Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHÀ MẸ NHU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHÀ MẸ NHU
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
CƠ SỞ THỰC TẬP: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH KHÊ


MỤC LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ ...............................................................................................1
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ......................................................................................1
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC ................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................3
BÁO CÁO ..................................................................................................................4
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ..................................................................4
1. Nội dung và tiến độ thực hiện ........................................................................4
1.1. Nội dung .......................................................................................................4
1.2. Tiến độ thực hiện .........................................................................................4
2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập .............................6
A. MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
B. NỘI DUNG ..........................................................................................................8
Chương 1: Những vấn đề chung về Quận Thanh Khê ..........................................8
1.1.

Khái quát chung về quận Thanh Khê........................................................8


1.1.1.

Lịch sử hình thành ................................................................................8

1.1.2.

Vị trí địa lý .............................................................................................8

1.1.3.

Dân số .....................................................................................................9

1.1.4.

Hệ thống giao thông ..............................................................................9

1.2.

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Văn hóa và Thông tin

quận Thanh Khê ..................................................................................................10
1.2.1.

Vị trí, chức năng..................................................................................10

1.2.2.

Nhiệm vụ và quyền hạn ......................................................................10

1.2.3.


Cơ cấu tổ chức .....................................................................................14

1.2.4.

Cơ sở vật chất và kỹ thuật .................................................................15

CHƯƠNG 2: DI TÍCH NHÀ MẸ NHU VÀ TRẬN ĐÁNH ................................16

1


CỦA 7 DŨNG SĨ THANH KHÊ ............................................................................16
2.1. Giới thiệu chung về di tích Nhà Mẹ Nhu ....................................................16
2.2. Lịch sử trận đánh của 7 dũng sĩ Thanh Khê ..............................................18
2.3. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nhà Mẹ Nhu ........................23
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................29

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đối với các thầy cô của
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, cũng như các anh chị ở phòng Văn
hóa và Thông tin của Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Và em cũng xin
chân thành cám ơn cô Hoàng Hoài Thương đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành
bài báo cáo này.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó

tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 03 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Võ Hoàng Trinh

3


BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nội dung báo cáo gồm các phần sau:
1.

Nội dung và tiến độ thực hiện

1.1. Nội dung
1. Tìm hiểu về Uỷ ban nhân dân quận Thanh Khê: địa điểm, lịch sử hình thành
và phát triển, cơ cấu tổ chức của nơi thực tập.
2. Tìm hiểu về tổ hướng dẫn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Thanh Khê.
3. Tìm hiểu Uỷ ban nhân dân quận Thanh Khê và đề tài báo cáo thực tập một
cách chi tiết.
4. Tham gia vào công việc được phân công trong tổ hướng dẫn.
5. Viết đề tài báo cáo thực tập.
1.2. Tiến độ thực hiện
Nội dung công việc


Thời gian

Tuần 1:

-

Từ ngày
07/01/2019

Đến cơ quan thực tập để sắp xếp lịch thực tập, phân công nhóm
và nhận công việc.

-

Tìm hiểu tài liệu về Uỷ ban nhân dân quận Thanh Khê

đến ngày
13/01/2019

-

Làm quen với môi trường làm việc mới.

-

Nhận nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện.

Tuần 2:


-

Từ ngày:
14/01/2019

Bắt đầu tìm hiểu công việc tại Uỷ ban nhân dân quận Thanh
Khê.

-

đến ngày:
20/01/2019

Làm quen với công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại Uỷ ban nhân
dân quận Thanh Khê.

-

Gặp Giáo viên hướng dẫn, phác thảo nội dung thực tập.

Tuần 3:

-

Tìm kiếm thông tin, tài liệu, tiếp tục hoàn thiện công việc được
giao.

Từ ngày:
21/01/2019
đến ngày:

27/01/2019

4


-

Nghỉ tết Âm lịch.

-

Nghỉ tết Âm lịch.

-

Tích cực tìm kiếm tài liệu, thông tin ở nơi thực tập cũng như ở
thư viện, sách báo…

-

Lập đề cương cho bài báo cáo.

Tuần 7:

-

Thực hiện công việc của cơ quan thực tập giao.

Từ ngày:
18/02/2019

đến ngày:
24/02/2019

-

Hoàn thiện bài báo cáo thực tập.

Tuần 8:

-

Tiếp tục công việc được giao và tìm kiếm tài liệu để hoàn thiện
bài báo cáo thực tập

Tuần 9:

-

Gặp giáo viên hướng dẫn nhận xét và chỉnh sửa bài báo cáo

Từ ngày:
04/03/2019
đến ngày:
10/03/2019

-

Nộp bài báo cáo cho cán bộ hướng dẫn. Nghe nhận xét và chỉnh
sửa.


Tuần 4:
Từ ngày:
28/01/2019
đến ngày:
03/02/2019
Tuần 5:
Từ ngày:
04/02/2019
đến ngày:
10/02/2019
Tuần 6:
Từ ngày:
11/02/219 đến
ngày:
17/02/2019

Từ ngày:
25/02/2019
đến ngày:
03/03/2019

5


Tuần 10:
Từ ngày:
11/03/2019
đến ngày:
17/03/2019


2.

