Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.5 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

I – Một số khái niệm liên quan đến bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường:
1. Khái niệm ô nhiềm môi trường:
a. Ô nhiễm môi trường:
Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 định
nghĩa “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật
học của trường đại học luật”. Ô nhiễm môi trường được định nghĩa là tình trạng
“môi trường bị thay đổi tính chất vượt quá các tiêu chuẩn môi trường đã được
quy định”. Như vậy, không phải bất cứ hành vi nào tác động và làm thay đổi môi
trường đều được coi là hành vi gây ô nhiễm. Một hành vi làm ô nhiễm môi
trường phải đạt 2 tiêu chí:


Thứ nhất: Hành vi đó phải làm thay đổi tính chất của môi trường – sự
thay đổi tính chất lý, hóa, sinh học của môi trường.
Thứ hai: Hành vi đó phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép nhằm đánh giá những hành vi và
trạng thái môi trường. Những chuẩn mực, những giới hạn cho phép được hiểu là
mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường
mà nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho
con người. Đây là căn cứ quan trọng để xác định một hành vi gây ô nhiễm môi
trường ở mức độ nào đồng thời cũng là một trong những cơ sở để đánh giá, xác
định việc bồi thường thiệt hại.
b. Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường:
Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường là một hình thức
trách nhiêm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền
bù những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có chủ thể có hành vi tác


động làm môi trường bị thay đổi tính chất vượt quá tiêu chuẩn môi trường, gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc môi trường sinh thái.
2. Các loại nguồn gây ra ô nhiễm môi trường:
Hiện nay, có rất nhiều nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, tuy nhiên tập
trung chủ yếu vào các nguồn sau:
a. Chất thải sinh hoạt
Tỷ lệ tăng dân số cao cùng với dân số đông đang là thách thức đối với nền
kinh tế nói chung và với môi trường nói riêng. Trong khi đó, điều kiện kinh tế hạ
tầng đang xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ
thống thoát nước còn yếu kém cũng góp phần gây ra ô nhiễm môi trường. Lượng
rác thải sinh hoạt cực lớn đang là vấn đề nan giải. Ở các đô thị, lượng rác thải có
thể đạt 15.000 – 18.000 m3/ngày nhưng mới chỉ thu gom, xử lý được một nửa.


Tình trạng này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở mức độ cao
đến môi trường không khí và nước.
b. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Việt Nam có khoảng gần 80% dân số hoạt động nông nghiệp, sinh sống ở
nông thôn với thu nhập thấp, tỉ lệ sinh đẻ cao, quỹ đất canh tác thấp lại bị thu hẹp
dần. Hàng năm nước ta sử dụng khoảng 15.000 – 250.000 tấn thuốc trừ dịch hại
và bảo vệ thực vật, bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1ha gieo trồng là 0.4 –
0.5 kg.
c. Chất thải từ hoạt động công nghiệp:
Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, các thành phần kinh tế được mở
rộng kéo theo số lượng, quy mô các nhà máy, xí nghiệp đều gia tăng. Các cơ sở
sản xuất hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những cải tiến đáng kể. Tuy
nhiên, nhiều doanh nghiệp vì động cơ lợi nhuận hoặc vì không có ý thức bảo vệ
môi trường nên đã bỏ qua an toàn lao động cũng như không có thiết bị xử lý ô
nhiễm môi trường, gây khó khăn cho kiểm soát và quản lý ô nhiễm môi trường.
d. Sự cố môi trường:

Những sự cố môi trường có thể xảy ra là:
- Sự cố kĩ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội..
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản,
dầu khí, sập lò, vỡ ống dẫn dầu…
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử..
Trong các sự cố trên, sự cố tràn dầu là một sự cố xảy ra phổ biến hiện nay
và gây nhiều thiệt hại lớn.
II - Các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh
vực môi trường:


Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27-12-1993, có
hiệu từ ngày 10/1/1994 là văn bản pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Các điều 7, 30, 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định các tổ
chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác mà
làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường thì phải
thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa
phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đây là văn bản đầu tiên quy định
về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, là cơ sở pháp
lý quan trọng, cụ thể để phát sinh quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường.
Khoản 2 điều 18 Nghị định 175-CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ Về
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Các tổ chức sản xuất,
kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật
về đóng góp tài chính về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi
gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật”.
Theo điều 1 (khoản 3) Nghị định số 26-CP ngày 26-4-1996 của Chính phủ
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, mọi tổ chức, cá

nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây thiệt hại vật chất
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Điều 2 của Nghị định này
quy định: “Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi
gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại. Đối với những thiệt hại về vật chất do hành
vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra có giá trị đến 1.000.000
đồng mà không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định
mức bồi thường, những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng được giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.


Trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường có hai văn bản dưới
hình thức thông tư có các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường. Đó là Thông tư số 2370-TT/Mtg ngày 22-12-1995 của
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố
chảy xăng dầu và Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29-12-1995 Hướng dẫn về
khắc phục sự cố tràn dầu.
Trong Bộ luật Dân sự ngày 28-10-1995 trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập. Trước hết, đó là điều 628
với quy định: “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường
gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường, trừ trương hợp người bị thiệt hại có lỗi”. Tại điều 268 cũng có quy
định: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo
các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì
chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện
pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
Do thiếu các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường, về xác định thiệt hại, phương pháp xác định thiệt hại, cách thức bồi
thường ở các văn bản Luật chuyên nghành nên Bộ luật dân sự 1995 được hiểu
như cơ sở pháp lý chung để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm môi trường.
Đến khi Bộ luật dân sự 2005 được ban hành với một số điểm mới về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường, Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Điều
luật này muốn khẳng định một điều: người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại


luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
hoặc nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là do thiên tai.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và phù
hợp với lý luận về thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Luật Bảo vệ môi trường
2005 quy định chi tiết về bồi thường thiệt hại, giám định thiệt hại, cách thức giải
quyết bồi thường tại mục 2 chương XIV. Các quy định này định hướng rõ ràng
cho quá trình thực hiện bồi thường thiệt hại trên thực tế. Sự hoàn thiện từng bước
của các quy định pháp luật đã phần nào thích ứng được với thực tiễn bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
III - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi
thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường bao gồm: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp
luật, có lỗi của người gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và
hành vi trái pháp luật.

a. Có thiệt hại xảy ra:
Trong quan hệ bồi thường thiệt hại, thiệt hại vừa là điều kiện phát sinh
trách nhiệm, vừa là cơ sở tính mức bồi thường. Mục đích của bồi thường thiệt
hại là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại, nhằm bù đắp các tổn thất
do hành vi gây hại nên việc xác định có thiệt hại xảy ra hay không, thiệt hại ở
mức độ nào là một việc làm rất cần thiết.


Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
môi trường bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng
cân bằng vốn có trong các thành phần môi trường, khôi phục tình trạng tài sản
cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi
thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác.
Các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm có:
- Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên hay thiệt hại đối với các giá trị
nhân thái như: nguồn nước nhiễm các chất độc hại, số lượng độc thực vật suy
giảm…
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Ví dụ như dầu tràn làm cho các ao hồ
bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thủy sản chết hàng loạt. Hoặc khi nguồn nước,
không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc, chất thải của các cơ sở công
nghiệp, bệnh viện làm gia súc, cây cối chết…
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe bị giảm sút; thu nhập thực tế của người bị
thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất, bị giảm sút..Ví dụ: khi môi
trường bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí…) sức khỏe của con người
bị giảm sút… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho khám
bệnh, chữa bệnh, đồng thời thu nhấp của họ bị giảm sút…
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho
những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Thiệt hại về kinh tế hay thiệt hại về các lợi ích thương mại như doanh
thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm khi nằm trong vùng ô nhiễm.
Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc đầu tiên để xem xét việc có phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không. Điều này khác với việc xác


định trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính có thể không căn cứ vào
thiệt hại xảy ra.
b. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật được hiểu là các hành vi không tuân theo các quy
định của pháp luật bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, sự cố
môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ.
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng, phong
phú như sau:
- Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm.
- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu
ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên
nhiên.
- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển
và xử lý chất thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;
vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm thăm dò,
khai thác vận chuyển.
Điều này cho thấy, không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường
đều là hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Không phải bất cứ hành vi vi phạm
pháp luật môi trường nào cũng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chỉ
khi hậu quả của hành vi xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới phát

sinh.
c. Có lỗi của người gây thiệt hại:


Yếu tố lỗi là một điều kiện quan trọng làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Lỗi là trạng thái tâm lý của con người có thể
làm chủ nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Lỗi trong
luật dân sự gồm hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
- Lỗi do hành vi của con người gây ra ô nhiễm môi trường:
+ Các tổ chức, cá nhân thải chất độc hại vào môi trường hoặc cố ý
vi phạm các quy định của pháp luật. Họ nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây
thiệt hại cho môi trường nhưng vẫn cố ý làm. Trường hợp này là lỗi cố ý. Theo
khoản 2 điều 308 thì “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ
hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong
muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.
+ Các cá nhân, tổ chức không cẩn thận trong quá trình sử dụng
phương tiện tiềm ẩn rủi ro hay nguồn nguy hiểm cao độ. Cá nhân, tổ chức không
thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước thiệt hại
có thể xảy ra. Đây là lỗi vô ý. Theo khoản 2 điều 308 thì “Vô ý gây thiệt hại là
trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt
hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
- Lỗi do sự cố môi trường bắt nguồn từ tác động của con người:
Những sự cố môi trường này là sự biến pháp lý tương đối, tức là sự biến
do con người tác động nhưng không kiểm soát được. Hành vi tạo ra sự biến pháp
lý tương đối là hành vi có lỗi và trái pháp luật. Như vậy, lỗi này trong ô nhiễm
môi trường là lỗi vô ý.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định tại
điều 624 BLDS như sau: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm



môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả
trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường chủ yếu liên quan tới tàu chở dầu, kho
chứa dầu… Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ cần xác định thiệt hại
xảy ra là hậu quả của vi phạm pháp luật mà không cần xét đến các yếu tố khác.
d. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết
quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật. Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật
với hậu quả mà hành vi đó gây nên là điều không thể thiếu trong xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên. Việc xác định mối
quan hệ này thường rất khó vì nhiều yếu tố.
- Một thiệt hại xảy ra có thể do nhiều yếu tố.
- Hành vi gây thiệt hại đã xảy ra từ lâu, khó xác định nguyên nhân.
- Một hành vi gây nhiều thiệt hại khác nhau ở các mức độ khác nhau.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do môi trường gây ra:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là một loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại này có thể do hành vi gây ô
nhiễm môi trường hoặc do sự cố môi trường. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường
theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ được xem xét dưới góc độ thiệt hại về
vật chất. Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường cũng
chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất. Theo điều 307 BLDS thì
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật
chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài
sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế
bị mất hoặc bị giảm sút”.


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được chia làm

hai loại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố.
a. Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường:
- Cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại là các hành vi gây ô nhiễm môi
trường:
+ Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi thải vào môi trường các
chất gây ô nhiễm, chất độc làm nhiễm bẩn môi trường.
+ Hành vi gây suy thoái môi trường là hành vi sử dụng, khai thác quá
mức các thành phần môi trường.
- Thiệt hại tính bồi thường bao gồm:
+ Thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm của con người gây ra.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây ra.
- Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường: là các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại
bởi ô nhiễm môi trường do hành vi của người gây thiệt hại.
- Yêu cầu của bên thiệt hại đối với bên gây thiệt hại là:
+ Bồi thường những tổn thất về tài sản, sức khỏe bị xâm hại.
+ Chấm dứt hành vi làm ô nhiễm môi trường.
+ Khắc phục hậu quả đã gây ra, chi trả toàn bộ chi phí cải tạo, sửa chữa.
b. Bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường:
Theo khoản 3 điều 8 Luật bảo vệ môi trường 2005 thì sự cố môi trường là
“tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đổi thất thường của thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng”. Những sự cố này nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người và hoàn toàn bất ngờ.
- Trách nhiệm pháp lý đối với sự cố môi trường:


