Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.69 KB, 5 trang )

Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn
thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công viêc:
Thành lập thôn A, xã B thuộc huyện C, tỉnh D.
1. Xác định Chủ thể ban hành: Chủ tịch UNBN tỉnh D
Hiện nay, pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản
pháp luật như các cơ quan quyền lực, hành chính, kiểm sát, xét xử; người đứng đầu và
một số công chức khác của các cơ quan nhà nước; tổ chức xã hội hoặc cá nhân được ủy
quyền quản lí nhà nước đối với một số việc cụ thể (công đoàn hoặc người chỉ huy tàu
biển…). Chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn bản pháp
luật. Nếu văn bản được ban hành bởi một cá nhân hay tổ chức mà pháp luât không quy
định về thẩm quyền thì văn bản đó không có hiệu lực pháp luật.
Khoản 9, Điều 95 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ
quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới
hành chính: Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định.
Điểm b, khoản 1, Điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định
nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh: “Quyết định các vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều
124 của Luật này”
Đối với Điều 124 yêu cầu UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối
với một số vấn đề, trong đó có: việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính ở địa phương. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Thông tư số
04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân
1


phố thì : Thôn không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng
dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn.
Vậy nên vấn đề thành lập thôn A, xã B thuộc huyên C, tỉnh D vẫn thuộc quyền
quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.


2. Loại văn bản pháp luật: Văn bản áp dụng pháp luật dạng Quyết định.
Theo khoản 7, Điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm
vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh gồm: Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vậy loại văn bản được xác định là Chỉ thị hoặc Quyết
định.
Đối với vấn đề thành lập thôn trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ ra Quyết
định, bởi theo quy định tại Điều 13 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
HĐND và UBND năm 2004 Quyết định của UBND tỉnh được ban hành bao gồm: để
xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh.
Trong khi đó, tại Điều 14 của Luật này cũng quy định: Chỉ thị của UBND cấp tỉnh
được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra
hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND, UBND cấp dưới trong việc
thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND cùng cấp và quyết định
của mình.
Xét thấy việc thành lập thôn là vấn đề quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh
nên Chủ tịch UBND tỉnh sẽ ra Quyết định.
3.Căn cứ pháp lí.
Do văn bản pháp luật không có những quy định cụ thể nên để việc viện dẫn cơ sở
pháp lí của các văn bản áp dụng pháp luật được đúng đắn, ta cần dựa trên những nguyên
tắc nhất định:
- cơ sở pháp lí của dự thảo là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp
luật trực tiếp liên quan tới chủ thể dự thảo.
2


- cơ sở pháp lí của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản đang có hiệu lực pháp
luật vào thời điểm văn bản đó được ban hành, trừ trường hợp đặc biệt.
Dựa vào các nguyên tắc trên, về việc triển khai công tác bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn thành phố, để soạn thảo được văn bản ta cần dựa trên cơ sở pháp
lí như sau:

- Một, Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2003. Đây là văn bản quy định về thẩm quyền giải quyết và hướng giải quyết
đối với việc. Cụ thể là căn cứ vào Điều 127 về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh.
- Hai, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân năm 2004 vì đây là căn cứ chứng minh hiệu lực của văn bản Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 nêu trên.
- Ba, căn cứ Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 13/8/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn
về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố vì đây là văn bản nhằm hướng dẫn tổ chức
và hoạt động của thôn sau khi được thành lập
- Bốn, Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập thôn A vì theo quy
định tại khoản 6, Điều 8 Thông tư 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tổ
chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định: Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới.

3


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH D
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: …/…/QĐ-CTUBND

D, ngày… tháng…năm…


QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP THÔN A, THUỘC XÃ B, HUYỆN C
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH D
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03
tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 13/8/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tổ
chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số... ... /.../NQ – HĐND ngày...tháng...năm ... của HĐND tỉnh về
việc thành lập thôn A;
Xét đề nghị của UBND huyện C tại Tờ trình số …/TTr-UBND ngày…tháng…năm… ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số …/TTr-SNV ngày…tháng…năm… ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập thôn A, thuộc xã B, huyện C trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
hộ gia đình của các thôn A1, A2, A3 gồm: 1,3 ha đất tự nhiên và 95 hộ gia đình của thôn
A1; 1,8 ha đất tự nhiên và 150 hộ gia đình của thôn A2; 0,9 ha đất tự nhiên và 70 hộ gia
đình của thôn A3.
Thôn A có 04 ha đất tự nhiên và 315 hộ gia đình.
4


Địa giới thôn A được xác định: Phía Bắc giáp thôn M thuộc xã B, phía Đông giáp
thôn N thuộc xã B xã B; phía Nam giáp thôn Q xã E; phía Tây giáp thôn P thuộc xã B.
Sau khi thành lập thôn A thì xã B, huyện C sẽ có 06 thôn như sau:
1. Thôn 01

167 hộ

2. Thôn 02


420 hộ

3. Thôn 03
4. Thôn 04
5. Thôn A

22 hộ
163 hộ
315 hộ

629 khẩu

1780 khẩu
85 khẩu
651 khẩu
970 khẩu

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện C, Chủ tịch
UBND xã B và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục KTVBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;

- Sở Nội vụ (4 bản), Sở Tư pháp;
- Phòng VV huyện C;
- Lưu VT, NC.

5



×