Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập nhóm luật đất đai một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở hữu đất đai trong cơ chế thị trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.97 KB, 6 trang )

Më bµi
Sở hữu đất đai luôn là một vấn đề hệ trọng, không chỉ về mặt kinh tế mà còn
về chính trị - xã hội, liên quan đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Đây là vấn đề lớn, phức tạp cần được tiếp tục nghiên cứu, hình thành luận cứ khoa
học, tạo ra sự đồng thuận về nhận thức trong toàn xã hội. Trong thời gian qua, việc
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi chế định sở hữu về đất đai đã đạt
được kết quả đáng kể trên tất cả các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất
đai, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau đây nhóm em xin đi sâu tìm hiểu đề tài “Một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở
hữu đất đai trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”.

Néi dung
I.
Cơ sở lý luận:
Sở hữu là một phạm trù kinh tế - chính trị cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa
người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó đồng thời là một hình thức xã
hội của sự chiếm hữu của cải và được luật hóa thành quyền sở hữu, được thực hiện
theo một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền
sau: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Đất đai là tư liệu sản
xuất quan trọng của người nông dân, là đầu vào của quá trình sản xuất và dịch vụ,
do đó, vấn đề sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng, được người dân quan tâm.
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hoạt động theo cơ chế thị trường, và dĩ
nhiên, quan hệ sở hữu đất đai sẽ khác so với trước đây. Cơ chế thị trường là cơ chế
tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của
nó. Nói một cách cụ thể hơn, đó là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự
điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung - cầu, cạnh tranh ... trực tiếp phát huy
tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường.
II.



Lịch sử phát triển của quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam:
~1~


1. Lịch sử hình thành:
Trước đây, Việt Nam cũng giống với các nước khác trên thế giới đều thừa
nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai. Sau này, Hiến pháp
1980 và Hiến pháp 1992 đã quy định, Nhà nước chỉ thừa nhận một hình thức sở
hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn dân về đất đai. Như vậy, ở Việt Nam, quan hệ
đất đai mang những nét đặc thù nhất định. Cho đến bây giờ, chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đai luôn luôn được khẳng định trong các văn bản pháp luật của Nhà
nước ta (Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Cương lĩnh của Đảng về xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Luật Đất đai
năm 1987, năm 1993, Luật sửa đổi bố sung một số điều của Luật đất đai năm 1998
và năm 2001…).
Qua một quá trình lâu dài, quan hệ đất đai của nước ta đã vận động theo từng
thời kỳ lịch sử, ngày một hoàn thiện hơn trên cơ sở pháp định, được pháp luật bảo
đảm trong các mối quan hệ cụ thể giữa Nhà nước với nhân dân, giữa các tổ chức cá
nhân với nhau và với Nhà nước, một số quan hệ với tổ chức và cá nhân nước ngoài.
2. Các vấn đề bất cập trong quy định về quan hệ sở hữu đất đai:
Các văn bản quy phạm pháp luật cho đến nay vẫn chưa làm rõ được những
nội dung cụ thể như khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai là gì? Ai là chủ sở hữu
đích thực của đất đai? Việc khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã phản ánh
đúng hiện trạng quan hệ đất đai hiện nay hay chưa? Bên cạnh đó, việc phân định
Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu hay đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai chưa được xác lập cụ thể, rõ ràng trong khi người sử dụng đất có những quyền
mang tính chất định đoạt của người sở hữu đất đai.
Thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2003 trong những năm qua cho thấy;
hầu hết các quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đã được thực

hiện trên thực tế. Tuy nhiên, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cũng đang đặt ra
những vấn đề cần được xem xét để tiếp tục hoàn thiện: Một là, khi xác định “chế độ
sở hữu toàn dân” về đất đai với ý nghĩa chỉ có một chủ thể sở hữu là “toàn dân” và
là sở hữu chung hợp nhất dễ dẫn đến tình trạng “vô chủ” vì “cha chung không ai
khóc”. Hai là, quan hệ giữa toàn dân và Nhà nước về mặt pháp lý là mối quan hệ
giữa chủ sở hữu với người đại diện nhưng cơ chế thực hiện mối quan hệ này chưa
~2~