Những sự cố này là do biến đổi thất thường của thiên nhiên như động đất,
núi lửa, hạn hán… thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Những sự biến hay rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người sẽ làm

phát sinh trách nhiệm pháp lý dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường nói riêng.
- Đặc trưng của bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường:
+ Cơ sở phát sinh: tai biến hoặc rủi ro xảy ra do hoạt động của con người.
+ Đại diện bên bị hại: Cơ quan quản lý môi trường ở địa phương, vừa là
đại diện cho Nhà nước vừa là đại diện cho người bị thiệt hại.
+ Đại diện bên gây hại: Nếu là thiệt hại do hành vi vi phạm thì đại diên là
các tổ chức, cá nhân đã gây ô nhiễm. Nếu là do sự cố môi trường thì do tổ chức
bảo hiểm.
+ Các khoản bồi thường thiệt hại: bồi thường về thiệt hại tới tính mạng,
sức khỏe; bồi thường về tài sản của nhà nước và nhân dân; chịu trách nhiệm chi
trả để tu bổ, khắc phục hậu quả do môi trường nguyên sinh bị hủy hoại…
IV – Thực trạng bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
1. Vụ việc công ty Vedan làm ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải:
Đây là vụ việc gây ô nhiễm môi trường nổi tiếng và mang tính thời sự hiện
nay.
Trong thời gian qua, dư luận cả nước xôn xao về vụ công ty Vedan Việt
Nam đã có những tác động mang tính tiêu cực xâm hại nghiêm trọng đến môi
sinh môi trường mà cụ thể đó là việc Công ty này đã cố ý xả nước thải sản xuất
công nghiệp chưa qua xử lý ra dòng sông Thị Vải, tỉnh Đồng Nai. Dưới góc độ
những người làm công tác trợ giúp pháp lý, thiết nghĩ cần có những chế tài hình
sự nghiêm khắc đủ sức răn đe những hành vi vi phạm pháp luật môi trường để từ
đó bảo đảm quyền, và lợi ích hợp pháp cho người dân.


Công ty Vedan được biết đến là một thương hiệu sản xuất bột ngọt của
Nhật Bản, được Việt Nam cấp giấy phép đầu tư và sản xuất kinh doanh từ năm
1997 với nhà máy sản xuất được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai.
Thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, vừa qua, Cục Cảnh sát bảo vệ
Môi trường đã kiểm tra và phát hiện hành vi vi phạm các quy định tiêu chuẩn về

bảo vệ môi trường của công ty Vedan, đó là việc công ty này đã xây dựng một hệ
thống bể chứa và đường ống dẫn nước thải chưa qua xử lý các chất độc hại ra
môi trường với những van đóng mở liên hoàn nhằm mục đích ban ngày sẽ đóng
kín để che mắt cơ quan chức năng và quần chúng, nhưng ban đêm thì công ty
này đã xả nước thải độc hại chưa qua xử lý ra sông Thị Vải với lưu lượng xả thải
đến 15.000m3/lần, mỗi tuần công ty này tiến hành xả bốn lần. Đây thực sự là
một việc làm hết sức nguy hiểm và xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường, đặc
biệt là môi trường nước. Tuy nhiên sự việc gây nhiều bức xúc này đã bị Cục
Cảnh sát bảo vệ Môi trường phanh phui.
Điều đáng nói ở đây chính là việc sau khi bị bại lộ “trận đồ bát quái” xả
thải tinh vi nói trên thì có những sai phạm của Vedan từ trước đến nay cũng đã
được làm sáng tỏ mà nổi cộm đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp phí bảo vệ
môi trường từ năm 2004 đến nay với tổng mức phí được cộng dồn cho đến nay
lên đến trên 127 tỷ đồng.
Qua những đánh giá và báo cáo ban đầu của các cơ quan chức năng kết
luận đã có đến khoảng 10 km sông Thị Vải bị ảnh hưởng và ô nhiễm bởi tác
động từ nguồn nước thải của công ty Vedan thải ra, tuy nhiên đó mới chỉ là
những báo cáo sơ bộ và những ảnh hưởng trên cũng mới chỉ mang tính trực tiếp
đến môi trường, nếu không nói thì ai cũng có thể nhận định đựợc với một khoảng
thời gian gian lận thải chui nước thải công nghiệp như công ty Vedan đã thực
hiện, với một nguồn nước thải lớn như thế (xấp xỉ 10.000m3/ngày), thì những
ảnh hưởng trực tiếp và trước mắt chỉ là bề nổi của sự việc, còn phía sau nó là


