Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.85 KB, 16 trang )

XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................2
B. NỘI DUNG......................................................................................3
I. Yếu tố kinh tế..............................................................................3
1. Các điều kiện kinh tế - xã hội......................................................3
2. Cơ chế kinh tế.............................................................................4
II. Yếu tố chính trị - pháp luật.......................................................5
1. Hệ thống chính trị và cương lĩnh chính trị...................................5
2. Hệ thống pháp luật.....................................................................6
3. Yếu tố ý thức chính trị.................................................................7
4. Tính chất, mức độ của nền dân chủ.............................................8
III. Yếu tố truyền thống, văn hóa và lối sống...............................9
1. Đạo đức......................................................................................9
2. Phong tục tập quán..................................................................12
3. Lối sống đô thị - nông thôn.......................................................14
4. Các phương tiện thông tin đại chúng........................................15
C. KẾT LUẬN....................................................................................16
Danh mục tài liệu tham khảo:.......................................................16

A. PHẦN MỞ ĐẦU


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến lên cộng sản chủ nghĩa, Đảng
và nhà nước ta luôn xác định việc phát triển bền vững đất nước phải đi liền với việc
xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà trong
những năm vừa qua, các nhà làm luật luôn cố gắng thay đổi bổ sung để hoàn thiện hơn
hệ thống pháp luật. Một trong những điều đáng chú ý trong công tác xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật chính là sự cần thiết nhận thức đúng đắn tác động của các yếu


tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật trong thời đại đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật là hết sức cần
thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đời sống. Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, em
chọn đề tài “Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật?
Liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay?”. Bài viết chắc
hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô.

B. NỘI DUNG
Trước tiên, để tìm hiểu về những yếu tố xã hội tác động đến thực hiện pháp luật,
ta cần hiểu thế nào là thực hiện pháp luật. Dưới góc độ khoa học pháp lí, thực hiện
pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật,
làm cho chúng đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ
thể pháp luật. Có các hình thức thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp luật, chấp hành
(thi hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện pháp luật, trong khuôn khổ bài viết, xin được chia thành bốn
nhóm đó là nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố chính trị, nhóm yếu tố văn hóa – lối
sống và nhóm yếu tố pháp luật.

I. Yếu tố kinh tế
1. Các điều kiện kinh tế - xã hội


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Từ khi nước ta hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng như gia nhập nhiều tổ chức kinh
tế lớn ở khu vực và thế giới, hoạt động thực hiện pháp luật của người dân cũng hiệu
quả và chủ động hơn. Điều kiện sống, lao động, học tập, vui chơi của người dân được
nâng cao không ngừng. Người dân ngày một tin tưởng ở Nhà nước, ở sự lãnh đạo của
Đảng. Niềm tin đối với pháp luật, đối với công lý chính là kết quả tích cực mà sự phát
triển kinh tế đem lại. Nói như Các Mác, có cái ăn, cái mặc thì con người ta mới làm
được chính trị, nghệ thuật, … Cũng như có điều kiện phát triển, con người ta mới tin

tưởng và thực hiện pháp luật chủ động, tích cực.
Thực tế cho thấy ở nước ta, khi các điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát
triển thì người dân ngày càng thực hiện pháp luật một cách chủ động hơn. Để làm
kinh tế, người dân phải hiểu biết pháp luật, để sống văn minh, người ta cũng phải hiểu
biết pháp luật. Pháp luật từ đó trở thành quy phạm không thể thiếu trong điều chỉnh
hành vi con người, cũng như các quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển, đổi mới
của văn hóa – xã hội và giáo dục đã và đang không ngừng phát triển làm chuyển biến
đáng kể trình độ dân trí. Cách nghĩ và tầm nhìn của người Việt Nam được cải thiện,
đặc biệt là tư duy pháp lý. Người ta ý thức hơn về một nền dân chủ, ý thức hơn về
trách nhiệm công dân cũng như quyền lợi của họ, dám đấu tranh cho lợi ích chính
đáng, với những hiện tượng tiêu cực mặc dù nó không trực tiếp liên quan đến mình.
Song, văn hóa từ phương Tây du nhập vào nước ta cũng là một trong những yếu tố
ảnh hưởng lớn đến lối sống cũng như việc thực hiện pháp luật của một số bộ phận giới
trẻ ngày nay. Dưới tác động xấu của phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, văn hóa phản động,
giới trẻ vô tình trở thành đối tượng dễ chịu sự ảnh hưởng thiếu sàng lọc. Vì thế, lối
sống của một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam ngày nay trở thành vấn nạn nhức
nhối cho xã hội. Tiêu biểu như các vụ đâm chém bạo lực, các vụ án hình sự do trẻ em
và vị thành niên gây ra ngày càng tăng cao, lối sống đồi trụy, sa đọa ngày càng phổ
biến, hay các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, thuốc lắc … Thực hiện pháp luật


