Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích các cơ sở và ý nghĩa của việc đặt ra các nguyên tắc đánh thuế hãy làm rõ mức độ thể chế hóa các nguyên tắc đánh thuế đó trong pháp luật th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.61 KB, 12 trang )

I. Đặt vấn đề
Thuế vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù lịch sử. Thuế ra
đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự ra đời của Nhà nước và là nguồn lực để
Nhà nước duy trì hoạt động cũng như thực hiện các chức năng của mình. Hiện
nay, thuế đã trở thành nguồn thu chính cho ngân sách tất cả các quốc gia, cũng
như pháp luật về thuế luôn được quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Để xây dựng
được một hệ thống pháp luật thuế toàn diện, các nhà làm luật cần chú ý đến các
nguyên tắc khi đánh thuế. Chính vì thế, đề tài bài tập nhóm số 2 chúng em lựa
chọn đó là: Phân tích các cơ sở và ý nghĩa của việc đặt ra các nguyên tắc đánh
thuế - Hãy làm rõ mức độ thể chế hóa các nguyên tắc đánh thuế đó trong pháp
luật thuế ở nước ta hiện nay.

II. Giải quyết vấn đề
1.

Khái niệm nguyên tắc đánh thuế và các nguyên tắc đánh thuế

Thuế là một thuật ngữ phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa nào đấy đủ
hoàn toàn về thuế. Theo Các Mác, thuế là cơ sở của bộ máy nhà nước, là thủ
đoạn đơn giản để kho bạc thu tiền hay tài sản của nhân dân để dùng vào việc chi
tiêu của nhà nước. Như vậy, thuế là sự đóng góp của nhân dân chủ yếu bằng tiền
vào Ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các khái
niệm về thuế khác nhau. Tuy nhiên, thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất
định. Đặc biệt khi đánh thuế, Nhà nước cần phải dựa trên những nguyên tắc đánh
thuế để có thể đưa ra những quy định phù hợp nhất cho hệ thống pháp luật thuế
với các đối tượng chịu thuế, thuế suất…
Nguyên tắc đánh thuế
Nguyên tắc được hiểu là những điều cơ bản nhất phải tuân theo trong một loạt
các việc làm. Mỗi ngành khoa học, mỗi lĩnh vực lại có những nguyên tắc đặc thù.
Trong lĩnh vực thuế, các nguyên tắc đánh thuế là những điều kiện cơ bản cần tuân


theo khi tiến hành ban hành một sắc thuế cụ thể.
Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi phối sâu
sắc đến việc đề ra hoặc xóa bỏ hệ thống thuế của quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình vận hành của hệ thống pháp luật thuế quốc gia. Thuế có liên quan
đến quyền lợi trực tiếp của người nộp thuế và nhà nước, chính là quyền và nghĩa
vụ tương ứng từ thuế đã nộp cho nhà nước . Rõ ràng, khi nộp thuế- mất đi một
phần tài sản mà không thu lại được gì sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của người nộp
thuế dẫn đến trốn tránh nghĩa vụ. Nhà nước không thu đủ thuế cũng khó hoạt
1


động và thực hiện chức năng quản lí xã hội của mình. Những nguyên tắc đánh
thuế cần được xác định khoa học, khách quan và được thể hiện rõ ràng trong hệ
thống pháp luật thuế quốc gia.
Các nguyên tắc đánh thuế cơ bản:
+ Đảm bảo đánh thuế phải công bằng
Nội dung nguyên tắc công bằng là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều
phải nộp thuế và mọi người đều có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải
được đối xử về thuế như nhau. Nguyên tắc công bằng khi đánh thuế không có
nghĩa là cào bằng trong xã hội, điều này được thể hiện ở chỗ,nếu điều kiện khác
nhau thì các đối tượng khác nhau nhưng cùng loại được đối xử với nhau tương
ứng. Nguyên tắc công bằng đã trở thành nguyên tắc cơ bản khi xây dựng hệ
thống pháp luật thuế ở Việt Nam: Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp
các loại thuế giống nhau.
+ Nguyên tắc đánh thuế đảm bảo được sự cân bằng lợi ích giữa nhà nước và
người nộp thuế.
Nội dung của nguyên tắc này là thuế phải đảm bảo cho người nộp thuế không
rơi vào tình trạng khốn cùng, nhưng nhà nước lại có thể đảm bảo được nguồn thu
từ thuế. Nguyên tắc này không được hiểu là phân chia lợi ích giữa nhà nước và
người dân mà giúp cho hệ thống thuế được hài hòa, Nhà nước không có các biện