thật rõ ràng. Đặc biệt, khi Nhà nước lại là một chủ thể trừu tượng, người thực hiện
các quyền năng của chủ sở hữu chính là các cơ quan nhà nước. Điều này dễ dẫn
đến việc lợi dụng quyền hạn để chuộc lợi cho cá nhân. Ba là, Nhà nước vừa là đại
diện cho chủ sở hữu là toàn dân, đồng thời là chủ thể quản lý nhưng lại chưa có các
quy định phân định rõ vai trò của Nhà nước trong tư cách đại diện chủ sở hữu và
vai trò của các tổ chức, đơn vị Nhà nước với tư cách là người sử dụng đất dẫn đến
không minh bạch, bình đẳng trong thực thi quan hệ đất đai. Bốn là, việc khẳng định
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đồng thời với việc Nhà nước trao quyền định
đoạt cho người sử dụng đất quá lớn (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
tặng cho, góp vốn, thế chấp, bảo lãnh) đang tạo ra những luồng ý kiến khác nhau.
Với những quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nước đang rất khó khăn trong
việc điều tiết phần gia tăng từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng mang lại,
tạo ra sự bất hợp lý, bất bình đẳng trong xã hội.
III.

Phương hướng đổi mới quan hệ sở hữu đất đai trong cơ chế thị
trường ở nước ta hiện nay:
Thứ nhất, là vấn đề thực hiện chính sách quản lý đất đai. Có thể nói công tác
thực hiện chính sách đất đai và quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu kém,
thậm chí sai sót, nhất là ở cấp cơ sở. Vấn đề khiếu kiện đất đai luôn là một trong
những vấn đề nóng ở các khu vực nông thôn và ven các đô thị. Các hành vi khiếu

kiện của người dân về đất đai trong nhiều năm chiếm tới 70% tổng số các vụ khiếu
kiện ở nông thôn, trong đó có nhiều vụ trở thành các “điểm nóng” kéo dài.
Thứ hai, hiện nay hệ thống pháp luật của nhà nước hiện vẫn chưa có một sự
phân biệt rạch ròi giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu trong hệ thống pháp luật
của nhà nước về đất đai, và quan trọng hơn là luật pháp của nhà nước chưa công
nhận một cách đúng mức quyền tài sản cá nhân của các chủ thể nắm giữ quyền sử
dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, nhóm em đề xuất một số quan điểm cần được
xem xét trong quá trình sửa đổi luật pháp về đất đai và thực hiện chính sách đất đai:
Thứ nhất, để triển khai chính sách đất đai có hiệu quả, cần tiếp tục và nhanh chóng
xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương có năng lực cao và phẩm chất chính trị tốt
hơn. Thực tế cho thấy sai phạm trong quản lí đất đai dưới các hình thức như bán,
~3~


cấp và cho thuê quyền sở hữu đất sai thẩm quyền; lấn chiếm đất đai; và các sai
phạm trong chuyển đổi và thu hồi quyền sử dụng đất đã dẫn tới phản ứng của xã
hội trong những năm qua một phần có nguyên nhân quan tọng từ các sai phạm của
đội ngũ cán bộ địa phương. Thứ hai, cần phân định rạch ròi ranh giới giữa ba loại
quyền về đất đai hiện nay trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là trong Luật Đất đai,
và trên cơ sở đó, xem xét công nhận quyền tài sản cá nhân của các thực thể xã hội
cho phù hợp với thực tiễn xã hội đang vận động trong bối cảnh Việt Nam xây dựng
một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách và luật pháp
của nhà nước về đất đai nên công nhận quyền sử dụng như là một thứ hàng hóa và
quan trọng hơn là một loại tài sản cá nhân ở một mức độ mạnh mẽ hơn. Việc không
công nhận đúng mức tài sản cá nhân trong sử dụng đất đai dẫn đến nhiều khó khăn
và mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách đất đai. Nói một cách cụ thể, quyền
sử dụng đất dù đã được mở rộng hơn song người dân vẫn chưa trở thành người sở
hữu thực sự đối với tài nguyên đất đai. Hậu quả là ở nhiều địa phương, những
người dân có quyền sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi đã bất đồng với chính sách đề
bù không hợp lý, làm gia tăng khiếu kiện, thậm chí một số trường hợp đã dẫn đến

