Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Luật thương mại module 1 phân tích đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh anh, chị giải thích rõ quy định tại điểm đ khoản 2 điều 134 luật doanh nghiệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.85 KB, 3 trang )

A. MỞ ĐẦU
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp lần đầu tiên được ghi nhận ở Luật Doanh
nghiệp năm 1999. Những quy định về loại hình công ty này một lần nữa được thể hiện rõ hơn
hơn trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Vậy công ty hợp danh có những đặc điểm pháp lí
nào, trách nhiệm liên đới của các thành viên hợp danh được hiểu ra sao? Em xin làm rõ hơn
những vấn đề này dưới đây.
B. NỘI DUNG
I. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quan niệm về khái niệm công ty hợp danh ở Việt Nam
hiện nay được xây dựng dựa trên những đặc điểm của loại hình công ty này được quy định tại
Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó công ty hợp danh có các đặc điểm pháp lí sau :
Thứ nhất, phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể
có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản trong công ty hợp danh, là điều kiện cần
thiết và tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh. Về số lượng thành viên, công ty hợp
danh Việt Nam quy định số thành viên hợp danh tối thiểu là hai, quy định này giống như hầu
hết các quốc gia. Công ty hợp danh phải hoạt động dưới tên gọi riêng, tên gọi mang ý nghĩa
đặc trưng của loại hình công ty đối nhân.
Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức,
hoặc cá nhân.
Thứ hai, thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên hợp
danh là tư cách cá nhân, nghĩa là các tổ chức, pháp nhân, hộ gia đình, các hội khác không thể
trở thành thành viên hợp danh.
Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là
trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình hiện có và sẽ có trong tương lai (tài sản đầu tư
vào kinh doanh và tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh).
Thành viên hợp danh đã chịu trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh thì không thể


chịu trách nhiệm vô hạn trong doanh nghiệp tư nhân hay trong một công ty hợp danh khác.
Trách nhiệm của thành viên hợp danh phát sinh ngay từ khi đăng ký trở thành thành viên công
ty, chịu trách nhiệm kể cả khi chưa được hưởng lợi nhuận và kéo dài đến khi thực hiện xong
các nghĩa vụ, kể cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên.
1


Thứ ba, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Là thành viên của công ty đối nhân, nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ trách nhiệm
tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Chính điều này là lý do cơ bản dẫn đến thành
viên góp vốn có tư cách pháp lý khác với thành viên hợp danh.
Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty, tức là chịu trách nhiệm hữu hạn, không liên đới.
Luật Doanh nghiệp không quy định thành viên góp vốn phải là cá nhân, do đó ngoài cá
nhân, thì các tổ chức, pháp nhân, các hội đều có quyền góp vốn và trở thành thành viên trong
công ty hợp danh (loại trừ những trường hợp tại khoản 4 Điều 13 luật Doanh nghiệp)
Thứ tư, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh.
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký
kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội
dung hồ sơ đăng ký kinh doanh (1). Hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty hợp danh được quy
định tại điều 17 Luật Doanh nghiệp 2005. Sau khi cơ quan đăng kí kinh doanh xem xét hồ sơ
và cấp giấy chững nhận đăng kí kinh doanh, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh mới
hình thành.
Thứ năm, trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại
chứng khoán nào.
Theo chế độ quản lí về tài sản, là loại hình công ty đối nhân, công ty hợp danh không
được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn trong công chúng. Khi
thành lập công ty, các thành viên phải góp vốn vào vốn điều lệ của công ty. Bản chất của công

ty hợp danh là đối nhân - con người là quan trọng, còn vốn không phải là điều quan trọng
nhất. Lịch sử ra đời của nó là những người thân quen với nhau, tin tưởng nhau nên tập hợp lại
làm công ty. Do đó một tập quán được hình thành, đó là hạn chế người ngoài tham gia vào
công ty, trong khi phát hành chứng khoán có thể xem là một dạng kết nạp thành viên mới.
II. Trách nhiệm liên đới của thành viên hợp danh
Điểm đ khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định thành viên hợp danh
có nghĩa vụ:“Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản
của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty”.
Trách nhiệm liên đới ở đây được hiểu là trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp
danh với nhau. Trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh thể hiện ở chỗ một khi
thành viên hợp danh thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ của công ty thì
thành viên này đã làm cho tất cả các thành viên hợp danh khác trong công ty được giải thoát
1

(1)Theo khoản 1 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2005

2


khỏi món nợ đó. Ngược lại, nếu một thành viên hợp danh không thể thực hiện được nghĩa vụ
trả nợ thì các thành viên hợp danh còn lại có trách nhiệm cùng nhau trả hết số nợ đó.
Trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh còn ràng buộc thành viên hợp danh ngay cả
khi thành viên đó đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh (2).
Ví dụ minh hoạ: A, B, C là thành viên của Công ty hợp danh X; trong đó A, B là thành
viên hợp danh, C là thành viên góp vốn, vốn điều lệ của công ty là 1,4 tỉ. Số vốn góp gồm:
A=600 triệu, B=400 triệu, C=400 triệu (đơn vị :VND) Điều lệ công ty X quy định trách nhiệm
trả nợ đối với các thành viên hợp danh tính theo tỉ lệ phần trăm số vốn góp. Sau quá trình hoạt
động công ty nợ 2,7 tỉ. Tài sản còn lại của công ty còn 700 triệu.
Tài sản dân sự của A là : 800 triệu.
Tài sản dân sự của B là : 1,5 tỉ.

Tài sản dân sự của C là : 600 triệu.
Trường hợp trên sẽ được giải quyết như sau :
A, B phải thanh toán nốt 2 tỉ còn lại vì A, B là thành viên hợp danh. Họ phải cùng chịu
trách nhiệm với 2 tỉ nợ này. C là thành viên góp vốn nên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, tức là 400 triệu. Vì thế trong trường hợp
này C đã mất 400 triệu và không phải chịu thêm trách nhiệm trả nợ nào nữa.
Theo điều lệ công ty, trách nhiệm trả nợ của các thành viên hợp danh tính theo phần trăm
vốn góp, tỉ lệ góp vốn trong trường hợp này là 6 : 4
A phải thanh toán : 1,2 tỉ (chỉ trả được 700 triệu trong khả năng hiện tại)
B phải thanh toán : 800 triệu (có thể trả được)
Số nợ phải trả còn lại là 500 triệu và A không có khả năng thanh toán số nợ này.
B phải có nghĩa vụ trả hộ A nốt 500 triệu còn lại. (B sau đó sẽ đòi lại số tiền 500 triệu đó
từ A theo Luật Dân sự 2005).
Như vậy, yếu tố nhân thân của các thành viên hợp danh luôn giữ vai trò quan trọng, là cơ
sở cho trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh trong việc thanh toán số nợ mà công
ty không đủ khả năng trang trải.
C. KẾT LUẬN
Các quy định của Luật doanh nghiệp về công ty hợp danh và các thành viên hợp danh
trong chế độ chịu trách nhiệm tài sản có lẽ vẫn khá mới mẻ đối với nhiều người. Việc nắm
vững những quy định đó sẽ là yêu cầu cơ bản để các nhà đầu tư, nhà kinh doanh lựa chọn hình
thức công ty phù hợp và đảm bảo chấp hành tốt những quy định của pháp luật khi lựa chọn
công ty hợp danh cho hoạt động kinh doanh của mình.

2

(2) Theo khoản 5 điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2005

3




×