Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 56 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà trường, cơ quan, tập thể,
cá nhân và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S. Nguyễn Thị HạnhTrường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang, Th.S. Nguyễn Văn Tuấn và Th.S. Phạm
Văn Chung - Trung tâm nguyên cứu vịt Đại Xuyên đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bài báo
cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Duy, Ban giám đốc cùng toàn
thể cán bộ, công nhân viên tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên nơi tôi thực tập
đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Bùi Huy Hiếu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ...................................................................vii
Phần 1....................................................................................................................1
PHỤC VỤ SẢN XUẤT.........................................................................................1
1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI - THÚ Y.............................................................1
1.1.1. Tình hình chăn nuôi.....................................................................................1
Trải qua qua trình phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, nuôi giữ
các giống của Trung tâm ngày càng được nâng lên, số lượng và cơ cấu các giống
ngày càng hoàn thiện. Dự án VIE/86/007 do nguồn vốn của UNDP được coi là
bước tạo đà thúc đẩy quá trình chăn nuôi vịt, ngan ở nước ta. Một số giống vịt
mới được nhập về nuôi ở nước ta gồm vịt siêu thịt CV Super M và vịt siêu trứng
Khaki Campbell, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Trung tâm cũng được đào tạo
nâng cao trình độ về chuyên môn. Hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm đó
được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại gồm 1 Nhà làm việc, 1 Nhà ấp nở
trứng, hệ thống chuồng trại gồm 25 dãy chuồng được trang bị phục vụ cho
nghiên cứu chọn lọc, tạo dòng giống theo cá thể, trình độ của cán bộ nghiên cứu
ngày càng được nâng cao. Hiện Trung tâm có 2 bộ giống vịt siêu thịt, 1 bộ giống
vịt siêu nạc, 4 giống vịt siêu trứng, 4 giống vịt kiêm dụng và 2 giống ngan.
Trong đó đặc biệt là giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên là giống vịt mới được nghiên
cứu, chọn lọc và phát triển ở Việt Nam, vịt có năng suất cao, nuôi được trong
điều kiện nước biển (chăn thả trên biển), nước lợ, hiện giống vịt Biển 15 - Đại
Xuyên đó sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt trên 33 điểm đảo thuộc quần
đảo Trường Sa của nước ta. ..................................................................................1
Tiếp thu nhanh có chọn lọc những tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước,
chọn lọc tạo được 2 dũng vịt siêu thịt T5 & T6 có năng suất và chất lượng cao, 3
dòng vịt chuyên thịt MT1, MT2 và MT3 phục vụ cho thụ tinh nhân tạo ngan vịt,

iii



vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC, 4 dòng ngan ngoại cao sản. Triển khai tốt các
dự án, đề tài, nâng cao năng suất trứng từ 20 - 40 quả, năng suất thịt 200 400g/con từ đó làm động lực cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, duy trì là một
nước đứng thứ 2 Thế giới về số lượng vịt. Nghiên cứu và chuyển giao các tiêu
chuẩn kỹ thuật, quy trỡnh chăn nuôi, vệ sinh thú y, ấp trứng, máy ấp nở, công
nghệ thụ tinh nhân tạo ngan - vịt. Đặc biệt Trung tâm đó đưa ra 5 phương thức
chăn nuôi vịt - ngan an toàn sinh học đảm bảo tính bền vững phù hợp với điều
kiện Việt Nam. Có 14 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, phục vụ kịp thời người
chăn nuôi và đem lại hiệu quả trong sản xuất. Hàng năm nuôi giữ 14.000 15.000 mái gia cầm sinh sản, từ đó cung cấp từ 1,1 - 1,3 triệu con giống cho sản
xuất........................................................................................................................1
*Phương thức chăn nuôi và tình hình thức ăn.......................................................2
1.1.2.1. Công tác phòng bệnh................................................................................3
1.1.2.2. vệ sinh phòng bệnh...................................................................................5
1.1.3. Đánh giá chung............................................................................................6
1.2. PHỤC VỤ SẢN XUẤT..................................................................................7
1.2.1. Công tác chăn nuôi......................................................................................7
1.2.1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị....................................................7
1.2.1.2. Chọn giống...............................................................................................7
1.2.1.3. Kĩ thuật chăm sóc.....................................................................................8
1.2.2. Công tác thú y............................................................................................12
1.2.2.1. Phòng bệnh.............................................................................................12
Phòng bệnh là một trong những công việc hết sức quan trọng trong ngành thú y
nhằm ngăn chặn không cho dịch bệnh xuất hiện, nâng cao sức đề kháng cho đàn
vật nuôi................................................................................................................12
1.2.2.1.1. Tham gia vệ sinh chuồng trại, cơ sở chăn nuôi...................................12
1.2.2.1.2. Kết quả tiêm và phòng bệnh trong thời gian thực tập.........................12