những hậu quả gián tiếp và lâu dài đối với môi sinh, môi trường của khu vực
sông Thị Vải và đông đảo nhân dân sinh sống chung quanh chắc chắn là không
hề nhỏ.
Toàn bộ 1.255 hồ sơ kiện Vedan của nông dân đang được huyện Tân
Thành quản lý sẽ được chuyển cho đoàn Luật sư tỉnh để nghiên cứu, đồng thời sẽ
kiện Vedan bồi thường gần 220 tỷ đồng như con số thống kê của Ban chỉ huy

thống kê thiệt hại về kinh tế và môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tính toán.
Trong những ngày tới, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ phối
hợp hướng dẫn các hộ dân làm giấy ủy quyền cho luật sư thay họ khởi kiện.
Ngày 27/7luật sư sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang Tòa án Nhân dân huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chính thức khởi kiện Vedan.Trước đó, Viện Tài
nguyên và Môi trường đã thẩm định, đánh giá mức thiệt hại của người dân huyện
Tân Thành do Vedan gây ra là gần 55 tỷ đồng. Ngày 9/4, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đã có công văn yêu cầu Vedan bồi thường số tiền trên, nhưng sau đó, Vedan đã
đề nghị mức hỗ trợ cho nông dân huyện Tân Thành chỉ là 10 tỷ đồng.
Kết luận cuối cùng: Chiều ngày 9/8/2010, tại trụ sở UBND TP.HCM do
Bộ TN&MT chủ trì, Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Vedan) đã chấp
nhận bồi thường 100% thiệt hại cho nông dân TP.HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu theo con số thống kê của Viện TN&MT thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.
Cụ thể: bồi thường cho Bà Rịa – Vũng Tàu 53,619 tỷ đồng; TP.HCM là 45,74 tỷ
đồng. Riêng con số thiệt hại của tỉnh Đồng Nai mà Viện TN&MT xác định là
119,581 tỷ đồng, sẽ được các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và Vedan cùng
xem xét, tính toán lại.
Từ thực tế của những sự việc nêu trên, chúng ta có thể đánh giá Vedan là
một doanh nghiệp làm ăn thiếu nghiêm túc và không minh bạch, họ đã không chỉ
vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mà đáng nói là họ dã có
những hành vi vi phạm pháp luật, vì lợi nhuận có được, công ty này đã bất chấp


tất cả mọi thủ đoạn, kể cả việc vi phạm pháp luật, xâm phạm về tiêu chuẩn an
toàn môi trường, vi phạm đạo đức…đó là những việc làm không thể tha thứ
được. Do đó, việc công ty Vedan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
những người dân bị hại là hoàn toàn đúng.
2. Các vụ việc gây ô nhiễm môi trường khác:
Trong phạm vi cả nước, các hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi
trường đang ngày càng nhiều và gây thiệt hại mức độ ngày càng lớn.

