Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những vấn đề pháp lý cơ bản trong pháp luật về thị trường nội khối của liên minh châu âu (EU) điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.69 KB, 5 trang )

1

MỞ BÀI
Thị trường nội khối châu Âu là yếu tố phát triển nhất của sự hội nhập siêu quốc gia khu
vực châu Âu. Mô hình này đã thành công trong một thời gian dài và có thể trở thành mô hình hội
nhập kinh tế kiểu mẫu cho các khu vực trên thế giới. Pháp luật của thị trường nội khối châu Âu là
một phần của luật pháp Liên minh châu Âu, không chỉ đơn thuần bao gồm một khung thể chế mà
còn bao gồm luật nội dung về hội nhập châu Âu. Đề tài dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản trong pháp luật về thị trường nội khối của Liên minh
châu Âu (EU) điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế.

NỘI DUNG
1. Mục tiêu, chính sách của pháp luật về thương mại hàng hóa quốc tế trong EU:
Định hướng tổng thể của chính sách thương mại của EU đóng một vai trò quan trọng trong
việc mở cửa thị trường thế giới và giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Chính sách
thương mại nội khối của liên minh Châu Âu EU tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị
trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải
quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế
xã hội của các nước thành viên.
Với hai mục tiêu chính, đó là (1) hạ thấp các rào cản đối với xuất khẩu hàng hóa và đầu tư
của EU thông qua đàm phán và giải quyết tranh chấp khi cần thiết; (2) tạo thuận lợi cho các nhà
kinh doanh của các nước thứ ba nhập khẩu vào EU (đặc biệt là từ các nước đang phát triển), có
thể nói pháp luật điều chỉnh thương mại nội khối của EU hướng đến tạo cho các thành viên sự tự
do như ở trong quốc gia mình. Hiện nay, EU đang chuyển từ bảo hộ thương mại trước đây sang
một cơ chế cởi mở và định hướng tự do hóa thương mại theo các hướng chủ yếu sau: Về tăng
cường mức độ tự do hóa trong chính sách thương mại: Đối với nội khối, các thành viên của EU đã
đồng thuận thực hiện việc dỡ bỏ toàn bộ các rào cản thương mại; Về điều chỉnh chính sách thương
mại theo phạm vi địa lí: EU xác định phạm vi điều chỉnh chính sách thương mại thông qua các
đàm phán, ký kết, thỏa thuận song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế, các đối tác khác
nhau trên thế giới; Về các lĩnh vực tự do hóa thương mại mà chính sách thương mại chung EU
cần điều chỉnh: Trong thời gian dài, những hạn chế thương mại chắc chắn sẽ phải dỡ bỏ nhưng


cần xem xét tới lĩnh vực nào ưu tiên làm trước và phải có lộ trình rõ ràng.
2. Pháp luật về tự do dịch chuyển hàng hóa trong thị trường nội khối EU:
a. Nghĩa vụ thuế quan và các chi phí có tác động tương tự