-

Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thành bài báo cáo theo nhận xét của
cán bộ hướng dẫn thực tập.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
 Thuận lợi
- Được sự quan tâm của nhà trường và giáo viên hướng dẫn trong suốt quá
trình thực tập.
- Được sự hướng dẫn nhiệt tình và thân thiện của các anh chị phòng Văn hóa
và Thông tin quận Thanh Khê.
- Qua quá trình thực tập, tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích, những kiến
thức và kỹ năng thực tế của ngành văn hóa – ngành mà tôi đang theo học.
Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu để tôi có them kinh nghiệm phục vụ
cho công việc của mình sau này.
 Khó khăn
- Vì đây là lần đầu tiên thực tập nên bản thân gặp nhiều bỡ ngỡ chưa thích
nghi kịp với môi trường làm việc công sở.
- Do được đào tạo chuyên môn tổng hợp, không chuyên môn cụ thể về một
lĩnh vực nào nên khi thực tập, tôi còn gặp phải rất nhiều hạn chế và chưa đáp
ứng tốt yêu cầu của cơ quan.
- Do chưa có kinh nghiệm nên nhiều việc còn làm chưa tốt.

6


A.


MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về đời sống vật
chất và tinh thần của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Đứng
trước cuộc sống hiện đại thì nhu cầu trở về cội nguồn tìm hiểu lích sử dân tộc ngày
càng trở nên bức thiết. Di tích lịch sử văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Là tài sản vô cùng quý giá, là bộ phận
hợp thành nên nền văn hóa Việt Nam được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Ở đó thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, các sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng diễn ra tại di tích có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê
hương đất nước. Giá trị của các di tích lịch sử văn hóa dã thấm sâu vào tâm hồn,
máu thịt của bao thế hệ người Việt Nam. Việc bảo vệ di tích ngày càng có ý nghĩa
lớn lao trong việc tìm về cội nguồn của dân tộc, từ đó góp phần khai thác, bảo tồn
và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và lấy đó làm nền
tảng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy
nhiên, hiện nay những di tích lịch sử văn hóa luôn đứng trước những nguy cơ bị hủy
hoại do sự tác động của thời gian, thiên tai và những hoạt động thiếu ý thức của con
người làm hao mòn, thất thoát tài sản văn hóa dân tộc. Chính vì thế, những vấn đề
bảo vệ di sản nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói riêng đang là việc làm
rất cần thiết. Và đó cũng là lý do em chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Nhà Mẹ Nhu” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp. Một phần muốn giới thiệu về di tích
nơi diễn ra trận đánh của 7 dũng sĩ Thanh Khê đến đông đảo mọi người, một phần
muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

7


B.

NỘI DUNG


Chương 1: Những vấn đề chung về Quận Thanh Khê
1.1.

Khái quát chung về quận Thanh Khê

1.1.1. Lịch sử hình thành
Từ thời nhà Đường đến Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, quận Thanh Khê thuộc đất của
nước Chiêm. Thời nhà Lý, nhà Trần, Nhà Hồ, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc
Nam Ô châu cũng có sự gằng co qua lại giữa Chiêm và Việt trong thời gian này.
Thời nhà Hậu Lê, địa phương có tên xứ Thanh Khê thuộc thừa tuyên Quảng Nam
đạo. Thời nhà Nguyễn, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Tourane.
Từ năm 1954 đến 6 tháng 1 năm 1973, được gọi là Quận nhì trực thuộc khu Đà
Nẵng. Từ năm 1973 đến ngày 29 tháng 3 năm 1975 là Quận nhì trực thuộc thành
phố Đà Nẵng. Từ năm 1975 đến ngày Quận nhì được thay tên, quận Thanh Khê trực
thuộc thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Từ 1997 đến nay Quận nhì
được đổi tên là quận Thanh Khê, Thành phố Đà nẵng trực thuộc Trung ương.
Theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, quận Thanh Khê được thành lập
trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường An Khê, Thanh Lộc
Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Chính Gián, Thạc Gián, Tân Chính, Vĩnh Trung thuộc
khu vực II thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ. Quận
Thanh Khê có 9,47 ha diện tích tự nhiên và 146.241 nhân khẩu, gồm 8 phường.
Năm 2005, 19.20 ha diện tích tự nhiên và 2.815 nhân khẩu của phường An Khê
được chuyển về về phường Thanh Lộc Đán; 32 ha diện tích tự nhiên và 5.742 nhân
khẩu của phường Thanh Lộc Đán được chuyển về phường An Khê và thành lập
phường Hoà Khê thuộc quận Thanh Khê trên cơ sở 161,80 ha diện tích tự nhiên và
14.454 nhân khẩu của phường An Khê. Đồng thời, phường Thanh Lộc Đán được
giải thể thành hai phường Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây.
1.1.2. Vị trí địa lý
Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự

nhiên 9,47 km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng). Ranh giới tự nhiên
như sau:

8




Phía Đông: Giáp quận Hải Châu.



Phía Tây : Giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu.



Phía Nam : Giáp quận Cẩm Lệ.



Phía Bắc : Giáp vịnh Đà Nẵng với đường bờ biển dài 4,287km.

