa đói
giảm nghèo; trên lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo, văn hóa-thể thao được chú trọng
phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý-kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang
tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu,
hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu
vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời
gian tới.
2. Đặc điểm tự nhiên
2.1. Địa hình.
Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần về phía Đông,
Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh

dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy
dài dọc theo tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây
núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
- Địa hình núi cao. Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát
úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20-30
0
. Địa hình
phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển
hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi
có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên
phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn
chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện v.v. cũng
như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện khá
phong phú.
- Địa hình gò đồi, núi thấp. Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa
hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ
cao trên 500 m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải
thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh-Cam Lộ
có độ cao xấp xỉ 100-250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa
dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa
hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ
tiêu, cây ăn quả lâu năm v.v.
- Địa hình đồng bằng. Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống
các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m. Bao gồm
đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng
bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng
điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong,
Gio Linh, Vĩnh Linh.
- Địa hình ven biển. Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển.
Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực

có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn
hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho
đời sống dân cư thiếu ổn định.
Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều
vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành
kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các
loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
2.2. Khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao v.v. là những thuận lợi cơ
bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được
coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng
thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ
lụt.
- Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm từ 24
0
-25
0
C ở vùng đồng bằng, 22
0
-23
0
C
ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống
thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 22
0
C ở đồng bằng, dưới 20
0
C ở độ cao

trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 28
0
C, tháng
nóng nhất thường là tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40
0
-42
0
C.
Số giờ nắng trung bình 5-6 giờ/ngày. Biên độ giữa các tháng trong năm
chênh lệch 7
0
-9
0
C. Chế độ nhiệt của Quảng Trị rất thuận lợi cho phát triển thâm
canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp
- Chế độ mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm của Quảng Trị khoảng
2200-2500 mm; số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở
Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa
tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa
chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12
đến tháng 7 năm sau, khô nhất vào tháng 7. Đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh
hành. Tính biến động của chế độ mưa ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, tới thi công các công trình xây dựng v.v. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập
trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài
thường gây nên thiếu nước, khô hạn.
- Độ ẩm. Quảng Trị có độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 83-88%.
Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn, chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian.
Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22%;
trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi
lên đến 88-90%.

- Nắng. Quảng Trị có số giờ nắng khá cao và có sự phân hóa theo thời gian
và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1910 giờ, miền Tây
chỉ đạt 1840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên
200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho sự quang hợp , tăng năng suất
sinh học cho cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn
hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.
- Gió. Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa
Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây khô nóng ở Quảng Trị là hiện
tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm
có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới
40
0
-42
0
C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động
kinh tế-xã hội, đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Bão và áp thấp nhiệt đới. Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh
hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường
suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ
bản: do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu
thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật
nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao. Điều này
mang lại lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tiểu vùng khí
hậu đỉnh Trường Sơn với tính ôn hoà là tài nguyên quý mang lại sức hấp dẫn cho
sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan,
nghỉ dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung Bộ. Đây là
điểm độc đáo của khí hậu Quảng Trị.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời

tiết của Quảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt:
thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc khắc phục
thiên tai, xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước
chống lũ lụt để ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm
chú trọng.
2.3. Thuỷ văn.
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1
km/km
2
. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía
Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có
12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch
Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).
- Hệ thống sông Bến Hải. Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao 1257
m, có chiều dài 65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m
3
/s. Các phụ lưu ở thượng
nguồn gồm có sông Sa Lung, sông Rào Thanh. Diện tích lưu vực rộng khoảng 809
km
2
. Sông đổ ra biển ở Cửa Tùng.
- Hệ thống sông Thạch Hãn. Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất
2660 km
2
. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ từ các dãy núi lớn Động
Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán)và động Ba Lê, động Dang (nhánh
Đăkrông). Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.
- Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh). Được hợp bởi hai nhánh sông
chính là Ô Lâu ở phía Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Diện tích lưu vực của
hai nhánh sông khoảng 900 km

