Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và đề ra những giải pháp pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.19 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

T

huế thu nhập doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong khuyến khích đầu tư
phát triển kinh tế- xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
ngành và lãnh thổ thông qua các quy định về ưu đãi thuế, các yếu tố kỹ

thuật trong tính thuế, quản lý thuế. Thuế thu nhập doanh nghiêp là công cụ quan trọng
và hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáp ứng các nhu
cầu chi tiêu của chính phủ. Do đó, nó có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh nghiệp
tăng cường công tác quản lý nội bộ cũng như xác định chiến lược kinh doanh trong
từng thời kỳ[1].
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
của Việt Nam được xuất phát từ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam thơng qua việc ban hành các văn bản pháp luật để thể chế hóa và thực hiện các
chính sách này, qua đó thực hiện chức năng điều tiết với nền kinh tế, thu nhập và tiêu
dùng xã hội[2]. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013 có
nhiều nét mới, tạo bước cải cách ưu đãi thuế vừa bảo đảm môi trường đầu tư hấp dẫn,
thu hút đầu tư vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Để hiểu hơn về luật thuế này chúng ta cùng đi vào bình luận các quy định về
đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Đồng thời, tìm
ra những giải pháp pháp lý để thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

NỘI DUNG

1

/> />2

1




1. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP

T

DOANH NGHIỆP
huế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của
các doanh nghiệp. Hay có nghĩa là nó đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế
của cơ sở sản xuất kinh hàng hóa dịch vụ sau khi đã trừ tri các khoản chi

phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh
doanh đó. Đối tượng nộp thuế (chủ thể nộp thuế) thu nhập doanh nghiệp là các tổ
chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế.
Theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi,
bổ sung năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp bao gồm:
Nhóm 1: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật
chứng khốn, Luật dầu khí, Luật thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật
khác dưới các hình thức: Cơng ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp
danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên
trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, cơng ty
điều hành chung;
Nhóm 2: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài
(sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngồi) có cơ sở thường trú hoặc khơng có cơ sở
thường trú tại Việt Nam;
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh
mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ

hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phịng điều hành, nhà máy, cơng xưởng, phương tiện vận tải,
mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt
Nam;
b) Địa điểm xây dựng, cơng trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
2


c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm
công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp
đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngồi hoặc đại diện khơng có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Nhóm 3. Các đơn vị sự nghiệp cơng lập, ngồi cơng lập sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định
218/2013/NĐ-CP; Các đơn vị sự nghiệp này bao gồm các tổ chức kinh tế của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ
chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và
các tổ chức khác có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định
218/2013/NĐ-CP;
Nhóm 4. Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã (hợp
tác xã, liên hợp tác xã theo Điều 2 Luật Hợp tác xã năm 2012);
Nhóm 5. Tổ chức khác ngồi tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 1
Điều 1 Nghị định 218/2013/NĐ-CP có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập
chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp như sau:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngồi Việt Nam;
b) Doanh nghiệp nước ngồi có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt
Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;

3


c) Doanh nghiệp nước ngồi có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến
hoạt động của cơ sở thường trú;
d) Doanh nghiệp nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Để có thể xác định chính xác đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chúng
ta cần hiểu rõ về khái niệm thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác
bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ
chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền
tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dị, khai thác, chế biến khống
sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê,
thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay
vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó địi đã xóa nay địi được; khoản thu từ nợ phải
trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị
bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
ở ngoài Việt Nam. Khoản thu nhập khác này được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3
Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Thu nhập được miễn thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh

nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013, bao gồm 11 loại thu nhập.
2. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHẤP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH

K

NGHIỆP VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
hi triển khai Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (chưa sửa đổi),
cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới nhận thấy rằng, một số khoản thu
nhập chịu thuế mới phát sinh trong thực tiễn, như thu nhập từ các hoạt

động chuyển nhượng quyền kinh doanh như chuyển nhượng quyền thăm dị, khai thác
chế biến khống sản; chuyển nhượng quyền góp vốn đầu tư, quyền tham gia dự án đã
4


được Chính phủ có quy định để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát sinh; một số
khoản thu nhập cần được miễn thuế để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế nay
cần bổ sung vào Luật để đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch và cơ sở pháp lý[3].
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đảm bảo chính
sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người
nộp thuế và cơng tác quản lý thuế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản
xuất, thu hút đầu tư qua đó sẽ có tác động tích cực đối với kinh tế - xã hội trong ngắn
hạn cũng như trong dài hạn[4].
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 đã thơng qua Luật Thuế Thu nhập doanh
nghiệp sửa đổi gồm các nội dung cơ bản sau: Sửa đổi khái niệm về cơ sở thường trú
(bỏ cụm từ “mang lại thu nhập”) để phù hợp với các cam kết quốc tế, không làm ảnh
hưởng đến quyền đánh thuế của Việt Nam; Bổ sung để bao quát hết các khoản thu
nhập mới phát sinh như thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển
nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khống sản; thu nhập từ chuyển nhượng
quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư. Ngoài ra, để đảm bảo đúng bản chất,