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
dường như trở thành một điều gì đó xa vời, thay vào đó là sự đua đòi và buông thả của
một bộ phận giới trẻ đó.
2. Cơ chế kinh tế
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đạt được những thành tựu
đáng kể, qua đó vừa tác động tích cực và tiêu cực đến lối tư duy của con người Việt
Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh
tế nước ta trong những năm qua, cũng như thay đổi phần nào cách nhìn nhận của con
người đối với pháp luật. Sống trong một xã hội đổi mới và đang hiện đại hóa, con

người ta nhất thiết phải hiểu biết pháp luật để theo kịp sự đổi mới của xã hội, cùng với
đó là sự am hiểu pháp luật của con người cũng được nâng lên, làm cho pháp luật “đi”
sâu hơn vào đời sống thực tiễn, con người tiếp nhận và thực hiện pháp luật có hiệu
quả hơn. Thực tế cho thấy, từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc người dân thực hiện làm giàu
theo chính sách pháp luật của nhà nước ngày càng tăng lên và đạt hiệu quả càng cao.
Mức sống của người dân được cải thiện, con người ta làm việc và sống theo pháp luật
của nền kinh tế mới cũng như nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Việc thực hiện pháp luật
cũng từ đó trở thành nếp sống mới trong thói quen sinh hoạt và làm việc của người
dân.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng khiến cho đạo đức của nhiều
người Việt Nam dần xuống cấp, người ta dùng nhiều thủ đoạn bất chính, bất chấp
pháp luật để trục lợi kiếm tiền, tâm lí pháp luật từ đó cũng thay đổi theo chiều hướng
xấu. Hiện tượng coi thường, vi phạm pháp luật diễn ra một cách phổ biến.
II. Yếu tố chính trị - pháp luật
1. Hệ thống chính trị và cương lĩnh chính trị
Hệ thống chính trị là một trong những yếu tố hàng đầu tác động đến việc thực
hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Một đất nước với một hệ thống chính trị ổn
định, bền vững thì pháp luật mới thực sự thực hiện tốt vai trò của nó. Sự ổn định chính


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
trị đem lại sự ổn định trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là nền tảng cho sự phát
triển bình thường của mỗi quốc gia. Nếu không, đất nước sẽ đi vào hỗn loạn, có khi
chính quyền bị lật đổ. Có thể thấy điều này khi chúng ta cùng nhìn lại những năm cuối
thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Hàng loạt các quốc gia xã hội chủ nghĩa
Đông Âu sụp đổ, là do hệ quả của bất ổn chính trị trong nước cũng như sự tấn công
của các thế lực chống phá bên ngoài.
Gần đây, hệ thống chính trị Việt Nam có khá nhiều đổi mới. Nhận thức về
nhiệm vụ chính trị của mỗi thiết chế trong hệ thống đã trở nên rõ ràng hơn. Việc tuyên

truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chính trị cũng như hiểu biết pháp
luật cho các thành viên đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Sự tồn tại của hệ thống
chính trị đã tạo ra một cơ chế kiểm soát khá tích cực đối với các hoạt động thực hiện
pháp luật của cả các cơ quan cũng như nhân viên nhà nước và hoạt động tuân thủ pháp
luật của xã hội thông qua cơ chế kiểm tra chéo tạo ra tính tích cực chính trị của nhân
dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã làm cho nhiều vụ việc vi phạm pháp
luật được phát hiện và kịp thời xử lý, tạo ra sự chuyển biến đáng kể nhận thức trong
xã hội về trách nhiệm của mỗi công dân.
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam. Các cương
lĩnh, chủ trương của Đảng được thể hiện trong pháp luật, chính là một yếu tố quan
trọng tác động tới hoạt động thực hiện pháp luật. Khi nhân dân tin tưởng vào Đảng,
khi các cương lĩnh, chủ trương của Đảng đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn thực
hiện pháp luật, nhận được sự tin yêu của nhân dân, thì không có lí gì người dân chống
lại sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân sẽ thực hiện pháp luật – tức là thực hiện chủ
trương, cương lĩnh của Đảng một cách tích cực và chủ động.
2. Hệ thống pháp luật


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Hệ thống pháp luật Việt nam trong thời gian gần đây đã đáp ứng ngày càng tốt
hơn các yêu cầu của đời sống xã hội. Tuy nhiên, pháp luật của chúng ta còn thiếu và
chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến trong hệ thống pháp luật, còn có nhiều “lỗ hổng”,
thiếu sót đó đôi khi khiến người dân lợi dụng để thực hiện hành vi “lách luật”, vì lợi
ích cá nhân mà gây tổn hại các lợi ích chung của xã hội. Do đó, yêu cầu được đặt ra là
phải hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay không chỉ có những “lỗ
hổng” mà còn có những sai biệt trong nhiều lĩnh vực với luật hay điều ước quốc tế.
Việc ký kết nhiều điều ước quốc tế, nhất là trong lĩnh vực thương mại đã làm cho pháp
luật của chúng ta có sự sai biệt nhất định mà chắc chắn trong một thời gian ngắn
chúng ta chưa thể sửa đổi và bổ sung kịp. Việc áp dụng pháp luật gặp không ít khó

khăn nhất là khi những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có sự khác biệt với
điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia thì sẽ thực hiện theo điều ước quốc tế. Chúng
ta chưa thừa nhận tiền lệ pháp là nguồn để áp dụng cho việc giải quyết các vụ việc
pháp lý nhưng vẫn chấp nhận các phán quyết của các cơ quan tài phán nước ngoài có
sử dụng án lệ. Việc chuyển đổi pháp luật này còn đòi hỏi một đội ngũ các nhà tư vấn
pháp lý được đào tạo bài bản, có trình độ để tranh tụng quốc tế cũng như việc chúng ta
phải chủ động trong việc thừa nhận và tạo ra án lệ.
3. Yếu tố ý thức chính trị
Đây là yếu tố thuộc đặc biệt quan trọng với những chủ thể áp dụng pháp luật,
hiểu đơn giản là những nhà cầm quyền, những người đại diện cho ý chí của nhà nước
thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật. Không phải tự dưng hầu hết tất cả những nhà
cầm quyền, những người đại diện đó là Đảng viên. Khi là Đảng viên, họ phải là người
có bản lĩnh chính trị, có ý thức chính trị. Tức là kỉ cương phép nước được thực hiện ra
sao, họ là những người có nhiệm vụ giám sát, giữ gìn, đảm bảo cho pháp luật thực sự


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
được thực hiện hiệu quả, sâu rộng trong quần chúng; họ cũng là những người làm
gương cho nhân dân trong việc thực hiện pháp luật.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, vấn đề ý thức chính trị của những người cầm
quyền còn khá nhiều bất cập. Bên cạnh những tấm gương sáng trong việc thực hiện
pháp luật cho nhân dân noi theo, còn có những nhà lãnh đạo, những người cầm quyền
thực sự là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Chẳng hạn như chủ tịch tỉnh Hà Giang,
ông Nguyễn Trường Tô với bê bối với gái mại dâm, hay như lãnh đạo huyện Tiên
Lãng, Hải Phòng với những sai phạm trong xử lí vụ Đoàn Văn Vươn mà dư luận và
báo chí đang sôi sục trong thời gian gần đây … Họ hẳn không chỉ làm mất hình ảnh
những nhà lãnh đạo mẫu mực của mình, mà còn làm cho lòng tin ở sự lãnh đạo của
Đảng, quản lí của Nhà nước của nhân dân giảm sút.
4. Tính chất, mức độ của nền dân chủ
Đây là yếu tố chính trị thể hiện rõ bản chất của nền chính trị mỗi quốc gia. Đất

