Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích làm sáng tỏ ưu thế của hai loại nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) trong quá trình điều chỉnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.74 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu............................................................................................................2
II. Nội dung........................................................................................................2
1. Điều ước quốc tế............................................................................................2
a. Khái niệm.......................................................................................................2
b. Các yếu tố xác định giá trị pháp lý là điều ước quốc tế đối với
một văn kiện quốc tế..........................................................................................2
c. Những ưu thế của điều ước quốc tế................................................................3
2. Tập quán quốc tế............................................................................................5
a. Khái niệm.......................................................................................................5
b. Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế...........................................................6
c. Những ưu thế của tập quán quốc tế................................................................6
III. Kết luận........................................................................................................7
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................9

1


I. Mở đầu
Vấn đề nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý
và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan
hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung.
Nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm của luật quốc tế.
Theo quy định tại khoản 1 điều 38, quy chế tòa án Công lý Quốc tế thì nguồn
của luật quốc tế bao gồm hai loại nguồn chính là Điều ước quốc tế và tập quán
quốc tế, ngoài ra còn có các nguyên tắc pháp luật chung được các quốc gia văn
minh thừa nhận và nguồn bổ trợ (phán quyết của ICJ, học thuyết của các luật
gia có trình độ cao) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, trực
tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của chủ thể quan hệ
pháp luật quốc tế. Trong giới hạn của đề bài, em sẽ phân tích làm sáng tỏ ưu


thế của hai loại nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn
(tập quán quốc tế) trong quá trình điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể
của luật quốc tế đồng thời lấy một số ví dụ minh họa.

II. Nội dung
1. Điều ước quốc tế
a. Khái niệm
Theo điều 2, khoản 1, điểm a công ước Vienne 1969 về luật điều ước quốc
tế thì “Điều ước là một thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các
chủ thể luật quốc tế và được luật pháp quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào
việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hay trong
nhiều văn kiện có liên quan với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ
thể của văn kiện đó.”
b. Các yếu tố xác định giá trị pháp lý là điều ước quốc tế đối với một văn
kiện quốc tế
- Hình thức và nội dung: theo quan niệm của luật quốc tế hiện đại thì các thỏa
thuận mang tính chất là điều ước quốc tế thường được thể hiện dưới dạng văn
bản, không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản đó là gì. Trước đây, trong quan hệ
quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên
2


các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các
chủ thể của luật quốc tế.
Luật quốc tế không đưa ra một quy tắc chung nào để bắt buộc các bên liên
quan về việc sử dụng tên gọi nào đó cho điều ước quốc tế được kí kết cũng như
không có các quy định mang tính xác thực về tên gọi của một thỏa thuận phải
tương xứng với giá trị pháp lý của văn bản đó. Tuy nhiên, việc đặt tên cho một
điều ước quốc tế cụ thể nào đó không thể mang tính tùy tiện mà phải tuân theo
những thông lệ nhất định. Ví dụ khi nói đến Công ước, chúng ta nhận thấy ngay

đó là điều ước quốc tế có số lượng thành viên đông và chúng thường là các điều
ước quốc tế mang tính đa phương toàn cầu (ví dụ công ước Viên về quan hệ
ngoại giao năm 1961, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, Công ước
Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969...).
Nội dung của điều ước quốc tế chính là quyền và nghĩa vụ của các bên chủ
thể. Nếu trong thỏa thuận quốc tế không chứa đựng các quyền và nghĩa vụ mang
tính bắt buộc mà chỉ biểu lộ các khuyến nghị hoặc thuần túy là các tuyên bố
chính trị thì sẽ không phải là điều ước quốc tế.
- Về chủ thế: Chủ thể của điều ước quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế (như
quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự
quyết). Tư cách chủ thể kết ước là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định
giá trị pháp lý là điều ước quốc tế của văn bản được ký kết.
- Quá trình hình thành các văn bản điều ước quốc tế phải được điều chỉnh bằng
các quy định của luật quốc tế và tuân thủ các quy phạm Jus cogens của luật quốc
tế, vì một thỏa thuận quốc tế giữa hai chủ thể luật quốc tế nếu được điều chỉnh
bằng luật quốc gia sẽ không có giá trị là điều ước quốc tế.
c. Những ưu thế của điều ước quốc tế
Trong quan hệ pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế là kết quả của quá trình
vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các chủ thể. Điều ước quốc tế xuất phát từ bản
chất là sự thỏa thuận về ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế. Do đặc
điểm cơ bản của luật quốc tế đó chính là không có cơ quan lập pháp chuyên
trách nên quá trình xây dựng luật quốc tế luôn được tiến hành bởi chính các chủ
3


