Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghi ngờ vợ có con với người tình, h đã giết chết đứa con mà vợ vừa sinh được 3 ngày h bị tòa án xử phạt 12 năm tù về tội giết người theo quy định tạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.06 KB, 15 trang )

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
Xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã kéo theo đó
là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội . Dưới nhiều hình thức, tính chất khác nhau các
tội phạm đã thực hiện hành vi vi phạm xâm hại đến các mối quan hệ trong đó tiêu
biểu là quan hệ nhân thân. Để có biện pháp đấu tranh loại tội này có hiệu quả trước
tiên thì ta phải hiểu rõ dấu hiệu pháp lý của từng loại tội, phải phân biệt được tội
này với tội kia. Có như vậy mới định tội danh và định khung hình phạt được chính
xác. Liên quan đến vấn đề này nhóm chúng em xin chọn đề bài “ Nghi ngờ vợ có
con với người tình, H đã giết chết đứa con mà vợ vừa sinh được 3 ngày. H bị
tòa án xử phạt 12 năm tù về tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS”.
Trong bài tập nhóm này, nhóm chúng em xin lần lượt trả lời các câu hỏi đặt ra
trong tình huống.

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.Phân loại đối với tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS
Tội phạm được hiểu theo nghĩa khách quát nhất là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, những hành vi
phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Căn cứ vào
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam phân
tội phạm thành các loại tội phạm khác nhau và được quy định cụ thể trong khoản 3 Điều
8 BLHS. Để cá thể hóa trách nhiệm hình sự, xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm
hình sự phù hợp với tội mà họ thực hiện thì tội phạm được phân thành bốn loại: tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng.
Theo bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm được quy định v ới n ội
dung:
“.... Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không l ớn cho xã h ội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội


phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nh ất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; t ội ph ạm r ất nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nh ất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội ph ạm đ ặc bi ệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà m ức cao nh ất c ủa
khung hình phạt đối với tội ấy là trên m ười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình……” (Khoản 3 Điều 8 BLHS 1999).
Như vậy, theo khoản 3 Điều 8, để xác định một hành vi phạm tội thuộc loại
tội phạm gì, ta có hai căn cứ là: căn cứ về tính nguy hiểm cho xã hội (dấu hiệu về
mặt nội dung chính trị, xã hội của tội phạm ấy) và căn cứ theo mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy ( dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý - tính phải chịu
hình phạt của tội phạm).
2


Cụ thể, tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không l ớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù, t ội
phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà m ức cao nh ất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; t ội ph ạm r ất nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà m ức cao nh ất c ủa khung
hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc bi ệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà m ức cao nh ất c ủa
khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình. Đối chiếu với tình huống trên,tội phạm mà H th ực hi ện là t ội gi ết ng ười
(cụ thể ở đây là tội giết trẻ em) được quy định tại Khoản 1 Điều 93 BLHS:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
……”
Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt ở Khoản 1, Điều 93 này là
tù chung thân hoặc tử hình.
Khi xem xét xác định loại tội phạm thì ta phải căn c ứ vào m ức cao nh ất
của khung hình phạt trong các điều khoản của luật quy định, ch ứ không d ựa
vào phán quyết mà tòa án đưa ra cho người phạm tội.
Ớ đây, tòa án chỉ xử H 12 năm tù, nhưng theo khoản 1 điều 93 BLHS quy
định: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, th ì bị
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử h ình:….” Mà
H đã vi phạm phải điều c khoản 1 điều 93 BLHS. Căn c ứ vào khái ni ệm t ội
3


phạm tại khoản 3 điều 8 BLHS . Nên ta kết luận H là tội ph ạm đ ặc bi ệt
nghiêm trọng.

2. Có thể dựa vào hình phạt 12 năm tù Tòa án đã tuyên đối với H để
xác định loại tội phạm mà H đã thực hiện không? Tại sao?
Không thể dựa vào hình phạt 12 năm tù tòa Án đã tuyên đối với H để xác
định loại tội phạm mà H đã thực hiện.
Vì: Các chủ thể thực hiện tội phạm khác nhau vẫn có thể chịu mức hình
phạt như nhau. Vì vậy, muốn xác định loại tội phạm mà H đã thực hiện phải dựa
vào khung hình phạt mà tòa Án quy định cho H chứ không phải là mức hình phạt
là 12 năm tù.
Như đã xác định ở trên thì tội mà H thực hiện thuộc loại tội đặc biệt nghiêm
trọng. Cách phân loại như vậy hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 3 điều 8,
và điều 93 BLHS. Đặc biệt trong thực tế có có rất nhiều trường hợp cho rằng để
phân loại một hành vi phạm tội thuộc loại tội gì có thể căn cứ vào mức hình phạt