Quận Thanh Khê có 10 phường, bao gồm: An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông,
Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh
Trung.
Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường không,
quận Thanh Khê giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh và có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Quận Thanh Khê có chiều dài đường bờ biển 4,287km, với đặc điểm là bờ biển
ngang nên không thuận lợi cho việc khai thác các dịch vụ thủy sản, du lịch và nuôi

trồng thủy sản. Quận Thanh Khê có đội tàu đánh cá khá lớn, nhưng điều kiện kỹ
thuật còn hạn chế, chủ yếu đánh bắt gần bờ nên nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản
rất cao.
1.1.3. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng số dân là 191.541 người
Với mật độ dân số trung bình 20.226 người/km2, Thanh Khê là quận có mật độ dân
số cao của thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên phân bố không đồng đều ở các phường.
Trong thời gian tới, do tiếp tục thực hiện chỉnh trang đô thị, nhiều khu dân cư mới
được hình thành nên dân số của quận Thanh Khê vẫn còn có sự biến động.
1.1.4. Hệ thống giao thông
Đường biển: Phía Bắc quận Thanh Khê giáp Vịnh Đà Nẵng với chiều dài 4.287km
nhưng do không có cảng biển nên không có điều kiện phát triển giao thông đường
biển, chủ yếu các phương tiện tàu thuyền đánh cá của địa phương ra vào hoạt động
đánh bắt thủy sản nhưng không tập trung.
Đường sắt: Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, đây là ga trung tâm và
là đầu mối giao thông đường sắt chính của thành phố Đà Nẵng. Ngoài chức năng

9


vận tải hành khách và hàng hóa, ga Đà Nẵng còn là nơi điều hành, bảo trì, bảo
dưỡng và thực hiện tác nghiệp kỹ thuật của ngành đường sắt. Diện tích đất của ga
và các công trình liên quan là 24ha, chiếm 2.6% diện tích đất toàn quận, hàng ngày
khoảng 20 lượt tàu, với lượng hành khách và hàng hóa rất lớn. Tuy nhiên, với mạng
lưới đường sắt đi sâu vào nội thị và cắt ngang qua các tuyến đường đô thị, thường
xuyên gây ùn tắt giao thông và xảy ra tai nạn. Vì vậy, hiện nay thành phố Đà Nẵng
cũng đã có chủ trương di chuyển ga Đà Nẵng ra khỏi khu vực nội thị.
Đường bộ: Đây là tuyến giao thông quan trọng nhất, gắn liền với việc vận tải hành
khách, hàng hóa, giao thông đi lại, đối nội và đối ngoại của đô thị nói chung và
quận Thanh Khê nói riêng. Sau nhiều năm đầu tư mở rộng, nâng cấp và phát triển

đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Thanh Khê đã tương đối hoàn
chỉnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quận Thanh Khê.
Đường hàng không: Sân bay Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc của quận Thanh Khê, có
vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng của Việt Nam, là sân bay dự bị
cho Tân Sơn Nhất, Nội Bài trên các chuyến bay quốc tế đi đến Việt Nam, là điểm
trợ giúp quản lý điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc
tế Đông Tây qua Việt Nam.
1.2.

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Văn hóa và Thông tin quận
Thanh Khê

1.2.1. Vị trí, chức năng
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân
quận, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu
chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản;
thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn


Về lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
-

Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn,
năm năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; chương trình, biện pháp tổ chức thực

10



hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, xã hội hoá trong lĩnh vực
quản lý nhà nước được giao.
-

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo thuộc thẩm quyền ban
hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

-

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá,
gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; chủ trương xã hội hoá hoạt
động văn hoá, thể dục, thể thao; phòng, chống bạo lực trong gia đình.

-

Giúp Ủy ban nhân dân quận thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép
thuộc lĩnh vực về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và
theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân quận.

-

Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn quận thực hiện
phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng gia đình văn
hoá, tổ dân phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá

và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn.

-

Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Văn hóa và Thông tin và Thể
thao, các thiết chế văn hoá cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể
dục, thể thao, du lịch và quảng cáo điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi
quản lý của Phòng trên địa bàn.

-

Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao, du lịch và quảng cáo theo quy định của pháp luật.

-

Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể
thao, du lịch và quảng cáo đối với các chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân phường.

11


-

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và

quảng cáo trên địa bàn quận; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công
dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo
theo quy định của pháp luật.

 Về lĩnh vực thông tin, truyền thông, thông tin điện tử
-

Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển thông tin và truyền thông
trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải
cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực về thông tin và truyền thông.

-

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận dự thảo các văn bản về thông tin và
truyền thông thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
quận.

-

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi thi
hành pháp luật về lĩnh vực thông tin và truyền thông.

-

Giúp Ủy ban nhân dân quận thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép
thuộc các lĩnh vực về thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật
và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân quận.


-

Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân; hướng dẫn và triển khai hoạt động các hội và tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
theo quy định của pháp luật.

-

Giúp Ủy ban nhân dân quận trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, an
ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, công
nghệ thông tin, Internet, phát thanh, truyền hình.

-

Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với mạng lưới phát thanh,
truyền thanh cơ sở.

-

Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về
ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn quận theo sự phân công của Ủy
ban nhân dân quận.

12


-

Tổ chức hoạt động thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại trên địa bàn theo

hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.

-

Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các phường quản lý
các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn theo quy định của pháp
luật.

-

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân trên địa
bàn quận, thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và
Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; quảng cáo; báo
chí; xuất bản.

-

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ trong
lĩnh vực thông tin và truyền thông.

 Về lĩnh vực khác
-

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và Sở
quản lý ngành, lĩnh vực.