thể quốc tế thông qua đàm phán và kí kết. Do đó, các quốc gia muốn ngồi được
với nhau trên bàn đàm phán, dĩ nhiên phải có ý chí tự nguyện, và các bên liên
quan phải bình đẳng. Sự tự nguyện và bình đẳng trở thành một trong những căn
cứ đánh giá tính hợp pháp của một điều ước quốc tế. Theo nguyên tắc này,
những điều ước mà được kí kết bởi sự lừa dối, có sử dụng vũ lực, ép buộc sẽ

không có giá trị pháp lí (điều 49-52 CƯ Vienne). Nguyên tắc này nhằm góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kí kết điều ước quốc tế,
tránh sự áp đặt từ bên ngoài. Bên cạnh đó, còn tạo cơ sở cho tương quan có lợi
cho hòa bình và an ninh.
Ngoài ra, điều ước quốc tế được trình bày bằng văn bản (nguồn luật thành
văn), thể hiện ý chí của các bên 1 cách rõ ràng và chính xác nên có thêm ưu
điểm đó là rõ ràng, minh bạch, sửa đổi dễ dàng và hình thành nhanh chóng do
chỉ cần một sự kiện duy nhất là sự kí kết hay tham gia của các chủ thể theo đúng
trình tự, thủ tục. Thời gian hình thành điều ước nhanh chóng và theo sát được sự
vận động của các quan hệ quốc tế.
Do đó, khi điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cùng nhau điều chỉnh một
vấn đề thì:
- Nếu điều ước và tập quán không mâu thuẫn nhau thì các bên có thể tự do
chọn loại nguồn tùy ý để áp dụng điều chỉnh.
- Nếu điều ước và tập quán mâu thuẫn nhau thì bước đầu tiên hai bên sẽ phải
thỏa thuận nên dùng nguồn luật nào. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ ưu tiên
áp dụng điều ước quốc tế.
Đây là một ưu thế của điều ước quốc tế so với tập quán quốc tế. Sở dĩ như
vậy vì các quy phạm được thể hiện trong điều ước rõ ràng hơn, minh bạch hơn
và mức độ ràng buộc trách nhiệm cao hơn so với tập quán quốc tế.
Liên hệ thực tiễn: Vụ phân định lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain. Năm 1994,
Hai quốc gia Qatar và Barain có sự tranh chấp về lãnh thổ về phân định ranh
giới lãnh thổ trên biển và các vấn đề lãnh thổ khác. Trong quá trình trước tranh
chấp, hai bên có trao đổi thư vào tháng 12/1987 và một biên bản ngày
25/12/1990. Sau đó, Qatar kiện Bahrain, đưa đơn lên tòa án quốc tế để giải quyết
4


với lí lẽ hai bên đã kí một văn kiện để chấp nhận sự phân giới lãnh thổ. Câu hỏi
đặt ra là liệu những trao đổi và biên bản cuộc đàm phán có phải là điều ước