mà tòa án tuyên trên thực tế. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS “
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân hoặc tù tử hình.”
Từ quy định trên ta thấy cách phân loại tội đối với một hành vi phạm tội
chính là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy được quy định
trong luật hình sự chức không phải căn cứ vào mức hình phạt do tòa án phán quyết.
vì vậy đối với hành vi giết người của H thì theo khoản 1 điều 93 kết hợp với
khoản 3 điều 8 sẽ thuộc vào tội đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp nếu dựa vào phán quyết của tòa án đối với hành vi giết người
của H thì mức hình phạt ở đây là 12 năm, và khi đó nó sẽ không còn thuộc vào loại
tội đặc biệt nghiêm trọng mà sẽ chỉ là tội rất nghiêm trọng.

4


Cách phân loại như vậy sẽ làm gây ra sự mâu thuẫn giữ các quy định với
nhau trong cùng một bộ luật. Bởi sự xác định dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý biểu
hiện ở mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là kết quả của quá trình đánh giá đầy
đủ và toàn diện của các nhà làm luật về sự cần thiết khách quan của các biệt pháp
TNHS đối với những hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hộ khác nhau . Nhưng khi đã được xác định, khung hình phạt cũng trở thành dấu
hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các nhóm tội phạm với nhau, không
phù thuộc vào mức hình phạt cụ thể đã được áp dụng. Việc dựa vào mức hình phạt
12 năm để xác định loại tội của H sẽ dẫn đến tình trạng là hành vi giết người của H
chỉ là tội rất nghiêm trọng giống các tội phạm rất nghiêm trọng khác trong khi đó
hậu quả mà hành vi giết người ở đây gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã
hôi chứ không chỉ là rất lớn. Mặt khác trong xét xử để đưa ra một mức án cụ thể thì
tòa án còn kết hợp cả các yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ, yếu tố nhân thân,...chính vì
vậy khồng thể dựa vào hình phạt 12 năm tù Tòa án đã tuyên đối với H để xác định

loại tội phạm mà H đã thực hiện.

3. Giả sử H là người Hàn Quốc sang Việt Nam lấy vợ thì H có phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam không? Tại
sao?
Hành vi phạm tội của A có bị xử lí theo bộ luật hình sự Việt Nam.
- Giải thích: Về mặt lí luận, đạo luật hình sự Việt Nam có hiệu lực trong
không gian nhất định và đối với một số người nhất định. Tội phạm được coi là thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một trong những giai đoạn thực
hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là, tội phạm ấy được
bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Khoản 1 điều 5 BLHS
quy đinh:" Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện
trên lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam". Như vậy, theo nguyên tắc lãnh thổ
nói trên, đạo luật hình sự Việt Nam có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội
5


được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người thực hiện tội phạm là công dân
Việt Nam, người nước ngoài hay là người không quốc tịch. Áp dụng vào tình
huống này, ta thấy H đã có hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, " H đã giết
chết đứa con mà vợ vừa sinh được 3 ngày ".
- Nguyên tắc lãnh thổ có biệt lệ đối với người nước ngoài được hưởng quyền
đặc miễn tư pháp theo luật quốc tế. Nếu những người phạm tội này phạm tội ở Việt
Nam thì vấn đề trách nhiệm của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao với
chính phủ nước họ.
Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự quy đinh:" Đối với người nước ngoài phạm
tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được
hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự
theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc theo tập quan quốc tế thì vấn đề trách

nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao". Thông thường
những người được hưởng các quyền đặc miễn tư pháp là những người đứng đầu
nhà nước, các thành viên chính phủ, những người đứng đầu chính phủ, những
người đứng đầu các cơ quan ngoại giao như đại sứ, tham tán đại sứ, bí thư, tuỳ
viên,… Theo tục lệ quốc tế thì vợ chồng hoặc con chưa thành niên của những
người kể trên cũng được hưởng quyền đặc miễn tư pháp. H trong tình huống này
không thuộc những trường hợp kể trên nên không được hưởng quyền đặc miễn tư
pháp.
Theo điều kiện, nếu H là người Hàn Quốc, hành vi phạm tội của H xảy ra ở
Việt Nam và H không thuộc trường hợp quy định ở khoản 2 Điều 5 thì H vẫn bị
xử lý theo LHS-VN. Trường hợp H là đối tượng thuộc khoản 2 Điều 5 BLHS, khi
đó TNHS của H sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Kết luận:

Hành vi phạm tội của H có bị xử lí theo Bộ luật hình sự Việt

Nam.