iv



Bên cạnh công tác làm vệ sinh, để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, em
tham gia cùng với các cán bộ thú y và cán bộ chăn nuôi của trung tâm tiến hành
tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm theo đúng quy trình kỹ thuật.................12
1.2.3. Đánh giá chung..........................................................................................13
PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................15
Chuyên đề: “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại
Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên”...............................................................15
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................15
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................15
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................16
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..............................................................16
2.2.1. Giới thiệu về giống Vịt Ts142...................................................................16
2.1.2. Đặc điểm ngoại hình của vịt Ts142...........................................................16
2.1.3. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
của gia cầm..........................................................................................................17
2.1.4. Tiêu tốn thức ăn.........................................................................................20
2.1.5. Khả năng sinh sản ở gia cầm mái..............................................................21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước................................................26
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.........................................................26
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................27
2.3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................28
2.3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu............................................28
2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................28
2.3.1.2. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................28
2.3.1.3. Thời gian nghiên cứu..............................................................................28

v



2.3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................28
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................28
2.3.3.1. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................28
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi...............................................................................29
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu..........................................................................31
2.4. KẾT QUẢ-THẢO LUẬN............................................................................31
2.4.1. Đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo Vịt Ts142................31
2.4.1.1. Đặc điểm ngoại hình...............................................................................31
2.4.1.2. Kích thước một số chiều đo cơ thể của vịt.............................................33
2.4.2.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt Ts142..............................................34
2.4.2.2. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng.................................................................36
2.4.2.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng vịt Ts142........................................39
2.4.2.4. Kết quả ấp nở trứng................................................................................40
2.4.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của Vịt Ts142 thương phẩm.................41
2.4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt thí nghiệm..................................................41
2.4.3.2. Khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng của vịt qua các tuần tuổi........42
2.5. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ...............................................................................44
2.5.1. Kết luận.....................................................................................................44
2.5.2. Đề nghị......................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................46

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt CV Super M..................................10
Bảng 1.2. Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt Kiêm Dụng....................................11
Bảng 1.3. Lịch phòng bệnh và tiêm phòng..........................................................13
Bảng 2.1. Kích thước một số chiều đo của vịt Ts142 ở 7 tuần tuổi.....................33
Bảng 2.2. Tỷ lệ đẻ của vịt Ts142 qua các tuần tuổi.............................................35

Bảng 2.3. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt Ts142.......................................38
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt Ts142..................................39
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về ấp nở của trứng vịt Ts142......................................40
Bảng 2.6. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Ts142 qua các tuần tuổi.................................41
Bảng 2.7. Khối lượng cơ thể của vịt nuôi thịt qua các tuần tuổi.........................43

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Vịt Ts142 mới nở.................................................................................32
Hình 1.2: Vịt Ts142 lúc trưởng thành..................................................................32
Hình 2.1. Tỷ lệ đẻ của đàn vịt Ts142 qua các tuần tuổi.......................................35

