Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài tập lớn học kỳ dân sự 2 hợp đồng dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.58 KB, 19 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

MỤC LỤC
Mở đầu
Nội dung

A.
B.

Một số vấn đề lý luận............................................................2
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự ..............................2
I.

1.
1.1
1.2

Khái niệm hợp đồng dân sự..................................................................2
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng dân sự................................................2
2. Khái quát về hợp đồng dân sự vô hiệu...........................................3
2.1 Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu.......................................................3
2.2 Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu........................................................4
II.
Hợp đồng dân sự vô hiệu theo BLDSVN.................................6
1.

Những căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu

theo BLDS VN 2005...............................................................................6
1.1
1.2



Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể……………..6
Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí Nhà nước…………..11.
1.3 Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được...14
III.
Thực tiễn áp dụng................................................................15

So sánh với pháp luật Trung Quốc
về những quy định về hợp đồng vô hiệu........................................17
IV.

C.

Kết luận...........................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................21
V.

1


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

Mở đầu
Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng
ngày. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của các bên đối với việ xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Nhưng không phái bất kỳ hợp
đồng nào được các bên giao kết đều được pháp luật thừa nhận có hiệu lực pháp
lý. Hợp đồng được giao kết dưới sự tác động của sự lừa dối, nhầm lẫn, đe dọa,
giả tạo hay được giao kết tại thời điểm chủ thể giao kết không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình có thể không có giá trị vì vi phạm nguyên tắc tự

nguyện hay nói cách khác hành vi của người giao kết không xuất phát từ ý chí
đích thực của họ.Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em chọn đề tài : “Hợp đồng dân
sự vô hiệu”.

Nội dung
I.
1.

Một số vấn đề lý luận
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự
1.1

Khái niệm hợp đồng dân sự
Theo BLDS 2005 thì “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên

về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”
Từ điển luật học của BTP – Viện khoa học pháp lý , NXB từ điển
Bách khoa- NXB Tư pháp có định nghĩa: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
dân sự”.
1.2 Đặc điểm pháp lý của HĐ dân sự
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là hành vi pháp lý. Các chủ thể tiến hành
giao kết hợp đồng là đã thực hiện hành vi có ý chí. Khi hợp đồng giao kết
sẽ phát sinh hậu quả pháp lý nhất định đối với các bên.

2


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2


Thứ hai, Hợp đồng dân sự là sự thống nhất giữa hai hoặc nhiều bên
chủ thể trên cơ sở thỏa thuận.
Thứ ba, hợp đồng có mục đích làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghãi vụ dân sự
Thứ tư, hợp đồng được coi là căn cứ pháp lý khi giải quyết tranh
chấp giữa các bên
2.

Khái quát về hợp đồng dân sự vô hiệu
2.1 Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu
Pháp luật dân sự Việt Nam chưa có khái niệm khái quát về hợp đồng

dân sự vô hiệu mà chỉ có các tiêu chí xác định một hợp đồng là vô hiệu và
cách thức xử lý. Để hiểu được thế nào là hợp đồng dân sự vô hiệu, ta sẽ tìm
hiểu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Mà hợp đồng dân sự cũng là
một giao dịch dân sự và BLDS Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể
về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.Vì vậy, để hiểu được thế nào là hợp
đồng dân sự vô hiệu, ta phải đặt chúng trong mối quan hệ với giao dịch dân
sự vô hiệu.
Theo điều 122 BLDS 2005 thì giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu khi
khi không đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
Thứ nhất, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có ngăng lực chủ thể. Bất

-

kể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình hay tổ hợp tác đều phải đáp ứng được
-

điều kiện về chủ thể.
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm các điều cấm của pháp

luật, không trái đạo đức xã hội: Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích
hợp pháp của giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao
dịch đó. Nội dung của giao dịch là những điều khoản mà các bên đã cam
kết thỏa thuận trong giao dịch. Con người khi xác lập, thực hiện giao dịch
luôn nhằm đạt được những mục đích pháp lý nhất định. Muốn đạt được
những mục đích đó họ phải cam kết, thỏa thuận nội dung của giao dịch.
Nhưng để giao dịch có hiệu lực thì mục đích của giao dịch không được trái
3


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

đạo đức xã hội và pháp luật (VD: hợp đồng lợi dụng tình trạng khó khăn
của người khác để giao kết hay hợp đồng mua bán người)
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện: Bản chất của giao dịch dân

