Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂNKHÔNG GIAN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.83 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Viễn thám và GISứng dụng trong quản lí tà nguyên thiên nhiên

Đề tài:
ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG

GVHD: PGS.TS Trương Thanh Cảnh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Lộc
MSSV:1117178

TP HCM, 3/2015


MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp nên quá
trình công nghiệp hóa đang diễn ra ngày càng nhanh ở khắp các tỉnh thành trong đó có
Tiền Giang. Nó có những chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của tỉnh đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
Quá trình đô thị hóa được biểu hiện qua sự gia tăng dân số, tăng tỉ lệ dân đô thị và
thay đổi số lượng lớn dân cư. Trong đó, đặc biệt là sự tăng nhanh các công trình công
cộng, chung cư, nhà ở, đường xá, …Với sự phát triển nhanh chóng quá trình đô thị làm
thay đổi cấu trúc, cơ sở hạ tầng,không gian nên cập nhật thông tin chính xác, tình trạng,
xu hướng phát triển không gian….Một cách liên tục cần có cái nhìn tổng quan và khách


quan hơn để đưa ra các chiến lược phát triển bền vững và cải thiện cuộc sống đô thị, giúp
cho các nhà quản lý theo dõi biến động và đưa ra các quyết định đúng đắn.
Viễn thám là một khoa học công nghệ giúp thu thập thông tin về các đối tượng trên
bề mặt trái đất mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Dữ liệu viễn thám có độ phân
giải không gian cao và phần phủ mặt đất lớn, có thể giám sát một cách chi tiết, liên tục
hiện trạng và sự thay đổi nhiệt độ cho một khu vực rộng lớn. Với ưu điểm trên,hiện nay
viễn thám nhiệt (với các kênh có bước sóng từ 8 - 14µm) kết hợp với hệ thống thông tin
địa lý đã được sử dụng theo dõi biến động đô thị.
Do đó đề tài “ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN
GIANG” thực hiện với mục đích đánh giá quá trình đô thị từ năm 2005 đến năm 2015
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


2. MỤC TIÊU
Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá quá trình sử dụng đất cho phát triển không
gian đô thị ở thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.
Đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quy hoạch không gian đô thị.
3. NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU
Thu thập cơ sở lí luận liên quan đến đô thị và đô thị hóa.
Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất cho phát triển đô thị của thành phố Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang.
Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ biến động đất đô thị qua 2 thời kì
2005 - 2015.
Đánh giá tính hợp lý cấu trúc không gian đô thị TP. Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.
Đề xuất giải pháp hiệu chỉnh không gian đô thị cho phù hợp.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Quá trình đô thị hóa trên tỉnh Tiền Giang qua hai thời kì 2005 và 2015.
Phạm vi nghiên cứu: Trên thành phố Mỹ Thotỉnh Tiền Giang.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần xây dựng phương pháp mới vào quy trình truyền
thống trong công tác phân tích đánh giá biến động đô thị. Hơn nữa giúp các nhà quy
hoạch, quản lý đô thị có cơ sở để thực hiện các dự án phù hợp với môi trường.


Ý nghĩa khoa học: Góp phần khẳng định và mở rộng khả năng ứng dụng phương
pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý vào việc phân tích, đánh giá đô thị.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở nghiên cứu
1.1.1

Đô thị

1.1.1.1 Khái niệm:

Theo bách khoa toàn thư của liên xô, “ đô thị là khu dân cư rộng lớn. Dân cư ở đây
chủ yếu trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như trong lĩnh vực quản lí
khoa học và văn hóa”.
Theo nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô
thị qui định rằng: đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị ở nước ta là một điểm dân cư tập trung với các
tiêu chí cụ thể sau:
Là tập trung tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên
tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thức đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vung lãnh thổ nhất định.
Qui mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
Mật độ dân cư phải phù hợp với qui mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị
và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.

Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị,
khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% tổng số lao động.
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ
thống công trình hạ tầng kĩ thuật.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị, việc xây dựng phát triển đô thị phải theo qui chế quản lí
kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến văn minh đô thị, có các


không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị, có tổ hợp kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
1.1.1.2 Phân loại đô thị