6


4. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm mà H đã
thực hiện.
Khách thể: Theo Luật Hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi
là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự là những quan hệ đã được xác định tại khoản
1 Điều 8 BLHS năm 1999:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,

an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
Hành vi bị coi là tội phạm theo luật Hình sự Việt Nam là hành vi gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội được xác định tại
Điều 8 BLHS năm 1999. Những quan hệ xã hội đó là khách thể của tội phạm trong
trường hợp chúng bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ nhất định.
Trong trường hợp này, vì nghi ngờ vợ có con với người tình, H đã giết chết
đứa con mà vợ mới sinh được 3 ngày, hành vi này gây thiệt hại về tính mạng con
người. Như vậy H đã phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS năm
1999. Do đó, hành vi phạm tội của H đã xâm hại tới quan hệ nhân thân.
Như vậy, có thể kết luận là khách thể của tội phạm mà H đã thực hiện là
quan hệ nhân thân.

7


* Đối tượng tác động.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể tội phạm, bị
hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Như đã nói ở trên, hành vi mà H thực hiện là giết chết đứa con mà vợ mới
sinh được 3 ngày, tức là hành vi tước đoạt tính mạng con người, xâm hại đến quan
hệ nhân thân được pháp luật hình sự bảo vệ. Vì vậy, đối tượng tác động của tội
phạm trong trường hợp này là con người, cụ thể ở đây là đứa con.

8


KẾT LUẬN

Qua tình huống trên chúng ta càng thấy rõ được mức độ, tính chất nguy hiểm
ngày càng gia tăng của các loại tội phạm. Đằng sau một nền kinh tế đang phát, hội
nhập với nền kinh tế thế giới, nền công nghiệp ngày càng phát triển, đời sống kinh
tế cũng ngày càng được nâng cao thì còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội , ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, nó đồng nghĩa với việc
cần phải có một cơ chế quản lí tốt, tránh cho việc gia tăng các vi phạm pháp luật,
hướng đến mục tiêu toàn Đảng toàn dân, đồng thời mỗi người cũng tự nêu cao tinh
thần trách nhiệm của mình, tuân thủ theo những quy định của pháp luật để xây
dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hơn.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam 1. Trường Đại học Luật Hà
Nội.NXB công an nhân dân 2011
2. Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999
3. />4. />5. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, nxb, CNND,Hà Nội
2008
6. Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam( đã được sửa
đổi bổ sung ngày 19/6/2009), NXB lao động xã hội, Hà Nội
7. “Hỏi đáp về các tội phạm xâm hại sở hữu” Nxb Chính trị quốc gia hà Nội

8. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (Phần
chung), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005.

9. Viện khoa học pháp lí - Bộ tư pháp, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam
năm 1999, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001

10.


/>
prn1/523622_125835344234625_1547752774_n.jpg

10


PHỤ LỤC

11


1.Vụ án đau lòng xảy ra khi Đào Văn Lệ (SN 1968), ở Duy Tân - Kinh Môn
(Hải Dương) giết chết chính con trai mình là Đào Văn Tiến (SN 1991).

2.Trong những ngày cận Tết Nguyên đán, cái chết thương tâm của cháu
bé 3 tuổi vì món nợ tiền gà của bố mình với gã hàng xóm đã khiến không ít
người phải xót xa.

12


3.Tên giết người Phạm Vũ điên cuồng giết vợ mang bầu và con gái 13
tuổi vì nghi ngờ vợ ngoại

13


MỤC LỤC


Tội phạm được hiểu theo nghĩa khách quát nhất là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, những
hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác
nhau. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp
luật hình sự Việt Nam phân tội phạm thành các loại tội phạm khác nhau và
được quy định cụ thể trong khoản 3 Điều 8 BLHS. Để cá thể hóa trách nhiệm
hình sự, xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình sự phù hợp với tội
mà họ thực hiện thì tội phạm được phân thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.2
Như vậy, theo khoản 3 Điều 8, để xác định một hành vi phạm tội thuộc loại tội
phạm gì, ta có hai căn cứ là: căn cứ về tính nguy hiểm cho xã hội (dấu hiệu về
mặt nội dung chính trị, xã hội của tội phạm ấy) và căn cứ theo mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy ( dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý - tính
phải chịu hình phạt của tội phạm).........................................................................2
Cụ thể, tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù, tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
14


Đối chiếu với tình huống trên,tội phạm mà H thực hiện là tội giết người (cụ
thể ở đây là tội giết trẻ em) được quy định tại Khoản 1 Điều 93 BLHS:...........3

15




×