nước nào có nền dân chủ càng rộng rãi, thì người dân càng có nhiều điều kiện để thực
hiện quyền dân chủ của mình. Thực tiễn đã chứng minh, những quốc gi có nền chính
trị càng độc tài, thì nền dân chủ trong nhân dân càng không được tôn trọng và đảm
bảo. Như nước Đức đã một thời có nền chính trị độc tài phát – xít, không chỉ khiến
nhân dân Đức lầm than mà còn trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đẫm
máu. Một khi dân chủ của người dân không được đảm bảo, những quyền cơ bản nhất
không được thực hiện, thì lòng tin của nhân dân vào chế độ sẽ không còn. Người dân
sẽ chỉ quan tâm tới việc giành lại cho mình những gì quyền con người cơ bản họ đáng
được hưởng, pháp luật của sự độc đoán và chuyên quyền sẽ chỉ là sự cản trở lớn nhất
cho công lý thực sự được thực thi.


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm xây dựng một nền dân chủ thật sự rộng rãi trong quần chúng nhân dân, để
nhân dân ta thực sự được sống trong một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” như
lời Bác Hồ kính yêu đã mong mỏi. Pháp luật chính là công cụ đảm bảo cho những
quyền dân chủ đó được thực hiện. Có như vậy, khi nhân dân thực hiện tự do dân chủ,
cũng có nghĩa là họ thực hiện pháp luật chủ động, hiệu quả. Thực tế cho thấy, người
dân Việt Nam đã và đang được thực hiện nhiều quyền con người và quyền tự do dân
chủ như quyền bầu cử, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền học tập, vui chơi, tham
gia các hoạt động xã hội, … Tuy nhiên, còn nhiều bất cập trong việc thực hiện một số
quyền dân chủ cơ bản ở nước ta. Như việc thực hiện quyền biểu tình, quyền tự do lập
hội, … Đây là vấn đề rất được các nhà làm luật quan tâm. Chúng ta có quyền hi vọng
ở sự hoàn thiện của các quyền dân chủ ở Việt Nam.
III. Yếu tố truyền thống, văn hóa và lối sống
1. Đạo đức
Đạo đức là một trong những yếu tố xã hội hàng đầu ảnh hưởng tới hiệu quả của
việc thực hiện pháp luật. Có thể hiểu, đạo đức là những quan niệm, quan điểm của
một xã hội, một tầng lớp xã hội hay một tập hợp người nhất định về những phạm trù

xã hội như tốt, xấu, công bằng, danh dự, hạnh phúc, về thế giới, cách sống ... và sự
đánh giá về những hành vi tương ứng của con người trong đời sống thực tiễn.
Ta có thể thấy rõ ràng rằng, đạo đức tác động to lớn đến việc thực hiện pháp
luật của các chủ thể. Với mỗi cá nhân, trước khi đạt đến đủ độ tuổi để có thể thực
hiện một cách đầy đủ các quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật, họ
đã được giáo dục về nghĩa vụ, bổn phận đạo đức. Thông qua giáo dục đạo đức trong
gia đình, nhà trường … những quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức trong xã hội
trở thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, từ đó hình thành nếp nghĩ, lối sống,