-

sự là sự thống nhất ý chí, bày tỏ ý chí cho nên sự tự nguyện bao gồm các
yêu cầu cấu thành là tự do ý chí và tự do bày tỏ ý chí. Không có yếu tố đó
thì không có sự tự nguyện. Sự tự nguyện trong một quan hệ dân sự là một
nguyên tắc bắt buộc được quy định tại điều 4 BLDS 2005 “tự do, tự
nguyện, cam kết, thỏa thuận”; do đó, giao dịch dân sự không có sự tự
nguyện sẽ không phát sịnh hiệu lực pháp lý. BLDS 2005 có quy định các
giao dịch dân sự vi phạm sự tự dẫn đến vô hiệu đó là: giao dịch dân sự vô
hiệu do giả tạo, giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, giao dịch sự vô hiệu
-

do lừa dối, đe dọa.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch

trong trường hợp pháp luật quy định: Hình thức cuả giao dịch dân sự là
cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một cách thức nhất định của các
bên tham gia giao dịch. Theo BLDS 2005 thì giao dịch dân sự có thể xác
lập bằng văn bản, lời nói hoặc một hành vi cụ thể. HÌnh thức không phải là
điều kiện có hiệu lực của tất cả các loại hợp đồng. Mà khi pháp luật có quy
định cụ thể về hình thức của một loại giao dịch nào đó mà các bên không
tuân thủ thì cũng dẫn đến giao dịch dân sự đó vô hiệu hay trong trường hợp
này là hợp đồng dân sự vô hiệu
Ngoài ra điều 410 BLDS quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu thì
“Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ điều 127 đến 138 của bộ
luật này cũng được áp dụng với hợp đồng vô hiệu”. Vậy có thể hiểu một
cách đơn giản là hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng vi phạm một trong
các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật.”
2.2

Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu
4


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu giúp ta có cách nhìn khái quát và
toàn diện hơn về hợp đồng vô hiệu dưới những khía cạnh khác nhau, từ đó đưa
ra được cách thức xử lý thích hợp.
 Căn cứ vào các điều kiện có hiệu lực bị vi phạm thì chia hợp đồng vô hiệu
thành:
-

Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật
Hợp đồng vo hiệu do giả tạo

Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,

-

thực hiện.
Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn
Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối đe dọa
Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ

được hành vi của mình
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức
Căn cứ vào tính chất trái pháp luật của hợp đồng, chia thành:
- Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối: là những hợp đồng có nội dung xâm hại đến



lợi ích công cộng và vô hiệu ngay từ thời điểm giao kết.
Hợp đồng vô hiệu tương đối là những hợp đồng có nội dung chỉ xâm hại

-

đến lợi ích cá nhân hoặc có sự khiếm khuyết của ý chí và sự thống nhất ý
chí. Những nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu tương đối thường là


hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, đe dọa hoặc lừa dối
Căn cứ vào phạm vi vô hiệu của hợp đồng chia thành:
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Các điều kiện có hiệu lựa của hợp đồng bị vi
phạm làm cho toàn bộ điều khoản của hợp đồng không có giá trị pháp lý

Hợp đồng vô hiệu một phần: khi chỉ có một hoặc một số các thỏa thuận của

-

hợp đồng không có hiệu lực và điều đó không ảnh hưởng đến các thỏa
thuận khác của hợp đồng.
II.
-

Hợp đồng dân sự vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam

Trước khi có sự ra đời của BLDS 1995, tại công văn số 1447/DS ngày
11/12/1965 của tòa án tối cao, khái niệm hợp đồng vô hiệu được nêu là : “ Hợp

5


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

đồng không có hiệu lực vì nó trái với pháp luật, không phù hợp với yêu cầu
của chính sách và pháp luật nhà nước.”
Ngày nay, tuy BLDS 2005 chưa xây dựng quy định cụ thể về hợp đồng vô
hiệu nhưng với quan điểm coi hợp đồng là dạng phổ biến của giao dịch dân
sự, bộ luật đã xác định các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được
áp dụng cho hợp đồng dân sự vô hiệu.
1.