-


Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch
viên chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán
bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy
định của pháp luật và theo phân công của Uỷ ban nhân dân quận.

-

Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của
pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân quận.

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận giao hoặc theo quy định của pháp luật

13


1.2.3. Cơ cấu tổ chức
 Sơ đồ tổ chức

Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng

Chuyên viên 1

Phó Trưởng phòng


Chuyên viên 2

Chuyên viên 3

 Cơ cấu tổ chức phòng Văn hóa và Thông tin gồm:
- Trưởng phòng: Nguyễn Thị Ý Nhi, phụ trách chung, điều hành toàn diện các hoạt
động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng. Chịu trách nhiệm toàn bộ về những hoạt
động của cơ quan trước UBND quận, chủ tịch UBND quận và pháp luật.
- Phó trưởng phòng: Nguyễn Thanh Hiếu, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về
những nhiệm vụ được phân công. Giúp trưởng phòng chỉ đạo, điều hành một số
nhiệm vụ.
- Phó trưởng phòng: Nguyễn Thị Lệ Hoa, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về
những nhiệm vụ được phân công. Giúp trưởng phòng chỉ đạo, điều hành một số
nhiệm vụ.
- Chuyên viên 1: Trịnh Mai Trầm Khương, phụ trách công tác gia đình, di sản, thư
viện, lễ hội, đời sống văn hóa và tinh thần ở cơ quan, tham mưu các công tác tuyên
truyền, thủ quỹ cơ quan, theo dõi chấm điểm thi đua 10 phường trong việc thực hiện
các mảng mình phụ trách.

14


-

Chuyên viên 2: Nguyễn Thị Thùy Trâm, phụ trách công tác du lịch, thông tin

tuyên truyền, văn phòng, văn thư, lưu trữ, công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện
các báo cáo ngành định kỳ (tháng, quý, năm).
-


Chuyên viên 3: Nguyễn Ngọc Phước, theo dõi, quản lý các hoạt động văn

hóa, các hoạt động xuất bản, in, photocopy, thể dục thể thao, các cơ sở kinh doanh
internet, karaoke, các trạm BTS, biển/bảng hiệu quảng cáo.
1.2.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Phòng Văn hóa và Thông tin bao gồm: 2 phòng làm
việc và 1 nhà kho. Bên cạnh đó phòng còn được trang bị các phương tiện chuyên
dùng thiết yếu như: máy tính, máy in, máy scan, máy photo, bàn ghế, tủ hồ sơ…

15


CHƯƠNG 2: DI TÍCH NHÀ MẸ NHU VÀ TRẬN ĐÁNH
CỦA 7 DŨNG SĨ THANH KHÊ
2.1. Giới thiệu chung về di tích Nhà Mẹ Nhu

Hình 1: Khu lưu niệm Nhà Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê
Di tích “Khu lưu niệm Nhà Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê” có diện tích
hơn 600m2, nằm trong con hẻm nhỏ đường Trần Cao Vân, tổ 30 phường Thanh Khê
Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Di tích được xếp hạng Di tích lịch sử
cấp quốc gia số 4699/QĐ-BVHTTDL ngày 18/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch. Tại đây có nhà lưu niệm trưng bày tài liệu, hiện vật tiêu biểu
liên quan đến Mẹ Nhu (tên thật là Lê Thị Dảnh) và 7 dũng sĩ Thanh Khê như: sa
bàn mô tả trận đánh, bộ quần áo của Mẹ Nhu, chén đĩa và hộp thiếc Mẹ Nhu từng
dùng để đưa cơm xuống hầm cho các chiến sĩ, nắp hầm bí mật... Ngoài ra, trong khu
lưu niệm còn có mộ Mẹ Nhu và hầm bí mật. Điều đặc biệt, di tích lịch sử cấp quốc
gia này do chính người con trai thứ của Mẹ Nhu, ông Phạm Phú Lý (73 tuổi) đảm
nhận việc bảo vệ, chăm sóc từ năm 2009. Ngoài cây dừa và cây khế tồn tại mấy
chục năm qua, hằng ngày, ông Lý tự tay trồng hoa, vài cây cảnh tỏa rợp bóng mát
khu di tích.


Hình 2: Hầm bí mật đã được trùng tu

16


Hình 3: Miệng hầm bí mật (được trưng bày trong nhà truyền thống)

Hình 4: Bộ quần áo của Mẹ Nhu

Hình 5: Tô sành, chén đĩa Mẹ Nhu
tiếp tế lương thực cho các chiến sĩ dưới hầm

Hình 6: Tổ hợp, mô hình trận đánh của các Dũng sĩ Thanh Khê
Nơi yên ả này từng là cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ ngay trong lòng
địch và diễn ra trận đánh oanh liệt của tổ biệt động thành phố khiến quân địch khiếp
sợ. Buổi sáng lịch sử ngày 26-12-1968, do có người phản bội, địch tràn đến nhà Mẹ
Nhu. Mẹ Nhu hy sinh ngay trên miệng hầm để bảo vệ những đứa con cảm tử. Suốt

17


ngày hôm đó, 7 dũng sĩ Thanh Khê chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hơn 80 tên Mỹ,
ngụy.
Năm 1985, chính quyền địa phương xây dựng nhà lưu niệm trên nền nhà cũ
của Mẹ Nhu. Đến năm 2009, khu nhà được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia
và được trùng tu, xây dựng lại. Hằng năm có trung bình khoảng 20 đoàn khách
tham quan đến tham quan tìm hiểu về di tích, có rất nhiều dòng chữ bày tỏ sự biết
ơn và cảm phục sự hy sinh của Mẹ Nhu, cũng như lòng quả cảm của 7 dũng sĩ
Thanh Khê đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương, đất nước.