2
, chiều dài 65 km. Sông đổ ra phá Tam Giang
thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt- Lào có một số sông nhánh chảy
theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các nhánh điển hình là sông
XêPon đoạn cửa khẩu Lao Bảo-A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng
Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa).
Hệ thống suối. Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối
phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức
tạp.
Nhìn chung, hệ thống sông suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều kiện
thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống,
đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với
công suất vừa và nhỏ.
II. tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2007, tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh có 474.431,69 ha. Các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm:
1.1. Đất nông nghiệp. Có diện tích là 2295.264,15 ha, chiếm 62,24% tổng
diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 78.9739 ha. Bình quân đất
sản xuất nông nghiệp/người là 1.253 m
2
.
- Đất sản xuất nông nghiệp. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng
cây hàng năm với diện tích 50.646,36 ha, chiếm 64,13% đất sản xuất nông nghiệp
(trong đó đất lúa 29.822,34 ha, đất cây hàng năm khác 20.624,71 ha, đất cỏ dùng
vào chăn nuôi 199,31 ha). Đất trồng cây lâu năm có 28.326,68 ha, chiếm 35,87%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn
quả v.v.
- Đất lâm nghiệp có rừng. Diện tích là 213.564,55 ha, trong đó đất rừng sản

xuất 92.908,81 ha, rừng phòng hộ 65.312,36 ha, rừng đặc dụng 55.343,38 ha. Độ
che phủ rừng toàn tỉnh năm 2007 đạt 43,6%.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích 2.521,77 ha, chiếm 0,85% diện tích đất
nông nghiệp, được sử dụng để nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, ngọt.
- Ngoài ra còn có đất có điều kiện sản xuất muối, diện tích nhỏ 8,8 ha và đất
nông nghiệp khác 195,99 ha.
1.2. Đất phi nông nghiệp. Diện tích trên địa bàn toàn tỉnh có 40.587,12 ha,
bao gồm các loại đất ở, đất chuyên dùng và đất đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa
trang nghĩa địa v.v.
- Đất ở. Diện tích 6.941,12 ha, chiếm 17,1% diện tích đất phi nông nghiệp,
trong đó đất ở tại đô thị 1.434,62 ha, đất ở tại nông thôn 5.506,5 ha.
- Đất chuyên dùng. Diện tích 14.115,31 ha, chiếm 38,78% diện tích đất phi
nông nghiệp, bao gồm chủ yếu các loại đất: đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp 347,38 ha; đất an ninh quốc phòng 1.744,15 ha; đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp 615,58 ha (đất khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động
khoáng sản, sản xuất VLXD); đất có mục đích công cộng 11.408,2 ha (giao thông,
thuỷ lợi v.v.).
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng. Diện tích 363,89 ha, chủ yếu là đất đình, miếu,
am, từ đường v.v.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa. Diện tích 3.915 ha.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Diện tích 15.145,76 ha.
1.3. Đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng trên toàn tỉnh còn
138.580,42 ha, chiếm 29,21% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là:
- Đất bằng chưa sử dụng, diện tích 13.112,31 ha, có thể khai thác đưa vào sử
dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp khác.
- Đất đồi núi chưa sử dụng, diện tích còn khá lớn 124.691,46 ha. Đây là
tiềm năng lớn cho phép khai hoang mở rộng qui mô phát triển nông, lâm nghiệp và
đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Diện tích núi đá không có rừng cây 776,65 ha.
Tuy diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đất

chua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, có tầng dày mỏng, nhiều diện tích bị kết vón
đá ong, phân bố rải rác, không tập trung và có những vùng còn bom mìn chưa được
rà phá. Do đó để cải tạo, khai thác đưa vào sử dụng được trong các ngành kinh tế
cần có đầu tư vốn, kỹ thuật, thuỷ lợi, rà phá bom mìn v.v.
2. Tài nguyên rừng và thảm thực vật
Toàn tỉnh Quảng Trị có 330.126,1 ha diện tích đất lâm nghiệp (bao gồm đất
có rừng và đất chưa có rừng). Đất lâm nghiệp có rừng năm 2007 là 213.564,55 ha
với tổng trữ lượng gỗ khoảng 11 triệu m
3
. Theo kết quả điều tra mới nhất thì hiện
tại rừng Quảng Trị có khoảng 1053 loại thực vật thuộc 528 chi, 130 họ, trong đó có
175 loài cây gỗ. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng. Hiện tại có
khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ)
đang sinh sống tại rừng Quảng Trị. Do chiến tranh tàn phá nặng nề và do khai thác
rừng bừa bãi để phát nương làm rẫy trong nhiều năm nên hệ sinh thái rừng tự nhiên
bị suy thoái, trữ lượng rừng tự nhiên bị giảm sút, chất lượng rừng thấp kém. Đặc
biệt một số vùng rừng bị chất độc hóa học hủy hoại, khó có thể khôi phục lại. Cần
có biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên.
Rừng trồng các loại có diện tích 77.596 ha, trong đó rừng đặc dụng 190 ha,
rừng sản xuất 61.390 ha, rừng phòng hộ 16.016 ha. Diện tích rừng thông nhựa
khoảng 25.000 ha. Nhìn chung rừng trồng chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độ
trung bình. Rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo tai
tượng, keo lai v.v. được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh
tế khá cao. Đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản
xuất. Một số cây bản địa như sến, muồng đen, sao đen v.v. đã được đưa vào trồng
rừng phòng hộ v.v.
3. Tài nguyên biển
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và
Cửa Tùng. Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km
2