quốc tế hay không và tòa có thẩm quyền giải quyết hay không? Trong biên bản
năm 1990, có đề cập đến tình huống Tòa có thể tham gia sau tháng 5/1991 nếu
không giải quyết được tranh chấp trong vòng 6 tháng. Do đó, tòa hoàn toàn có
thẩm quyền thụ lí vụ tranh chấp. Còn về việc Ba-ranh cho rằng biên bản
25/12/1990 không được xem là một thỏa thuận quốc tế, tòa bác bỏ lập luận này
với căn cứ pháp lý là điều 2, khoản 1a, CƯ 1969 rằng các thỏa thuận có thể có
rât nhiều hình thức khác nhau. Hơn nữa, biên bản không chỉ đơn thuần là ghi
chép nội dung của cuộc họp như các biên bản khác, không chỉ cung cấp nội
dung thỏa thuận và tóm tắt các nội dung mà các bên đã thống nhất được và chưa
thống nhất được mà còn liệt kê những cam kết giữa các bên, quy định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong pháp luật quốc tế. Do đó, đây hoàn toàn là một thỏa
thuận quốc tế. Tóm lại, tòa có thẩm quyền tài phán và tòa kết luận biên bản ngày
25/12/1990 cũng như trao đổi thư năm 1987 đã tạo nên một thỏa thuận quốc tế
hay điều ước quốc tế gữa các bên, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên
thông qua việc xem xét nội dung, các giấy tờ và hoàn cảnh cụ thể khi soạn thảo
chúng.
2. Tập quán quốc tế
a. Khái niệm
Tập quán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành luật
quốc tế. Khi chưa có điều ước quốc tế, một số quốc gia đã đưa ra việc chấp nhận
những quy tắc xử sự, hình thành nên tập quán quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa
các bên. Nhiều nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế hiện hành đã tồn tại dưới
hình thức tập quán quốc tế như: nguyên tắc và quy phạm của Luật Chiến tranh,
Luật Biển, Luật Ngoại giao lãnh sự. Tóm lại, Tập quán quốc tế là hình thức pháp
lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và
được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật.
Ví dụ: Hành vi phóng tàu vũ trụ qua không phận của các nước láng giềng
được cộng đồng quốc tế thừa nhận là hành vi không cần xin phép, được áp dụng
5



lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành tập quán quốc tế. Hoặc các tập quán, tập tục
về chiến tranh như không giết người thuộc các lực lượng vũ trang đối phương
khi họ bị loại ra khỏi vòng chiến đấu; cho phép nước chủ quản nhận thương
binh, bệnh binh của họ trở về nước trong lúc chiến tranh chưa kết thúc.
b. Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế
- Yếu tố vật chất: Chính là sự tồn tại của quy tắc xử sự được hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhờ sự áp
dụng lặp đi lặp lại mà các quy tắc xử sự này trở thành quy tắc xử sự chung,
thống nhất. Có thể là sự lặp lại của các sự kiện và hành vi pháp lý một cách
thống nhất trong sinh hoạt quốc tế hoặc cũng có thể là những quy tắc hình thành
từ thực tiễn kí kết, thực hiện điều ước quốc tế hay các thực tiễn khác.
- Yếu tố tinh thần: là sự thừa nhận của chủ thể luật quốc tế đối với các quy tắc
xử sự đã hình thành là quy phạm luật quốc tế.
c. Những ưu thế của tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế có tính ổn định và bền vững cao. Sở dĩ như vậy vì quá
trình hình thành tập quán quốc tế rất lâu dài và đòi hỏi sự liên tục. Tập quán
muốn được hình thành phải trải qua quá trình lâu dài thông qua nhiều sự kiện
liên tiếp ví dụ như hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế hay từ thực tiễn thực
hiện các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế. Ví dụ: Các quy định liên
quan đến quan hệ ngoại giao, lãnh sự hình thành từ nhu cầu bang giao giữa các
quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, cần nhìn nhận rằng tập quán quốc tế có một ưu điểm đó là dễ dàng
đạt được sự thống nhất hơn so với điều ước. Khả năng áp dụng của tập quán cao
hơn điều ước rất nhiều. Tập quán quốc tế hình thành theo sự thỏa thuận mang
tính ngầm định giữa các chủ thể về việc thừa nhận một quy tắc xử sự chung hình
thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế là quy phạm có giá trị bắt buộc. Tập quán
quốc tế đã được thực tiễn kiểm nghiệm qua quá trình áp dụng lặp đi lặp lại của
chủ thể. Bên cạnh đó còn có tính ổn định cao vì khi đã hình thành thì tồn tại
trong một khoảng thời gian rất dài; số lượng chủ thể chịu sự ràng buộc của quy