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
thói quen xử sự hàng ngày. Nhờ có đạo đức, con người điều chỉnh hành vi của mình
sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Khi pháp luật được xây
dựng trên cơ sở đạo đức xã hội, nó phản ánh được ý chí, nhu cầu, lợi ích của các
thành viên trong xã hội, do vậy sẽ được mọi người tự giác thực hiện bởi lương tâm
và tình cảm của họ. Ngược lại, khi pháp luật trái với đạo đức xã hội, chắc chắn sẽ rất
khó đi vào đời sống, hiệu quả thực hiện pháp luật sẽ không cao, có khi còn phản tác
dụng.
Bên cạnh đó, đạo đức cá nhân cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động áp
dụng pháp luật. Vì những nhà chức trách có phẩm chất đạo đức tốt khi đưa ra các
quyết định áp dụng pháp luật, bao giờ cũng phải tính đến sự “thấu tình” và “đạt lí”.
Ngược lại, người có ý thức đạo đức kém thường dễ mắc sai lầm, thậm chí vi phạm
pháp luật khi thi hành công vụ, sẵn sàng làm ngơ trước cái ác, oan sai của người
ngay, tha bổng cho kẻ phạm pháp. Sự tác động của đạo đức càng đặc biệt quan trọng
trong trường hợp phải áp dụng tương tự pháp luật. Khi đó, nhà chức trách không có
các quy phạm pháp luật để làm căn cứ, họ phải dựa vào các quan niệm, chuẩn mực
đạo đức xã hội, dựa vào lẽ phải trong cuộc sống để đưa ra quyết định. Đạo đức còn
điều chỉnh các quan hệ xã hội trên cơ sở đảm bảo thực hiện bởi lương tâm và dư luận
xã hội, nên mỗi cá nhân, tổ chức khi thực hiện một hành vi, sẽ không chỉ cần phải
quan tâm tới tính hợp pháp của nó, mà còn phải quan tâm tới dư luận xã hội. Hơn thế

nữa, không phải mọi quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bởi pháp luật, vì vậy, đạo
đức càng thể hiện vai trò to lớn của mình thông qua điều chỉnh những quan hệ xã hội
bằng lương tâm và dư luận. Do đó, kỉ cương, trật tự xã hội sẽ được đảm bảo hơn,
việc thực hiện pháp luật vì thế đạt hiệu quả sâu rộng.
Nhận thức được vai trò của đạo đức đến việc thực hiện pháp luật, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chính sách nhằm giữ gìn và phát huy hơn nữa các giá trị đạo đức
tốt đẹp, như giáo dục đạo đức trong hệ thống giáo dục các cấp, phát động nhiều


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tìm hiểu tấm
gương người tốt việc tốt … Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sử dụng pháp luật để tác
động lại đạo đức, loại bỏ và thay thế các quy phạm đạo đức đã không còn phù hợp,
góp phần giúp cho việc thực hiện pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao. Có thể thấy,
những tấm gương sáng trong việc thực hiện và làm theo đạo đức và pháp luật trong
cuộc sống ngày một xuất hiện nhiều hơn. Có thể thấy, không phải lúc nào các quy
phạm pháp luật cũng khiến chủ thể thực hiện pháp luật có hiệu quả bằng sự tác động
của các quy phạm đạo đức xã hội. Quy phạm đạo đức xã hội tác động tới suy nghĩ và
hành động của các chủ thể, khiến các chủ thể thực hiện pháp luật bằng lương tâm và
tình cảm, thái độ tích cực của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang làm băng hoại
những truyền thống đạo đức tốt đẹp, dẫn đến việc thực hiện pháp luật chưa đạt hiệu
quả mong muốn. Từ năm 1986, nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhưng do quan tâm chưa đúng mức về vấn đề tư duy văn hóa, nên
tạo ra sự thiếu cân bằng giữa các đại lượng kinh tế - văn hóa và đạo đức. Tình trạng
“thiếu văn hoá”, “vô đạo đức” vẫn đang diễn ra một cách nghiêm trọng cả ngoài xã
hội cũng như trong không ít cơ quan nhà nước, dưới nhiều dạng thức khác nhau như
coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật một cách ngang nhiên, đưa và nhận hối lộ,
chạy chức, chạy quyền … Hay những hành vi đi ngược lại với luân thường đạo lí,
thuần phong mỹ tục như con cái ngược đãi cha mẹ, một bộ phận thanh niên sống

buông thả, coi thường pháp luật … Điển hình, ta có thể thấy ngay một vụ việc vừa làm
gióng lên một hồi chuông báo động về sự tha hóa đạo đức và sự coi thường pháp luật
trong dư luận gần đây. Đó là vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang với hung thủ
được xác định là Lê Văn Luyện. Đáng lẽ ở cái tuổi chưa đầy mười tám ấy, Luyện phải
tu dưỡng đạo đức và chăm chỉ học tập, nhưng y đã có hành động cướp của giết người
tàn bạo, dã man, đi ngược lại với đạo lí làm người, vi phạm pháp luật một cách