Thành phố Hải Phòng có thể coi là những “điểm đen” trong công tác bảo
vệ môi trường. Tại các cảng biển, lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm môi
trường phối hợp với Hải quan Hải Phòng phát hiện nhiều vụ nhập khẩu sắt,
quặng phế liệu lẫn các tạp chất nguy hại cho môi trường, các phế thải độc hại,
các loại động vật hoang dã, quý hiếm và các loại vật phẩm của chúng. Trong lĩnh
vực tài nguyên, khoáng sản, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ vi phạm về
khai thác cát, đá tại các cụm công nghiệp của các huyện Thủy Nguyên, An Lão.
Quy trình, thủ tục khai thác không bảo đảm, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Chẳng hạn, Công ty TNHH Triệu Phú do Nguyễn Văn Triệu (trú tại xã An Sơn,
huyện Thủy Nguyên) làm giám đốc khai thác, chế biến đá vôi trong khu vực
nhưng không có giấy phép. Tàu HD 1294 do ông Trần Đình Dũng ở thôn Cốc
Tràng, xã Chiến Thắng (An Lão) hút cát trái phép dưới lòng sông Văn Úc…Một
số vi phạm liên quan đến quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải. Lực lượng chức
năng kiểm tra kho bãi của Công ty TNHH Hùng Hưng kinh doanh xăng dầu, địa
chỉ tại chân cầu Kiền, xã An Hồng (An Dương) phát hiện 24 tấn dầu thải, không
có báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải nguy hại không theo
quy định…
Các vi phạm được phát hiện tại nhiều khu, cụm công nghiệp phổ biến là gây ô
nhiễm đất, nước, không khí, quản lý chất thải không đúng quy định. Công ty
TNHH Đức Anh tại cụm công nghiệp Vĩnh Niệm xả nước thải vượt quá tiêu


chuẩn cho phép ra môi trường. Công ty TNHH LIVAX trong KCN Đồ Sơn quản
lý chất thải không đúng quy định. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trường
Sơn tại xã Kênh Giang (Thủy Nguyên) không có giấy phép xả thải… Mới đây,
thanh tra Sở Tài nguyên- Môi trường phối hợp với thanh tra Bộ Tài nguyên- Môi
trường thanh tra công tác bảo vệ môi trường tại các KCN Tràng Duệ, Nomura
Hải Phòng, Đồ Sơn, Nam Cầu Kiền phát hiện nhiều vi phạm. Các vi
phạm thường thấy là không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn các chất thải
nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác, không bố trí nơi an toàn để

lưu giữ tạm thời các chất thải nguy hại; không đóng gói, bảo quản chất thải nguy
hại theo từng chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng
các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi
trường, không dán nhãn theo quy định; xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về chất thải; thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong
báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…
Lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an thành phố
phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện, điều tra, xác minh 363 vụ vi
phạm pháp luật về môi trường, hoàn thành xử lý 311 vụ; phạt vi phạm hành
chính hơn 855 triệu đồng. Trong đó, riêng lực lượng phòng, chống tội phạm môi
trường phát hiện 132 vụ, phạt vi phạm hành chính 759.650.000 đồng; phối hợp
với đoàn kiểm tra liên ngành xử lý 146 cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 10 cơ sở,
phạt hành chính 113,4 triệu đồng.
Tại Phú Thọ: Vụ việc của công ty Miwon tháng 4 - 2008 cũng với hành vi
cố ý gây ô nhiễm nguồn nước nhưng mức độ được cho là không nghiêm trọng
như của Vedan, thế nhưng Miwon đã phải chấp nhận một hình thức xử lý rất
nghiêm khắc và đúng pháp luật của UBND tỉnh Phú Thọ lúc đó là đóng cửa vĩnh
viễn.


V – Bình luận những vướng mắc và giải pháp:
1- Về xác định thiệt hại:
a – Chưa xác định thiệt hại từng thành phần của môi trường:
Hiện nay, điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định chi tiết về xác
định thiệt hại như sau:
- Có 3 mức độ thiệt hại: có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng và suy giảm
đặc biệt nghiêm trọng.
- Xác định giới hạn, diện tích khu vực, vùng bị thiệt hại.
- Xác định thành phần môi trường bị suy giảm.