, ngư trường đánh
bắt rộng lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua,
hải sâm, tảo và một số loài cá, san hô quý hiếm. Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh
Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.000 tấn.
Diện tích vùng bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc biệt vùng ven biển có khoảng
1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng
chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản các loại.
Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý có huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng
về kinh tế và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần
nghề cá của tỉnh và các tỉnh trong vùng. Ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi
cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đòng tàu, sửa chữa tàu biển và xây
dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng. Dọc bờ biển
Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử cách mạng có thể
đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ, Triệu Lăng,
địa đạo Vịnh Mốc v.v.
Cách không xa bờ biển Quảng Trị khoảng 100-120 km có nguồn khí mêtan
chất lượng cao với trữ lượng từ 60-100 tỷ m
3
. Khu vực mỏ nằm gần đảo Cồn Cỏ,
nếu khai thác nguồn khí này đưa vào đất liền thì tỉnh Quảng Trị là địa điểm gần
nhất.
Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, Quảng Trị có điều kiện đẩy
mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản;
dịch vụ hậu cần nghề cá; cảng hàng hóa và vận tải biển; du lịch biển, sinh thái
biển. Trên cơ sở phát triển hài hòa các ngành kinh tế biển trong sự gắn kết chặt chẽ
với định hướng phát triển chung của vùng và cả nước, gắn kết với phát triển Hành
lang kinh tế Đông-Tây nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng biển đảo.
4. Tài nguyên nước
Trên địa bàn tỉnh có các nhánh đầu nguồn của 3 hệ thống sông chính đổ ra
biển là sông Bến Hải, Thạch Hãn và sông Ô Lâu. Sự phân bố đều khắp của các

sông này là nguồn nước mặt chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các
con sông này đều có lưu lượng nước lớn về mùa mưa. Trong những năm mưa ít thì
các sông nhánh và khe suối nhỏ thường bị cạn kiệt gây nên hạn hán.
Nước ngầm trong các tầng trầm tích và phong hóa phát triển các địa hình núi
thấp ven sông. Đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng cho sản xuất và sinh
hoạt. Nước trong tầng đất đỏ phong hóa từ đá bazan có chất lượng tốt theo các chỉ
tiêu hóa học v.v. Nguồn nước này rất có giá trị đối với nhân dân vùng miền núi.
Hình thức khai thác hiện nay chủ yếu là các giếng đào theo qui mô hộ gia đình với
lưu lượng thấp.
2.5. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị rất phong phú và đa dạng, đặc
biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và khoáng sản làm vật liệu
xây dựng. Có thể nói đây là thế lợi thế lớn để Quảng Trị có thể phát triển mạnh
công nghiệp sản xuất xi măng.
Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khoáng
sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng
với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng
sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh v.v. Các khoáng sản khác
như vàng, ti tan, than bùn cũng chiếm tỷ trọng lớn về giá trị trong ngành khai thác
khoáng sản của tỉnh.
- Đá vôi xi măng. Có tổng trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các mỏ
có quy mô lớn và ý nghĩa kinh tế cao như đá vôi Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ),
đá vôi Tà Rùng, Hướng Lập (Hướng Hóa); sét xi măng tập trung ở Cam Tuyền, Tà
Rùng, phụ gia xi măng ở Cùa, Tây Gio Linh v.v.
- Đá xây dựng, ốp lát. Toàn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng
khoảng 500 triệu m
3
; phân bố chủ yếu dọc quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về
phía Tây, có điều kiện giao thông khá thuận lợi. Đá ốp lát có 4 điểm là đá granit
Chân Vân, đá hoa Khánh Ngài, granodiorit Đăkrông và gabro Cồn Tiên.