Nước ta, theo Nghị định số 72/2001/ NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của chính
phủ về việc phân loại dô thi và cấp quản lý đô thị, đô thị được chia thành 6 loại:
Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc trung ương có các quận nội thành, huyện
ngoài thành và các đô thị trực thuộc. Đô thị loại đặc biệt đa chức năng, với qui mô dân số
từ 5 triệu người trở lên, mật độ dân số khu vực nội thành từ 15000 người/km2 và tỉ lệ lao
động phi nông nghiệp trên 90% số lao động.
Đô thị loại I là thành phố trực thuộc trung ương có các quận nội thành, huyên ngoài
thành và các đô thị trực thuộc với qui mô dân số từ 1 triệu người trở lên, mật độ dân số
tối thiểu là 12000 người/km2. Đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội
thành, các xã ngoại thành với qui mô dân số từ 500000 người trở lên, mật độ dân số từ
10000 người/km2 trở lên. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tại đô thị loại I phải trên 85%.
Đô thị loại II tỉ lệ lao động phi nông nghiệp phải từ 80% trở lên. Nếu là đô thị loại
trực thuộc trung ương thì qui mô dan số từ 800000 người trở lên, mật độ dân số lên
10000 người/km2. Đô thị loại II thuộc tỉnh có qui mô dân số trên 300000 người với mật
độ dân số từ 8000 người/km2.
Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh các các phường xã nội thành, nội
thị, các xã ngoại thành, ngoại thị. Qui mô dân số trên 150000 người, mật độ dân số từ
6000 người/km2 trở lên và tỉ lệ dân số phi nông nghiệp từ 75% trở lên.

Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. Qui mô
dân số từ 50000 người trở lên với mật độ dân số trên 4000 người/km2 và tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp tối thiểu là 70%.


Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. Qui mô dân số phải từ 4000 người trở lên,
mật độ dân số trên 2000 người/km2 và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên.
Theo các tài liệu về đô thị, một số khái niệm có thể hiểu như sau:
Nội thành là nơi đã hoàn toàn quá trình đô thị, không còn các hoạt động nông
nghiệp và đang từng bước nâng quá trình đô thị hóa lên chất lượng ngày càng cao.
Ngoại thành là khu vực mà quá trình đô thị hóa có thể đã hình thành phần nào đó
nhưng về có bản, xã hội vẫn còn đậm chất nông thôn.
Theo cấu trúc lãnh thổ hành chính đô thị, vùng ven đô thị được hiểu một cách thông
thường nhất là vùng ven khu vực nội thị. Trong qui hoạch xây dựng, so với thực tại phát
triển đô thị, vùng ven đô thị có thể đươc coi là khu vực mở rộng đô thị trong giai đoạn
qui hoạch. Đây là khu vực đóng vai trò là gạch nối giữa nội thành và ngoại thành, là nơi
mà quá trình đô thị hóa diễn ra nhữn chuyển động mạnh mẽ nhất.
1.1.2

Đô thị hóa

1.1.2.1 Khái niệm

Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, diễn ra trong các mối quan hệ
chặt chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi sự phân bố lực
lượng sản xuất, phân bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa xã hội, kết cấu giới
tính, lứa tuổi của dân cư và môi trường sống.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân
số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...

Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao
(trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (nhưViệt Nam hay Trung Quốc)


(khoảng ~35%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa
thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích
thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác
tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1
năm hay 5 năm).

 Quá trình đô thị hóa
Khi đánh giá về đô thị hóa người ta thường sử dụng 2 tiêu chí là mức đô thị hóa và
tốc độ đô thị hóa:
mức độ đô thị hóa = dân số đô thị/ tổng dân số (%)
tốc độ đô thị hóa = (dân số đô thị cuối kì – dân số đô thị đầu kì)/(Nxdân số đô thị
đầu kì) (%/năm)
Theo khái niệm của ngành địa lí, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian
hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời
gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm:


Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải
là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường
thấp hơn nông thôn.



Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô
thị




Sự kết hợp của các yếu tố trên.


1.1.3

Những biểu hiện của sự phát triển không gian đô thị

1.1.3.1 Tỉ lệ dân số thành thị cao và tăng nhanh

Đô thị trên thế giới đang tăng nhanh chóng cả về số lượng đô thị, số dân đô thị và tỉ
lệ thị dân. Dân đô thị tại các nước phát triển đạt tỉ lệ cao như Anh 90%, Australia 91%;
Nhật Bản, Hoa Kỳ: 79%, …. Ngược lại, tại các nước đang phát triển, tỉ lệ dân số đô thị
thấp (Trung Quốc 44%; Sudan 41%; Thái Lan 33%; Ấn Độ 28%; Ethiopia 16%...). Một
số nước NICs có tỉ lệ dân số đô thị rất cao như Singapore đạt 100%; Đài Loan 78%; Hàn
Quốc 82%.
Mức độ đô thị hóa ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới: Năm 2007, tỉ lệ dân
số đô thị của Việt Nam chỉ đạt 27%, trong khi tỉ lệ dân số đô thị thế giới là 49%. Các
vùng kinh tế trong nước cũng có mức độ đô thị hóa khác nhau: cao nhất là Đông Nam Bộ
với tỉ lệ dân số đô thị là 57,3%; thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với tỉ lệ là
15,4%.
Dân số đô thị thế giới tăng nhanh cho đến giữa thế kỷ XXI. Tỉ lệ dân số đô thị thế
giới đạt hơn 50% (năm 2008) với khoảng 3,2 tỉ người. Dự báo đến năm 2015 sẽ có 4,1 tỉ
dân đô thị và năm 2050 dân số đô thị sẽ là 6,4 tỉ dân, tương ứng với 55% và 70% dân số
thế giới.
1.1.3.2 Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