Di tích “Khu lưu niệm Nhà Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ” trở thành địa chỉ đỏ về lịch
sử, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, thế hệ trẻ trên địa bàn phường
Thanh Khê Đông nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Nhiều trường tiểu
học, THCS đưa học sinh đến tham quan. Đoàn Thanh niên, Hội Tù yêu nước, Biệt
động thành phố, Hội Phụ nữ các cấp cũng tìm về di tích nhà Mẹ Nhu để tri ân
những anh hùng đã ngã xuống vì đất nước.
2.2. Lịch sử trận đánh của 7 dũng sĩ Thanh Khê
Đêm 23-12-1968, đội biệt động quận Nhì tập kích đồn bảo an Phú Lộc. Đánh
xong, các chiến sĩ biệt động quận Nhì được cơ sở đưa về bố trí ở tại nhà Mẹ Nhu và
Mẹ Hiền ở khu phố Thanh Khê. Không ai ngờ rằng, chỉ ba ngày sau, tại nhà Mẹ
Nhu lại diễn ra một trận đánh vang dội đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của Đà
Nẵng.
Đội biệt động quận Nhì gồm tám người: Lữ Hùng, Trung, Huề, Tám,
Phương, Mười, Chi, Năm do đồng chí Đặng Đình Vân còn gọi là Bảy Vân chỉ huy
lực lượng vũ trang quận Nhì tổ chức, đào tạo và chỉ đạo; được đồng chí Nguyễn
Thanh Năm còn gọi là Năm Dừa đưa về bố trí ở hai hầm bí mật của cơ sở cách
mạng ở Thanh Khê. Một nhóm gồm Lữ Hùng, Trung, Huề, Tám ở hầm bí mật nhà
Mẹ Nhu. Một nhóm gồm Phương, Mười, Chi, Năm ở hầm bí mật nhà Mẹ Hiền. Các
chiến sĩ biệt động ở nhà Mẹ Nhu và Mẹ Hiền vừa được ba tháng thì xảy ra việc địch
bất ngờ vây ráp xăm hầm.

18


6 giờ 30 phút ngày 26-12-1968, địch gồm 2 đại đội cảnh sát dã chiến và địa
phương quân từ chi cảnh sát quận Nhì dọc theo đường Trần Cao Vân đến ngã 3
Thanh Khê, chũng chia thành 3 hướng tiến vào bao vây cả khu phốThanh Khê 4 và
Thanh Khê 5, nhằm khống chế các lối ra vào nhà Mẹ Nhu và nhà Mẹ Hiền. Trong
khi bà con vẫn chưa thức giấc thì bọn cảnh sát dã chiến đã ập vào ngõ nhà Mẹ Nhu.
Từ phòng ngoài, Mẹ Nhu quay vào hối hả giục các chiến sĩ biệt động xuống hầm.

Các chiến sĩ biệt động nhanh chóng lao xuống hầm. Lúc này chỉ có Trung,
Huề, Tám còn Lữ Hùng đi từ đêm qua vẫn chưa về. Ba người không hiểu tại sao
địch lại biết hầm nằm trong nhà Mẹ Nhu vì ngoài Mẹ Nhu và Hai Long, con trai Mẹ
Nhu và anh em trong tổ ra không còn ai biết hầm bí mật này. Bấy giờ, mọi người
vẫn chưa biết là Lữ Hùng đã phản bội. Sau khi khai báo, biết trước kế hoạch vây bắt
của địch, Lữ Hùng đã lẻn đến đồn cảnh sát và ở lại đấy để được yên thân.
Bên ngoài, bọn lính chia nhau số sộc thẳng vào sân, tay lăm lăm chĩa súng,
đảo mắt sục tìm quanh nhà; số còn lại dàn thành hàng ngang canh giữ truớc ngõ.
Hai Long vừa bước ra sân đã bị chặn lại hỏi: “Hầm ở đâu? Chỉ mau!”. Hai Long
bình thản trả lời: “Nhà tôi không có hầm chi cả. Ông lầm rồi đó”. Tên chỉ huy vừa
hỏi vừa đấm thẳng vào mặt Hai Long, quay sang ra lệnh cho bọn cảnh sát đánh anh
đến bất tỉnh rồi mang anh đi. Thấy con trai mình bị đánh đập, bị bắt, Mẹ Nhu la lớn:
“Tại sao các ông lại đánh đập con tôi. Các ông bắt nó đi đâu?”. Tên chỉ huy đến
trước mặt Mẹ Nhu quất hỏi: “Hầm ở đâu? Hay mụ cũng muốn nếm mùi như thằng
con mụ”. Mẹ Nhu lớn tiếng: “Nhà tôi ở giữa thành phố như ri làm chi có hầm hố.
Tôi không biết. Răng không đâu các lại đánh đập con tôi rồi bắt mang đi. Trời ơi,
con tôi có tội tình chi?”. “Mụ già ni cứng đầu thiệt. Hầm ở đâu? Khai ra!”. Tên chỉ
huy thẳng tay tát Mẹ Nhu. Mẹ Nhu gượng đứng thẳng người. Bọn lính đánh Mẹ tới
tấp. Mẹ vẫn lặng thinh. Một lúc lâu, đến trước mặt tên chỉ huy, Mẹ Nhu bình tính
nói lớn: “Đây, mấy ông có bắn tôi thì bắn. Tôi đã nói là không biết chi hết”. “Con
Mẹ già này gan thật. Dám thách hả?”. Tên chỉ huy hằm hằm chĩa súng vào ngực Mẹ
Nhu, bóp cò. Mẹ Nhu ôm ngực ngã xuống, chết ngay trên sân. Địch cho máy bay
lượn quanh nóc nhà Mẹ Nhu rao gọi hàng: “Hỡi các chiến sĩ biệt động! Chúng tôi
đã bao vây khắp nơi. Các bạn không còn con đường nào khác để thoát thân. Các bạn
hãy buông súng quay về với chính nghĩa quốc gia. Chính phủ quốc gia sẵn sàng

