Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Xuất khẩu lao động ở tỉnh thừa thiên huế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.38 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------

́H

U

Ế

HỒ THỊ MẪN



XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở

O
̣C

KI

N

H

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số



: 60310102

H

Chuyên ngành

: Nghiên cứu

Đ

ẠI

Định hướng đào tạo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỒ MINH TRANG

Huế, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Ế


Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.

U

Huế, tháng 10 năm 2018

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



́H

Người cam đoan

Hồ Thị Mẫn



LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy giáo, quý cô giáo vàcác anh chị
chuyên viên của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hồ Minh Trang - người hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

U

Ế

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Cục Thống kê tỉnh Thừa

́H

Thiên Huế và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp



thông tin số liệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và tập thể học viên lớp

H

Cao học K17 KTCT đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn tiện

N


luận văn này.

KI

Trong thời gian thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và tập
trung cao độ nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có cũng như thời gian nghiên

O
̣C

cứu hạn hẹp vì vừa đi làm vừa đi học nên nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy

H

giáo,quý cô giáo và các bạn có quan tâm để luận văn này được hoàn thiện hơn.

Đ

ẠI

Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2018
Học viên

Hồ Thị Mẫn


MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Hơn mười năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là
cơ hội tốt để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, được đối xử bình
đẳng trên “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội việc làm,
đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thức cao; các
rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh

U

Ế

tế, đối ngoại, lao động… được thiết lập tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại nhiều cơ hội thay đổi

́H

công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp hiện nay.



Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt
động trao đổi chuyên gia giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên

H

môn kỹ thuật, hợp tác quốc tế về lao động có cơ hội phát triển, từ đó góp phần nâng

N

cao chất lượng nhân lực, để có thể làm chủ các công nghệ và thiết bị tiên tiến trên


KI

thế giới.

Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những chủ trương,

O
̣C

chính sách lớn của Ðảng và Nhà nước góp phần giải quyết việc làm; nâng cao thu
nhập và đời sống của người lao động góp phần giảm nghèo bền vững đồng thời thúc

H

đẩy phát triền kinh tế xã hội; nâng cao chất lượng nguồn lao động đặc biệt là về

ẠI

trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Đ

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nguồn lực lao động dồi dào với 632.086 lao

động, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao (lao động từ 15 đến 34 tuổi
chiếm 36,8%) mỗi năm. Mặt dù từ 2015 đến nay, công tác giải quyết việc làm đã
được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành triển khai thực hiện bằng
nhiều giải pháp, nhưng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm mới chỉ đáp

ứng được từ 15.000 - 17.000 người.
Trước tình hình đó, xuất khẩu lao động có vai trò rất quan trọng, vừa giải
quyết việc làm, vừa giúp người lao động có thu nhập, tạo điều kiện học nghề, tiếp


thu kỹ thuật tiên tiến để làm giàu, thoát nghèo đối với người lao động tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm qua hoạt động XKLĐ
ở tỉnh TTH đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã hình thành được thị trường xuất
khẩu lao động ra nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Ðài Loan, Hàn Quốc,
Malaysia, các nước Trung Đông…Số lượng người lao động xuất khẩu mỗi năm
tăng lên đáng kể, chỉ riêng năm 2017 đã có tới 702 người đi xuất khẩu lao động, thu
nhập của lao động xuất khẩu tăng lên so với lao động trong nước (bình quân từ 1030 triệu đồng/tháng), điều đó đã góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội

Ế

khác, tạo sự phát triển và ổn định chung của tỉnh. Tuy nhiên, XKLĐ ở Thừa Thiên

U

Huế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: số lao động đi xuất khẩu lao động có tăng

́H

so với các năm trước nhưng chất lượng lao động đi xuất khẩu vẫn chưa tương xứng



với lực lượng tiềm năng lao động của tỉnh; một bộ phận lớn doanh nghiệp trên địa
bàn không thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo về lao động, việc làm với cơ
quan quản lý nhà nước; công tác dự báo và hoạt động thu thập thông tin thị trường


H

lao động chưa được tổ chức thực hiện tốt. Đây cũng chính là những vấn đề đang

N

được các cấp chính quyền của tỉnh TTH quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu thực
thiết đối với tỉnh nhà.