những hành động chống đối pháp luật.
Thứ ba, riêng đối với đất nông nghiệp, có lẽ Đảng và nhà nước ta cần bỏ hạn
điền về mặt thời gian và nới rộng hạn điền về mặt không gian. Trong bối cảnh của
một nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhiều yếu tố
như sức ép dân số, sự khan hiếm của nguồn lực đất đai và các chuyển đổi kinh tế
-xã hội, đặc biệt là các giá trị và tác động mới của quy luật kinh tế thị trường thì tài
sản cá nhân đối với đất nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên
cạnh việc quyết định không thu hồi và chia lại đất nông nghiệp vào năm 2013 khi
hết thời hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của luật Đất đai năm
2003, nếu người dân vẫn có nhu cầu sử dụng, nhà nước nên quyết định giao lâu dài
quyền sử dụng đất cho người sản xuất nông nghiệp và không nên hạn chế quy mô
nắm giữ quyền sử dụng đất trong khuôn khổ như đã và đang thực hiện theo qui
định. Việc giao lâu dài quyền sử dụng đất nông nghiệp giống như đã thực hiện đối
với đất thổ cư sẽ không chỉ góp phần làm cho người làm nông nghiệp yên tâm sản

~4~


xuất, đầu tư vào nông nghiệp, mà còn đảm bảo quyền tài sản cá nhân của chủ thể
nắm giữ quyền sử dụng.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi quyền sử dụng đất, nhất
là quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước phải đảm bảo quyền tài sản cá nhân
trong quyền sử dụng đất bằng cách hạn chế hình thức thu hồi bắt buộc và gia tăng
hình thức thu hồi tự nguyện. Chỉ nên áp dụng hình thức thu hồi bắt buộc đối với
các trường hợp thu hồi quyền sử dụng đất để phục vụ các mục đích đặc biệt quan
trọng. Còn với các mục đích kinh tế và thương mại thì cần phải áp dụng hình thức
thu hồi tự nguyện một cách minh bạch và công bằng. Thực tế cho thấy trước Luật
Đất đai năm 2003, Việt nam chỉ áp dụng một hình thức thu hồi duy nhất (thu hồi
bắt buộc) đối với tất cả các trường hợp thu hồi đất, sau khi đã được chính quyền
Nhà nước phê duyệt. Theo nhóm em, nên hạn chế thực hiện thu hồi bắt buộc, mà

tăng cường áp dụng hình thức thu hồi tự nguyện và kiểm soát chăt chẽ việc lựa
chọn và áp dụng phương thức thu hồi bắt buộc hay tự nguyện cho mỗi trường hợp
thu hồi quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch, trên cơ sở đó
đảm bảo quyền tài sản cá nhân của nười nắm giữ quyền sử dụng đất, ngăn chặn
tham nhũng, đặc biệ là sự câu kết tham nhũng tập thể giữa một số cán bộ có quyền
thu hồi vào những cá nhân hay tổ chức có nguyện vọng sử dụng quyền sử dụng đất
được thu hồi.

KÕt luËn
Sự phát triển của quan hệ sở hữu đất đai đóng vai trò quan trọng cho sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong số những
thành tựu đã đạt được, việc đổi mới quan niệm về sở hữu toàn dân để dẫn đến việc
điều chỉnh các quan hệ sở hữu được coi là bước “đột phá” trong tư duy hoạch định
chính sách và điều hành nền kinh tế. Điều này đã mở ra những cách tiếp cận mới,
rộng lớn và đa dạng hơn để nâng cao hiệu quả sở hữu mà kết quả tiếp theo là việc
tăng hiệu quả của cả nền kinh tế. Những tiến bộ đáng kể dó được khẳng định rõ
ràng và nhất quán trong các chính sách, Hiến pháp và các văn kiện chính trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi đổi mới đến nay.

~5~


Tµi liÖu tham kh¶o

1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản Công
An Nhân Dân, Hà Nội – 2012.
2. GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Sở hữu đất đai trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam: Lịch sử, hiện trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số
4/2012, trang 3.
3. Lưu Quốc Thái, Sở hữu đất đai và vấn đề phát triển kinh tế thị trường ở Việt

Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2008, trang 36.
4. Dỡ “rào cản” sở hữu luật đất đai, website: />5. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, website:
/>
~6~



×