phạm rộng (điều ước quốc tế, về nguyên tắc chỉ ràng buộc các chủ thể là thành
6


viên của điều ước, còn tập quán quốc tế không có giới hạn này). Chính những ưu
thế đó cho nên tập quán quốc tế vẫn được chủ thể của Luật quốc tế thừa nhận là
nguồn cơ bản bên cạnh điều ước quốc tế.
Liên hệ thực tiễn: Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ nhiều con
đường khác nhau như:
- Hình thành từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của
các tổ chức quốc tế: ví dụ nghị quyết của Đại hội đồng LHQ số 3314 ngày
14/12/1974 đã chỉ rõ hành vi xâm lược là hành vi của quốc gia này sử dụng bất
hợp pháp lực lượng vũ trang để tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác. Việc các
quốc gia đồng tình với nghị quyết trên về định nghĩa xâm lược lãnh thổ đã thể
hiện sự thừa nhận hiệu lực thực tế của nghị quyết, để từ đó các quốc gia hành
động theo những chuẩn mực được quy định trong nghị quyết này. Điều này cũng
có nghĩa là các QG đã thừa nhận áp dụng tập quán quốc tế mới với tư cách là
quy phạm pháp lý ràng buộc mình.
- Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. Ví dụ: vụ
tranh chấp giữa Nauy và Anh về quyền đánh cá trong khu vực biển ngoài khơi
Nauy đã hình thành nên tập quán quốc tế về cách thức xác định đường cơ sở
thẳng.
- Hình thành từ một tiền lệ duy nhất. Ví dụ năm 1975, Liên Xô là nước đầu tiên
phóng tàu vào vũ trụ. Sự im lặng đồng tình của các quốc gia đồng nghĩa với sự
công nhận một quy phạm tập quán mới của LQT, đó là quyền bay qua không
gây hại trong vũ trụ trên khoảng không lãnh thổ của các quốc gia khác.

III. Kết luận
Qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng mỗi loại nguồn chính của
Luật quốc tế đều có những ưu thế riêng của mình. Nhưng cái gì cũng có hai mặt

của nó. Trong khi điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực đối với các thành viên tham
gia kí kết điều ước thì tập quán quốc tế không quy định cụ thể bằng văn bản mà
chỉ thừa nhận, nên hiệu lực thi hành không cao. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của
điều ước quốc tế ngày càng tăng trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể
của Luật quốc tế. Song điều đó không có nghĩa điều ước quốc tế có thể hoàn
7


toàn thay thế tập quán quốc tế. Với những ưu thế riêng có của mình mà tập quán
quốc tế vẫn được chủ thể của Luật quốc tế thừa nhận là nguồn cơ bản bên cạnh
điều ước quốc tế. Tùy theo sự thỏa thuận của các chủ thể của Luật quốc tế trong
từng trường hợp cụ thể mà họ sẽ thồng nhất lựa chọn loại nguồn nào phù hợp để
điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh.

8


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, NXB.CAND, Hà
Nội, 2007.
2. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế,
NXB.ĐHQG, Hà Nội, 1997.
3. Nguyễn Thị Kim Ngân, Giáo trình luật quốc tế, 2010.
4. Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế.
5. Quy chế tòa án công lý quốc tế.
6. Và 1 số trang web khác.

9



10



×