KI

trạng và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động là yêu cầu hết sức cấp

O
̣C

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xuất khẩu lao động ở
tỉnh Thừa Thiên Huếhiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình

H

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Xuất khẩu lao động là chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đã có

ẠI

nhiều công trình và nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này như:

Đ


- Dương Ngự Bình (2007), “Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế. Trường Ðại
học Kinh Tế Ðại học Huế.
- Trần Xuân Thọ (2009), “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường
EU”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Tiến Dũng (2010), “Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế - Luật.
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh


- Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2016), “Nâng cao xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ
An”, luận án Tiến sĩ kinh tế. Học viện Khoa học xã hội
- Vũ Thị Thanh Hà (2016), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường
Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các đề tài này đã góp phần làm rõ nhiều nội dung lý luận và thực tiền về xuất
khẩu lao động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Ế

của Việt Nam nói chung và một số tỉnh nói riêng. Tuy nhiên cho đến thời điểm này,

U

chưa có công trình nào nghiên cứu về Xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế

́H


trong giai đoạn từ 2013-2017. Đó là lí do tác giả chọn đề tài “Xuất khẩu lao động ở
tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.



3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.Mục tiêu chung

H

Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đề

3.2. Mục tiêu cụ thể

KI

Thiên Huế đến năm 2025.

N

xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thừa

O
̣C

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh

H


Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được và
những hạn chế của hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

ẠI

từ 2013-2017.

Đ

- Ðề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở

tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Ðối tượng nghiên cứu
Ðề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu xuất khẩu lao động ra nước ngoài.


- Về không gian: tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: phân tích thực trạng xuất khẩu lao động từ năm 2013 đến 2017
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương phápthu thập thông tin
Để làm rõ hơn hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh TTH, trong quá trình
nghiên cứu tác giả đã sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
- Số liệu thứ cấp: Ðề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê Thừa

Ế


Thiên Huế; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh; HĐND và UBND tỉnh Thừa

U

Thiên Huế và một số sách báo, tạp chí…

́H

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc phát phiếu khảo sát người đi
XKLĐ đã về nước, người lao động đang được đào tạo nguồn để chuẩn bị xuất khẩu

đến xuất khẩu lao động của tỉnh TTH.



lao động nhằm biết được tình hình xuất khẩu lao động và một số vấn đề liên quan

H

5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu

N

Các tài liệu sau khi được thống kê sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích dựa trên

KI

các nội dung cần nghiên cứu. Kết hợp giữa các thông tin từ nguồn số liệu thứ cấp và
sơ cấp phản ánh thực trạng xuất khẩu lao động. Phương pháp này gồm:


O
̣C

- Thống kê mô tả và tổng hợp so sánh các số liệu
- Xử lý số liệu tính toán bằng phần mền excel

H

Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác giả tiến hành tổng

ẠI

hợp, lập biểu mẫu và tính toán bằng phần mền excel. Sau đó dựa trên bảng biểu
mẫu đã được tổng hợp, tác giả tiến hành so sánh và phân tích các nội dung để đánh

Đ

giá các vấn đề cần nghiên cứu.
5.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi
Dựa

theo

phương

pháp

chọn

mẫu


ngẫu

nhiên

với

công

thức

tínhn=N/(1+N*e2).Trên cơ sở biết N= 568 (tổng số lao động xuất khẩu đã về nước
của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017), sai số e=10%, tác giả có n= 85,02
Cụ thể tác giả phát 90 phiếu điều tra lao động tham gia xuất khẩu lao động đã
về nước và thu được 85 phiếu hợp lệ.


Ngoài ra tác giả còn điều tra các đối tượng đang được đào tạo nguồn để chuẩn
bị xuất khẩu lao người trên địa bàn tỉnh đầu năm 2018 trên cơ sở biết tổng N=99
(lao động nguồn đang được đào tạo để chuẩn bị cho XKLĐ), sai số e=10%. Tác giả
phát 50 phiếu điều tra cho các đối tượng đang được đào tạo nguồn.
Tổng số phiếu tác giả phát ra để điều tra là 140 phiếu và thu về 135 phiếu hợp lệ.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn sâu 30 chuyên gia và cán bộ lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên

Ế

Huế (lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc

U


làm và một số chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động) nhằm xác định cơ sở

́H

lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài



- Đề tài góp phần làm rơ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động ở
tỉnh Thừa Thiên Huế

H

- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu.

N

- Góp phần làm cơ sở để tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng chính sách, giải pháp

KI

thích hợp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong những năm tiếp theo.
7. Kết cấu của đề tài

O
̣C

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài

gồm có 3 chương.

H

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động.