Căn cứ xác định hợp đồng dân sự vô hiệu theo BLDS 2005
Theo quy định tại điều 122 có thể đưa ra căn cứ cơ bản để xác định hợp
đồng dân sự vô hiệu như sau:

1.1 Hợp đồng vi phạm ý chí của chủ thể
Yêu cầu quan cơ bản nhất của một hợp đồng là được xác lập trên cơ

sở
tự nguyện giữa các bên giao kết. Bất kỳ một yếu tố nào tác động làm cho việc
bày tỏ ý chí không phù hợp với ý chí đích thực của các bên và vi
phạm sự tự nguyện và hợp đồng giao kết có thể sẽ vô hiệu.
Hợp đồng giao kết trong trường hợp này sẽ bị coi là vô hiệu nếu thỏa
mãn 2 điều kiện là : Có yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu của người có
quyền yêu cầu và sau đó phải có quyết định của tòa án tuyên hợp đồng là vô
hiệu.
Vì vậy, nếu một hợp đồng mà không có đơn yêu cầu thì Tòa án không thể
tuyên hợp đồng đó vô hiệu được. Sở dĩ quy định như vậy bởi hợp đồng thể hiện
ý chí của các bên chủ thể giao kết hợp đồng thì chỉ có bản thân các chủ thể đó
mới biết được hợp đồng đó có trung thực hay không; pháp luật trao quyền cho
họ để đảm bảo lợi ích của mình nhưng nếu họ không có yêu cầu thì mặc nhiên
coi họ đã chấp nhận sự vi phạm ý chí đó.
Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày giao kết nếu các chủ thể không yêu cầu
tuyên vô hiệu đối với các hợp đồng trong trường hợp vi phạm ý chí chủ thể thì
quá thời hạn này quyền yêu cầu sẽ không còn nữa.
Hợp đồng vi phạm ý chí của chủ thể bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
1.1.1 Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn
6


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

“Nhầm lẫn theo nghĩa cơ bản đó là hành vi thực hiện hoặc nhận thức không
đúng với ý định của người thực hiện hành vi hay nhận thức. Trong khoa học
pháp lý thì “nhầm lẫn được hiểu là sự thể hiện không chính xác ý muốn đích

thực của một bên hoặc các bên trong giao kết hợp đồng hay hiểu đơn giản đó
chính là sự không phù hợp giữa việc thể hiện ý chí của chủ thể với thực tế của
sự việc. BLDS 2005 không đưa ra khái niệm về sự nhầm lẫn nhưng có quy định
tại điều 131 như sau: “ Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội
dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.” Do đó sự nhầm lẫn trong giao kết
hợp đồng dân sự
xuất phát từ sự hình dung sai về nội dung của hợp đồng gây tổn hại cho mình
hoặc bên kia. Mặt khác, pháp luật cũng quy định rõ sự nhầm lẫn phải là do “vô
-

ý”. Đây là căn cứ để xác định hợp đồng đó vô hiệu do nhầm lẫn hay lừa dối.
Xét thấy sự nhầm lẫn có thể xuất phát từ một hoặc hai bên chủ thể giao kết hợp
đồng. Ví dụ về trường hợp nhầm lẫn xuất phát từ hai phía chủ thể: A muốn mua
1 chiếc iphone 4 chính hang, A đến cửa hàng của B mua một chiếc. Nhưng
chiếc điện thoại đó lại là hàng nhái của Trung Quốc mà không phải hành chính
hang. Tuy nhiên do hàng làm rất giống và được để lẫn trong số hàng mới nhập
mà B chủ quan không kiểm tra kĩ nên B hoàn toàn không biết đó là hàng giả.
Sau đó A mang về và mới biết đó là hàng giả.
Tuy nhiên pháp luật Việt Nam mới chỉ đề cập sự nhầm lẫn của một bên
tham gia hợp đồng là yếu tố vô hiệu của hợp đồng mà chưa làm rõ trường hợp
có sự lầm nhẫn của cả hai bên có dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng hay không.
Trong khi đó ở đại đa số các quốc gia đều coi việc nhầm lẫn là xuất phát từ hai
phía là yếu tố dẫn đến hợp đồng vô hiệu mà hầu như không thừa nhận sự nhầm
lẫn đơn phương (nếu có chỉ quy định trong một số trường hợp nhất định vả rất
chặt chẽ”.
1.1.2