pháp thu thuế làm người nộp thuế phải chịu một nghĩa vụ quá lớn khiến họ trở
nên khánh kiệt, còn người dân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để Nhà nước có
nguồn tài chính ổn định nhằm thực hiện các hoạt động và chức năng.
+Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả.
Nội dung của nguyên tắc này là các loại thuế phải đảm bảo rõ rành, dễ hiểu
cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức
sao cho chi phí quản lí thu thuế không được cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho
phép. Nguyên tắc này đặc biệt có ý nghĩa khi ban hành một đạo luật thuế, văn
bản hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Bởi các đối tượng nộp thuế cần
hiểu rõ quyền và nghĩa vụ nhằm thực hiện đúng pháp luật và không trốn tránh các
nghĩa vụ thuế.
+ Nguyên tắc đánh thuế đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế
phải chịu một loại thuế nhiều lần.

2


Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu với các hệ thống pháp luật thuế một quốc gia
cần bóc tách những phần thuộc đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu thuế
đó ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia
cũng cần tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có
đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác. Việc đánh hai lần cùng một loại thuế lên
một đối tượng chịu thuế không chỉ thể hiện sự yếu kém trong hệ thống pháp luật
thuế của quốc gia, mà còn làm cho người nộp thuế chịu nhiều bất công ngay khi
gánh quá nhiều trách nhiệm với nhà nước.
2.
2.1

Cơ sở và ý nghĩa việc đặt ra các nguyên tắc đánh thuế.
Cơ sở đặt ra các nguyên tắc đánh thuế


- Xuất phát từ đặc điểm của thuế để xác định các nguyên tắc đánh thuế
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm
phục vụ riêng cho mục đích nghiên cứu, nhưng thuế bao giờ cũng mang những
đặc trưng nhất định. Thuế có lịch sử gắn với sự ra đời của mỗi nhà nước, là khoản
thu có tính lâu đời nhất trên thế giới, do vậy có thể thấy được sự đồng nhất giữa
các quốc gia trong việc xác định các đặc điểm quan trọng nhất của thuế và các tư
tưởng chủ đạo khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế.
Việc xác định các đặc điểm của thuế có thể giúp ta nhận ra thuế trong các hình
thức thu nhập tài chính và trên phương diện pháp luật, đặc điểm của thuế hình
thành nên các nguyên tắc đánh thuế mà từ đó hệ thống pháp luật thuế được xây
dựng hoàn thiện. Các đặc điểm của thuế có ảnh hưởng trực tiến đến việc hình
thành các nguyên tắc đánh thuế là
+ Thuế là khoản thu bắt buộc cho Ngân sách nhà nước
Đặc điểm này đã đề cập đến tính bắt buộc của thuế trong nguồn thu ngân sách,
không giống với lệ phí, phí hay các nguồn thu khác. Thuế là nghĩa vụ tài chính
mà người nộp thuế phải thực hiện với nhà nước. Đối với cơ quan thu thuế cũng
không được có hành vi phân biệt đối xử với người nộp thuế. Đặc tính bắt buộc
này chi phối đến toàn bộ hệ thống pháp luật thuế. Đồng thời ảnh hưởng đến các
nguyên tắc đánh thuế công bằng, cân bằng lợi ích của nhà nước và người nộp
thuế, nguyên tắc thuế đánh dễ hiểu, đạt hiệu quả. Vì tính bắt buộc nên người nộp
thuế không được từ chối nghĩa vụ này, nhưng cần đánh thuế hợp lí để người nộp
thuế không lâm vào cảnh kiệt quệ vì thuế, không chịu nghĩa vụ nặng hơn quyền
lợi được hưởng từ nhà nước.
+ Thuế là khoản thu không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp
3