Thiệt hại là yếu tố quan trọng nhất để xác định và tính mức bồi thường
thiệt hại. Do vậy phải tính toán cụ thể sự thiệt hại. Hiện tại, pháp luật chưa có
các quy định để lượng hóa các mức độ suy thoái môi trường nên việc xác định
mức độ suy giảm mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính. Quy định pháp luật chỉ
nêu rằng phải xác định từng thành phần môi trường bị thiệt hại, mức đọ suy giảm
mà không chỉ rõ các thành phần đó là thành phần nào. Vì vậy, quy định pháp luật
cần có hướng dẫn cụ thể về các thành phần môi trường bị thiệt hại được xem xét,
đánh giá.
b – Pháp luật không chỉ ra tiêu chí phân loại thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường. Điều này làm cho việc xác định thiệt hại diễn ra khó khăn.
2- Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
a – Nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường không được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005.
Tại điều 605 BLDS 2005 thì quy định rằng thiệt hại phải được bồi thường
toàn bộ và kịp thời. Điều 616 BLDS thì quy định: “Trong trường hợp nhiều
người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người
bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác


định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ
lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”.
Tuy nhiên, có thể thấy nếu áp dụng điều 616 để xác định trách nhiệm của
mỗi tổ chức gây ô nhiễm thì không phù hợp. Bởi vì, thiệt hại là yếu tố quyết định
để xác định mức bồi thường. Các doanh nghiệp có chung lỗi nhưng mức độ gây
thiệt hại khác nhau. Vì vậy không thể chia đều trách nhiệm bồi thường giữa các
tổ chức gây ô nhiễm. Việc xác định trách nhiệm của từng tổ chức là hết sức cần
thiết và cần có cơ sở pháp lý cụ thể để điều chỉnh.
3- Về thời hiệu khởi kiện
Điều 160 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không
áp dụng trong những trường hợp sau đây: Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình

thức sở hữu nhà nước; Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà
nước; Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.
Điều 607 BLDS 2005 lại quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”.
Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với các
thành phần môi trường quan trọng: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng thềm lục địa, vùng trời…đều thuộc sở
hữu toàn dân”.
Theo các quy định trên thì thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại do ô nhiềm môi trường:
- Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt
hại với các thành phần môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
- Nếu yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản thì thời hiệu khởi kiện là2
năm kể từ khi quyền, lợi ích hợp pháp đối với tài sản bị xâm hại.
Từ đó có thể thấy:


Thứ nhất, các quy định trên không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với
thiệt hại về môi trường tính mạng có những ưu điểm và khuyết điểm. Một mặt,
quy định này rất có lợi cho người bị hại, có giá trị thực tiễn do hậu quả thiệt hại
về môi trường là tiềm ẩn và lâu dài. Mặt khác, quy định này cũng gây khó khăn
trong quá trình giải quyết tranh chấp vì các chất gây ô nhiễm biến đổi theo thời
gian, môi trường cũng thay đổi dẫn đến các số liệu, chứng cứ không khách quan
và chính xác.
Thứ hai, quy định về thời hiệu khởi kiện là 2 năm là quá ngắn. Trong khi
đó, việc chứng minh thiệt hại do ô nhiễm môi trường rất khó khăn và tốn nhiều
thời gian. Thực tế là người dân đến nộp đơn khởi kiện thì đã hết thời hiệu.
4- Về quyền khởi kiện đòi bồi thường:
Đối với bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, pháp luật

vẫn chưa quy định rõ về quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Hai
chủ thể bị xâm hại từ ô nhiễm môi trường là người dân và Nhà nước.
Pháp luật cần quy định Nhà nước có quyền khởi kiện đối với thiệt hại do ô
nhiễm môi trường là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường mà các
thành phần môi trường này thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện.
Pháp luật cũng cần ghi nhận cơ chế đại diện để người bị thiệt hại có thể ủy
quyền cho một cá nhân, tổ chức có khả năng đại diện cho mình trong trường hợp
một vụ ô nhiễm môi trường gây thiệt hại đến những người này.


MỤC LỤC



×