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

KL

Khối lượng

NT
Kg

Ngày tuổi
Kilogam


g
TT
CS

Gam
Tuần tuổi
Chỉ số

ĐVT

Đơn vị tính

NST
TLNS

Năng suất trứng
Tỷ lệ nuôi sống

TB
Cs
DT

Trung bình
Cộng sự
Dài thân

VN

Vòng ngực


viii


Phần 1
PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI - THÚ Y
1.1.1. Tình hình chăn nuôi
Trải qua qua trình phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, nuôi
giữ các giống của Trung tâm ngày càng được nâng lên, số lượng và cơ cấu các
giống ngày càng hoàn thiện. Dự án VIE/86/007 do nguồn vốn của UNDP được
coi là bước tạo đà thúc đẩy quá trình chăn nuôi vịt, ngan ở nước ta. Một số giống
vịt mới được nhập về nuôi ở nước ta gồm vịt siêu thịt CV Super M và vịt siêu
trứng Khaki Campbell, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Trung tâm cũng được đào
tạo nâng cao trình độ về chuyên môn. Hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm đó
được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại gồm 1 Nhà làm việc, 1 Nhà ấp nở
trứng, hệ thống chuồng trại gồm 25 dãy chuồng được trang bị phục vụ cho
nghiên cứu chọn lọc, tạo dòng giống theo cá thể, trình độ của cán bộ nghiên cứu
ngày càng được nâng cao. Hiện Trung tâm có 2 bộ giống vịt siêu thịt, 1 bộ giống
vịt siêu nạc, 4 giống vịt siêu trứng, 4 giống vịt kiêm dụng và 2 giống ngan.
Trong đó đặc biệt là giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên là giống vịt mới được nghiên
cứu, chọn lọc và phát triển ở Việt Nam, vịt có năng suất cao, nuôi được trong
điều kiện nước biển (chăn thả trên biển), nước lợ, hiện giống vịt Biển 15 - Đại
Xuyên đó sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt trên 33 điểm đảo thuộc quần
đảo Trường Sa của nước ta.
Tiếp thu nhanh có chọn lọc những tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước,
chọn lọc tạo được 2 dũng vịt siêu thịt T5 & T6 có năng suất và chất lượng cao, 3
dòng vịt chuyên thịt MT1, MT2 và MT3 phục vụ cho thụ tinh nhân tạo ngan vịt,
vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC, 4 dòng ngan ngoại cao sản. Triển khai tốt các
dự án, đề tài, nâng cao năng suất trứng từ 20 - 40 quả, năng suất thịt 200 400g/con từ đó làm động lực cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, duy trì là một


1


nước đứng thứ 2 Thế giới về số lượng vịt. Nghiên cứu và chuyển giao các tiêu
chuẩn kỹ thuật, quy trỡnh chăn nuôi, vệ sinh thú y, ấp trứng, máy ấp nở, công
nghệ thụ tinh nhân tạo ngan - vịt. Đặc biệt Trung tâm đó đưa ra 5 phương thức
chăn nuôi vịt - ngan an toàn sinh học đảm bảo tính bền vững phù hợp với điều
kiện Việt Nam. Có 14 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, phục vụ kịp thời người chăn
nuôi và đem lại hiệu quả trong sản xuất. Hàng năm nuôi giữ 14.000 - 15.000 mái gia
cầm sinh sản, từ đó cung cấp từ 1,1 - 1,3 triệu con giống cho sản xuất.
*Phương thức chăn nuôi và tình hình thức ăn
- Phương thức chăn nuôi:
Các phương thức nuôi vịt thì rất phong phú mặc dù là thủy cầm nhưng vẫn
nuôi được vịt có hiệu quả theo phương thức nuôi khô hoàn toàn không cần nước
bơi lội chỉ cần nước uống. Nếu nuôi vịt có nước bơi lội mà không tận dụng được
thức ăn thì nuôi vịt trên khô sẽ giảm chi phí đông thời sẽ không ảnh hưởng đến
chất lượng thịt và trứng. Nuôi trên khô giảm được chi phí từ 20-30 gam thức
ăn/quả trứng, đồng thời những nơi có vương cây thì đểu sử dụng được cho việc
nuôi vịt, vịt nuôi được ở cả vườn cây ăn quả và vườn cây lâu năm. Khi nuôi vịt
trên vườn cây vừa đảm bảo cho vườn cây cỏ đỡ mọc đồng thời nguồn phân của
vịt thải ra sẽ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cho cây, cay cũng tạo bóng mát
cho vịt khi trời nóng bức.
Toàn bộ hệ thống chuồng trại của Trung tâm được xây dựng kiên cố, thoáng
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn sinh học.
Trước khi vào khu chuồng trại, tất cả các cán bộ kĩ thuật, công nhân, khách
tham quan phải thay quần áo tư trang, mặc quần áo bảo hộ, đi ủng đã được xông
khử trùng.
Các dãy chuồng nuôi tách riêng với các khu vực phục vụ chăn nuôi như
kho chứa thức ăn, trạm ấp trứng, nhà nghỉ trưa của công nhân. Ngăn cách giữa
các khu là hệ thống tường bao và có hố sát trùng trước khi vào từng khu vực. ở