Trong những năm gần đây, dân số đô thị tại các nước đang phát triển tăng nhanh hơn

các nước phát triển, làm cho sự cách biệt dân số đô thị giữa hai nhóm nước có sự thay đổi
rõ rệt: dân số đô thị tại các nước đang và kém phát triển chiếm hơn 75% dân số đô thị
toàn thế giới (năm 2005).
Trong những năm gần đây, xu hướng dân nông thôn đổ xô về các thành phố lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cực kì đông. Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục
dân số giữa kì năm 2007 ở TPHCM cho thấy ở tại đây có khoảng 1 .844.548 người thuộc
diện KT3, KT4 đến từ các tỉnh trong nước chiếm 30,1 % dân số của toàn Thành Phố.


Theo số liệu thống kê năm 2000, số dân thuộc diện này chỉ chiếm 15.2% (730.878
người), và số lượng này đang có xu hướng tăng dần đều.
1.1.3.3 Lãnh thổ đô thị mở rộng

Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển. Hiện nay, đô thị ngày càng phát triển các
tuyến đường giao thông, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại, khu giải
trí...nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của người dân. Nhu cầu
mở rộng diện tích đất ở, đất khu công nghiệp, đất công trình công cộng tăng cao. Do đó,
diện tích đất đô thị không ngừng mở rộng. Đô thị phát triển phình to ra ngoài ranh giới
hiện có để đáp ứng sự gia tăng dân số và sản xuất của đô thị.
Thực tế, khi các đô thị phát triển, khả năng thu hút các điểm dân cư nông nghiệp và
các đô thị nhỏ xung quanh càng cao. Tập hợp các vùng ảnh hưởng này làm cho đô thị có
vùng ngoại ô ngày càng lớn hơn. Quá trình mở rộng lãnh thổ đô thị cũng chính là quá
trình chuyển đất nông nghiệp thành đất đô thị (có khi là sự lấn chiếm đất nông nghiệp để
xây dựng đô thị, các cơ sở công nghiệp dân dụng…).
Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất của dân cư thành thị những năm gần đây đã tăng lên
hơn hai lần so với đầu thế kỷ XX. Đó là do nhu cầu về diện tích nhà ở, cây xanh, công
viên, câu lạc bộ…ngày càng phát triển khi chất lượng cuộc sống của người dân đô thị
tăng lên. Như vậy, chỉ tiêu sử dụng đất và gia tăng diện tích đất đô thị chỉ là chỉ tiêu gián
tiếp, biểu hiện nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa. Theo dự đoán, diện tích đất đô thị
sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong khoảng 150 năm tới. Tất nhiên, sự lấn chiếm đất đai mới

của các đô thị cũng gây ra nhiều hậu quả tiêu cực: giảm diện tích gieo trồng, làm suy
thoái môi trường,…
1.1.4

Áp dụng viễn thám và GIS vào nghiên cứu đô thị

Đối với nghiên cứu đô thị, Viễn thám và GIS là một công cụ có sức tiềm tàng. Việc
sử dụng các hệ thống thông tin địa lý và công nghệ thông tin không gian trong việc quy
hoạch đã ngày càng trở nên quan trọng, đặt biệt có giá trị đối với công nghệ phân tích


không gian và trình bày các kết quả trên bản đồ. Các công nghệ Viễn thám và GIS cho
phép phân tích, dự báo sử dụng đất thích hợp và thiết lập các dạng mô hình phát triển
khác nhau. Khi áp dụng vào các kế hoạch và các chính sách, Viễn thám và GIScũng có
thể sử dụng để kiểm nghiệm các kịch bản và dự báo các tác động tích luỹ của phát triển.
Cụ thể như chồng ghép các lớp thông tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất với các bản đồ
thổ nhưỡng, thuỷ văn, địa hình, giao thông, dân cư để tạo ra một lớp bản đồ nghiên cứu
đô thị, quá trình chồng ghép các lớp thông tin bản đồ dựa trên các phép toán số học, các
thong tin chiết xuất được thiết lập trên mỗi giá trị của các lớp dữ liệu và vị trí tương ứng
từ các lớp dữ liệu khác ( Aronoff, 1989). Nghiên cứu đô thị có thể dựa trên những yếu tố
tác động đến các loại hình sử dụng đất như:
Điều kiện tự nhiên.
Điều kiện kinh tế - xã hội.
Chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở hạ tầng giao thông( đường bộ, đường thuỷ).