Khác với phí hay lệ phí, người nộp thuế không nhận được những quyền lợi trực
tiếp từ việc nộp thuế. Bởi vì các khoản thu này được sử dụng cho các mục đích

công, không tương ứng với mức độ sử dụng như phí và lệ phí. Chính vì thế
nguyên tắc đánh thuế công bằng đặt ra giữa các chủ thể nộp thuế “mọi đối tượng
có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến
thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau”( Giáo trình Luật thuế Việt
Nam- trang 18)
-

Tinh thần chung của các sắc thuế trên thế giới

Theo tinh thần chung của các sắc thuế trên thế giới thì các sắc thuế cần thỏa mãn
các điều kiện sau đây
Trung lập: sự ra đời của thuế không làm cho hoạt động sản xuất bị bóp méo,
không làm cho phúc lợi xã hội của nền kinh tế giảm đi.
Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành thu thuế cần đơn giản về thủ tục và
nội dung để tránh gây những tốn kém không đáng có.
Công bằng: đây là yêu cầu thiết yếu đặt ra, nhằm hướng đến mọi đối tượng nộp
thuế có những điều kiện khác nhau thì mức thuế suất là khác nhau, dựa vào các
điều kiện luật định để xác định.
2.2

Ý nghĩa việc đặt ra các nguyên tắc đánh thuế

Trở thành các tư tưởng chủ đạo trong quá trình quản lí nhà nước với các
quan hệ xã hội phát sinh thuộc lĩnh vực thuế. Thuế tác động đến các đối tượng
rộng trong xã hội, phát sinh trong hầu hết các quan hệ. Do đối tượng tác động
rộng, nên nếu không có những nguyên tắc chung thì hoạt động thu thuế, nộp thuế
trở nên phức tạp, khó quản lí và trở thành gánh nặng cho nhà nước. Ngày nay, tài
chính nói chung và thuế nói riêng đã tách ra khỏi quản lí hành chính nhà nước,
nên những nguyên tắc của thuế cũng cần được xác định và thực hiện độc lập.
Thống nhất về quản lí nhà nước với thuế. Bởi các nguyên tắc này được thể

chế hóa thành các đạo luật về thuế, có thể nhận thấy những nội dung nguyên tắc
này khi tìm hiểu nội dung của các luật thuế như Thuế thu nhập cá nhân 2007,
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005…
Nhà nước có thể đặt ra các luật thuế hợp lí nhằm tạo nguồn thu ngân sách.
Các lĩnh vực hiện nay được thu thuế rất rộng, đồng thời thuế suất cũng không
tương đương. Tuy nhiên điều này lại là hợp lí nhằm điều chỉnh sản xuất và các
quan hệ xã hội theo hướng phát triển của nhà nước.
Là căn cứ đánh giá sự hợp lí của một sắc thuế.
4


Dần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế theo hướng khoa học, hợp lí và gắn
với thực tiễn nhiều hơn
3. Mức độ thể chế hóa các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật thuế
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “thể chế” là “những quy định, luật lệ của một
chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo”. Như vậy, thể chế theo cách hiểu này
chỉ bao gồm những quy định, luật lệ, mà không bao hàm bản thân các tổ chức và
thiết chế xã hội được thành lập để đảm bảo những quy định đó. Thể chế có thể bao
gồm thể chế chính thức (như nguyên tắc, pháp luật, hiến pháp) và những luật lệ
không chính thức (như văn hóa, giá trị, nguyên tắc đạo đức…). Mà ở Việt Nam,
Đảng và nhà nước chính là chủ thể có quyền ban hành các quy định, luật lệ trong xã
hội và bảo đảm thực hiện chúng trong cuộc sống bằng con đường “pháp luật”. Vì
vậy, có thể hiểu “thể chế hóa” là việc Đảng và nhà nước thiết lập lên một hệ thống
pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung trong xã hội. Nói
cách khác, thể chế hóa là việc đưa những quy định, luật lệ vào chủ trương, chính
sách và hệ thống pháp luật của Đảng và nhà nước, để từ đó tổ chức thực hiện tại
Việt Nam.
Theo đó, thể chế hóa các nguyên tắc đánh thuế được hiểu là việc đưa những
nguyên tắc đánh thuế vào hệ thống pháp luật thuế Việt Nam. Việc thể chế hóa các
nguyên tắc đánh thuế trong pháp luật thuế của nước ta là điều vô cùng cần thiết, bởi,