2


mỗi dãy chuồng nuôi đều có nhà kho để chứa các dụng cụ chăn nuôi, có hệ
thống đường đi, hệ thống thoát nước theo chuồng nuôi.
- Tình hình thức ăn :
Vịt sau khi nở khô lông cho ăn uống càng sớm càng tốt nếu cho ăn
uống muộn thì vịt dễ bị khô chân, cứng hàm làm tỷ lệ hao hụt tuần đầu
rất cao hoặc ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của
vịt. Thức ăn chủ yếu là cám.
Chất lượng thức ăn phải đảm bảo.
Vịt chuyên thịt nuôi giống để sinh sản thức ăn cần có 20% đạm thô, năng
lượng 2850 - 2900Kcal. Vịt thương phẩm thịt thức ăn cần có 18 - 19% đạm thô,
năng lượng 3000 - 3200Kcal.
Vịt kiêm dụng giống nuôi để sinh sản thức ăn cần có 17 - 18% đạm thô,
năng lượng 2850 - 2900 Kcal. Đối với nuôi thương phẩm lấy thịt thức ăn cần có
17 - 18% đạm thô, năng lượng 3000 - 3200 Kcal.
Đối với vịt nuôi thương phẩm để lấy thịt là cho ăn tự do đến khi xuất bán
thịt, càng thu nhận được nhiều thức ăn trong ngày thì càng nhanh lớn và rút ngắn
được thời gian nuôi và giảm chi phí cho sản phẩm. Vịt chuyên thịt kết thúc ở 7 8 tuần tuổi, vịt kiêm dụng thương phẩm thịt kết thúc nuôi ở 9 - 10 tuần tuổi, khi
kết thúc xuất thịt ở giai đoạn này là có hiệu quả nhất vì khi đó tăng trọng cao,
tiêu tốn thức ăn thấp, nếu để kéo dài thì vịt chuyển sang giai đoạn thay lông khối
lượng sẽ giảm đi không có hiệu quả và càng về sau tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng trọng lại càng cao.
Đối với vịt giống nuôi để sinh sản thì phải cho ăn theo định lượng.
1.1.2. Tình hình thú y
1.1.2.1. Công tác phòng bệnh
Vệ sinh thú y và phòng bệnh là một khâu quan trọng không thể
thiếu được trong quá trình chăn nuôi vịt đảm bảo an toàn cho người sản

xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho quá trình đầu tu chăn nuôi.

3


Thực tế sản xuất cho thấy khi con giống và thức ăn đã đ ược giải quyết
tốt về căn bản thì vệ sinh thú y và phòng bệnh quyết định sự thành bại
của nhà chăn nuôi.
Mặc dù vịt được coi là vật nuôi có khả năng thích nghi cao nhất
với điều kiện ngoại cảnh , chịu đựng được một số bất lợi của môi trường
sống , vịt vẫn thường xuyên bị một số căn bệnh quan trọng tấn công ,
gây thiệt hại nghiêm trọng . Một số bệnh ở vịt khi đã bột phát sẽ nhanh
chóng lây lan cho cả đàn , cả vùng rộng lớn và kéo dài trong một thời
gian mới có thể dập tắt được như bệnh dịch tả vịt , bệnh phó thương
hàn , bệnh tụ huyết trùng . . .
Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt.
Ngày tuổi Vaccin , thuốc kháng sinh và cách ding
Phòng chống nhiễm trùng rốn , các loại bệnh đường
1-3

ruột và chống các stress bằng các loại kháng sinh như
Ampi-Coly, Tetracycline, Streptomycine, Neox, Neotesol . . .
Bổ sung vitamin như : B1 , Bcomlex , ADE hay dầu cá .
- Tiêm phòng vaccin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ

15-18

hay cánh )
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh và chống
stress sau tiêm phòng

- Phòng bệnh Ecoli , tụ huyết trùng , phó thơng hàn vịt

28-46

56-60
70 - 120
135 – 185

bằng các loại kháng sinh , Sulphamide và bổ sung
vitamin .
- Có thể tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng cho vịt .
-Tiêm phòng vaccin dịch tả vịt lần 2 .
- Phòng bệnh bằng kháng sinh , bổ sung vitamin theo
định kỳ 1 - 2 tháng/lần liều trình 3 - 5 ngày
- Tiêm vaccin dịch tả lần 3
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 - 2

4


tháng/lần liều trình 3 - 5 ngày trong thời kỳ đẻ trứng
Sau khi
đẻ 5 - 6
tháng

- Tiêm phòng nhắc lại vaccin dịch tả vịt lần 4
- Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1-2 tháng / lần