2
Mục I, phần 3, điều 23(1) Hiệp ước thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu (Treaty of the
European Community – TEC) và Điều 28(1) Hiệp ước về hoạt động của cộng đồng châu Âu
(Treaty on the Functioning of European Union – TFEU) quy định: “Cộng đồng châu Âu phải dựa
trên một biểu thuế quan, quy định tất cả các giao dịch liên quan đến hàng hóa và liên quan tới
các lệnh cấm giữa các thành viên về các nghĩa vụ thuế quan trong xuất nhập khẩu và tất cả các
chi phí có tác động tương tự, và việc chấp nhận một biểu thuế quan chung trong mối quan hệ với
nước thứ ba.” Ngoài mặt, Điều 23 Hiệp ước TEC là một biểu thuế quan chung đối với bên thứ ba
nhưng bản chất của nó lại là sự loại bỏ thuế xuất nhập khẩu giữa các thành viên, được quy định
thêm tại Điều 30 Hiệp ước TEC cấm bất kì nghĩa vụ thuế quan nào giữa các thành viên. Bất kỳ
một khoản tiền phạt dù nhỏ và bất kỳ sự xác định và cách thức áp dụng khoản tiền phạt, cái mà áp
đặt đơn phương lên những hàng hóa nội địa hoặc nhập khẩu dựa trên lý do chúng dịch chuyển qua
biên giới và không tạo nên một nghĩa vụ thuế quan theo đúng nghĩa sẽ tạo nên một chi phí có tác
động tương đương. VD: chi phí cho việc kiểm tra chất lượng thịt bò trong Vụ án Bauhuis v. Hà
Lan, vụ số 46/76, [1977] ECR 5.
Cấm áp dụng các khoản thuế nội địa có tính phân biệt đối xử (điều 90 TEC – Điều 110
TFEU). Không nước thành viên nào có thể áp thuế nội địa một cách trực tiếp hay gián tiếp, lên
hàng hoá của các nước thành viên khác vượt quá mức thuế được áp dụng, một cách trực tiếp hay
gián tiếp, đối với những sản phẩm nội địa tương tự. Thêm vào đó, không một nước thành viên nào
được phép áp thuế nội địa lên sản phẩm của các nước thành viên khác để bảo hộ các sản phẩm
khác một cách gián tiếp. Nói cách khác, điều khoản này cấm việc phân biệt đối xử về thuế nội địa
cũng như cấm việc áp thuế nội địa để bảo hộ sản phẩm.
b. Biện pháp hạn chế số lượng và các biện pháp có tác động tương đương
Các biện pháp hạn chế số lượng có thể được định nghĩa là các biện pháp hạn chế một phần
hoặc toàn bộ số lượng hàng hóa quá cảnh, sẽ bao gồm một lệnh cấm hoàn toàn hoặc đưa ra một hệ

thống hạn nghạch. VD: các biện pháp hạn chế số lượng sẽ được áp dụng khi đạt tới mức thuế trần
nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Điều 34 và 35 TFEU, Điều 28 và 29 TEC cấm các biện pháp hạn chế
số lượng nhập khẩu , xuất khẩu và các biện pháp có tác động tương động tương đương. Tuy nhiên,
chỉ có các hạn ngạch phi thuế quan mới chịu sự điều chỉnh của các điều luật này, vì các hạn ngạch
thuế quan được quy định trong Điều 30 TFEU. Các biện pháp hạn chế số lượng có thể dựa trên
các điều khoản luật định hoặc dựa trên thực tiễn hành chính. Những ngoại lệ được quy định trong
điều Điều 36 TFEU, Điều 30 TEC đã liệt kê các biện pháp tự vệ mà các nước thành viên có thể sử
dụng để biện minh cho các biện pháp cản trở thương mại. Theo đó, các quy định tại điều 34, 35


3
TFEU sẽ không ngăn cản việc cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hóa quá cảnh
dựa trên cơ sở đạo đức xã hội, an ninh công, bảo vệ sức khỏe và đời sống của con người, động
thực vật, bảo vệ tài sản quốc gia, sở hữu nghệ thuật, giá trị lịch sử hoặc khảo cổ học hoặc bảo vệ
các tài sản thương mại và công nghiệp.
c. Quyền sở hữu tài sản công nghiệp và thương mại
Quyền sở sữu tài sản công nghiệp và thương mại có 3 loại: bằng sáng chế, nhãn hiệu,
quyền tác giả. Hệ thống pháp luật của các nước thành viên có sự tiếp cận khác nhau đối với định
nghĩa của các loại quyền này. Điều này dẫn tới sự nỗ lực của Cộng đồng trong việc loại bỏ và
giảm sự khác biệt thông qua việc hài hòa hóa, hoặc thông qua sự thiết lập các thị trường châu Âu
mở rộng. Tuy nhiên, hiếm khi sự hài hòa hóa của toàn bộ Cộng đồng châu Âu về các chương trình
pháp luật lại miễn cưỡng đạt được sự đồng thuận như vậy. Những vấn đề chính trong sự tác động
giữa các quyền sở hữu công nghiệp và thương mại quốc gia và các nguyên tắc của Cộng đồng về
tự do dịch chuyển hàng hóa là sự chấm dứt những quyền quốc gia được quy định theo Điều 36
TEC, vấn đề liên quan là liệu rằng các quyền và lợi ích liên quan khác có thể được bảo vệ như
một “yêu cầu bắt buộc” dựa theo nguyên tắc Cassis de Dijon 1 không? Và đâu là ranh giới của các
lĩnh vực được áp dụng và mức độ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và thương mại?
3. Các quy định trong thương mại đối ngoại của EU:
EU là thị trường mở, mang tính cạnh tranh rất cao đồng thời yêu cầu cao về chất lượng
hàng hóa. Tuy vậy, EU cũng đưa ra những khung pháp lý chung điều chỉnh các hoạt động thương