nguyên tắc đánh thuế là hệ thống các quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc đề ra
hoặc xóa bỏ hệ thống thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
vận hành của hệ thống pháp luật thuế.
Qua tìm hiểu có thể thấy các nguyên tắc này đã được vận dụng cơ bản trong các đạo
luật thuế, tạo thành một hệ thống pháp luật khá toàn diện của quốc gia.
-

Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo công bằng
Đây là nguyên tắc chung của pháp luật và được thể chế hóa rất cụ thể trong
các đạo luật thuế.
Theo các quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân có thể thấy mọi đối tượng
có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế. Những đối tượng ở những điều kiện
khác nhau, làm những công việc khác nhau, có thu nhập từ những nguồn khác
nhau những là thu nhập cá nhân sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và họ được
đối xử về thuế tương ứng với các khoản thu nhập đó. Luật thuế thu nhập cá nhân
2007 đã quy định những thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế tại mục 1
Chương 2 Luật này. Đảm bảo công bằng trong thuế không có nghĩa là cào bằng
xã hội, không có nghĩa là mọi cá nhân đều phải nộp mức thuế khi có một mức thu
nhập bằng nhau. Chính vì thế Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân nă 2009 quy
định về giảm trừ gia cảnh: là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương,tiền công của đối tượng nộp
5


thuế là cá nhân cư trú. Có thể hiểu như sau: Hai cá nhân A và B cùng có mức thu
nhập là 200.000.000 đồng/năm từ tiền lương, tiền công và họ phải chịu thuế thu
nhập cá nhân theo quy định. Nhưng nhà nước không thể thu của cả 2 người như
nhau với thuế suất là 15% ( số tiền là 30.000.000 đồng). Bởi anh A không có
người phụ thuộc, trong khi anh B lại có 3 người phụ thuộc. Anh B sẽ có mức
giảm trừ gia cảnh là 57.600.0000 đồng cho 3 người phụ thuộc và mức đóng thuế

thu nhập cá nhân của anh còn lại 142.400.000 đồng, mức thuế suất là 15% và số
tiền thuế phải đóng là 21.360.000 đồng.
Nguyên tắc thuế đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp
thuế.
Thuế không thể trở thành gánh nặng hoặc làm cho người nộp thuế lâm vào
cảnh khốn cùng, không thể bóp méo sản xuất hoặc làm đảo lộn đời sống của
người dân. Chính vì thế cần một biểu thuế phù hợp cho từng loại thuế, đảm bảo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo định hướng phát triển cho các ngành
sản xuất, lại vừa ổn định đời sống nhân dân.
Trong Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010, Nhà nước đã quy
định về việc các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình khi sử dụng diện tích đất phi nông
nghiệp thep quy Điều 2 thì phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nguyên
nhân của quy định này xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân với đất đai mà nhà
nước là đại diện. Đất đai do nhà nước quản lí, các cá nhân, hộ gia đình, các tổ
chức được sử dụng đất do nhà nước giao cho, cho thuê hoặc cấp đất thì phải đóng
tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. ( Diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp,đất làm mặt bằng sản xây
dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoảng sản, đất sản xuất
vật liệu xây dựng, làm đồ gốm). Việc quy định thuế sử dụng đất nông nghiệp tạo
một nguồn thu đáng kể cho nhà nước, lại đảm bảo chính sách đất đai nhất quán.
Nhà nước có thể hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ đất đai và làm cho thị trường
bất động sản phát triển hơn. Diện tích đất phi nông nghiệp nằm trong đối tượng
chịu thuế là các diện tích đất kinh doanh, sản xuất nên lợi nhuận chắc chắn cao
hơn sản xuất nông nghiệp.Chính vì thế nhà nước quy định thuế suất 0,03%/1m 2
với các diện tích trong hạn mức vẫn là hợp lí, đảm bảo thuế sử dụng đất không
quá nặng nề, lại đảm bảo có một nguồn thu bền vững trong quá trình sử dụng đất
của người sử dụng. Sự bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng qua các nghĩa vụ tài
chính mà cụ thể là thuế đã nộp cho nhà nước đó là: Nhà nước đảm bảo cho họ sử
dụng lâu dài, ổn định, không chủ thể nào được phép xâm phạm bất hợp pháp, nếu
có dự án quy hoạch thuộc nhà nước sẽ có đền bù thỏa đáng.