19


khoan hồng cho các bạn…”. Đồng thời chúng ra lệnh cho bà con những nhà xung

quanh: “Để đảm bảo an toàn tính mạng, yêu cầu đồng bào hãy tránh xã nơi đây.
Hãy nhanh chóng di tản…”. Chờ mãi không thấy các chiến sĩ biệt động ra hàng, tên
chỉ huy ra lệnh cho bọn cảnh sát dùng dùi sắt xăm hầm….
Ngồi dưới hầm, các chiến sĩ biệt động xác định: Dẫu đang lâm vào thế bị
động, nhưng không thể bó tay chờ chết. Có chết cũng phải đánh đến cùng để bảo vệ
khí tiết và bảo toàn uy thế của cách mạng. Bằng giá nào cũng phải ra khỏi hầm, vừa
cầm cự vừa tìm cách phối hợp với nhóm ở nhà Mẹ Hiền để cùng chiến đấu. Ba
người chuẩn bị súng AK và lựu đạn. Huề tung nắp hầm, hai tay cầm hai quả lựu đạn
ném vào đám lính trước mặt. Trên miệng hầm, bọn địch nhốn nháo hỗn loạn. Tên
chỉ huy khoát tay ra lệnh ném lựu đạn cay xuống hầm hòng bắt sống các chiến sĩ
biệt động. Trung lập tức lao theo, dùng AK quạt ra xung quanh hỗ trợ cho Huề.
Tám cũng lên khỏi hầm giữa làn lửa đạn đan lấy nhau.
Huề và Trung dùng AK mở đường, tìm cách dạt sang nhà bên cạnh. Bọn lính
rùng rùng bắn đuổi. Chúng không dám sáp vào, chỉ men theo bờ rào nổ súng. Dưới
làn mưa đạn của địch, ba người vừa bắn yểm trợ cho nhau vừa tìm cách luồn qua
nhà chú Tư sau nhà Mẹ Nhu. Từ chỗ ẩn nấp mới, các chiến sĩ biệt động lại tiếp tục
phản công. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, họ đã chặn đứng được năm quá trình
tấn công của địch, diệt hàng chục tên lính. Tình thế bỗng chốc thay đổi. Bọn địch bị
dồn vào thế bị động. Nghe tiếng súng mỗi lúc một dồn dập, những tên lính phục đầu
con dốc vào nhà Mẹ Nhu hối hả chạy đến hỗ trợ.
Các chiến sĩ biệt động ở nhà Mẹ Nhu lần chuyển đến khu vực nhà Mẹ Hiền
để phối hợp chiến đấu. Đang đi gặp tên Kiểm Tương là ấp trưởng làm tay sai cho
địch nổi tiếng ác ôn, Tám bắn chết hắn tại chỗ, đoạt lấy khẩu cácbin, cùng đồng đội
di chuyển.
Lúc này, địch đã huy động thêm một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến và gần
một đại đội lính Mỹ từ hai hướng biển Thanh Khê lên và Quốc lộ 1 xuống để chi
viện. Cùng với lực lượng trụ sẵn, chúng đóng giữa các trục lộ giao thông và án ngữ
mặt biển thuộc khu vực này. Mọi ngã đường ra vào đều bịt kín. Tình thế đã trở nên
nghiêm trọng và quy mô tác chiến đã vượt quá dự kiến ban đầu của địch. Để đối
phó với một biệt động có bảy người trên một địa bàn hẹp, chúng đã phải huy động