* Nhận xét :
Với lịch tiêm phòng như trên đảm bảo cho vịt không bị mắc bệnh, hạn chế

tác hại của bệnh tật và những thiệt hại do bệnh tật gây ra trong suốt quá trình
nuôi dưỡng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2.2. vệ sinh phòng bệnh
Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè , ấm về mùa đông, duy
trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi như đã qui định ở phần trên
- Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh,
trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1
loại vịt và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.
- Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý
và trống chuồng.
Chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo xung
quanh chuồng nuôi phải cắt sach cỏ sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc:
+ Vôi bột : rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó phải
để 2 - 3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa ( Biện pháp này ít dùng vì dễ làm
cho vịt hô hấp hít phải bụi vôi bột ).
+ Nước vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xung
quanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đa vịt vào .
+ Dùng Formol ( 1 - 3 % ) : Phun toàn bộ nền và tường chuồng.
+ Dùng Crezil ( 3 - 5 % ) để phun

5


+ Xông hơi bằng hỗn hợp formol và thuốc tím liều lượng cứ 17,5 gam
thuốc tím + 35 ml Formol cho 1 m3 chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng
phải kín mới có tác dụng.
- Độn chuồng : Độn chuồng bằng trấu. Chất độn chuồng trước khi sử
dụng phải được phơi khô , tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên , ủ
một ngày , sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng.
Máng ăn, máng uống, lò sởi, cót quây vịt…. phải được rửa sạch sau

đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị
sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt về .
1.1.3. Đánh giá chung
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, thử nghiệm
công nghệ mới, xây dựng tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ,
sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất, xuất nhập khẩu, giết mổ và chế biến sản
phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi thủy cầm.
+ Nghiên cứu chọn lọc để tạo ra các dòng thuỷ cầm mới, xác định các tổ
hợp lai có năng suất và chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái;
+ Nuôi giữ giống gốc, quỹ gen, nhân thuần, nuôi thích nghi các giống thuỷ
cầm;
+ Nghiên cứu để xây dựng các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, định
mức kinh tế kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý Nhà nước;
+ Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực chăn nuôi thủy cầm;
+ Thử nghiệm các công nghệ mới liên quan đến chăn nuôi thủy cầm;
+ Chủ trì và tham gia phối hợp thực hiện các chương trình, dự án phát triển
chuyển giao công nghệ mới liên quan đến chăn nuôi thủy cầm;
+ Tham gia đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về chăn nuôi thủy cầm;
+ Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài hợp tác quốc tế về lĩnh vực
chăn nuôi thủy cầm;

6


+ Dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu về giống, sản
phẩm thủy cầm, thức ăn và vật tư trang thiết bị chăn nuôi thú y và các lĩnh vực
khác theo khả năng của Trung tâm;
+ Sản xuất kinh doanh, giết mổ và chế biến sản phẩm gia cầm.
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh

vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi thủy cầm theo chuỗi liên kết.
1.2. PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Công tác chăn nuôi
1.2.1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị.
Chuồng trại có thể làm chuồng nuôi nền hoặc nuôi chuồng sàn. Ở giai đoạn
úm vịt này diện tích chuồng trại không cần rộng nhưng đòi hỏi chuồng trại phải
đảm bảo yêu cầu cao ráo, thoáng, kín không có gió lùa, giữ nhiệt tốt đặc biệt khi
úm vịt ở mùa đông.
Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống, các thiết bị phục vụ cho thắp sáng,
sởi ấm. Chuẩn bị các chất độn chuồng như trấu, rơm rạ băm nhỏ, phôi bào...
Chuẩn bị vây ràng để quây vịt con.
Trước khi nhập vịt về nuôi phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường, lưới.
Phải quét vôi nền chuồng và xung quanh tường cao 0,8 - 1 m.
Sau khi khô cho lớp độn chuồng và xông bằng foóc môn + thuốc tím hoặc
phun crerin hoặc các loại thuốc sát trùng khác.
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ sau đó ngâm vào dung dịch nước vôi
trong hoặc foóc môn 0,3 - 0,4 % rồi để khô.
Trước khi đưa vịt con vào phải sởi ấm chuồng trước.
1.2.1.2. Chọn giống
Phải chọn những con khỏe mạnh, mắt tinh nhanh, lông bông, không khèo
chân hở rốn, giống nào phải có màu lông đặc trưng của giống đó.
+ Vịt VC Super M: có màu lông vàng cam nhạt, chân và mỏ có màu vàng
nhạt