-

Nguyên tắc thuế đảm bảo dễ hiểu và đạt hiệu quả
6


Nguyên tắc này là yêu cầu về cả nội dung và hình thức của một luật thuế để
tất cả các đối tượng nộp thuế hiểu được vì sao mình phải có nghĩa vụ đó, các yêu
cầu mà nhà nước đặt ra, quyền lợi được hưởng từ việc nộp thuế. Xét cho cùng,
người lao động trong xã hội là người lao động nên cần dễ hiểu để đảm bảo thuế
thu về cho nhà nước, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế.
Trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 nguyên tắc đánh thuế phải đảm
bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả cũng được Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thể hiện qua các
quy định rất cụ thể, dễ hiểu, đầy đủ các vấn đề liên quan đến thuế tiêu thụ đặc
biệt đó là; quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp
thuế, căn cứ tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đặc biệt, quy định về thuế suất trong biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 7 khá chi
tiết nhưng vẫn rất dễ hiểu, đó là có sự phân biệt loại hàng trong cung một nhóm
hàng. Ví dụ cùng là rượu, tùy theo nồng độ cồn và công dụng của rượu mà thuế
suất được quy định thành bốn bậc khác nhau: thuế suất cao nhất là 45% đánh vào
rượu mạnh từ 40 độ trở lên và thấp nhất là 15% đánh vào rượu, thuốc lá...Ngoài
ra, thuế suất của một số mặt hàng như rượu, bia còn được quy định theo thời gian
nên đảm bảo được tính ổn định và thể hiện được định hướng của nhà nước.
Nguyên tắc thuế tránh đánh hai lần cùng một loại thuế đối với một đối
tượng chịu thuế.
Nguyên tắc này nhằm đảm cho thuế không đánh trùng lên thuế với một đối
tượng, không phải là trường hợp đánh nhiều loại thuế lên một đối tượng mà là
một loại thuế đánh hai lần.
Trước khi Luật thuế giá trị gia tăng ra đời năm 1990, ở Việt Nam vẫn đánh
thuế doanh thu. Căn cứ tính thuế doanh thu là doanh thu tính thuế và thuế suất.

Theo đó, doanh thu tính thuế là toàn bộ doanh thu phát sinh của mỗi khâu sản
xuất lưu thông, như vậy hàng hóa càng qua nhiều khâu lưu thông thì số tiền thuế
càng nhiều và giá cả càng lớn. Hiện tượng thuế đánh chồng lên thuế được coi là
hạn chế cơ bản vì đánh thuế dựa trên toàn bộ giá trị hàng hóa. Thuế giá trị gia
tăng ra đời chính thức năm 1997 và áp dụng từ 1999, đã khắc phục những hạn
chế trên. Thuế giá trị gia tăng chỉ đánh thuế vào phần tăng thêm của hàng hóa qua
quá trình sản xuất, lưu thông chứ không đánh vào toàn bộ.
Hoặc đối với thuế thu nhập cá nhân, vấn đề thu thuế thu nhập cá nhân đối
với khoản thu mà công dân Việt Nam có được trên lãnh thổ nước ngoài, cần dựa
vào các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia hữu quan để hạn chế tình
trạng thuế thu nhập cá nhân phải nộp ở cả Việt Nam và nước ngoài.

