Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác, cho ví dụ cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.12 KB, 4 trang )

Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức của văn bản pháp luật
và cũng là một hình thức quan trọng nhất của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật. Để
hiểu đúng về văn bản quy phạm pháp luật và phân biệt được với các loại văn bản khác
điều đầu tiên là phải hiểu định nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật và những đặc điểm
của chúng.
Định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật:
Theo quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì: “Văn
bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban
hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà n ước bảo
đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.”
Từ quy định trên ta có thể hiểu: “ Quy phạm pháp luật không đơn thuần chỉ là các
quy tắc xử sự chung mà các quy tắc xử sự chung, khi đặt vào văn bản quy phạm pháp
luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiến định hoặc luật định, chúng có màu sắc
khác với các quy tắc xã hội khác (quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo…) bởi tính
cưỡng chế của bộ máy công quyền và việc tuân thủ chúng là bắt buộc.”
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
* Văn bản quy phạm pháp luật có tính áp dụng chung, tính trừu tượng, không đặt ra cho
người này, người kia một cách xác định mà nhằm tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng hơn
(ví dụ: tất cả các công dân, tất cả các công chức, tất cả các Doanh nghiệp…). Các quy
phạm pháp luật được áp dụng đối với những người thuộc đối tượng được các quy phạm
pháp luật đó điều chỉnh. Như vậy, một quyết định bổ nhiệm một người vào chức vụ Chủ
tịch xã không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng văn bản quy định một số quyền
hạn cho các Chủ tịch xã sẽ là văn bản quy phạm pháp luật.
* Văn bản quy phạm pháp luật được tuân thủ và thực hiện bởi sự cưỡng chế nhà nước.
Nhà nước có thể dùng lực lượng công quyền để bảo đảm cho việc áp dụng quy phạm


pháp luật bằng việc áp dụng các chế tài. Các chế tài có thể rất đa dạng: chế tài hình sự
như hình phạt tù hoặc phạt tiền, chế tài dân sự như huỷ bỏ hợp đồng dân sự, bồi thường


thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng… Như vậy, bất luận là văn bản quy phạm pháp luật do cơ
quan nào có thẩm quyền ban hành hay bất luận là hình thức văn bản nào (quyết định, chỉ
thị, thong tư… do cơ quan nhà nước trung ương hay các cấp chính quyền địa phương ban
hành) thì chúng đều phải được tuân thủ và thực hiện.
Do đó, khi đánh giá một văn bản có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không
cũng như xem xét một văn bản có chứa ''quy phạm pháp luật'' hay không cần đặc biệt chú
ý đến các đặc tính của quy phạm pháp luật, gồm: tính áp dụng chung (quy tắc ràng buộc
chung và được tôn trọng chung), tính phi cá nhân (không nhằm vào một đối tượng, một
con người nào cụ thể hay một nhóm đối tượng cụ thể), tính bắt buộc - tính cưỡng chế nhà
nước (đối tượng bắt buộc phải thực hiện, không thể thoái thác) và phải được cơ quan có
thẩm quyền ban hành (chủ thể được pháp luật trao thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật).
Như vậy, đối với văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp
luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành nói riêng đều phải có đầy đủ các dấu
hiệu nêu trên. Các dấu hiệu đặc trưng cần và đủ của văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng chính là các yếu tố tạo thành định nghĩa văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đó là: văn bản có chứa
đựng quy phạm pháp luật; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ở địa phương) ban hành;
được ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và được Nhà nước bảo đảm thi
hành bằng biện pháp cưỡng chế. Cũng có thể định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật một
cách trực tiếp từ các dấu hiệu của nó như sau: “văn bản quy phạm pháp luật là văn bản
có tính áp dụng chung, tính cưỡng chế, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.”
Ví dụ:
Ví dụ 1: Luật các Bộ công chức ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2008, Điều 1 quy định: “
Luật này quy định về cán bộ, công chức; bầu cửa, tuyển dụng, sử dụng, quản lí cán bộ,


công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công
vụ.”, theo quy định trên thì luật cán bộ công chức áp dụng chung cho tất cả cán bộ công

chức, không quy định cho riêng cá nhân, tổ chức nào.
Ví dụ 2: Nghị định 34/ NĐ – CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 nghị định về xử lí vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: “Điều 9. Xử phạt người điều khiển,
người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô
và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các
hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm c,
điểm đ khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d khoản 5; điểm d khoản 7
Điều này;” theo quy định trên thì chỉ người nào vi phạm mới bị xử phạt và chưa quy định
đối tượng cụ thể là ai bị xử phạt mà chỉ quy định chung; chỉ người nào vi phạm mới bị xử
phạt và khi đó các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước để xử phạt căn
cứ vào các quy định của pháp luật.
Từ hai ví dụ trên có thể hiểu Văn bản quy phạm pháp luật mang tính chung chung,
không đặt ra cho người này người kia và văn bản quy phạm pháp luật được đảm bảo thực
hiện bằng quyền lực nhà nước.
Ví dụ 3: Quyết định xử phạt của Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ
đối với ông Nguyễn Văn A có hành vi: “ Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm

trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ
các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;” theo quy định tại điểm i, khoản
2, điều 9 Nghị định 34. quyết định xử phạt của đối với ông A là văn bản áp dụng pháp
luật.




×