7


+ Vịt Đốm: có màu lông vàng, có phớt đen ở lưng và ở đầu, chân và mỏ
màu hơi xám nhạt.
Nếu nuôi vịt giống để sinh sản thì chọn đực mái để tỷ lệ đực/mái cho đàn

giống là tỷ lệ 1/4
1.2.1.3. Kĩ thuật chăm sóc
* Chuồng nuôi úm
Phải sạch sẽ, có đầy đủ máng ăn, máng uống.
* Chế độ nhiệt
Khi vịt ở trong máy ấp nở với điều kiện nhiệt độ trên 37 oC khi chuyển
xuống chuồng nuôi để đảm bảo cho vịt con khoẻ mạnh nhiệt độ chuồng nuôi khi
vịt 1 - 3 ngày tuổi phải đạt 30 - 32C oC từ ngày tuổi thứ 4 trở đi mỗi ngày giảm
1oC cho tới khi đạt 20 - 25oC.
Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao trên đầu vịt. Khi vịt con đi lại bình
thường và tản đều trong quây hoặc trong chuồng thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôi
đảm bảo. Khi vịt tản ra xa nguồn nhiệt, há mỏ thở nhiều chứng tỏ nhiệt độ trong
chuồng quá cao. Khi vịt con túm tụm lại một chỗ gần nguồn nhiệt chồng đống
lên nhau thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp. Khi vịt con nằm chụm lại
một chỗ về một phia quây hoặc một phía chuồng thì do bị gió lùa. Trung bình cứ
200W cho 75 con vịt và 140 con vịt cần 1 chụp sởi.
*Chế độ chiếu sáng
Từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 thắp sáng cả ngày đêm cho vịt, sau đó thời
gian thắp sáng là 18 giờ/ngày. Cường độ ánh sáng cho vịt trong giai đoạn này là:
1 - 10 ngày tuổi 3 w/m2.
11 - 28 ngày tuổi 1,5 w/m 2. Trong thời gian này ban ngày sử dụng ánh
sáng tự nhiên.
* Sự thông thoáng chuồng nuôi

8


Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chất
độn chuồng. Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch, cho những khí thải
của phân được đẫy ra ngoài. Trong giai đoạn vịt con 1 - 14 ngày tuổi hạn chế gió

thổi mạnh vào chuồng nuôi.
* Mật độ nuôi và độ lớn của đàn
Hai yếu tố mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinh
trưởng và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu đàn nhỏ có thể tăng
mật độ và ngược lại.
Mật độ chuồng nuôi
1-10 ngày tuổi

Chuồng không sân chơi

32 con

11 - 28 ngày tuổi

Chuồng có sân chơi

18 con

* Thức ăn, nước uống
- Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt nuôi giống để sinh sản như sau:

9


* Vịt CV Super M:
Bảng 1.1. Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt CV Super M
Ngày tuổi

Thức ăn


1

(gr/con/ngày)
5

2

Ngày tuổi

Thức ăn

15

(gr/con/ngày)
75

10

16

80

3

15

17

85


4

20

18

90

5

25

19

95

6

30

20

100

7

35

21


105

8

40

22

110

9

45

23

115

10

50

24

120

11

55


25

125

12

60

26

130

13

65

27

135

14

70

28

140

10



* Vịt kiêm dụng :
Bảng 1.2. Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt Kiêm Dụng
Ngày tuổi
1

Thức ăn (gr/con/ngày) Ngày tuổi
4
15

Thức ăn (gr/con/ngày)
56

2

8

16

59

3

12

17

63

4


16

18

66

5

20

19

70

6

24

20

73

7

28

21

77


8

31

22

79

9

35

23

81

10

38

24

83

11

42

25


85

12

45

26

87

13

49

27

89

14

52

28

90

Đối với vịt nuôi thương phẩm thịt thì cho ăn tự do.
Thức ăn có thể nấu chín để tăng khả năng tiêu hoá thức ăn của vịt.
Khối lượng cơ thể ở các giống phù hợp là :

+ Vịt CV. Super M 28 ngày tuổi trung bình 0,9 - 1kg/con
+ Vịt kiêm dụng 28 ngày tuổi trung bình 0,6 - 0,7kg/con
- Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống, đảm bảo nước phải trong
sạch và thường xuyên. Vịt ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới
10oC, tuần tuổi thứ 2 và 3 không cho uống nước lạnh dưới 6oC và cũng cần hạn
chế vịt uống nước trên 20oC. Nhu cầu nước uống trung bình:
1 - 7 ngày tuổi

: 120 mml/con/ngày.

