Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuyên đề tích hợp phép so sánh và bản đồ tư duy trong môn tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.63 KB, 5 trang )

PHÒNG GD-ĐT GIO LINH
TRƯỜNG THCS TRUNG GIANG

THỰC HIỆN:


A. Đặt vấn đề:
- Môn tin học có nội dung chương trình gắn liền thực tế và ngày càng có nhiều
ứng dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực,… Vậy ứng dụng phương pháp dạy học
hiệu quả là hết sức cần thiết.
- So sánh, ẩn dụ, liên tưởng nó được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong các
môn xã hội
Mà còn có thể ứng dụng vào các môn khoa học tự nhiên. Như chúng ta đã biết
tại sao khi thuyết trình người ta lại so sánh đối tượng này với đối tượng khác.
Đó là nhằm mục đích để tư duy trên đối tượng chưa biết người ta đưa người học
xem xét lại đối tượng đã biết với những nét tương đồng.
- Từ đó việc chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng hơn. Những kiến thức đã
biết ấy cũng phải được lưu trữ tốt trong bộ nhớ mỗi người, thì kỹ thuật tốt nhất
hiện nay là bản đồ tư duy hoặc những làn điệu thơ ca, hò vè nhằm lay động tình
cảm người nghe để kích thích khả năng sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh
một sự hứng thú trong học tập của các em.

B. Nội dung
I. Sử dụng phép so sánh
1. Ý tưởng.
Xây dựng bài học dựa vào những kiến thức của bài học trước, hoặc đối tượng
đã biết để hình thành những kiến thức mới.

2. Các thực hiện.
b1: Nêu vấn đề.
- Những công cụ đã học để áp dụng vào bài mới


- Vấn đề mà những kiến thức cũ không thể giải quyết.
b2. Nhận biết
Đưa ra bảng mô tả các đặc điểm đại diện cho đối tượng đã học và đối tượng cần
cần khám phá trong bài mới.
b3. Khám phá.
Học sinh quan sát và mô tả lại các đặc điểm trên các đối tượng thuộc nhóm
tương tự.
b4. Kết luận.
Học sinh nhận ra các các đặc điểm chung của đối tượng mới và đưa ra mô hình
chung của đối tượng trong bài học.
b5. Vận dụng.
Sử dụng những nhận thức về đối tượng để áp dụng vào thực tế cuộc sống.

II. Bản đồ tư duy trong bài dạy.
1. Nội dung:


- Lược bớt những thông tin không cần thiết, thay thế một số thông tin bằng các
thông tin quan trọng và cuối cùng trình bày nó dưới dạng bản đồ tư duy.

2. Cách thực hiện.
B1: Đọc qua nội dung bài học.
B2: Xác định nội dung trọng tâm của bài học,là những kiến thức trọng tâm hoặc
có liên quan đến các bài học tiếp theo.
B3. Vẽ bản đồ tư duy.

3. Tiến trình bày dạy áp dụng mô hình trên
TÊN BÀI DẠY: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN(T2)
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Em có nhận xét gì về công thức trên nếu môn học tăng lên.?

HS: Công thức trở nên phức tạp. Vậy làm thế nào để khắc phục được điều đó ta
đi phần 3 của bài học.
Hoạt động 2: Quan sát nhập công thức và nhập hàm.
GV: Đưa ra một số cách dùng hàm, và dùng công thức.
HS: Quan sát để hình dung giữa việc nhập hàm và nhập công thức.
GV: Sau khi học sịnh quan sát giáo viên đưa phiếu bài tập để học sinh tiến hành
viết các hàm dưa trên sự so sánh đó.
HS: Mỗi nhóm thực hiện viết các yêu cầu trên một hàm.
Hoạt động 3. Xây dựng nội dung tổng quát của hàm.
HS: Nhận ra cú pháp chung là: = <Tên hàm>( Danh sách biến)
GV: Vậy căn cứ vào kết quả của các nhóm; biến có thể là gì?
HS: Là số, là địa chỉ ô, là địa chỉ khối.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Yêu cầu học sinh cho biết kết quả khi thực hiện hàm
HS: Tính toán và đưa ra kết quả
GV: Đưa ra phạm vi tính toán
HS: Viết hàm để thực hiện.
GV: Đưa ra bảng điểm, yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng điểm.
Hoạt động 5. Củng cố.
GV: Đưa lại mô hình của hàm bằng bản đồ tư duy, lưu ý một số sai lầm khi
nhập hàm. Và nhắc nhở học sinh làm bài tập ở nhà.
C. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHO CHỦ ĐỀ
Bước 1: Xác định chủ đề
SỬ DỤNG HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN.
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng thái độ.
I. Mục tiêu.


* Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như Sum, average, max,

min.
* Kỹ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số
và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức..
* Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Phương Pháp và kĩ thuật dạy học
- Đặt và giải quyết vấn đề( Sử dụng bảng mô tả và bản đồ tưu duy), hoạt
động nhóm.
III. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, Giấy nháp.
IV. Tiến trình bài học
Bước 3: Những năng lực có thể đánh giá và hướng tới trong quá trình dạy
học
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực tự
nhận thức; năng lực giải quyết vấn đề cá nhân...
Bước 4: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập.

NỘI DUNG

NHẬN BIẾT

Xác định
công thức
tổng quát của
hàm.

Quan sát các
thực hiện
công thức và
hàm.


Một số hàm
thông dụng.

- Tên hàm
- Công dụng
của hàm.

Bài tập

Phát hiện lỗi
sai khi nhập
hàm.

THÔNG
HIỂU
nêu rõ các
thành phần
trong công
thức tổng
quát.
cách thực
hiện của hàm.
Giải thích kết
quả khi thực
hiện hàm.

VDT

VDC


xác định
được kết quả
khi cho ví
dụ.
Thực hành
tính điểm
tổng, trung
bình, lớn
nhất, nhỏ
nhất.


Bước 4: Biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập.
Câu 1.ND1.NB:
Sum, Average, Max, Min gọi là gì?
Nếu gọi a, là thành phần thứ 1 trong hai dấu '(' và ')'?
Nếu gọi b, là thành phần thứ 2 trong hai dấu '(' và ')'?
Nếu gọi c, là thành phần thứ 3 trong hai dấu '(' và ')'?
Câu 2. ND2.TH
- Đặc điểm chung của các hàm bao gồm những yếu tố nào?
- Biến a,b,c... Có thể là gì?
Câu 3.ND2.NB:Nêu tên và công dụng của các hàm Sum, average, max, min.?
Câu 4.ND2.TH:Trình bày cú pháp của hàm Sum,average,max,min.?
Câu 5. ND3.NB: Vậy khi nào thì cú pháp hàm không đúng?
Câu 6.ND3.TH: Tính ra kết quả khi thực hiện hàm?
Câu 7.ND4.VDC: Hoàn thiện bảng điểm sau với các hàm đã học?
Người viết

Nguyễn Đức Phú




×