- Sét gạch ngói. Hiện có 18 điểm, mỏ, có trữ lượng khoảng gần 82 triệu m
3
,
phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ,
Triệu Phong, Hải Lăng.
- Cát, cuội, sỏi xây dựng. Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng 3,9
triệu m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sông, nằm ở những vùng có giao
thông thuận lợi cho việc khai thác.
- Cát thủy tinh. Dự báo trữ lượng 125 triệu m
3
, chất lượng tốt, phân bố chủ
yếu ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng nhưng tập trung ở khu vực Cửa Việt, cho
phép xây dựng nhà máy chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.
- Cao lanh. Đã phát hiện được 3 điểm cao lanh là Tà Long, A Pey (Đăkrông)
và La Vang (Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để
đưa vào khai thác.
- Than bùn. Phân bố tập trung Hải Lăng và Gio Linh với tổng trữ lượng gần
400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất phân vi sinh với
khối lượng lớn.
- Ti tan. Phân bố dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio
Linh, Hải Lăng, có trữ lượng khoảng 400.000 tấn, thể khai thác với khối lượng
khoảng 10-20 nghìn tấn/năm để xuất khẩu.
- Các mỏ nước khoáng. Phân bố ở Cam Lộ, Đakrông cho phép phát triển
công nghiệp sản xuất nước khoáng, tổ chức dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Ngoài ra còn có pirít phân bố ở Vĩnh Linh, Hướng Hóa; vàng Đăkrông (ở Tà
Long, A Vao) với trữ lượng khoảng 54 tấn...từng bước được thăm dò khảo sát để
đưa vào khai thác trong giai đoạn tới.
6. Tài nguyên du lịch
Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú,
phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính nên

rất thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách
mạng gắn liền với cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có
những địa danh nổi tiếng thế giới như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di
tích Hiền Lương, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, làng
Vây, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn v.v. Quảng Trị còn là bảo tàng sinh động nhất
về di tích chiến tranh cách mạng, đó là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch hoài niệm về
chiến trường xưa độc đáo. Quảng Trị có bờ biển dài với những cảnh quan đẹp, còn
nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Cồn
Cỏ ... để phát triển du lịch sinh thái biển. Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên Hành
lang Đông-Tây, điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông-Tây, du lịch Con đường
di sản miền Trung và Con đường huyền thoại. Ngoài ra, Quảng Trị còn có những
cánh rừng nguyên sinh, suối nước nóng ở Đăkrông, khu vực hồ Rào Quán-Khe
Sanh, Hướng Hoá v.v. cho phép phát triển du lịch lâm sinh thái; có tiềm năng phát
triển du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như Lễ hội dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, lễ
hội truyền thống cách mạng; du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ kiệu La Vang v.v.
Tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn cho phép Quảng Trị đẩy mạnh phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.
III. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực
1. Dân số. Năm 2007 dân số trung bình của tỉnh là 630.784 người. Toàn tỉnh
có 134.347 hộ gia đình, bình quân 4,7 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị chiếm
24,6%, còn lại chủ yếu là dân số sống ở nông thôn, chiếm 75,4%, Tỉ lệ tăng dân số
tự nhiên giảm còn 1,048% và có xu hướng giảm dần, dân số cơ học tăng không
đáng kể. Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-
6.000 người.
Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,55%, nam chiếm
49,45%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, chỉ tiêu này cho thấy
đây là cơ cấu dân số trẻ; riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%, đây là lực lượng
lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.
Mật độ dân số toàn tỉnh là 133 người/km
2

, thuộc loại thấp so với các tỉnh,
thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ trong
tỉnh, tập trung đông ở các thị xã, các huyện đồng bằng và ven biển (thị xã Quảng
Trị 2.734 người/km
2
, thị xã Đông Hà 1.140 người/km
2
), trong khi đó huyện
Đakrông chỉ có 29 người/km
2
, Hướng Hoá 62 người/km
2
. Sự phân bố dân cư
không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây
dựng các công trình hạ tầng về giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y
tế v.v. phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt,
thưa dân.
2. Nguồn nhân lực. Theo báo cáo thống kê năm 2007, toàn tỉnh có 349.139
người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 55,3% dân số, bình quân mỗi năm
tăng thêm khoảng 4.000-5.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên
môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ
nghề trở lên chiếm 29,3% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 6,4%; trung
học chuyên nghiệp 6,2%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,3%, công nhân kỹ thuật
không bằng 12,5%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2,9%). Còn lại phần lớn là lao động
không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 70,7%. Trong cơ cấu lao động theo ngành,
phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy hải
sản, chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng 60-62%; lao động tham gia trong các lĩnh
vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng
trong cơ cấu lao động xã hội.
3. Truyền thống văn hóa. Nhân dân Quảng Trị có truyền thống cần cù, chịu