ẠI

Chương 2:Thực trạng xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh

Đ

Thừa Thiên Huế.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ÐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, ý thức của con người nhằm làm thay đổi
những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận

U

Ế

động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động
cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất


́H

ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Đó là hoạt động quan trọng nhất của con



người, tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội. Có thể nói lao động là yếu tố
quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. [1; 469]

H

Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất, là hoạt động của

N

con người và là một dịch vụ hàng hóa lao động. Người có nhu cầu về hàng hóa này

KI

là người sản xuất còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. [22]
1.1.1.2. Nguồn lao động

O
̣C

Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) bao gồm những người trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những người thất

lên.[22]


H

nghiệp. Nguồn lao động ở nước ta bao gồm những người có độ tuổi tròn 15 tuổi trở

ẠI

1.1.1.3. Sức lao động

Đ

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao

động tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội. Sức lao động là khả năng lao động
của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và lực lượng sản
xuất chủ yếu của xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì sức lao động cũng là một loại hàng
hóa và cũng được trao đổi trên thị trường nước ngoài. Sức lao động là một loại hàng
hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thường là khi sử dụng nó


sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà còn thể hiện ở chất lượng hàng
hóa phụ thuộc chặt chẽ vào một loại nhân tố có tính đặc thù, ngoài ra hàng hoá sức
lao động còn là một sản phẩm có tư duy, có đời sống tinh thần. Thông qua thị
trường lao động, sức lao động được xác định giá cả. Hàng hoá sức lao động cũng
tuân theo quy luật cung – cầu của thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao
động, giá cả sức lao động (tiền công) thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới
tình trạng thiếu lao động, giá cả sức lao động sẽ trở nên cao hơn.

Ế


1.1.1.4. Thị trường lao động

U

Thị trường lao động: là nơi diễn ra quan hệ thương lượng về việc làm giữa

́H

người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động) theo
nguyên tắc thỏa thuận về việc làm, tiền công và các điều kiện làm việc khác bằng



hình thức hợp đồng lao động theo pháp luật lao động quy định. Trong mỗi xã hội,
nơi nào xuất hiện nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ

H

hình thành nên thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông

N

muốn tìm việc phải thông qua thị trường lao động. Thị trường lao động là một lĩnh

KI

vực của nền kinh tế, nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong
lĩnh vực mua bán, trao đổi và thuê mướn sức lao động. Trên thị trường lao động,


O
̣C

mối quan hệ được thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử
dụng lao động. Qua đó, cung-cầu về lao động ảnh hưởng tới tiền công lao động và

H

mức tiền công lao động cũng ảnh hưởng tới cung- cầu lao động.[6]

ẠI

Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có

Đ

thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng
hoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.Cầu về sức
lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ
làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng. [20]
Cung lao động: là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được
ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả
toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao


động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng thì lượng cung lao động tăng
và ngược lại.[20]
1.1.1.5. Xuất khẩu lao động
XKLĐ là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, hình thức đặc thù
của hoạt động xuất khẩu nói chung, trong đó hàng hóa đem xuất khẩu là dịch vụ bán

quyền sử dụng sức lao động cho con người. XKLĐ mang tính chất tất yếu khách
quan của quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào của sản xuất dùng để chỉ hoạt động

Ế

kinh tế của một quốc gia do các tổ chức kinh tế thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao

U

động cho các tổ chức kinh tế của một nước khác có nhu cầu sử dụng lao động xuất

́H

khẩu.[2; 427]

XKLĐ là sự di chuyển quốc tế về sức lao động có chủ đích, mục đích và được



pháp luật cho phép.Hay nói cách khác, XKLĐ là hoạt động đưa người lao động ra

quyết việc làm cho người lao động.

H

nước ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập và ngoại tệ cho đất nước đồng thời giải

N

Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ yếu


KI

dựa vào quan hệ cung – cầu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quy
luật kinh tế thị trường. Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu lao

O
̣C

động từ đó cần phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động hợp lý.
Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy,

H

muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếm đựơc ưu thế trên thị trường lao động,

ẠI

bển cung phải có sự chuẩn bị và đầu tư để được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng

Đ

kịp thời các yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động cao.
XKLĐ không chỉ đơn thuần là đưa lao động sang làm việc ở nước ngoài mà

nó còn biểu hiện ở một khía cạnh khác, đó là xuất khẩu lao động tại chỗ
XKLĐ tại chỗ (XKLĐ nội biên): người lao động trong nước làm việc trong
các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet. Tuy nhiên thời gian làm
việc, học tập, tiền lương và những quy định khác thì thuộc sự quản lý của chủ thể sử
dụng lao động đã được ký kết trong hợp đồng.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ở trên Luận văn, tác giả rút ra một số kết luận như
sau:
Từ 2013 đến nay, tình hình XKLĐ trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích
cực, số lượng và chất lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động tăng lên đáng kể.
Đặc biệt, chỉ riêng năm 2017 đã có tới 702 người tham gia xuất khẩu, tăng hơn gấp

Ế

3 lần năm 2016 và chiếm hơn 50% số lượng lao động tham gia xuất khẩu giai đoạn

U

2013-2017 của tỉnh. Chính điều này đã góp phần giải quyết một phần không nhỏ

́H

tình trạng thất nghiệp và tạo được việc làm cho người lao động của tỉnh, giảm bớt
gánh nặng về công ăn việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo và các tệ nạn nãy sinh trong xã



hội, tăng nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh, từ đó góp phần quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Thông qua XKLĐ, người lao động không chỉ

H


tích lũy được một số vốn khi về quê hương để kinh doanh làm giàu mà còn tích lũy

N

được kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, tạo nên tác phong làm việc công nghiệp.

KI

Tuy nhiên, XKLĐ của tỉnh chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có
của tỉnh nhà. Một số chính sách hỗ trợ người lao động còn nhiều bất cập; công tác

O
̣C

đào tạo nguồn lao động đi xuất khẩu còn nhiều hạn chế, thị trường xuất khẩu chưa
được mở rộng đến các thị trường tiềm năng, ngoài những thị trường truyền thống

H

như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia….thì chỉ có một vài thị trường như Hoa Kỳ,

ẠI

Đức, Ý.. với số lượng lao động tham gia còn rất thấp; ngành nghề mà người lao

Đ

động tham gia xuất khẩu chủ yếu vẫn là các ngành nghề lao động giản đơn, trình độ
phổ thông.
Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động trong thời gian tới của tỉnh Thừa Thiên Huế

thì rất cần sự quan tâm của các cấp ủy, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Thừa
Thiên Huế trong việc phối hợp, hỗ trợ và đề ra các chính sách phù hợp, nhằm tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xuất khẩu lao động trong thời gian
qua của tỉnh nhà, nhằm tạo điều kiện cho công tác xuất khẩu lao động của tỉnh ngày


càng phát triển và hiệu quả hơn, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Kiến nghị
Sau khi nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động và những vấn đề còn tồn tại
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2013-2017, đề tài có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Nhà nước
Tăng cường việc sử đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan

Ế

đến hoạt động XKLĐ (Luật xuất khẩu lao động, Luật xuất nhập cảnh…). Đưa ra

U

những quy định về bảo về quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động của tỉnh làm

người lao động vi phạm pháp luật ở nước ngoài.

́H

việc ở nước ngoài và các quy chế, quy định để đảm bảo quyền lợi cũng như xử phạt




Tiếp tục hoàn thiện các chính sách nhằm mở rộng thị trường lao động ngoài
nước. Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước tiếp

H

nhận lao động Việt Nam để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

N

Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty làm dịch vụ XKLĐ. Hỗ

KI

trợ doanh nghiệp trong việc đấu thầu, tìm kiếm thị trường, ký kết và tổ chức thực
hiện hợp đồng cung ứng lao động mà chỉ những doanh nghiệp có tiềm năng về tài

O
̣C

chính và nguồn nhân lực dồi dào mới đáp ứng được. Đẩy mạnh quá trình đổi mới
doanh nghiệp XKLĐ.

H

Mở thêm các trung tâm dạy nghề có chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục,

ẠI

dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng cần thiết cho người lao động, khuyến khích người lao


Đ

động rèn luyện nâng cao tay nghề.
Tăng cường hợp tác đối với thị trường XKLĐtruyền thống và mở rộng quan

hệ với các nước có nhu cầu tiếp nhận lao động của nước ta. Tăng cường các mối
quan hệ trên thế giới để tạo mối quan hệ ngoại giao thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế và xã hội của tỉnh.
2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
Tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện tháng việc làm và XKLĐ, đa
dạng hóa các hình thức tuyên truyền, mở các lớp tập huấn đến các cán bộ xã viên tại


các địa phương để họ có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác và cụ thể để có
thể truyền đạt thông tin đến người dân. Giúp họ biết được tầm quan trọng của
XKLĐ, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi đi XKLĐ. Tuyên truyền về
gương lao động xuất khẩu điển hình tiêu biểu, người thật việc thật trên địa bàn tỉnh,
lựa chọn các xã điểm có phong trào tham gia XKLĐmạnh làm thí điểm mô hình và
nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến các cấp ủy

Ế

Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội để tuyên truyền, vận động quần

U

chúng tham gia XKLĐ ra nước ngoài.