Định hướng nghiên cứu đô thị, sự thay đổi không gian, bản chất của các đối tượng sử
dụng đất được xem xét và phân tích dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố trên( C.D.
Tomlin, K.M. Jonston 1988)
Nghiên cứu không gian đô thị đánh giá lớp phủ mặt đất thông qua các kĩ thuật xử lý
ảnh và kiến thức tách lớp đô thị.
Lớp phủ mặt đất ( Lớp thực phủ - Land cover)
Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát được khi nhìn từ mặt đất hoặc thông
qua vệ tinh viễn thám, bao gồm thực vật (mọc tự nhiên hoặc tự trồng cấy) và các cơ sở
xây dựng của con người (nhà cửa, đường sá,…) bao phủ bề mặt đất. Nước, băng, đá lộ
hay các dải cát cũng được coi là lớp phủ mặt đất. (The FAO AFRICOVER Progamme,
1998).

 Phân loại lớp phủ mặt đất


Sokal (1974) đã định nghĩa phân loại là việc sắp xếp các đối tượng theo các nhóm
hoặc các tập hợp khác nhau dựa trên mối quan hệ giữa chúng. Một hệ thống phân loại
miêu tả tên của các lớp và tiêu chuẩn phân biệt chúng. Các hệ thống phân loại có hai định
dạng cơ bản, đó là phân cấp và không phân cấp. Một hệ thống phân cấp thường linh hoạt
hơn và có khả năng kết hợp nhiều lớp thông tin, bắt đầu từ các lớp ở quy mô lớn rồi phân
chia thành các phụ lớp cấp thấp hơn nhưng thông tin chi tiết hơn. (The FAO
AFRICOVER Progamme, 1998).
Bảng 1. 1 Hệ thống phân loại lớp phủ mặt đất để sử dụng với dữ liệu viễn thám
(Nguyễn Ngọc Thạch, 2005)
Cấp 1

Cấp 2
11 Khu dân cư 16 Công trình phúc lợi
12 Khu thương mại và dịch vụ

13 Nhà máy công nghiệp

1 Đô thị hoặc thành phố

14 Giao thông
15 Công trình công cộng
17 Khu giải trí thể thao
18 Khu hỗn hợp
19 Đất trống và các đất khác
21 Mùa màng và đồng cỏ

2 Lúa - hoa màu

22 Cây ăn quả
23 Chuồng trại gia súc
24 Nông nghiệp khác
31 Đất đồng cỏ

3 Đất bỏ hoang

32 Đất cây bụi
33 Đất hỗn tạp


41 Rừng thường xanh cây
42 Rừng rụng lá
4 Đất rừng

43 Rừng hỗn giao
44 Rừng chặt trụi

45 Vùng rừng bị cháy
51 Suối và kênh
52 Hồ và hố nước

5 Mặt nước

53 Bồn thu nước
54 Vịnh và cửa sông
55 Nước biển
61 Đất ướt có thực vật tạo rừng

6 Đất ướt

62 Đất ướt có thực vật không tạo rừng
63 Đất ướt không có thực vật

7 Đất hoang

71 Hồ bị khô
72 Bãi biển

1.2 Khu vực nghiên cứu
Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm, hơn 330 năm hình thành và phát
triển. Từ năm 1623 - Một bộ phận người Việt từ Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp
ở vùng tả ngạn sông Bảo Định (Phường 2, 3, 8 và xã Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ
Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại), chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán.
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ
tướng Chính phủ công nhận theo Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ là đô thị loại II ) là đô thị tỉnh lỵ



Hiện nay thành phố Mỹ Tho 11 phường nội thị và 6 xã Mỹ Phong, Đạo Thạnh,
Trung An, Tân Mỹ Chánh, Thới Sơn và Phước Thạnh.
1.2.1

Vị trí địa lý

Thành phố Mỹ Tho nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Hồ
Chí Minh 73 km, trung tâm thành phố Cần Thơ 97 km, thành phố Bên Tre 13 km, thành
phố Tân An 26 km, thành phố Cao Lãnh 94 km và thành phố Vĩnh Long 65 km, là đô thị
loại II trực thuộc tỉnh (theo Quyết định số 248/2005/QĐ-TTG ngày 07/10/2005 của thủ
tướng Chính phủ) và được điều chỉnh mở rộng theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày
29/6/2009 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên của địa bàn là 81,5 km2, chiếm 3,2 %
diện tích tự nhiên 12,8% dân số toàn tỉnh. Toàn địa bàn có 17 đơn vị hành chính trực
thuộc bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, phường Tân Long và các xã: Tân
Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Trung An, Mỹ Phong, Phước Thạnh, Thới Sơn.
Về tọa độ địa lý
 Kinh độ Đông
 Vĩ độ Bắc

: 105032’20” - 105039’43”

: 10019’25” - 10024’34”

Về ranh giới địa lý hành chính,
 Phía Đông giáp huyện Chợ Gạo;
 Phía Tây giáp huyện Châu Thành;
 Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre (qua sông Tiền)
 Phía Bắc giáp huyện Châu Thành và Chợ Gạo.