7


4.

-

Hạn chế trong việc thể chế hóa các nguyên tắc đánh thuế
Thuế chưa đảm bảo cân bằng về lợi ích của nhà nước và người nộp thuế.

Trong nguồn thu ngân sách nhà nước, thuế là nguồn thu quan trọng nhất
vì nó thể hiện nội lực kinh tế của quốc gia, chúng ta không thể trông chờ vào viện
trợ hay vay nợ, còn phí và lệ phí không thể đóng góp nhiều cho ngân sách. Tuy
nhiên, nguồn thu từ thuế vẫn chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong nguồn thu
ngân sách.
Thuế suất ở Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực về thuế giá trị
gia tăng hay thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vẫn là quá thấp. Thuế giá trị giá trị
gia tăng ở Việt Nam là 10%, trong khi ở Đức lên đến 23% và còn tiếp tục tăng

cao. Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam đánh vào các đối tượng ở mọi công đoạn,
nhưng tỉ suất không cao và không đóng góp được nhiều cho ngân sách.
Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy: Thuế được nộp cho ngân sách nhà nước,
thì người nộp thuế muốn nhận được quyền lợi tương xứng với số thuế mà mình
đã nộp. Nhưng trên thực tế, những gì mà người nộp thuế nhận lại được từ nhà
nước thông qua phúc lợi xã hội là còn quá ít, gần như là không có. Người nộp
thuế chưa nhận được những quyền lợi trực tiếp mà nhà nước bảo đảm cho họ qua
việc nghĩa vụ thuế được hoàn thành. Ví dụ như ở Mĩ, một người nếu được xác
nhận là hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế thì khi có các hoạt động như mua nhà,
họ sẽ được ngân hàng cho vay tiền chả trậm, hoặc mua nhà trả dần…Nhưng ở
Việt Nam điều đó gần như là không có. Tiền thuế được sử dụng cho các mục đích
đầu tư phát triển nhưng lại không được quản lí tốt dẫn đến thất thoát ngân sách.
Cho dù năm nào Dự toán ngân sách cũng đặt mục tiêu là tập trung đầu tư cho
phát triển con người nhưng hiệu quả lại chưa thật sự cao.
-

Nguyên tắc thuế dễ hiểu và hiệu quả chưa thật sự được thực hiện đúng.
+ Bởi ngay trong bản thân Luật thuế thu nhập cá nhân, các quy định về giảm
trừ gia cảnh cho người nộp thuế gặp phải nhiều bất cập trong thực tiễn, nhiều
người lao động đủ điều kiện nộp thuế không biết mình phải chịu thuế bao nhiêu,
cho các khoản thu nhập nào. Đến năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số
101/2011 ban hành bổ sung nhằm tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp, cá
nhân, theo đó, điều 4 quy định về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân. “Miễn thuế
thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm
2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào thị trường
chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp từ cổ tức được chia từ các
ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng.
8



2. Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng
khoán của cá nhân.
3. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31
tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công
và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế
lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập tính thuế làm căn cứ xác định việc miễn thuế quy định tại khoản này là
thu nhập tính thuế bình quân của cá nhân thực nhận trong năm 2011.” Trong
khoảng thời gian 4 tháng thực hiện điều kiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân
theo Nghị định 101/2010, từ 1/1/2012 lại trở lại điều chỉnh bằng Luật thuế thu
nhập cá nhân gây nên nhiều tranh cãi về sự không ổn định của các chính sách
pháp luật.
Bên cạnh đó, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đến năm 2012 đã có
dự thảo sửa đổi bổ sung và vẫn chưa được thống nhất khi không đồng nhất trong
mức thu nhập đánh thuế. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản hướng dẫn nhiều Nghị
định liên quan khiến cho người nộp thuế khó xác định được các quy định chi tiết
nào cần áp dụng.
+ Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 có quy định về việc đánh thuế
đối với túi nilong tại khoản 4 Điều 3. Túi nilong thuộc diện chịu thuế có mức
thuế suất cụ thể là 30.000-50.000 đồng/kg. Đồng thời trong Nghị định 67/2011
hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế bảo vệ môi trường có hướng dẫn về túi
nilong không thuộc diện chịu thuế đó là các bao bì đóng gói sẵn và theo đúng tiêu
chuẩn thân thiện với môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường. Nhưng vấn
đề đặt ra là: Bộ Tài nguyên và môi trường chưa đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể về
bao bì thân thiện với môi trường để các doanh nghiệp có thể chuyển sang sản
xuất các loại túi nilong thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các sản phẩm nhựa
gia dụng và hàng hóa trên thị trường đều có đến 90% đóng gói nilong và việc quy
định thuế suất cao như vậy sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng lên. Tuy việc sử dụng
túi nilong gây hại cho môi trường, nhưng biện pháp đánh thuế cao để hạn chế sử