10


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
nghiêm trọng, cũng như để lại nỗi đau và sự căm phẫn trong dư luận. Hay như “bệnh
vô cảm” – kết quả của lối sống thực dụng trong xã hội ngày nay. Một bộ phận thanh
niên hiện nay dường như không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác,
cũng như chẳng hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra xung quanh. Đâu đó trong cuộc
sống hàng ngày, ta phải chứng kiến cảnh người bị tai nạn giao thông nằm kêu cứu trên
đường, thoi thóp giữa sự sống và cái chết trước sự chứng kiến của bao người xung
quanh, có đủ điều kiện giúp đỡ mà vẫn làm ngơ đứng nhìn. Hay như trong hoạt động
áp dụng pháp luật, có những người đứng đầu chính quyền, không quan tâm giải quyết
công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi
vĩnh rồi mới giải quyết. Rồi lại có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của
những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật, những gia
đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên ... Chẳng phải đây chính là hệ quả của việc
đạo đức xuống cấp hay sao? Khi đó việc thực hiện pháp luật có đạt hiệu quả như
mong muốn không? Nếu như ý thức đạo đức tốt thì liệu những hiện tượng tiêu cực, vi
phạm pháp luật như trên có diễn ra phổ biến như thế không?
2. Phong tục tập quán
Nói đến phong tục tập quán, ta nói đến hệ thống các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi
được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao tiếp, ứng xử trong các cộng đồng
người, các quy tắc sinh hoạt công cộng lâu đời của con người được hình thành qua

quá trình lịch sử lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen trong lao động, cuộc sống
và sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng xã hội. Những quy phạm này có thể dưới
dạng thành văn hay không thành văn, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang tính bền
vững và duy trì hiệu lực qua những thiết chế tổ chức được cộng đồng mặc nhiên thừa
nhận. Do gắn bó chặt chẽ với những thói quen, nếp sống của các cộng đồng xã hội nên
phong tục, tập quán được coi là các quy tắc xử sự chung, điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Những quy ước đó được tuân thủ qua nhiều thế hệ, trở thành những “thông lệ

11


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
pháp lý” và là “cương lĩnh về nếp sống” để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, một tri
thức của dân gian về quản lý cộng đồng. Vậy phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc
thực hiện pháp luật ra sao?
Có thể thấy, phong tục tập quán góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội cũng giống
như các quy phạm xã hội khác. Đó là sự gắn bó đoàn kết yêu thương, tương trợ lẫn
nhau, là sự kiểm soát hành vi cũng như gìn giữ, bảo vệ những giá trị truyền thống tốt
đẹp trong đời sống, từ thế hệ này qua thế hệ khác như tục ăn trầu, tục cúng giỗ, một số
tục lệ trong cưới hỏi, lễ Tết cổ truyền ... Nhiều phong tục, tập quán trở thành luật tục
ăn sâu, bén rễ rất bền chặt trong nhân dân và có sức mạnh hơn cả những đạo luật, nó
là một trong những nhân tố tạo nên sự đồng thuận xã hội. Với ý nghĩa đó, phong tục
tập quán góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống xã hội, chúng là
những chuẩn mực cho hành vi của con nguời trong những hình thức tổ chức xã hội.
Nhận thức được điều đó, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã chủ trương khôi
phục nhiều phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp, đặc biệt là chủ trương
xây dựng hương ước mới càng làm cho các phong tục, tập quán có điều kiện phát triển
và phát huy vai trò trong đời sống xã hội. Phong tục tập quán được Nhà nước thừa
nhận thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ví dụ trong trường hợp cha
mẹ chọn họ cho con. Luật quy định con có thể mang họ cha hoặc mẹ, tùy theo thỏa