1.2.2

Điều kiện tự nhiên

1.2.2.1 Khí hậu, thời tiết
Điều kiện khí hậu, thời tiết của TP Mỹ Tho mang các đặc điểm chung: nền nhiệt
cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
trùng với mùa gió Đông Bắc). Các chỉ số chung như sau:
Nhiệt độ không khí trung bình năm 27,9 oC, nhiệt độ không khí trung bình cao nhất
29,5oC , nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 26oC. Tổng tích ôn trong năm 9.700oC
- 9.900oC.
Lượng mưa thuộc vào loại trung bình thấp (1.400-1.500 mm/năm, năm mưa nhiều
nhất 1.922 mm, năm mưa ít nhất 867 mm), ẩm độ không khí bình quân 79,2% và thay đổi
theo mùa (70-88%), lượng bốc hơi trung bình 3,3mm/ngày (biến thiên theo mùa từ 2,44,5mm/ngày).
Số giờ nắng cao (2.300-2.500 giờ) và phân hóa theo mùa.
Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió thịnh
hành là Nam, Tây Nam (tháng V-IX, tốc độ trung bình 1-5m/s) và Tây (tháng VIII, tốc độ
trung bình (5-6 m/s); vào mùa khô, hướng gió thịnh hành là Đông Nam và Đông, tốc độ
gió trung bình 1 -4 m/s.
1.2.2.2 Chế độ thủy văn
Thành phố Mỹ Tho có mật độ dòng chảy khá dày với tổng chiều dài 150 km, mật độ
3,09 km/km2, trong đó, các kênh rạch chính (sông Tiền, sông Bảo định, rạch Xoài Hột,
rạch Kỳ Hôn...) có tổng chiều dài 73 km, mật độ 1,50 km/km2.


Sông Tiền là dòng chảy chính bao ranh giới phía Nam của Thành phố với chiều dài
7,6 km, chiều rộng đến cù lao Tân Long khoảng 270 m, đến cù lao Thới Sơn khoảng 550
m, đến bờ Bến Tre là 2.300 m, tiết diện ướt vào khoảng 12.000-17.000 m2

Các kênh rạch nội đồng được chia ra làm 2 hệ thống:


Sông Bảo định đi qua 4 km trung tâm Thành phố và nối liền TP Mỹ Tho với
TX Tân An



Rạch Kỳ Hôn phân bố tại khu vực phía Tây, chủ yếu tác động đến lưu vực
phía Nam Tân Mỹ Chánh.

Khu vực cù lao Tân Long hiện bị sạt lở cả về thượng lưu lẫn hạ lưu
1.2.2.3 Địa mạo, địa hình, địa chất
Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển
và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích: Holocene
(phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Về địa mạo, TP Mỹ Tho nằm trong vùng đồng bằng Bắc sông Tiền, địa hình bằng
phẳng xen lẫn với một ít giồng cát, mật độ sông rạch khá dày với trục sông chính là sông
Bảo định.
Định hình tương đối bằng phẳng và nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Cao trình khu
vực nội thành phổ biến từ 1,5-2,0 m, tại khu vực ngoại thành, cao trình biến thiên trong
khoảng 1,0-1,5 m.


1.2.2.4 Thổ nhưỡng
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thổ nhưỡng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho thuộc
nhóm đất phù sa có độ phì khá cao, thích nghi canh tác lúa và có thể lên liếp canh tác
vườn, thành phần cơ giới giàu sét, kết cấu chặt, bao gồm:



Đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ P(f), được phân bố phía Nam quốc lộ 50
thuộc địa bàn xã Tân Mỹ Chánh với diện tích nhỏ 20,84 ha (chiếm 0,26%
tổng diện tích tự nhiên).



Đất phù sa đang phát triển có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), diện tích 1.816 ha
(chiếm 22,27% diện tích đất tự nhiên).



Đất phù sa Gley (Pg), phân bố ở khu vực Đông Bắc xã Tân Mỹ Chánh với
diện tích 187,79 ha (chiếm 2,3% diện tích đất tự nhiên).



Nhóm đất xáo trộn (đất phù sa đã lên liếp - Vp), với diện tích 4.868,98 ha
( chiếm 59,71% tổng diện tích tự nhiên).

Ngoài ra còn lại 1.260,32 ha diện tích đất sông rạch, chiếm 15,46% tổng diện tích tự
nhiên.
 Nhận xét:
Điều kiện tự nhiên cho TP Mỹ Tho có những thuận lợi.Đô thị đã phát triển lâu đời,
có vị trí như là đô thị trung chuyển quan trọng giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là cửa ngõ của tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh phía
Bắc sông Tiền nói chung. Do đó có nhiều tiềm năng phát triển nhanh kinh tế - xã hội.Tiếp
cận với tuyến QL.1 và tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – TP Cần Thơ, đồng thời TP
Mỹ Tho cũng là điểm xuất phát của 2 trục giao thông quan trọng cấp liên vùng là QL.50
và QL.60. Tuyến sông Tiền - với cảng Mỹ Tho - thuận lợi cho việc phát triển giao lưu