Hợp đồng bị vô hiệu do bị lừa dối đe dọa
7



Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

-

Hợp đồng bị quyên vô hiệu do lừa dối được quy định tại điều 132 BLDS 2005: “
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lùa dối hoặc đe dọa thì có quyền
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.
ĐIều 132 cũng quy định cụ thể về khái niệm lừa dối như sau: “Lừa dối
trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba làm cho bên kia
hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch
dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.” Do đó sự hiểu sai lệch trong trường hợp
lừa dối
là do lỗi cố ý của một bên chủ thể hay của người thứ ba mà không phải do hành
vi vô ý như ở trường hợp nhầm lẫn. Sự lừa dối có được qua những hành vi tích
cực như cung cấp thông tin sai lệch, cung cấp giấy tờ, giấy chứng nhận giả
mạo...( Ví dụ: A giới thiệu cho B lô hàng của mình là rượu ngoại nhập từ Pháp,
A mua của B 20 chai mà không biết rằng thực chất đó là rượu giả mà B đã dán
nhãn mác và tem giống hệt rượu thật để lừa dối A) hoặc qua hành động( ví dụ
như người bán nhà không cung cấp các giấy tờ cần thiết và cung cấp thông tin
quan trọng về tình trạng ngôi nhà(nếu có) cho người mua).
Lừa dối chỉ là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng khi một bên cố ý làm
cho bên kia giao kết hợp đồng không theo ý muốn thực của mình và gây ra thiệt
hại cho bản thân đồng thời mang lại lợi ích cho bên lừa dối. Nhìn chung thì quy
định về lừa dối tại điều 132 đã có sự mở rộng hơn về phạm vi áp dụng so với
nhầm lẫn. Sự lừa dối không chỉ bị giới hạn về nội dung của hợp đồng như trong
trường hợp nhầm lẫn mà còn đề cập cả trường hợp lừa dối về chủ thể, tính chất

-


của đối tượng…
Điều 132 quy định về đe dọa: “ Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một
bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm
tránh thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha
mẹ, vợ chồng, con mình”

8


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

Khi bị đe dọa, chủ thể do khiếp sợ mà phải xác lập, giao kết hợp đồng
ngoài ý muốn của họ, ý chí được thể hiện trong hợp đồng không phải là ý chí
đích thực của họ mà là của chủ thể còn lại hoặc người thứ ba. Sự đe dọa có thể
là về thể chất: dùng vũ lực, gây đau đớn hoặc có hành động làm ảnh hưởng đến
tính mạng….( ví dụ A dí dao vào cổ B, bắt B giao kết hợp đồng nếu không sẽ
giết) hoặc đe dọa về tinh thần như việc dọa sẽ phá hoại tài sản hoặc làm cho
bên kia mất uy tín, danh dự nếu không giao kết hợp đồng ( ví dụ: A có quan hệ
bất chính với thư ký của mình, B biết được điều này và dọa nếu A không giao
kết hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng của công ty với cửa hàng của gia đình
B, B sẽ nói chuyện của A cho mọi người biết).
Sự đe dọa ở đây không những chỉ có đối với người xác lập hợp đồng
mà còn bao gồm những người có quan hệ huyết thống với họ cũng có thể dẫn
tới sự vô hiệu của hợp đồng dân sự. Một điểm nữa là phải có sự yêu cầu của
bên bị đe dọa thì tòa án mới tuyên hợp đồng được giao kết giữa các bên là vô
hiệu.
1.1.3

Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và


làm chủ được hành vi của mình tại thời điểm xác lập
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân đó bằng
hành động của mình xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự (điều 17 BLDS 2005).
Nó là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân
trong các quan hệ dân sự
Điều 133 BLDS quy định : “ Người có năng lực hành vi dân sự nhưng
đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình thì có quyền yêu cầu tòa an tuyên bố giao dịch dân sự đó là
vô hiệu.”
Theo đó thì trong trường hợp này pháp luật chỉ áp dụng đối với những
người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; bởi chỉ có những người có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ mới có đủ điều kiện về mặt chủ thể tham gia vào các
9


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên trên thực thế có những thời điểm nhất
định mà tại thời điểm đó họ không có đủ lý trí để nhận thức và điều khiển được
hành vi của mình. Việc tuyên vô hiệu trong trường hợp này cũng chỉ đặt ra nếu
hợp đồng được người xác lập vào đúng thởi điểm “không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình”. Trước hoặc sau đó họ hoàn toàn bình thường, nhận
thức và kiểm soát được bản thân nhưng đúng thời điểm giao kết hợp đồng thì
họ rơi vào tình trạng không kiểm soát được hành vi của mình nữa như say
rượu. dùng ma túy tổng hợp… ( Ví dụ: A chuốc cho B say rượu rồi cho B ký
vào hợp đông mua bán nhà A đã soạn thảo từ trước)
Quy định này đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật cũng như việc
bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ thể giao kết hợp đồng. Thời hiệu yêu cầu
tòa án tuyên vô hiệu trong trường hợp này cũng là hai năm. Tuy nhiên việc

chứng minh tại thời điểm giao kết hợp đồng mà không kiểm soát được hành vi
cũng rất khó khăn đối với các chủ thể bất lợi trong trường hợp này.
1.2

Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí của nhà nước.
Pháp luật qua các thời kỳ luôn mang tính giai cấp và thể hiện ý chí

của nhà nước. Việc giao kết hợp đồng là sự tự do thỏa thuận, tự nguyện giao
kết của các bên trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Hợp đồng vi phạm ý
chí của Nhà nước không những ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể mà còn
ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng nên được coi là đương nhiên vô hiệu tại
thời điểm giao kết. Chính vì quan điểm này nên BLDS 2005 đã không hạn chế
thời hạn yêu cầu tuyên vô hiệu đối với các hợp đồng này:
1.2.1
Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể
Một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
theo quy định tại khoản 1 điều 122 BLDS đó là “ người tham gia phải có năng
lực hành vi dân sự. DO vậy khi chủ thể tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự
mà không đáp ứng được yêu cầu có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng có
thể bị vô hiệu. Ngoài ra điều 130 còn quy định như sau: “Khi giao dịch dân sự
10


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế
năng lực hành vi dân sự thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của
người đó, tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật
giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện”.
Sở dĩ hợp đồng vi phạm về năng lực chủ thể được xếp vào nhóm

hợp đồng vi phạm ý chí của nhà nước vì về bản chất, các tiêu chí xác định
năng lực hành vi dân sự của một chủ thể là do ý chí của nhà nước.
Tuy nhiên, khác với các trường hợp khác, trong trường hợp này
pháp luật hạn chế thời gian yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu đối với hợp đồng là hai
năm
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Điều 129 BLHS quy định: “ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một
1.2.2

cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu
còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng
vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch
nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
Hợp đồng giả tạo là kết quả cụ thể hóa của hành vi gian dối mà các bên
thực hiện nhằm hướng đến mục đích che giấu hợp đồng khác hoặc để trốn
tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Các bên xác lập hợp đồng chỉ nhằm để che
giấu một hợp đồng khác mà qua việc che giấu này một hoặc hai bên đều có
lợi.
- Hợp đồng giả tạo che giấu một hợp đồng khác: đây là hành vi gian dối được xác
lập, giao kết hai hợp đồng là hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu. Hợp
đồng giả tạo sẽ bị vô hiệu do không thể hiện ý chí của các bên chủ thể, hợp
đồng bị che giấu là kết quả của sự thỏa thuận, thể hiện ý chí của các bên khi
giao kết nên vẫn còn hiệu lực với điều kiện không thuộc các trường hợp vô
-

hiệu khác theo quy định của pháp luật
Hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Việc giao kết này
nhằm trốn tránh nghĩa vụ đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người
11



Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

thứ ba, làm ảnh hưởng đến trật tự và công bằng xã hội. Ví dụ: A và B xác lập
giao dịch mua bán quyền sử dụng đất, thay vì xác lập hợp đồng mua bán giữa
hai bên, A và B đã xác lập hợp đồng tặng cho nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng
thuế đối với nhà nước
1.2.3
Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm các điều cấm của pháp luật
hoặc trái đạo đức của xã hội về đối tượng, mục đích, nội dung
Điều 128 BLDS 2005 quy định: “: giao dịch dân sự có mục đích và
nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”.
Điều cấm của pháp luật ở đây là không cho phép chủ thể thực hiện
những hành vi nhất định. Những quy định đó nằm trong các văn bản pháp luật
khác nhau như Luật Hình sự, Luật Ngân hàng, các điều ước Việt Nam ký kết
hoặc tham gia… Ví dụ: Hợp đồng có đối tượng cấm giao dịch như vũ khí, chất
độc, động thực vật, buôn bán người….
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa con người
trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Ví dụ: lợi dụng
hoàn cảnh khó khăn của một bên chủ thể để giao kết hợp đồng.
1.2.4
Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức mà pháp luật
quy định
HÌnh thức của hợp đồng là thủ tục mà pháp luật bắt buộc các bên giao
kết hợp đồng phải tuân thủ khi giao kết một số hợp đồng nhất định. Điều 134
quy định: “ trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà các bên không tuân theo thì theo
yêu cầu của một bên hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời
hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.