11


8 - 14 ngày tuổi

: 250 mml/con/ngày

15 - 28 ngày tuổi : 350 mml/con/ngày
Nếu là nuôi chăn thả cho vịt uống nước những nơi nước trong, sạch, ở nơi
nhốt vịt ban đêm nên có máng nước cho vịt uống.
1.2.2. Công tác thú y.
1.2.2.1. Phòng bệnh
Phòng bệnh là một trong những công việc hết sức quan trọng trong ngành thú y
nhằm ngăn chặn không cho dịch bệnh xuất hiện, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật
nuôi
1.2.2.1.1. Tham gia vệ sinh chuồng trại, cơ sở chăn nuôi.
Hàng ngày thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống để tránh thức ăn bị
ôi chua, mốc, cho ăn tự do nhưng phải đổ thức ăn nhiều lần. Đối với vịt giống
nuôi để sinh sản cho ăn hạn chế do đó chỉ cho ăn một lần hết lượng thức ăn
trong ngày để mọi con đều có thể được ăn lượng thức ăn theo tiêu chuẩn như

vậy độ đồng đều của đàn sẽ cao hơn. Thay nước và cung cấp đầy đủ nước uống
cho vịt đặc biệt đối với phương thức nuôi nhốt trên khô và nuôi trên vườn cây
1.2.2.1.2. Kết quả tiêm và phòng bệnh trong thời gian thực tập.
Bên cạnh công tác làm vệ sinh, để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm,
em tham gia cùng với các cán bộ thú y và cán bộ chăn nuôi của trung tâm tiến
hành tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm theo đúng quy trình kỹ thuật

12


Bảng 1.3. Lịch phòng bệnh và tiêm phòng
Ngày tuổi
1

1-4

7
9 – 10

Vaccin , thuốc kháng sinh và cách dùng
Tiêm phòng vac xin Marek: Tiêm dưới da
Phòng các loại bệnh đường ruột bằng 1 - 2 thuốc trong
các loại thuốc : Octamix, Ampi-Coly, Tetracycline ,
Streptomycine, Neox, Neotesol . . . Bổ sung vitamin như :
B1 , Bcomlex , ADE hay dầu cá .
Vac xin Gumboro lần 1: nhỏ mắt, nhỏ mũi
- Vaccin IB + ND: nhỏ mắt mũi (phòng Newcastle và viêm
phế quản truyền nhiễm)
- Chủng đậu lần 1: Chủng vào màng cánh
Phòng bệnh đường hô hấp bằng: Tylosin 1g/1lít nước,


10 – 13
14 – 15
16 – 17
18 – 20
23 – 24
26 - 28
40 – 45
50 – 70

hoặc Tiamulin 100mg/1 lít nước .
Phòng bệnh cấu trùng bằng Rigercocin 1g/4 - 6 lít nươc;
ESB3 1g/1lít nước; Pharticoc-Plus; Baycox .
Nhỏ Vacxin Gumboro lần 2
Nhỏ vacxin IB-ND lần 2. Bổ sung vitamin
Nhỏ Vacxin Gumboro lần 3
Phòng bệnh cấu trùng bằng một số loại thuốc đã nêu trên .
Phòng vacxin Newcastle hệ 1: Tiêm dưới da
Bổ sung thêm một số vitamin
Phòng cầu trùng ruột non + E.Coli bằng: Coban kết hợp
với Genta - costrim; Pharticoc-Plus

1.2.3. Đánh giá chung
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Cẩm
Bình, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Trung tâm, sự ủng hộ tạo
điều kiện của trại chăn nuôi gà, sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo hướng dẫn

13



đã giúp em có điều kiện tiếp xúc thực tế với công việc chuyên môn, củng cố
hiểu biết thêm về kiến thức nghề nghiệp của mình.
Qua quá trình thực tập em nhận thấy bản thân còn nhiều hạn chế về kinh
nghiệm thực tế. Vì vậy, cần học hỏi, trau dồi nhiều hơn nữa những kiến thức
thực tế phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng cơ sở chăn nuôi.