khó, hiếu học; luôn sáng tạo trong lao động sản xuất và có tình tương thân, tương
ái, giúp nhau trong đời sống, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh, trong xóa đói, giảm
nghèo. Trải qua những giai đoạn khốc liệt của các cuộc chiến tranh, người dân
Quảng Trị vẫn bất khuất, kiên trung vượt qua gian khó vươn lên. Quảng Trị còn là
vùng đất lịch sử nổi tiếng, có truyền thống yêu nước, cách mạng, sản sinh những
người con kiệt xuất cho đất nước, tiêu biểu là Tổng bí thư Lê Duẩn. Qua các thời
kỳ phát triển, Quảng Trị đã có nhiều danh nhân đạt được những danh hiệu cao quý
v.v.
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân
Kiều, Pa Cô. Tỉ lệ dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều
có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn
hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu
ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như Hướng Hóa, Đăkrông. Các dân tộc
anh em trên đất Quảng Trị đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, có những đóng góp to lớn cho thắng lợi của dân
tộc và ngày nay đang chung sức đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản
xuất, xây dựng quê hương đất nước.
Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị dồi dào; có nền
văn hóa đa dạng và giàu truyền thống quý báu. Tuy nhiên vấn đề dân cư và lao
động của tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cập như dân cư phân bố không đều trên
các địa bàn lãnh thổ, trình độ dân trí còn thấp nhất là vùng sâu, vùng xa, trình độ
chuyên môn, kỹ thuật còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao,
chuyên gia giỏi, có kỹ năng tay nghề v.v. Do đó vấn đề nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, phát huy yếu tố nội lực con người là nhiệm vụ cấp bách trước mắt
cũng như chiến lược lâu dài của tỉnh nhằm đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế
-xã hội và hội nhập quốc tế.
Phần thứ hai
đánh giá quá trình phát triển kinh tế-xã hội
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1998-2007
I- đánh giá chung về thành tựu phát triển kinh tế

Những năm qua, cùng với xu thế chung đổi mới và mở cửa của cả nước, sự
nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng
kể trên mọi lĩnh vực: qui mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, các lĩnh
vực văn hóa xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được
nâng cao. Nền kinh tế tỉnh đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển
thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ điện, khai
khoáng; trồng cây công nghiệp dài ngày; trồng rừng nguyên liệu; khai thác và nuôi
trồng thủy sản; mở rộng giao lưu kinh tế với trong nước và nước ngoài v.v. Tiềm
lực kinh tế được củng cố và phát triển, đang tạo những nền tảng cơ bản cho giai
đoạn phát triển tiếp theo.
1. Tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP- giá SS 1994)
- Thời kỳ 1996-2000. Tăng trưởng kinh tế chung toàn nền kinh tế đạt bình
quân 8,6%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 17,3%/năm, khu vực nông
nghiệp tăng 8,6%/năm, dịch vụ tăng 6,2%. Năm 2000, tổng GDP toàn tỉnh (giá SS
1994) đạt 1.195,7 tỉ đồng, GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2000 đạt
2,857 triệu đồng.
Qui mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế
1995 2000 2005
2007
Thực
hiện
Mục
tiêu
RSQH
1- Tổng GDP (Tỷ đ- giá
1994)
792,8 1195,7 1813,2 1806
2.250,7
- Công nghiệp+XD 78,9 175,3 467,2 283 708,2

- Nông, lâm nghiệp 355,4 535,6 675,3 656 741,2
- Dịch vụ 358,5 484,8 670,7 867 801,3
2. Tăng trưởng GDP
bq/năm*(%)
Toàn nền kinh tế - 8,6 8,7
9,0
11,2
- Công nghiệp+XD - 17,3 21,7
12-13
21,5
- Nông, lâm nghiệp - 8,6 4,7
5,0
4,8
- Dịch vụ 6,2 6,7
11,5
9,3
3. GDP bq/người- Tr.đ. (giá
HH)
2,857
5,165 5,097
7,647
* Tính bình quân cho các thời kỳ 1996-2000; 2001-2005 và 2007/2006
- Thời kỳ 2001-2005. Tăng trưởng kinh tế chung đạt bình quân 8,7%, trong
đó công nghiệp- xây dựng tăng 21,7%, khu vực nông nghiệp tăng 4,7%, dịch vụ
tăng 6,8%. Năm 2005, tổng GDP toàn tỉnh (giá SS 1994) đạt 1.812 tỉ đồng, tăng
1,5 lần so 2000. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2005 đạt 5,165
triệu đồng, tăng 1,8 lần so năm 2000.
- Năm 2007, tăng trưởng kinh tế chung đạt 11,2% so năm 2006, trong đó
công nghiệp-xây dựng tăng 21,5%, nông lâm ngư nghiệp 4,8%, dịch vụ tăng 9,3%.
GDP bình quân đầu người đạt 7,647 triệu đồng.