20


một số quân thiện chiến của quân đội cộng hoà, có cả cố vấn Mỹ và lính Mỹ tham
gia.
Chúng vẫn cho máy bay gọi hàng. Tám, Trung, Huề len giữa các nhà tiến về
phía biển. Từ xa, ba người đã thấy bóng những tên Mỹ và thuỷ quân lục chiến phục
dày ven bờ. Họ nhanh chóng chuyển lên hướng Hà Khê, tránh vòng vây của địch.
Trên đường đi Huề bị thương. Trung xốc nách Huề lôi ra sau bức tường ngôi nhà
gần đó. Tám theo bắn yểm trợ. Nhìn đồng đội, Huề nói giọng khẩn thiết: “Đừng vì
tôi mà hy sinh cả tổ. Các đồng chí hãy đi ngay đi”. Anh quay sang trao đổi AR15
cho Tám, dặn dò: “Cầm lấy để tiếp tục chiến đấu. Đưa cho tôi quả lựu đạn, tôi sẽ
sống chết với bọn chúng”. Tám đặt quả lựu đạn vào tay Huề, cầm lấy súng rồì cùng
Trung sang nhà bên canh chừng cho Huề.
Bọn địch bắt dân vào thăm chừng xem Huề đã chết chưa. Huề bảo mọi người
quay ra, nằm yên chờ bọn lính đến. Không thấy động tĩnh gì, bọn chúng kéo vào.
Chờ chúng đến gần, Huề rướn người, tung lựu đạn vào đám lính. Huề hy sinh và
nhiều tên lính bỏ mạng. Nghe tiếng nổ, bọn lính sửng sốt. Vậy là để đánh đổi một
sinh mạng của đối phương, bọn chúng đã phải trả một giá đắt.
Sau cái chết của bọn lính vào lấy xác Huề, tên chỉ huy tức tối hạ lệnh bằng
mọi cách phải bắt sống các chiến sĩ biệt động còn lại. Nấp trong nhà nhìn ra, Tám
và Trung thấy bọn lính lần lữa tiến vào. Hai người bình tĩnh nhằm từng tên bóp cò.
Những tên đi sau vội chạy tháo lui. Quá trình tấn công bị đẩy lùi. Nhìn thấy con dao
trong góc nhà, chợt nhớ đến mái tóc dài đã gây vướng trong lúc vượt rào ban sáng,
Tám buộc lóng nhờ Trung cắt hộ trước khi tiếp tục chiến đấu.
Một hồi lâu dừng lại nghe ngóng, những tên lính đùn đẩy nhau chĩa súng vào
ngôi nhà Tám và Trung đang ẩn nấp nhưng cả hai người đã chuyển sang nhà khác.
Cứ vậy, những ngôi nhà ẩn mình sau các lùm cây, lượn vòng ôm lấy các con hẻm
đã tạo thành vành đai kiên cố chở che cho hai người….

Tại khu vực nhà Mẹ Hiền, từ đầu con hẻm chéch với mé hông nhà Mẹ, bọn
cảnh sát dã chiến cũng đã bao vây dày đặc. Những tràng AK dội ran trên đoạn
đường chưa đầy trăm mét từ nhà Mẹ Nhu đến nhà Mẹ Hiền đã báo cho nhóm biệt
động ở nhà Mẹ Hiền biết có động xảy ra. Bốn chiến sĩ biệt động vội giục gia đình

21


Mẹ Hiền sơ tán, còn anh em nhanh chóng lao ra công sự được xếp bằng những bao
muối trong kho muối cạnh nhà Mẹ Hiền trước mấy hôm.
Trong công sự nhìn ra, các chiến sĩ biệt động thấy những sắc áo rằn ri dàn
đều trên bãi đất trống cạnh trường ấp tân sinh, cách công sự chừng hai mươi mét.
Bốn người hội ý, quyết định chớp thời cơ phủ đầu bọn địch. Từ trong công sự, một
quả bom B.40 bất ngờ bắn ra đã làm cho lính số chết, số bị thương khiến địch hoảng
hốt. Những tên còn lại không dám xông vào, chỉ đứng từ xa xối xả bắn đến.
Hàng loạt đạn nối đuôi nhau loạn xạ cắm quanh công sự. Men theo làn khói
mờ đục, bọn lính lò dò tiến lên. Phương, Mười, Chi, Năm bình tĩnh nổ súng, tỉa dần
từng tên. Địch lại ào lên nhưng bị đánh bật ra. Các chiến sĩ biệt động phản công
quyết liệt. Những tràng AK của họ lọt thỏm giữa những tiếng súng hỗn loạn của
địch, song mọi người vẫn kiên cường chiến đấu. Thấy không uy hiếp được nhóm
biệt động, lại bị thiệt hại nặng nề, tên chỉ huy gọi điện xin thêm quân chi viện, hòng
dùng số đông áp đảo các chiến sĩ biệt động.
Quân chi viện đến, địch lại mở quá trình tấn công. Từ trong công sự, các
chiến sĩ biệt động bình tĩnh bắn trả. Gian nhà chứa muối giờ đây lại trở thành nơi
quyết chiến của anh em biệt động. Thấy vậy, bọn lính xăm xăm giương súng vào
đấy nhưng không sao tiến lại gần được. Những họng súng AR.15 đua nhau găm lổ
chổ bề mặt công sự. Bốn người chăm chú theo dõi những bóng lính từ xa. Mỗi lúc,
chúng mỗi đông thêm. Những tên lính mới được điều đến cũng xáp vào nổ súng.
Tiếng súng chập lẫn tiếng động cơ máy bay chở xác lính từ ngoài bờ biển vọng vào
riết róng, nghe đanh rát cả tai khiến bọn chỉ huy càng thêm sốt ruột. Tên cố vấn Mỹ

ra lệnh cho tên quận trưởng gọi điện về sân bay yêu cầu cho thêm máy bay, mang
theo cả bom chi viện để diệt trọn đội biệt động. Tên quận trưởng hoảng hốt nói:
“Không còn cách nào nữa sao? Chỉ vì mấy tên nằm vùng mà phải san bằng cả một
vùng ư?” Tên cố vấn Mỹ lặng thinh, bởi hắn nhận ra làm như vậy là mặc nhiên thừa
nhận sự bất lực trước các chiến sĩ biệt động.
Một lúc sau, chúng bắt bà con mang theo quang gánh đến cạnh nhà Mẹ Hiền
một mặt để dỡ kho muối, mặt khác làm bia dỡ đạn cho chúng. Hiểu rõ âm mưu của
địch, các chiến sĩ biệt động quyết định sẽ len trong đám người đang tràn vào, luồn
ra ngoài. Bọn lính quạt súng đuổi theo. Bất chấp những tràng đạn đuổi bắt, bốn