Đồng thời khoản 2 điều 401 có xác định: “ Hợp đồng không bị vô
hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.” Qua đó thì hình thức không phải là điều kiện bắt buộc để có hiệu
lực của hợp đồng. Hợp đồng chỉ bị coi là vô hiệu do vi phạm về hình thức nếu
12


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

trong BLDS hoặc văn bản pháp luật nào khác quy định cụ thể. Ví dụ nư điều
450 có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở : “ Hợp đồng mua
bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Vậy hợp đồng mua bán nhà trong hầu
hết các trường hợp đều phải lập thành văn bản và phải có xác nhận, nếu không
tuân thủ quy định này thì hợp đồng mua bán nhà giữa các bên có thể bị tuyên là
vô hiệu
1.3

Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được
Quy định tại điều 411 “Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì
hợp đồng này vô hiệu.” Ví dụ đối tượng của hợp đồng là vật đặc định
bị mất hoặc tiêu hủy mà không thể thay thế bằng vật khác.

3.

Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng dân sự vô hiệu
3.1 Hậu quả chung:
Điều 137 quy định về hậu quả pháp lý chung cảu hợp đồng dân sự vô


-

hiệu như sau:
Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
Khi hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả
bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi lợi tức thu được bị tịch thu
theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Theo đó các bên chấm dứt việc thực hiện hợp đồng vì khi hợp đồng bị
vô hiệu, các bên không còn bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
II.2
Hậu quả của hợp đồng bị vô hiệu trong quan hệ hợp đồng có
biện pháp bảo đảm
Theo quy định tại điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29-122006 về giao dịch bảo đảm thì:
“ Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên
chưa thực hiện hợp đồng thì giao dịch bảo đảm đó chấm dứt

13


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

Nếu các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa
vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.”
Do đó khi hợp đồng được bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu thì tùy từng
trường hợp mà biện pháp bảo đảm chấm dứt hay vẫn còn hiệu lực. Ngược lại,
nếu biện pháp bảo đảm bị vô hiệu thì cũng khoog làm ảnh hưởng đến hiệu lực
của hợp đồng được bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Ví dụ

II.3

-

Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị vô hiệu trong mối quan hệ

pháp lý với người thứ ba
Hợp đồng có liên quan đến người thứ ba trong các trường hợp sau:
Tài sản là đối tượng của hợp đồng giao kết không thuộc sở hữu của chủ thể
giao kết hợp đồng mà thuộc sở hữu của người thứ ba. Chủ thể giao kết hợp
đồng mà tài sản không thuộc sở hữu của mình thì được coi là người chiếm hữu
bất hợp pháp. Trong trường hợp này khi xử lý hợp đồng vô hiệu, pháp luật căn
sẽ căn cứ vào việc người đó là người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình hoặc

-

không ngay tình.
Nội dung của hợp đồng liên quan đến quyền và lợi ích của người thứ ba. Khi
đó, nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì lợi ích của người thứ ba luôn được bảo

-

đảm
Người thứ ba được hưởng lợi ích từ hợp đồng vô hiệu: Ví dụ hợp đồng chuyển
bưu phẩm qua bưu điện. Người thứ ba không trực tiếp giao kết hợp đồng mà
chỉ hưởng lợi ích từ việc giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng giữa bên có quyền
và nghĩa vụ vô hiệu thì cũng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người

-


thứ ba
Người thứ ba tiếp nhận kết quả của hợp đồng vô hiệu thông qua giao dịch. Khi
đó người thứ ba phải tham gia giao dịch một cách ngay tình. Hậu quả pháp lý
trong trường hợp này được quy định tại điều 138 BLDS 2005 như sau:
14


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

+ Nếu đối tượng của hợp đồng là động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu và đã được chuyển giao bằng một hợp đồng cho người thứ ba ngay
tình thì hợp đồng với người thứ ba vẫn tiếp tục
Vd:
+ Nếu đối tượng của hợp đồng là tài dản Nhà nước cấm hoặc hạn chế lưu
thông, bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và đã được
chuyển giao bằng một hợp đồng cho người thứ ba ngay tình thì hợp đồng
với người thứ ba vô hiệu. Trừ trường hợp người thứ ban gay tình nhận
được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản
án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu của tài
sản nhưng sau đó người này không phải chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị hủy, sửa
Ví dụ: A mua nhà thông qua bán đấu giá mà bên bán đấu giá là ngân hàng
B theo hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng với C là bên thế chấp. Bản thế
chấp giữa ngân hàng B và C vô hiệu và thời điểm xác định vô hiệu sau
khi A mua được nhà. Do đó căn nhà vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của A.
III.