So với mục tiêu xác định trong Rà soát chỉnh quy hoạch thời kỳ 2001-2010
và kế hoạch 2001-2005 thì tỉnh đã đạt và vượt một số mục tiêu đề ra như tốc độ
tăng trưởng công nghiệp nhanh, đạt 21,5%/năm (mục tiêu 12-13%), thu nhập
GDP/người đạt 5,165 triệu đồng (QH 5,097 triệu) v.v. Một số chỉ tiêu phát triển
chưa đạt mục tiêu đề ra như tăng trưởng thời kỳ 2001-2005 đạt 8,7% (QH đề ra
9%), khu vực dịch vụ tăng chậm đạt 9,0% (QH 11,5%). Tuy nhiên đến năm 2007,
một số chỉ tiêu trong một số ngành và lĩnh vực đã đạt và vượt kế hoạch như tổng
sản lượng lương thực có hạt đạt 22 vạn tấn; sản lượng thủy sản 20,7 nghìn tấn; tỉ lệ
tăng dân số đạt 1,05%; tạo việc làm mới hàng năm 8.000 người; giảm tỉ lệ hộ
nghèo xuống còn 19,8% theo chuẩn mới quốc gia; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng còn 22,5% v.v. Đây là những kết quả đáng khích lệ.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua đạt
mức khá cao, duy trì tương đối ổn định qua các thời kỳ. Ngành công nghiệp-xây
dựng tăng trưởng nhanh, đặc biệt những năm gần đây. Kinh tế nông nghiệp vẫn
duy trì được tăng trưởng khá ổn định (4,4-4,5%). Khu vực dịch vụ tăng khá, nhưng
chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
* Đánh giá chất lượng tăng trưởng các ngành kinh tế chủ yếu
Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối ổn định qua các thời
kỳ (8,5% - 8,7%), năm 2007 tăng 11,2%. Các ngành kinh tế đã chú trọng phát triển
theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm.
Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất tập trung,
chuyên canh hàng hóa như vùng lúa chất lượng cao, vùng cà phê, cao su, chăn nuôi
trang trại; trồng rừng nguyên liệu đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tăng
tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 43,6% (2007). Các giống cây trồng, vật nuôi mới,
kỹ thuật tiên tiến được khuyến khích áp dụng; năng suất, sản lượng nhiều loại cây
trồng, vật nuôi không ngừng đạt đỉnh cao mới; đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất
hiệu quả và được khuyến khích nhân rộng... Các chương trình, dự án phát triển hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và thay đổi bộ mặt nông thôn.

Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng nhanh, một số khu công nghiệp được
hình thành, đã thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) có xu hướng tăng như các dự án của Công ty TNHH Cao su
Camel Việt Nam, Công ty TNHH Chaichareon Việt Thái, Công ty TNHH Phương
Nam, Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Liên Minh Á Châu. Đã chú trọng đầu tư
các dây chuyền công nghệ tiến tiến, hiện đại trong công nghiệp chế biến gỗ, cao su,
cà phê, khai thác đá, khoáng sản v.v. Công nghiệp đang từng bước vươn lên tạo
động lực phát triển cho nền kinh tế.
Khu vực dịch vụ có bước phát triển tích cực, đặc biệt là du lịch đang trở
thành ngành kinh tế quan trọng. Nhiều dự án lớn phát triển du lịch được triển khai
xây dựng như đường Hồ Chí Minh huyền thoại, đường Cửa Tùng-địa đạo Vịnh
Mốc, trằm Trà Lộc, hạ tầng khu du lịch Cửa Việt. Một số điểm du lịch được đưa
vào khai thác bước đầu gây được sự chú ý của du khách như Hội chợ thương mại
khu vực, Lễ hội, các tour du lịch chiến trường xưa v.v.
Tuy nền kinh tế Quảng Trị duy trì được mức tăng trưởng ổn định nhưng
nhìn chung vẫn đạt ở mức thấp so với tiềm năng và thấp hơn so với nhiều tỉnh
trong khu vực miền Trung (cao hơn Hà tĩnh, Thanh Hóa và Ninh Thuận). Qui mô
nền kinh tế còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế
chủ yếu vẫn dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, tập trung phát triển
những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, chất lượng
hạn chế, khả năng cạnh tranh kém. Tài nguyên tự nhiên và nguồn lao động chưa
được khai thác triệt để. Các nguồn lực trong dân còn nhiều tiềm năng chưa được
phát huy v.v.
2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Về cơ cấu các ngành kinh tế. Từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.
Ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, tăng tỉ trọng trong cơ cấu
kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng từ 9,0% năm 1995 lên 25,6% năm
2005, năm 2007 tăng lên 31,0%; nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 47,4% năm 1995
xuống 36,0% năm 2005, năm 2007 giảm xuống còn 32,0%; khu vực dịch vụ giảm