Luật đã sửa đổi để loại khoản hồn nhập dự phịng ra khỏi thu nhập khác (chuyển vào
hạch tốn giảm chi phí). Để phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với quy định của các pháp
luật liên quan, Luật sửa đổi đã bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với thu nhập
từ sản xuất muối của Hợp tác xã,thu nhập của Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện
kinh tế- xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, thu
nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tếxã hội đặc biệt khó khăn, thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản, thu nhập từ chuyển
nhượng chứng chỉ giảm phát thải của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ, thu nhập từ
hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của nhà nước của Ngân hàng
phát triển Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng
3
4

TỜ TRÌNH Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều củaLuật thuế thu nhập doanh nghiệp

5


chính sách khác của ngân hàng chính sách xã hội, thu nhập của các quỹ tài chính nhà
nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, thu nhập của
tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu
của các tổ chức tín dụng Việt Nam, thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội
hố xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực xã hội hóa khác
để lại để đầu tư phát triển; phần thu nhập hình thành tài sản khơng chia của Hợp tác
xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã[5].
Tuy nhiên, có một sự mâu thuẫn không hề nhỏ giữa quy định pháp lý cũng như
thực tiễn áp dụng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Năm 2013, văn bản pháp lý điều chỉnh liên quan đến thuế thu nhập doanh
nghiệp là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm

2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp đang có hiệu lực. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải đến năm 2014 mới có hiệu lực thi
hành. Do quan tâm vào q trình sửa đổi luật mà trong tờ trình, báo cáo, giải trình,
thống kê và thuyết minh về số liệu đánh giá đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, các hạn chế đặt ra đối với pháp
luật doanh nghiệp về đối tượng nộp thuế vẫn dựa trên cơ sở của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp năm 2008 (chưa sửa đổi). Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản phù
hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên đã phát huy được những
tác động tích cực nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội
nhập kinh tế quốc tế, do sự biến động nhanh của nền kinh tế, Luật Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau:
Về khái niệm cơ sở thường trú: Khoản 3 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp quy định về khái niệm cơ sở thường trú để làm căn cứ xác định đối tượng nộp
5

/>
6


thuế thu nhập doanh nghiệp, phương pháp đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua rà
soát Luật và các cam kết quốc tế cho thấy do khái niệm cơ sở thường trú trong Luật
có bổ sung thêm điều kiện là các cơ sở này phải mang lại thu nhập nên làm cho khái
niệm cơ sở thường trú trở nên hẹp hơn so với cam kết quốc tế, làm ảnh hưởng đến
quyền đánh thuế của Việt Nam. Do vậy cần sửa đổi, bổ sung khái niệm cơ sở thường
trú cho phù hợp với cam kết quốc tế.
Về thu nhập chịu thuế: Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có
quy định về thu nhập chịu thuế, tuy nhiên chưa bao quát được các khoản thu nhập mới
phát sinh trong kỳ tính thuế như: thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập

từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển
nhượng quyền thăm dị, khai thác, chế biến khống sản. Do vậy cần bổ sung vào Luật
các khoản thu nhập này vào diện thu nhập chịu thuế (thu nhập khác) để đảm bảo bao
quát được các khoản thu nhập phát sinh. Ngoài ra, các khoản thu nhập này là các
khoản thu nhập không phát sinh thường xuyên, về bản chất tương tự như khoản thu
nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản do vậy phải kê khai nộp thuế riêng và
do cùng tính chất nên được bù trừ lãi lỗ của các hoạt động này với nhau, nhưng không
được bù trừ vào thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động kinh doanh chính của doanh
nghiệp.
Về thu nhập được miễn thuế: Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành quy định 07 khoản thu nhập miễn thuế, nhưng chưa quy định về miễn thuế đối
với: (i) thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, thu nhập từ trồng trọt,
chăn ni, ni trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; đánh bắt hải sản; (ii) thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải
(CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; (iii) thu nhập từ hoạt
động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng
chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập từ các quỹ tài chính Nhà
7


nước hoặc quỹ hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật;
thu nhập của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để
xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; (iv) Phần thu nhập khơng chia của cơ
sở thực hiện xã hội hố trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá
khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác.
Về nguyên tắc thì bất kỳ tổ chức nào khi thỏa mãn hành vi kinh doanh và có thu
nhập phát sinh thì đều là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để

thực hiện chính sách khuyến khích đãi ngộ với một số đối tượng hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cịn gặp nhiều khó
khăn và thường tạo ra thu nhập khơng cao, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy
định các trường hợp ngoại lệ (các trường hợp không phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp). Song những tiêu chí để nhận diện thế nào là doanh nghiệp có sử dụng những
lao động yếu thế (người khuyết tật, người vô gia cư, người bị nhiễm HIV, người
nghèo,…) còn chưa được làm rõ.
3. Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM THỰC THI TỐT PHÁP LUẬT THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
ể khắc phục những tồn tại, vướng mắc của chính sách thuế thu nhập