thuận giữa cha mẹ. Nhưng nếu cha mẹ không thỏa thuận được, thì việc áp dụng phong
tục tập quán về chọn họ cho con ở địa phương đó sẽ phát huy tác dụng lớn lao của nó.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, phong tục tập quán còn có tác động
tiêu cực đến thực hiện pháp luật của các chủ thể. Hình thành trong thiết chế làng, xã,
trong “lũy tre làng”, phong tục tập quán đã là công cụ để quản lí đời sống xã hội của
con người, cũng như để kháng lại sự đồng hóa văn hóa của các thế lực bên ngoài và
pháp luật phong kiến xưa – vốn sinh ra chủ yếu để bảo vệ vị thế, lợi ích cho giai cấp
quan lại, địa chủ, phong kiến, để áp bức các tầng lớp nhân dân. Pháp luật ngày nay đã

12


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
thay đổi, bản chất khác với pháp luật phong kiến, nhưng sự trì trệ, chậm đổi mới trong
tư duy của con người do ảnh hưởng bởi tập tục vẫn có một lực cản không nhỏ trong
việc tiếp nhận và thực hiện pháp luật. Thiết chế “lũy tre làng” làm cho tư duy con
người ta chậm đổi mới, dễ bị phụ thuộc vào cộng đồng, ít có tư duy độc lập, không
dám chịu trách nhiệm trước cộng đồng và người khác … do đó thường dẫn tới tâm lí
thờ ơ, lẩn tránh pháp luật. Ngoài ra, sự gần gũi về thói quen, dòng máu dễ nảy sinh
tâm lí “dĩ hòa vi quý”, vì sợ tai tiếng, đụng chạm, “búa rìu dư luận” nên con người ta
ngại đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, cũng như sợ cộng đồng lên án, trả thù.
Điều đó khiến việc thực hiện pháp luật bị coi nhẹ. Ta có thể thấy có những phong tục
tập quán lạc hậu cản trở việc thực hiện pháp luật như nạn tảo hôn, phạt vạ … Tư
tưởng “phép vua thua lệ làng” càng khiến cho pháp luật khó có thể được tiếp nhận
một cách dễ dàng, có khi người ta thực hiện pháp luật chỉ là sự gượng ép, cưỡng chế
mà không phải thực hiện bằng tình cảm, thái độ tích cực, chủ động. Do đó, nhiều
phong tục tập quán vô hình chung trở thành rào cản việc thực hiện pháp luật của các
chủ thể pháp luật.
Như vậy, để quản lý tốt đời sống xã hội, Nhà nước cần phát huy tính tích cực
của phong tục, tập quán nhằm hỗ trợ cho pháp luật để quản lý xã hội. Điều 5 Hiếp

pháp 1992 có quy định “Công dân có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc
dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của
mình”. Như vậy, phong tục tập quán phải bổ sung, hỗ trợ những khiếm khuyết, hạn
chế của pháp luật và là cầu nối đưa pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội,
hướng tới xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập.
3. Lối sống đô thị - nông thôn
Lối sống của con người ở những điều kiện khác nhau sẽ sinh ra những nhận
thức khau, điều này đặc biệt đúng trong việc nhận thức và thực hiện pháp luật. Người
dân sống ở đô thị thường có nhận thức và ý thức thực hiện pháp luật cao hơn người

13


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
dân sống ở nông thôn. Có thể lí giải điều này nếu xét trên khíp cạnh kinh tế và xã hội.
Đô thị thường là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước, ở đây người dân
được tiếp xúc nhiều hơn, thường xuyên hơn với pháp luật và các sự kiện mang tính
pháp lý. Kinh tế ở đô thị phát triển hơn kinh tế ở nông thôn, người ta hiểu biết pháp
luật không chỉ để phát triển kinh tế, mà còn để sống lối sống văn minh. Ở nông thôn,
nơi điều kiện kinh tế, xã hội còn chưa có điều kiện phát triển, đặc biệt là ở miền núi,
vùng sâu vùng xa. Người dân ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật, dường như họ
sống và ứng xử theo đạo đức và tập quán nhiều hơn. Đặc biệt là với đồng bào dân tộc
thiểu số ở vùng núi, do các điều kiện về giao thông, điều kiện sống, họ hầu như quanh
năm chỉ lo miếng cơm manh áo sao cho đủ sống, thậm chí nhiều nơi người dân còn
chưa biết chữ, hoàn toàn thiếu thốn điều kiện nhận thức và tìm hiểu về pháp luật.
Thực tế cho thấy, cả đô thị và nông thôn, sự vi phạm pháp luật đều phổ biến. Ở
nông thôn cũng như miền núi, do hạn chế về hiểu biết pháp luật, người dân chủ yếu vi
phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, do thói quen của hủ tục, … Như nạn tảo hôn, phạt
vạ, nạn đốt phá rừng … Còn ở đô thị, người dân chủ yếu vi phạm pháp luật do sự cố
ý, do sự đua đòi theo cái xấu, đặc biệt của một số bộ phận lớp trẻ - những đối tượng dễ