Thực tiễn áp dụng
Thứ nhất, BLDS chỉ quy định hợp đông dân sự vô hiệu do vi phạm


điều kiện của chủ thể trong trường hợp chủ thể là cá nhân còn chưa đề cập đến
trường hợp chủ thể là pháp nhân. Khoản 1 điều 86 cũng đã quy định: “ Năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền và
nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình”. Vì vậy khi pháp
nhân xác lập hợp đồng không phù hợp với mục đích hoạt động thì cũng đã vi
phạm về điều kiện năng lực pháp luật dân sự, do đó vi phạm ý chí của nhà
nước.
Thứ hai, về hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn: Do bộ luật vẫn
chưa có khái niệm về nhầm lẫn dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc áp
15


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

dụng pháp luật trên thực tế. Đồng thời cũng chưa quy định về hợp đồng nhầm
lẫn do cả hai bên chủ thể
Vd: A mua được một món đồ giả cổ, nhưng A không hề biết và cứ ngỡ
đó là món đồ từ thời Trần. B mua món đồ đó và cũng không hề biết đó
là đồ giả.
Thứ ba, xác định hợp đồng do vi phạm về hình thức
Ví dụ hai bên thỏa thuận mua bán nhà, đã trao tiền và nhận nhà nhưng chưa là
thủ tục công chứng, tịa thời điểm đó, giá nhà đột nhiên tăng cao nên bán bán có
ý định đòi lại nhà nên yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Do đó pháp luật cần có các quy định rõ ràng hơn về một số quy định
như khái niệm nhầm lẫn, quy định cụ thể đối với người có năng lực hành vi
dân sự một phần giao kết hợp đồng
IV.

Hợp đồng dân sự vô hiệu theo pháp luật Trung Quốc và

so sánh với những quy định của BLDS VN 2005.
Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia theo con đường xã hội
chủ nghĩa. Pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm
tương đồng trong các lĩnh vực nhất định. Dưới đây là các quy định liên
quan đến chế định hợp đồng vô hiệu của Cộng hòa dân chủ nhân dân
Trung Hoa và sự so sánh với những quy định về hợp đồng vô hiệu ở
nước ta.
Theo luật pháp của Trung Quốc, hợp đồng vô hiệu được gọi là hợp
đồng vô giá trị. Theo quy định của nước này thì hợp đồng không có giá
trị pháp lý trong các trường hợp là hợp đồng vô giá trị ngay từ khi
thành lập và hợp đồng hủy ngang.
Theo điều 25 Luật hợp đồng Trung Quốc, hợp đồng vô giá trị trong các

-

trường hợp sau đây:
Một bên thành lập hợp đồng bằng các thủ đoạn ép buộc, lừa đảo gây tổn hại
đến lợi ích quốc gia: Pháp luật Trung Quốc có quy định thế nào là lừa đảo,

16


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

đây cũng là điểm tiến bộ hơn so với pháp luật nước ta, làm công tác xét xử
cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, cụ thể: “ Lừa đảo là hành vi một bên
cố ý thông báo tình hình giả hoặc cố ý giấu sự thực làm cho đối phương sai
-

lầm”.

Khi có hành vi cố ý câu kết với tập thể hoặc người thứ ba làm tổn hại tới lợi
ích quốc gia. Pháp luật của Trung Quốc cũng quy định rõ về câu kết đó là “
hành vi phạm pháp của đương sự trong quá trình thành lập hợp đồng vì lợi
ích bất hợp pháp, hai bên thông đông cấu kết với nhau gây tổn hại lợi ích
cho Nhà nước, tập thể”.
Cũng giống như trường hợp hợp đồng thành lập do một bên ép
buộc lừa dối ở trên, trường hợp này cũng cần phải có sự tổn hại đến lợi ích