từ 43,6% năm 1995 xuống còn 38,4% năm 2005 và năm 2007 giảm xuống còn
37,0%.
So với mục tiêu Rà soát quy hoạch và kế hoạch 2001-2005 thì quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế về cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt tỷ trọng
ngành công nghiệp -xây dựng tăng nhanh, chiếm 25,6% năm 2005 (QH 18,7%); tỷ
trọng khu vực nông nghiệp giảm mạnh (thấp hơn so QH đề ra); khu vực dịch vụ
mới đạt chưa đạt mục tiêu 38,4% (QH 43%). Nhìn chung cơ cấu kinh tế Quảng Trị
có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp,
khu vực nông nghiệp giảm dần.
- Cơ cấu nội bộ từng ngành: Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ
trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 83,1% năm 2000 xuống còn
79,5% năm 2007, trong khi đó ngành thủy sản có xu hướng tăng từ 10,9% lên
15,7%; Trong sản xuất ngành công nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp chế
biến nông, lâm sản vẫn chiếm tỉ trọng lớn, nhưng các ngành công nghiệp năng
lượng, khai khoáng mỏ có chiều hướng tăng tỉ trọng trong những năm gần đây.
Khối dịch vụ nói chung tăng chậm, tỉ trọng có xu hướng giảm, riêng doanh thu du
lịch có tốc độ nhanh, đóng góp đáng kể cho GDP khối các ngành dịch vụ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế. Có sự chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa các
thành phần; kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng ngày càng lớn (73%), kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài có chiều hướng ngày càng tăng, tuy nhiên qui mô đầu tư
nước ngoài còn nhỏ bé (1,2%). Đây là hạn chế lớn của tỉnh trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(Theo GDP, giá hiện hành, đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 1995 2000
2005 2007
Thực
hiện
Mục tiêu
RSQH

I. Cơ cáu kinh tế ngành 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp, xây dựng 9,0 15,1 25,6 18,7
31.0
- Nông, lâm, thuỷ sản 47,4 44,9 36,0 41,0
32.1
- Khu vực dịch vụ 43,6 40,0 38,4 40,3
37.0
II. Cơ cấu lao động - 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp, xây dựng - 8,8 10,4 10,5 14,4
- Nông, lâm, thuỷ sản - 69,8 62,7 64,0 58,2
- Khu vực Dịch vụ - 21,4 26,9 30,5
27,4
- Cơ cấu lao động. Quá trình phát triển kinh tế đã tác động đến phân công lại
lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng
lao động công nghiệp-xây dựng từ 8,8% năm 2000 lên 14,4% năm 2007; tỷ trọng
lao động dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, từ 21,4% lên 27,4%; tỉ trọng lao động
nông, lâm có xu hướng giảm nhưng chưa mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn
(58,2% năm 2007).
3. Thu, chi ngân sách
- Thu ngân sách: Trong 5 năm 2001-2005, tổng thu ngân sách trên địa bàn
đạt 1.880 tỉ đồng, tăng bình quân 7,0%/năm. Năm 2007 tổng thu ngân sách trên địa
bàn (không kể trợ cấp từ Trung ương) đạt 556 tỉ đồng, trong đó thu nội địa 399 tỷ
đồng, chiếm 71,8%; thu thuế xuất-nhập khẩu 157 tỷ đồng, chiếm 28,2%, vượt
8,75% so kế hoạch. Trong thu ngân sách nội địa, thu từ kinh tế trung ương trên địa
bàn chiếm 18,3%, từ kinh tế địa phương chiếm 81,7%; từ kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài còn rất nhỏ bé. Thu trợ cấp ngân sách từ trung ương hàng năm rất lớn,
năm 2007 là 1830 tỉ đồng. Bình quân trong 5 năm nguồn trợ cấp từ Trung ương
chiếm trên 70% tổng chi ngân sách của tỉnh.
- Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách trên địa bàn thời kỳ 2001 - 2005 đạt
16.801 tỷ đồng, tăng bình quân 7%/năm. Năm 2007 tổng chi ngân sách đạt 2056 tỉ