́H


Tăng cường hỗ trợ các chính sách cho người lao động như hỗ trợ kinh phí đào
tạo, giáo dục định hướng cho người lao động tham giaXKLĐ, thực hiện các chính



sách ưu đãi đối với những người thuộc chế độ chính sách trong việc giải quyết việc
làm trong và ngoài nước. Có cơ chế để người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo

H

được tiếp nhận các chính sách của Nhà nước một cách có hiệu quả.

N

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc thương xuyên của Ban Chỉ đạo

KI

XKLĐtrong việc lựa chọn, giới thiệu doanh nghiệpXKLĐ. Kịp thời ngăn chặn và
xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo của các công ty làm dịch vụ XKLĐ để bảo vệ

O
̣C

quyền lợi cho người lao động. Thường xuyên tổ chức tháng việc làm và định kỳ
đánh giáXKLĐ.

H


Công khai minh bạch thị trường, số lượng, yêu cầu, tiền lương, chi phí xuất

ẠI

cảnh đến người lao động đang có ý định muốn đi XKLĐ. Đơn giản hóa các thủ tục

Đ

vay vốn, khám sức khỏe và các thủ tục XKLĐvà tạo điều kiện thuận lợi cho người
lao động.
2.3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Tìm kiếm những thị trường mới, tiếp tục duy trì hợp tác với các doanh nghiệp
truyền thống, tìm kiếm các hợp đồng cho người lao động xuất khẩu và luôn đặt lợi
ích của người lao động lên hàng đầu.
Tăng cường việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý và
nhân viên tư vấn phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình giúp đỡ người đăng


ký XKLĐ. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát lao động đang làm việc ở nước
ngoài để kịp thời bảo vệ quyền lợi của lao động và xử lý tình trạng xấu do lao động
gây ra.
Cần quan tâm đến công tác đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ, tác
phong công nghiệp cho người chuẩn bị đi XKLĐ, đồng thời trang bị cho người lao
động kiến thức về pháp luật, hiểu biết về chương trình XKLĐđể họ có đầy đủ kiến
thức và kỹ năng khi sang làm việc ở nước ngoài. Có chính sách ưu tiên những người

Ế

lao động đã qua đạo tạo để rút ngắn thời gian xuất cảnh cho họ.


U

2.4. Đối với người lao động

́H

Nhận thức đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và tầm
quan trọng của việc XKLĐ là cần thiết và mang nhiều lợi ích đối với bản thân, gia



đình và xã hội.

Nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật của nước sở tại, luật lao động

H

của Việt Nam và tuân thủ và làm việc trong lĩnh vực và ngành nghề như đã thỏa

KI

trục xuất về nước.

N

thuận trong hợp đồng, tránh tình trạng chạy theo thu nhập mà trốn ra làm ở ngoài bị

Nâng cao ý thức, tinh thần tự giác, tăng cường học hỏi để tích lũy các kinh nghiệm

Đ


ẠI

H

O
̣C

cho bản thân từ đó lựa chọn các thị trường cho phù hợp với yêu cầu của bản thân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin , NXB
Chính trị quốc gia-Hà Nội.
3. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê 2017

Ế

4. HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Nghị quyết Quy định một số chế độ, chính

U

sách hỗ trợ người lao độngtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước

́H

ngoài theo hợp đồng,giai đoạn 2017 – 2020.


Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020.



5. HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Nghị quyết về Chương trình việc làm tỉnh

H

6. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

N

7. Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (2007), Tìm hiểu luật Người lao

KI

động Viêt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
8. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả

O
̣C

đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2017.
9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Đề án Quy định một số chế độ, chính sách

H

hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước


ẠI

ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2017-2020.
10. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định ban hành Quy định một số chế

Đ

độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2017-2020.

11. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm
2017 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
12. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2016), Báo cáotình hình thực hiện nhiệm vụ năm
2016 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.


13. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
lao động năm 2017.
14.
15.
16.
17.
18.

Ế

19. http://congtyxklđuytin.com

U


20.

́H

21.

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



22.



×