sa ngã và vi phạm pháp luật.
4. Các phương tiện thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng được hiểu đơn giản là những phương tiện
truyền thông mang tính đại chúng, tức là mang tính phổ biến và dành cho mọi đối
tượng trong quần chúng, như vô tuyến truyền hình, phát thanh, báo chí, … Chính vì
tính rộng rãi đó, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành một trong những
phương tiện hữu hiệu nhất trong tuyên truyền và phổ biến pháp luật, đặc biệt là cho
những vùng, những nơi ít có điều kiện tìm hiểu về pháp luật như nông thôn, miền núi,
biên giới, hải đảo … Báo chí dường như là phương tiện thông tin đại chúng phổ biến
nhất trong các loại hình thông tin đại chúng, ở nhiều nước trên thế giới, báo chí trở

14


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
thành “cơ quan quyền lực thứ tư”, sau lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các phương tiện
thông tin đại chúng không chỉ cung cấp cho người dân kiến thức pháp luật cũng như
sự kiện pháp luật, góp phần làm cho người dân thực hiện pháp luật hiệu quả và sâu
rộng hơn; mà còn là công cụ trung gian giúp người dân giám sát, thể hiện thái độ, ý
kiến hay quan điểm đối với những chính sách, chủ trương pháp luật của Nhà nước.
Qua đó, phản ánh được ý thức pháp luật trong nhân dân, cũng như dư luận xã hội
trong quần chúng. Các nhà làm luật qua đó cũng lấy đó làm cơ sở cho các hoạt động
lập pháp của mình.
Ở nước ta hiện nay, phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành một trong
những công cụ không thể thiếu trong việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Qua đó,
hoạt động thực hiện pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao, được phản ánh
và được chính dư luận xã hội điều chỉnh. Nhiều vụ việc trái pháp luật được phanh
phui, được các phương tiện truyền thông phản ánh, và được dư luận xã hội tác động.
Vô tuyến truyền hình và báo mạng ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống của người dân. Qua đó, người dân ngày càng thực hiện pháp luật chủ

động và tích cực hơn.
C. KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, việc sử
dụng hiệu quả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật ngày càng phải
được chú trọng và gìn giữ. Cùng với pháp luật, các yếu tố xã hội kể trên sẽ phát huy
hiệu quả của mình, góp phần làm cho hoạt động thực hiện pháp luật trở thành thói
quen không thể thiếu trong đời sống của nhân dân. Hy vọng những yếu tố xã hội ảnh
hưởng đến việc thực hiện pháp luật sẽ phát huy tác dụng tích cực, những tác động tiêu
cực của nó sẽ bị hạn chế để đất nước ngày càng phát triển, nhân dân giàu có, no ấm,
xã hội ngày một công bằng, dân chủ, văn minh.

15


XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010
2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội
hiện nay : Luận văn thạc sỹ Luật học / Trần Thị Xuân ; Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Văn Động – Hà Nội 2004
3. Thực hiện pháp luật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn : Hội thảo khoa học /
Trường Đại học Luật Hà Nội. Khoa Hành chính nhà nước. Trung tâm nghiên cứu pháp
luật . - Hà Nội, 2008
4. thongtinphapluatdansu.edu.vn
5. dantri.com.vn

16




×