kinh tế - xã hội theo hướng giao thông thủy.Cảnh quan đô thị kết hợp với cảnh quan
vườn, hệ thống sông rạch nội thị khá dày và cảnh quan sông Tiền - các cù lao thuận lợi
phát triển du lịch sinh thái sông nước.Địa hình bằng phẳng, tài nguyên đất đai trên địa
bàn phần lớn thuộc nhóm đất phù sa, phổ thích nghi rộng, thích ứng cho quá trình đô thị
hóa (đất lên liếp).Tài nguyên nước ngầm khá phong phú
Bên cạnh đó có những khó khăn. So với các trục giao thông bộ chính quan trọng
(QL.1, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - TP Cần Thơ), TP Mỹ Tho có vị trí tương đối
lệch về phía Nam.Lượng mưa trung bình thấp, bốc thoát hơi nước cao. Nước mặt bị
nhiễm lợ khoảng 1-2 tháng/năm, phải sử dụng nguồn nước mặt ngọt nằm ngoài địa
bàn.Đặc điểm địa chất công trình phần lớn là kém, có tác động đến các công trình xây
dựng cơ bản. Môi trường nước mặt nội thị đang có khuynh hướng nhiễm bẩn, tài nguyên
sinh vật giảm sút, hiện tượng sạt lở tại cù lao Tân Long khá phức tạp.Các tác động của
quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu (ngập triều, xâm nhập mặn, thay đổi khí hậu và dòng
chảy biển) sẽ có ảnh hưởng lên địa bàn.
1.2.3

Điều kiện kinh tế xã hội

1.2.3.1 Về kinh tế:
Trong những năm qua (2001 – 2005) tổng sản phẩm quốc nội GDP của thành phố
tăng bình quân hàng năm khoảng 10.98%. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố năm
2005 lên tới 1 ,705,372 triệu đồng. Hiện nay, thành phố có 693 doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn và hơn 7000 hộ kinh doanh cá thể.
 Lĩnh vực thương mại – dịch vụ:
Hoạt động thương mại đã tiếp cận được với nền kinh tế thị trường, hàng hóa được
lưu thông và ngày càng mở rộng, chủng loại đa dạng, mẫu mã phong phú đáp ứng nhu
cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Đến nay, thành phố có 11 ,617 hộ đăng ký kinh doanh
thương mại và dịch vụ với tổng số vốn đăng ký là 1 67,064,660,000 đồng. Hệ thống chợ



thành phố Mỹ Tho gồm 1 chợ trung tâm, 16 chợ phường xã, 2 khu vực vựa mua bán hàng
bông, trái cây với tổng số 3,376 hộ.
 Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Tính đến giai đoạn 2005, thành phố có 1055 doanh nghiệp và cơ sở tư nhân, cá thể
sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với 15,070 lao động.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2005 đạt 2,039,845 triệu đồng.Sản phẩm công
nghiệp chủ yếu: thức ăn gia súc, xay xát gạo gia công, bánh mì, bún, bánh tằm, hủ tiếu,
bánh kẹo các loại, cafê bột, lạp xưởng, nước mắm các loại, nước giải khát các loại và
quần áo may sẵn.

 Lĩnh vực nông nghiệp
Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần thay thế vào đó
là đất chuyên dùng và đất ở. Diện tích nông nghiệp là 4468 ha, trong đó đất trồng lúa là
1780 ha, đất trồng hoa màu là 388 ha, còn lại là cây ăn trái 2300 ha đem lại nguồn ngân
sách cho Nhà nước với tổng giá trị sản lượng 213,001 triệu đồng (năm 2005). Ngoài ra,
thành phố còn có thế mạnh trong chăn nuôi gà và heo.[1 ]
 Lĩnh vực thủy sản:
Thủy sản là ngành mũi nhọn của tỉnh nói chung và thành phố nói riêng được các cấp
ngành quan tâm, đầu tư và phát triển. Hiện nay, toàn thành phố có 362 phương tiện
đăng ký hoạt động với tổng công suất 83,545 CV, bình quân 230CV/chiếc chủ yếu tập
trung ở phường 2 và phường Tân Long. Sản lượng khai thác 2005 là 40,255 tấn, đặc biệt
thành phố còn phát triển nghề nuôi cá bè trên sông Tiền, hiện có 44 bè nuôi lớn nhỏ, sản
lượng năm 400 tấn với diện tích 26 ha. Nguồn vốn đầu tư xây dựng Cảng cá là 15.9 tỷ
đồng với 10,000 lượt tàu có công suất 45CV – 600CV vào cập bến và sản lượng hàng hóa
qua cảng 50,000 tấn với 40 cơ sở mua bán chế biến, hàng chục điểm xay đá muối ướp cá
và 20 nậu dựa giải quyết hàng chục lao động, góp phần vào nguồn thu cho toàn tỉnh