của quốc gia thì tòa án mới có thể tuyên hợp đồng vô hiệu.”
- Hợp đồng dùng hành vi hợp pháp che đậy mục đích bất hợp pháp: Hành vi xác
lập hợp đồng ở đây là hợp pháp nhưng mục đích trong việc xác lập hợp đồng
là bất hợp pháp
- Hợp đồng gây tổn hại cho lợi ích chung của xã hội: hợp đồng này đương nhiên
sẽ vô hiệu ngay từ thời điểm thành lập. Cụ thể mục 4 điều 52 Luật hợp đồng
quy định: “ Hợp đồng gây tổn hại đến lợi ích công cộng được coi là vô giá
trị.” Do đó nếu việc thực hiện hợp đồng gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự
công cộng, trật tự xã hội, vệ sinh mội trường…đều bị tòa án tuyên là vô giá trị
- Hợp đồng vi phạm những quy định chung mang tính bắt buộc của pháp luật và
những quy định hành chính. Đây cũng là hợp đồng điển hình và quy định rõ
ràng nhất trong các trường hợp dẫn đến hợp đồng vô giá trị của pháp luật
Trung Quốc.
- Ngoài ra,nằm ngoài các trường hợp trên, pháp luật Trung Quốc còn quy định về
hợp đồng hủy ngang, là loại hợp đồng vô giá trị sau một thời gian thực hiện,
pháp luật cho phép thông qua việc hủy ngang để thay đổi hiệu lực của hợp
đồng thành hợp đồng vô giá trị khi các bên có những biểu hiện lừa dối, không
17


Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2


thành thực hay có những hành vi không đúng sự thực. Người có quyền có thể
yêu cầu tòa án hủy ngang trong thời gian Luật định- quy định này có nét
tương đồng với pháp luật dân sự nước ta. Hợp đồng có thể bị hủy ngang trong
các trường hợp sau đây:
Hợp đồng xác lập do hiểu nhầm (người xác lập hợp đồng hiểu nhầm
nội dung của hợp đồng làm ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý của hợp đồng hoặc
quyền và lợi ích của các chủ thể khác). Hợp đồng mất cân bằng khi thành lập
( vi phạm nguyên tắc công bằng và bình đẳng, bên bị hại thiếu kinh nghiệm
trong ký kết hợp đồng hoặc ký kết trong tình trạng cấp bách). Hợp đồng nhân
lúc nguy cơ của người khác và hợp đồng xác lập do lừa đảo ép buộc.
Dù là pháp luật hợp đồng Trung Quốc hay luật dân sự Việt Nam
hiện hành thì những quy định về hợp đồng vô hiệu cũng có điểm tương đồng.
Đó là xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, tự do cam kết, quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể ký kết hợp đồng hoặc những chủ thể khác. Pháp luật của cả hai
quốc gia đều tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện của cá bên khi thành
lập hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật Trung Quốc cũng có những quy định rõ ràng
hơn trong những trường hợp khác nhau và những chế định về hợp đồng của
Trung Quốc được quy định cụ thể ở Luật hợp đồng còn ở bộ luật dân sự Việt
Nam hiện hành, vẫn chưa có những quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu mà chỉ
có những quy định đặt trong mối quan hệ với hợp đồng vô hiệu.

C. Kết luận
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và hợp đồng dân sự vô hiệu
trong BLDS 2005 đã thể hiện sự tiến bộ và hoàn thiện hơn so với BLDS 1995,
góp phần vào việc ổn định, thúc đẩy, giao lưu dân sự. Tuy nhiên quy định về
hợp đồng dân sự vô hiệu vẫn đặt trong mối quan hệ với giao dịch dân sự vô
hiệu do đó đã xảy ra không ít khó khăn trên thực tế. Sự hoàn thiện pháp luật về
vấn đề này sẽ góp phần vào việc hạn chế những khó khăn đó.
18



Bài tập lớn học kỳ - Luật dân sự Việt Nam modul2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội,
3.

NXB Tư pháp.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện ý chí chủ thể,

4.

Luận văn thạc sĩ luật học. Bùi Thị thu Huyền. HN 2010
MSVĐLL và thực tiễn về hợp đồng dân sự vô hiệu theo pháp
luật dân sự Việt Nam hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp,Lê Huy

5.

Hùng HN 2010.
Hợp đồng dân sự trong pháp luật của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam và pháp luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
Luận án tiến sĩ luật học, Mễ Lương 2010

19



×