dụng không phải là cách tốt nhất.
Nguyên tắc tránh đánh hai lần thuế trên một đối tượng chưa được thực
hiện nghiêm chỉnh. Các tình trạng nói trên chủ yếu tồn tại trong trường hợp có
liên quan đến quốc gia khác về thu nhập cá nhân khi công dân Việt Nam hưởng
thu nhập hợp pháp từ quốc gia đó.

9


5.
Đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt Nam dựa
trên các nguyên tắc đánh thuế
Nhằm xây dựng tốt nguyên tắc thuế đảm bảo lợi ích của nhà nước và người
nộp thuế, cần có biện pháp điều chỉnh thuế suất trên một lĩnh vực và tăng cường
phúc lợi xã hội bằng nhiều biện pháp.
+ Ví dụ điển hình là đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: chuyển biến từ 28%
xuống 25%là một chuyển biến tích cực.Tuy vậy, trong thời kì nhà nước đang sử
dụng biện pháp tài khóa thắt chặt đi kèm với chính sách tiền tệ thắt chặt, mức
thuế thu nhập doanh nghiệp nên được giảm hơn nữa tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát triển và huy động vốn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng, đối
với các doanh nghiệp nước ngoài, đánh thuế 25% là thấp và chưa đảm bảo nguồn
thu cho ngân sách, đồng thời tạo nên sự bất bình đẳng với các doanh nghiệp
trong nước. Các doanh nghiệp dùng biện pháp chuyển giá để mang lại hiệu quả
kinh doanh cho đơn vị mình thay vì đầu tư sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả
và thu lãi thì áp dụng chuyển giá để tranh việc bị nhà nước Việt Nam đánh thuế
và đem thuế nộp cho quốc gia khác có mức thu thuế thấp hơn, điều này đã khiến
cho ngân sách nhà nước thất thu những khoản tiền khổng lồ và thực chất thì nó đã
không đạt được mục đích là cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế.
+ Tăng cường các khoản phúc lợi và trợ cấp xã hội cho người lao động. Chúng ta
có thể áp dụng các biện pháp kích thích người hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà

nước như các nước phát triển đã áp dụng rất thành công như: có hỗ trợ vay vốn
cho họ trong các hoạt động tài chính khác, hoặc tăng phúc lợi, trợ cấp cho các đối
tượng đủ điều kiện.
- Nguyên tắc hiệu quả của thuế cũng cần được xem xét lại. Ví dụ như đối với
Thuế giá trị gia tăng. Đối với thuế giá trị gia tăng hiện nay chúng ta vẫn quy định
hàng hóa dịch vụ của cá nhân có thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương
tối thiểu vào danh mục không chịu thuế giá trị gia tăng tuy nhiên xét về bản chất,
thuế giá trị gia tăng là loại thuế được xác định trên cơ sở hàng hóa dịch vụ khi
tiều dùng, bán ra chứ không phải dựa trên thu nhập của chủ thể kinh doanh. Đưa
đối tượng này vào sẽ gây phức tạp trong quản lý thuế và không phù hợp với
thông lệ quốc tế, như vậy sẽ không đảm bảo được nguyên tắc hiệu quả. Thực tế
cho thấy phương pháp tính thuế trực tiếp được áp dụng chủ yếu đối với các cơ sở
kinh doanh nhỏ, có chế độ kế toán hóa đơn chứng từ chưa hoàn thiện. Doanh số
hoạt động của các cơ sở này thấp, quản lý thu tốn kém và không hiệu quả. Kinh
nghiệm các nước áp dụng thuế VAT cho thấy họ thường quy định ngưỡng doanh
thu chịu thuế, những đối tượng nào không đạt mức doanh số này thì chuyển sang
áp dụng thuế khoán ấn định trên doanh thu còn các hộ kinh doanh còn lại buộc
10


phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo phương pháp khấu
trừ thuế để đảm bảo được hiệu quả cao nhất trong việc hành thu. Một điểm nữa,
những người xây dựng luật thuế giá trị gia tăng chưa đảm bảo được tính hiệu quả
cũng như tính dễ hiểu trong một sắc thuế đó là với các mặt hàng không chịu thế
giá trị gia tăng thì với các mặt hàng đó chi phí đầu vào không được khấy trừ như
vậy nết dùng cho sản xuất kinh doanh chịu thế giá trị gia tăng thì tính như thế
nào? Với các doanh nghiệp bán hàng chịu thuế giá trị gia tăng bằng 0 thì chi phí
đầu vào cũng không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng như vậy sẽ bất lợi với các
doanh nghiệp trong thời gian đầu chưa có nhiều doanh thu, như vậy liệu có đảm
bảo được nguyên tắc cân bằng lợi ích hay không?

Rà soát hệ thống thuế và đảm bảo không xảy ra tình trạng thuế đánh trùng
lên thuế. Ví dụ về việc đánh thuế túi nilong và thuế bảo vệ môi trường ở trên cho
thấy hiện tượng thuế đánh trùng lên thuế vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Nhà nước
nên có một chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực, khi cần đề xuất một sắc thuế mới
cần kiểm tra kĩ lưỡng về vấn đề này đã được quy định trong một văn bản quy
phạm pháp luật nào khác hay không. Do đó cần hoạt động thật hiệu quả của cơ
quan lập pháp.
Hệ thống các cơ quan thu thuế cần hoạt động hiệu quả, có trách nhiệm hơn.
Người nộp thuế hiện nay vẫn gặp những khó khăn khi thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình với nhà nước. Cơ quan thu thuế vẫn còn sự phân biệt giữa các đối
tượng nộp thuế, hoặc không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình khi người nộp
thuế thực hiện nghĩa vụ.
Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các ngành và
lĩnh vực thuế.

III. Kết thúc vấn đề
Thuế với vai trò là nguồn thu chính của Ngân sách nhà nước đặt ra
yêu cầu việc thu thuế và sử dụng nguồn thu hiệu quả. Hệ thống pháp luật thuế
Việt Nam còn có những điểm chưa tương đồng với hệ thống pháp luật thế giới và
chưa đáp ứng được các yêu cầu của ngân sách nhà nước. Các nguyên tắc đánh
thuế là cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật thuế hiệu quả, toàn diện
trong hệ thống pháp luật quốc gia.

11


MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề................................................................................................................................1
II. Giải quyết vấn đề...................................................................................................................1
1. Khái niệm nguyên tắc đánh thuế và các nguyên tắc đánh thuế.....................................1

2. Cơ sở và ý nghĩa việc đặt ra các nguyên tắc đánh thuế...................................................3
2.1
Cơ sở đặt ra các nguyên tắc đánh thuế............................................................................3
2.2
Ý nghĩa việc đặt ra các nguyên tắc đánh thuế..................................................................4
3. Mức độ thể chế hóa các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật thuế...................................5
4. Hạn chế trong việc thể chế hóa các nguyên tắc đánh thuế..............................................8
5. Đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt Nam dựa trên các nguyên
tắc đánh thuế.............................................................................................................................10
III. Kết thúc vấn đề...................................................................................................................11

12



×