385,787 triệu đồng (năm 2005). Từng bước thúc đẩy nển kinh tế của thành phố phát triển

mạnh hơn.
1.2.3.2 Về văn hóa xã hội:
 Quy mô dân số và lao động:
Dân số Mỹ Tho có cơ cấu trẻ với 31 .37% từ 15 – 29 tuổi, tỷ lệ lao động trong độ
tuổi chiếm 58.55% dân số. Hầu hết đều có công ăn việc làm nhưng tỷ lệ lao động chưa có
việc làm chiếm 10% đang là một nỗi lo đối với sự ổn định kinh tế và xã hội. Mặt khác,
lực lượng lao động đa phần trẻ tuổi, năng động, nhạy bén, tiếp thu khoa học kỹ thuật
nhanh chóng là lực lượng nồng cốt trong công cuộc xây dựng nền kinh tế vững mạnh.
Với tốc độ tăng dân số thành thị trong 5 năm qua đạt 3.89%/năm, ta có thể dự báo sự phát
triển dân số và lao động theo bảng sau:

Bảng 1. 2 Dự báo sự phát triển dân số và lao động giai đoạn 2005 – 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2010

Dự báo 2020

1

Tổng dân số

người


171 ,175

250,000

316,000

người

148,000

198,000

258,000

người

48,000

52,000

58,000

%

2

4

3


%

1

1

1

Dân phi
nông nghiệp
Dân nông
nghiệp
2

Tỉ lệ tăng
DSBQ
Tăng tự
nhiên


Tăng cơ học
3

Tổng số hộ
dân cư
Hộ phi nông
nghiệp
Hộ nông
nghiệp


4

Tổng lao
động độ tuổi

%

0

3

2

hộ

41 ,600

58,857

83,833

hộ

29,600

44,000

64,500


(ng ư ời/h ộ)

(5ng/h ộ)

(4,5ng/h ộ)

(4ng/h ộ)

hộ

12,000

14,857

64,500

(ng ư ời/h ộ)

(4ng/h ộ)

(3,5ng/h ộ)

(3ng/h ộ)

128,733

165400

(65.68%)


(66.16%)

ng ư ời

16,091

18,773

20,092

%LĐ

(12.5%)

(11.33%)

(10.28%)

ng ư ời

16,915

22,031

28,046

%LĐ

(13.14%)


(13.32%)

(14.35%)

ng ư ời

54,132

71,486

91,899

%LĐ

(42.05%)

(43.22%)

(47.02%)

ng ư ời

24,292

32,865

33,695

%LĐ


(18.87%)

(19.87%)

(17.24%)

ng ư ời

17,033

20,245

21,714

%LĐ

(13.44%)

(12.24%)

(11.11%)

ng ư ời
%DS

195,446
(61 .85%)

Khu vực 1


Khu vực 2

Khu vực 3

Lao động
khác
Lao động
chưa có việc
làm


Bình quân hàng năm thành phố Mỹ Tho đã huy động vốn cho công trình 16 tỷ đồng
để đầu tư các dự án. Kinh tế vay phát triển sản xuất đã giải quyết việc làm thêm cho
khoảng 14,000 lao động. Thực hiện đề án “giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm
nghèo”, thành phố tập trung vốn đầu tư để mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các xí
nghiệp công nghiệp Mỹ Tho thu hút hàng ngàn lao động góp phần giải quyết việc làm.
Bảng 1. 3: Dân số, diện tích, mật độ dân số trên địa bàn thành phố Mỹ Tho – 2005

DIỆN TÍCH

MẬT ĐỘ DÂN

DÂN SỐ

PHƯỜNG /XÃ

KHU PHố

SỐ


(KM2)

(người)

1

78

7869

6

9.379

2

71

14,667

5

20.810

3

54

11,934


7

21.155

4

81

21,329

11

23.995

5

271

16,082

9

5.217

6

311

24,074


12

6.619

7

40

11,505

7

27.389

8

69

11,436

8

16.583

9

238

5229


6

3.380

10

282.8993

9671

6

3.859

Tân Long

330

3735

4

16.583

Xã Trung An

711

7067


6

1.557

Xã đạo Thạnh

519

7017

6

1.944

( người/km2)