đồng, trong đó chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm 42,4%, chi cho đầu tư phát
triển còn thấp, chiếm 17,1%, song có xu hướng tăng lên. Chi cho sự nghiệp giáo
dục được quan tâm. Tỉnh đã tích cực thực hiện tốt Luật Ngân sách; bố trí hợp lý
các khoản chi, cơ cấu chi cơ bản đảm bảo đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên
và góp phần tích cực cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các
chương trình, dự án, chính sách của tỉnh.
- Hoạt động tài chính: Có những chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới
công tác xây dựng dự toán ngân sách. Đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho huyện,
thị xã và cấp xã, tạo sự chủ động cho cấp cơ sở khai thác nguồn thu từ nội lực nền
kinh tế thông qua các chính sách thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
Tuy nhiên tình hình thu chi ngân sách và hoạt động tài chính vẫn còn nhiều
khó khăn, thu-chi ngân sách mất cân đối ảnh hưởng rất lớn đến tích luỹ nội bộ nền
kinh tế và đầu tư phát triển. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP còn thấp, năm 2007
đạt 11,5%.
4. Đầu tư phát triển
Tổng đầu tư xã hội thời kỳ 2001-2005 đạt 5.600 tỷ đồng, tăng gấp 2,9 lần so
với thời kỳ 1996-2000, trong đó vốn đầu tư trong nước chiếm 83%, vốn nước
ngoài chiếm 17%. Năm 2007, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 2.938 tỷ đồng, trong đó
vốn khu vực kinh tế Nhà nước đầu tư 1.751 tỷ đồng, chiếm 59,6% (vốn ngân sách
nhà nước chiếm 33,5%, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước 5,0%, vốn vay
9,8%, v.v.). Vốn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 31,7% (vốn doanh nghiệp
13%, vốn dân cư 18,7%). Vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,7%.
Tỉnh đã tích cực xúc tiến, quảng bá đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư từ các
nước Thái Lan, Trung Quốc, Lào, từ các thành phố lớn, các doanh nghiệp trong
nước vào các khu công nghiệp tập trung Nam Đông Hà và Khu KTTMĐB Lao
Bảo. Đến nay đã thu hút trên 60 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đăng
ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 3.000 tỉ đồng, trong đó đã thu hút được một
số dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài với số vốn 37,5 triệu USD. Tổng nguồn vốn
ODA đã được cam kết đầu tư từ 2001-2005 là 65 triệu USD. Tỉnh đã tranh thủ thu
hút nguồn vốn NGO, đã có trên 30 tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế hỗ trợ

với số vốn 32,5 triệu USD để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, khắc
phục hậu quả chiến tranh, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai v.v.
Nhìn chung hoạt động đầu tư đã góp phần tăng năng lực sản xuất, tăng
cường cơ sở hạ tầng, cải thiện các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên do môi trường đầu tư
của tỉnh chưa hấp dẫn nên chưa thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài như một số các địa phương khác trong nước.
6. Tình hình xuất- nhập khẩu.
Thời gian qua, xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế. Kim ngạch
xuất khẩu nhỏ bé, năm 2005 đạt 12,3 triệu USD, năm 2007 đạt 26 triệu USD. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông, thuỷ sản như cà phê, cao su, lạc nhân, hạt
tiêu, mực, tôm đông lạnh, khối lượng ít, khả năng cạnh tranh yếu, chưa tạo được
các mặt hàng mới. Thị trường chưa được mở rộng, chưa tạo được thương hiệu v.v.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 33 triệu USD, năm 2007 tăng lên 43 triệu
USD, chủ yếu nhập hàng hóa tiêu dùng và nguyên, nhiên, vật tư phục vụ sản xuất,
nhập các thiết bị máy móc còn hạn chế.
7. Vị trí tỉnh Quảng Trị trong cả nước và vùng Bắc Trung Bộ.
Quảng Trị là tỉnh nằm ở vị trí trung điểm của đất nước, có nhiều thuận lợi về
vị trí địa lý-kinh tế, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A,
đường sắt Bắc-Nam, đặc biệt là quốc lộ 9 (Hành lang Đông-Tây); có tiềm năng đất
bazan lớn so với các tỉnh vùng, có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, thương mại,
dịch vụ, du lịch v.v. Thời gian qua, kinh tế Quảng Trị có bước tăng trưởng khá, đạt
8,7%/năm thời kỳ 2001-2005, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5%), riêng
năm 2007 đạt 11,2%.
So sánh tỉnh Quảng Trị trong vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh lân cận

×