mại hàng hóa giữa EU và các nước khác:
- Các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoài khối
bao gồm: nhóm chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhóm chính sách thay thế nhập khẩu, nhóm
chính sách tự do hoá thương mại, nhóm chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Uỷ ban Châu Âu
là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn
xếp các tranh chấp.
- Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi
trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời
đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối,…
Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt.

1 Case 120/78 Rewe-Zentral (Cassis de Dijon) [1979] ECR 649, Nguyên tắc quy định rằng các quốc gia thành

viên công nhận các quy định của các quốc gia thành viên khác, miễn là không có quy định ràng buộc chung của
EU, theo đó hàng hóa được sản xuất và tiếp thị hợp pháp trong một quốc gia thành viên EU được phép bán ở tất
cả các quốc gia thành viên khác mà không cần điều chỉnh thêm nữa


4
- Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định thương mại và
các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và dành chế độ MFN toàn phần cho sản phẩm nhập
khẩu từ Australia, Canada, Đài Loan, Hongkong, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New
Zealand, Hoa Kì và các hiệp định ngành hàng song phương khác.
- EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng
lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến “Mọi sản
trừ vũ khí – EBA”. Việc áp dụng quy tắc GSP sẽ giúp hàng hóa của các đang phát triển dễ dàng
tiếp cận với thị trường EU. Ví dụ như Việt Nam khoảng 49% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của
Việt Nam vào thị trường EU được hưởng thuế ưu đãi GSP. Từ năm 2014, một số sản phẩm xuất
khẩu – trong đó có cả giầy dép – sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hơn theo GSP mới, nhờ đó sẽ
thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam.

- EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như thủ
tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa, chống bán phá giá… Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương
mại, EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu dưới hình
thức bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với các nước ngoài khối. Ví dụ,
đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc và Singapore, nhôm của Nga và xe
hơi của Nhật Bản, giày dép của Trung Quốc, đánh thuế 50% -100% đốivới các xí nghiệp sản xuất
camera truyền hình của Nhật Bản. Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép
ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hóa được sản xuất do sao chép, đánh cắp.

KẾT LUẬN
Việc thay đổi thể chế, điều chỉnh chính sách thương mại hàng hóa quốc tế đã giúp Liên
minh châu Âu trở thành thị trường thống nhất lớn nhất toàn cầu hiện nay. Việc tìm hiểu những vấn
đề pháp lý cơ bản trong pháp luật về thị trường nội khối của Liên minh châu Âu điều chỉnh lĩnh
vực thương mại hang hóa quốc tế giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp
quan tâm đến thị trường EU vạch ra phương pháp tiếp cận thị trường và chiến lược để thâm nhập
thị trường đầy tiềm năng này. Do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai
sót, kính mong thầy cô tạo điều kiện cho chúng em có thêm cơ hội, hiểu biết về thị trường nội
khối EU. Chúng em xin chân thành cám ơn!


5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public
Security Publishing House, Hanoi, (2012).
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản Công
An Nhân Dân, Hà Nội, 2013.
3. The EU and the WTO : Legal and consitutuonal issues / edited by Gráinne de Búrca and

Joan Scott, Oxford: Portland Oregon, c. 2003.
4. Cases and materials on European community law / by George A. Bermann, Roger J.
Goebel, William J. Davey, Eleanor M. Fox, Minn : West Publishing, c. 1993.

5. Vài nét khái quát về thị trường EU, website: />
6. Website: />


×