Đ

doanh nghiệp so với thực tiễn và xu hướng chung về cải cách thuế thu
nhập doanh nghiệp trên thế giới, giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp và công tác quản lý thuế. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế thế giới
và trong nước tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự báo và tiềm ẩn nhiều rủi ro thì
cần thiết phải sửa đổi các quy định sau:
Về khái niệm cơ sở thường trú: Để phù hợp với các cam kết quốc tế, không
làm ảnh hưởng đến quyền đánh thuế của Việt Nam, cần sửa đổi, bổ sung khái niệm cơ
sở thường trú theo hướng bỏ cụm từ mang lại thu nhập.
Về thu nhập chịu thuế: Để đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, phản ánh
đúng bản chất kinh tế của khoản thu và cơ sở pháp lý trong thực hiện cần bổ sung vào
8


luật một số khoản thu nhập khác như: thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư,
chuyển nhượng quyền thăm dị, khai thác, chế biến khống sản; thu nhập từ chuyển

nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư, quyền kinh doanh; đồng thời
đưa ra khỏi thu nhập khác khoản hồn nhập các khoản dự phịng.
Về thu nhập được miễn thuế: Bổ sung quy định về miễn thuế đối với: Thu
nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu
nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập
từ hoạt động đánh bắt hải sản; Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người khuyết tật, người sau cai
nghiện, người nhiễm HIV; (Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải của
doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; Thu nhập từ hoạt động tín dụng đầu
tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của
Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác
của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu
nhập của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý
nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Phần thu nhập không chia của cơ sở thực
hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để
lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác.
3.2. Kiến nghị về thực thi quy định pháp luật
ể việc áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp đạt hiệu quả thì cũng nên tiến

Đ

hành đồng bộ những giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, đề cao vai trò, trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan thuế các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, thanh tra giám sát;
9



Ban hành văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý thuế
theo hướng tự do hóa; Sửa đổi bổ sung những quy định pháp luật về quản lý hoạt động
của doanh nghiệp sau thành lập theo hướng vừa tạo môi trường kinh doanh thơng thống
vừa quản lý được tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa tình trạng
doanh nghiệp ma.
Thứ hai, tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm. Để các doanh nghiệp
tự giác chấp hành pháp luật thuế thu nhập là rất khó, hiện tượng vi phạm xảy ra rất
phổ biến vì thế tăng cường chế tài đối với hành vi vi phạm là để buộc các doanh
nghiệp tự giác chấp hành, đảm bảo tính răn đe.
Thứ ba, thực hiện hoạt động tuyên truyền pháp luật; biểu dương, khuyến khích
đối với cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Áp dụng biện pháp khen
thưởng và đảm bảo an toàn cho cá nhân khai báo, tố giác cá nhân, tổ chức có hành vi
gian lận. Đi cùng với đó là tích cực phòng chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu
cực cũng là một vấn đề cần làm để tăng cường việc thực thi quyền và nghĩa vụ của
người nộp thuế. Chú trọng công tác đào tạo và luân chuyển cán bộ, công chức ngành
thuế để lực lượng này phát triển cả về lượng và chất nhằm đáp ứng được yêu cầu cơng
việc trong tình hình mới.
Thứ tư, Bộ Tài chính cần có thơng tư rõ ràng điều chỉnh về vấn đề này, chỉ đạo
các cấp, ngành phối hợp cùng thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất; xác định rõ
chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp, thực hiện phân cấp tăng cường quyền
hạn, trách nhiệm cho cơ quan thuế cấp dưới, theo đó, ta cần sắp xếp lại các đơn vị
thuộc Tổng cục, Cục và Chi cục theo hướng tinh gọn, rỏ ràng, không chồng chéo chức
năng, nhiệm vụ, đảm bảo một việc chỉ do một đơn vị tham mưu, xử lý, chịu trách
nhiệm, thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế được
chính phủ, bộ tài chính giao.

10



KẾT LUẬN

T

huế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện
chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có

quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Nhà nước sử dụng thuế thu
nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao,
đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được
công bằng, hợp lý[6]. Việc hoàn thiện pháp luật và thực thi tốt pháp luật thuế sẽ là điều
kiện để nhà nước quản lý tốt các hoạt động thu chi của doanh nghiệp trong phát triển
kinh tế.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013
6

/>
11


3. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp do Văn phòng Quốc hội ban hành
4. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp
5. Tờ trình số 160/TTr-CP ngày 23-4-2013 của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
6. Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
7. Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp
8. Công văn thẩm định của Bộ Tư pháp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

12



×