Xã Mỹ Phong
Xã Tân Mỹ
Chánh

1125

10,643

8

1.142

718


9,320

4

1.437

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhà nước khuyến khích phát triển các ngành công
nghiệp, lấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp. Do đó, dân cư nông thôn
ngày càng kéo nhau ra thành thị sinh sống. Chứng tỏ, trong những năm sắp tới sẽ mất cân
đối giữa dân thành thị với nông thôn, thành phố Mỹ Tho sẽ đối mặt với những vấn đề khó
khăm trong việc quản lý rác thải ở cộng đồng dân cư ngày càng đông đúc này. Đồ thị
dưới đây cho thấy tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng trong những năm gần đây trong khi
đó dân cư nông thôn giảm rõ rệ.
 Giáo dục đào tạo
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo luôn đạt được những thành tích
trong giảng dạy và học tập. Chất lượng dạy và học không ngừng được trao dồi phát triển.
Năm 2003, thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở và
đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông. Hiện nay, thành phố có 5 trường đạt tiêu
chuẩn quốc gia.
 Lĩnh vực y tế:
Hiện nay, Mỹ Tho có 4 bệnh viện, 2 phòng khám khu vực, 15 trạm y tế phường xã,
1 trung tâm y tế dự phòng tất cả đều trang bị thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề
cao đáp ứng nhu cầu trị bệnh cho nhân dân trong toàn tỉnh.
 Văn hóa thông tin – thể dục thể thao:
Phát huy truyền thống lâu đời của cha ông, nhân dân thành phố đã tích cự tham gia
đời sống văn hóa ở khu dân cư, đến nay, thành phố có 2 phường được công nhận là


phường văn hóa và trên 58 ấp, khu phố được công nhận là ấp, khu phố văn hóa. Toàn

thành phố có 25,510 máy điện thoại, mật độ sử dụng đạt 15.3 máy/1 00 dân. Công tác
phát thanh không ngừng phát triển và mở rộng từ thành phố xuống phường xã. Đài phát
thanh và đài truyền hình đang cải thiện để cho công trình ngày càng phong phú hơn, đi
sâu hơn vào quần chúng nhằm bổ sung thông tin, kiến thức cho toàn tỉnh Các chính sách
xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, gia đình
liệt sĩ, thương binh, cán bộ hưu trí…được thành phố tổ chức thực hiện tốt. công tác xóa
đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả (tỉ lệ nghèo giảm chỉ còn 1 .08%) Ngoài ra,
thành phố Mỹ Tho còn là ngọn cờ đầu trong phong trào nghệ thuật quần chúng, phong
trào rèn luyện thân thể và các môn thể thao.
1.2.3.3 Về cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị:
 Giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố không đều đã được chỉnh trang nâng cấp
tạo cho bộ mặt thành phố khang trang sạch đẹp hơn. Thống kê mạng lưới đường giao
thông (phụ lục 1 ). Hệ thống cầu trong thành phố được nâng cấp và xây dựng mới nhằm
đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngoài ra, Mỹ Tho còn có khả năng tiềm tàng về
giao thông đường thủy với sông Tiền dài 112km, chiều sâu hơn 5m, khả năng thông tàu
lên tới 3000 tấn, thuận lợi phát triển nền kinh tế thủy sản và khai thác vật liệu xây dựng.

 Hệ thống công viên cây xanh:
Thành phố Mỹ Tho có một công viên có từ lâu đời là công viên Lạc Hồng và một
công viên Giếng nước để tưởng nhớ chiến thắng Tết Mậu Thân. Với hệ thống công viên
cây xanh giữa đô thị góp phần làm cho không khí trong lành, thoáng mát và cũng là nơi
vui chơi, tập thể dục cho cộng đồng.

 Du lịch sinh thái


Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của thành phố đã được nâng cấp, xây mới, đầy đủ
tiện nghi hơn. Hàng năm thu hút hàng trăm khách du lịch đến tham quan và thưởng thức
các loại trái cây đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.

 Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua rất cao có sự bùng nổ về phát triển công
nghiệp trong giai đoạn cơ cấu kinh tế chuyển dịch quá nhanh theo hướng công nghiệp
hóa. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế còn dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng.
Chỉ tập trung trong lĩnh vực chế biến nông thủy sản và thực phẩm; các lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ (là tiền đề cho phát triển hiệu quả công nghiệp theo hướng công nghệ cao)
hầu như chưa phát triển.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa có
khả năng dẫn đến mất đồng bộ với yếu tố hiện đại hóa.Các nguồn lực được huy động
trong dân còn thấp so với tiềm năng.. Các cơ sở đảm bảo phát triển chủ động, bền vững
và ổn định chưa đủ.

1.3

Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

1.3.1

Những nghiên cứu nước ngoài

Với sự bùng nổ công nghệ vệ tinh, các thiết bị quan sát Trái Đất từ không gian rất
nhanh chóng được ứng dụng để nghiên cứu các quá trình xảy ra trên bề mặt Trái Đất.
Không những thế, các ảnh và dữ liệu thu thập được từ vệ tinh còn có thể giúp chúng ta
khảo sát những sự thay đổi trên bề mặt Trái Đất, trong đó có khảo sát và biến động đô thị.
Các nước trên Thế Giới luôn coi trọng việc kiểm soát, ứng phó với sự biến đổi khí hậu
nhắm mục đích bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn gen sinh vật quý
hiếm, vì thế, việc ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý được áp dụng để phục
vụ đánh giá quá trình biến độn đất đô thị qua đó có những quyết định để phát triển bền
vững.



×