22


người nương theo những loạt đạn yểm trợ cho nhau, tiếp tục bươn đi. Phải chật vật
lắm họ mới bám sát được nhau, len từ nhà này sang nhà khác, bỏ xa dần nơi đồn
quân của địch.
Bọn lính đuổi theo ngơ ngác nhìn quanh. Chúng bối rối hoảng sợ. Càng tiến,
chúng càng thấy đã sa vào một trận địa bí hiểm khiến chúng hoàn toàn bị động. Sau
một hồi sục sạo không thấy động tĩnh gì, chúng lại quay ra. Những tia nắng cuối
ngày vụt tắt . Tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính rút ra các trục lộ chính, tiếp tục bao
vây…
Suốt một ngày chiến đấu ngoan cường, mưu trí và được bà con Thanh Khê
bao bọc, dẫn đường, các chiến sĩ biệt động đã thoát khỏi vòng vây của địch dàn
hàng ngang lùng sục khắp vùng Thanh Khê, đội biệt động đã an toàn gặp nhau tại
chiến khu phía Bắc Hoà Vang. Bấy giờ, đội biệt động đâu thể ngờ rằng trong trận
quyết chiến không cân sức giữa bảy người với ba tiểu đoàn lính Mỹ ngụy, có cả
máy bay trực thăng trợ chiến, họ đã lập nên một chiến công kỳ diệu. Rất nhiều binh
lính địch đã bỏ mạng trước bảy mũi súng đã tiếp thêm lửa từ bảy trái tim quả cảm,
cháy bỏng yêu thương và căm thù của đội biệt động quận Nhì. Sau trận đánh này,
Đặc khu uỷ Quảng Đà đã tuyên dương công trạng Mẹ Nhu và bảy dũng sĩ biệt động

Thanh Khê.
Bao thời gian đã qua, bao cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt những năm
dài chống Mỹ tiếp sau đó, song người dân Đà Nẵng mãi mãi không quên người Mẹ
anh hùng cùng bảy chiến sĩ biệt động dũng cảm đã đưa trận đánh trên đất Thanh
Khê đi vào huyền thoại.
2.3. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nhà Mẹ Nhu
Di tích lịch sử mang tầm cấp quốc gia này vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Chính
vì vậy để bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nhà Mẹ Nhu cần gắn liền với:
 Công tác tuyên truyền
- Treo băng rôn, khẩu hiệu vào những ngày lễ quan trọng như ngày thương binh
liệt sĩ (27/07),... trên các trục đường chính;
- Vận động nhân dân có ý thức, trách nhiệm bảo vệ di tích;

23


- Biên soạn tài liệu, tờ gấp giới thiệu vắn tắt về di tích, nội dung bao gồm lịch sử di
tích, giới thiệu, quảng bá cho học sinh, sinh viên và khách du lịch trong và ngoài
nước;
- Phối hợp với phòng giáo dục, quận đoàn tổ chức các đợt tham quan cho các em
học sinh đến với di tích;
- Xây dựng website để giới thiệu về di tích; quay các đoạn phim giới thiệu di tích,
phục dựng lại lịch sử trận đánh của 7 dũng sĩ Thanh Khê.
- Ngoài ra tổ chức các hoạt động khác như: hướng về cội nguồn, giao lưu, dã
ngoại, nói chuyện truyền thống nhằm giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa và giáo
dục truyền thống lý tưởng cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước cho các thế hệ
trẻ; giới thiệu cho du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu...
 Tổ chức hoạt động
- Di tích được trùng tu hàng năm như sơn sửa, vệ sinh toàn bộ khu di tích, hệ
thống điện nước….

- Thành lập tổ chức bảo vệ di tích gồm đại diện lãnh đạo ủy ban nhân dân phường
Thanh Khê Đông và người bảo vệ trực tiếp tại di tích.
- Ngoài ra còn phối hợp Phòng giáo dục đào tạo định kỳ thực hiện phong trào
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó phân công học sinh, đoàn viên
trực tiếp tham gia chăm sóc, bảo vệ di tích.
Năm 2018, kỷ niệm 50 năm diễn ra trận đánh của Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ
Thanh Khê, Phòng Văn hóa và Thông tin quận Thanh Khê đã tham mưu đặt biển
chỉ dẫn trên trục đường chính vào di tích; phối hợp phòng quản lí đô thị tham mưu
nâng cấp sửa chữa đường dẫn vào khu di tích; tham mưu tổ chức các cuộc hội thảo
xin ý kiến về việc sửa chữa phục dựng hầm bí mật nhằm phục vụ nhu cầu tham
quan, trải nghiệm của các đoàn viếng thăm. Đến nay, công việc này đã được Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý về mặt chủ trương.

24


×