14


PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chuyên đề: “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại
Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi thủy cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân
Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có đặc điểm địa hình: nhiều sông ngòi, ao hồ
và nghề thâm canh lúa nước… nên ngành chăn nuôi thủy cầm ở nước ta có rất
nhiều thuận lợi. Hiện nay, ngành chăn nuôi thủy cầm nước ta đã đóng góp một
phần quan trọng vào sự phát triển của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế
quốc dân nói chung.
Trong chăn nuôi thủy cầm, chăn nuôi vịt là chủ yếu và quan trọng nhất ở
nước ta. Vịt là loài dễ nuôi, quay vòng vốn nhanh, tiêu tốn thức ăn cho một đơn
vị sản phẩm thấp, phát triển được ở mọi vùng sinh thái khác nhau. Đặc biệt, vịt
là loài có thể tận dụng được thóc rơi vãi khi thu hoạch mùa và động vật thuỷ
sinh,… nên có thị trường rộng lớn. Ngoài ra, các sản phẩm từ vịt như: thịt,
trứng,… luôn được người dân ưa chuộng vì có chất lượng cao, giá thành rẻ.
Trong những năm gần đây, số lượng vịt ở nước ta ngày càng phát triển
mạnh. Chăn nuôi vịt phát triển đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước,
giúp tăng thu nhập và tạo việc làm cho người nông dân. Để đạt được mục tiêu
phát triển nhanh đàn thuỷ cầm cả về số lượng và chất lượng, ngoài việc phát

triển các giống vịt hiện có, chúng ta phải nghiên cứu tạo ra các giống vịt mới có
năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nước ta.
Chính vì vậy, năm 2013, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã ấp nở giống vịt
Ts142 và nuôi khảo nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên Giống vịt
này có khả năng thích nghi rộng trên mọi loại nước, sinh trưởng nhanh, chất
lượng thịt, trứng cao nên Vịt Ts142 được một số hộ nuôi thủy cầm lựa chọn. Vì
vậy, nhằm phát triển sản xuất với quy mô lớn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

15


tài: “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại Trung
tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên”.
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm ngoại hình của Ts142 - Đại Xuyên.
- Đánh giá khả năng sản xuất của Vịt Ts142 - Đại Xuyên.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Giới thiệu về giống Vịt Ts142
Vịt Ts142 là 1 sản phẩm được nghiên cứu từ đề tài cấp bộ, năm 2013-2016.
Vịt được lai tạo tại trung tâm từ vịt Star53 X Super Heavy
Vịt Ts142 có thể nuôi theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Vì
vậy, vịt Ts142 là giống vịt cần nhân rộng nhằm phát triển kinh tế gia đình, tạo sự
ổn định trong chăn nuôi, phát huy tiềm năng sẵn có tại địa phương
Vịt Ts142 là giống vịt hướng thịt. Đây là loại thuỷ cầm có giá trị kinh tế
cao, có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, thích nghi được ở môi trường
nước ngọt. Giống vịt này không cần vốn đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn
thức ăn tự nhiên. Khi trưởng thành vịt có khối lượng trung bình từ 2,9 - 3,5
kg/con; năng suất trứng trung bình từ 180 - 220 quả/năm. Vịt mái nuôi 2 tháng
tuổi có thể đạt khối lượng 2,9 kg/con.
2.1.2. Đặc điểm ngoại hình của vịt Ts142

Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng cho
giống cao sản hướng thịt. Vịt có màu sắc lông trắng, mỏ và chân có màu vàng
nhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển,
đầu và cổ to, dài, mỏ dài và rộng. Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường
thẳng. Dáng đứng gần song song với mặt đất. Vịt con lông bông và mịn, mắt
sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị
dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèo
chân, nặng bụng bết lông.

16


2.1.3. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh
trưởng của gia cầm
- Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng là quá trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể của
con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước. Quá trình sinh trưởng chính là sự tích
lũy dần các chất, chủ yếu là protein, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là
sự hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
Thời kỳ gia cầm con: Thời kỳ này số lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình
sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn
chỉnh, các enzyme tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gia
cầm con dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và điều kiện môi trường. Vì vậy, thức ăn
và nuôi dưỡng trong thời kỳ này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh
trưởng của gia cầm. Người chăn nuôi cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
trong thức ăn và quan trọng nhất là các axit amin không hạn chế như: lysine,
methionine, tryptophan,...
Thời kỳ gia cầm trưởng thành: Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia
cầm gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá

trình phát dục. Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để
duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ
gia cầm con. Đối với gia cầm sinh sản, cần phải có chế độ ăn hạn chế, phù hợp
để vừa không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát dục, vừa không quá béo tránh
tình trạng giảm năng suất và chất lượng trứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng
Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng
của gia cầm như: giống, tính biệt, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triển
của cơ lưỡi hái, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi,...

17


×