Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích làm sáng tỏ về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và nêu những hạn chế, hướng khắc phục khi xác định đối tượng nộp thuế thu nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.23 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn thu từ thuế chiếm khoảng 80% ngân sách nhà nước, trong đó nguồn
thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2003 – 2010 chiếm
29,7% tổng thu ngân sách( 1) . Như vậy ta có thể thấy thuế là nguồn thu chủ
yếu của ngân sách nhà nước và thuế thu nhập doanh nghiệp đóng một vai
trò quan trọng trong cơ cấu nguồn thu từ các loại thuế. Dể tìm hiểu rõ hơn về
thuế thu nhập doanh nghiệp, bài tập nhóm tháng lần này của chúng em đi
vào tìm hiểu đề tài: “ Phân tích làm sáng tỏ về đối tượng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp 2008 và nêu những hạn chế, hướng khắc phục khi
xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.”
NỘI DUNG
I, Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008
1, Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu
nhập của các loại hình doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh( theo
quy định của pháp luật) trong kỳ tính thuế sau khi đã trừ đi các chi phí liên
quan đến thu nhập đó.
b. Đặc điểm
Bên cạnh những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp
lý cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp, thuế thu nhập
doanh nghiệp còn có một số đặc điểm riêng là:


- Thuế TNDN là loại thuế trực thu tức là người nộp thuế và người chịu thuế
là một, không có sự chuyển giao nghĩa vụ từ người nộp thuế sang người chịu
thuế.
- Là loại thuế đánh vào lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh nên
mức thu của ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào
hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều hơn doanh nghiệp


có thu nhập chịu thuế thấp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đánh vào phần thu nhập còn lại sau khi đã
trừ đi các chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó.
2, Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Sự tồn tại của thuế thu nhập doanh nghiệp là một tất yếu khách quan bởi
những vai trò sau:
Thứ nhất: thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN. Thuế TNDN có
phạm vi áp dụng rộng, khai thác nguồn thu từ các đối tượng nộp thuế có tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập ở mọi lĩnh vực, trên
mọi địa bàn. Bên canh đó, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô
của các hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày
càng cao, tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp ngày càng nhiều sẽ tạo nguồn thu
về thuế TNDN cho ngân sách quốc gia ngày càng lớn.
Thứ hai: thuế TNDN là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết
nền kinh tế thông qua hệ thống thuế xuất ưu đãi và các chế độ miễn, giảm
góp phần định hướng cho các nhà đầu tư trong nhiều ngành, lĩnh vực mà nhà
nước khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành
và theo địa bàn.


Thứ ba: thuế TNDN góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh thông qua các
hình thức hôc trợ về thuế đối với các cơ sở thành lập hoặc các cơ sở khó
khăn trong kinh doanh.
II, Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
2008
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều
2 Luật thuế TNDN như sau:
“Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này( sau đây gọi
là doanh nghiệp) bao gồm:

a. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước
ngoài( sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c. Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
d. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 thì doanh
nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là
những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản
quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách
nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp
nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp


đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu
khi, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
Các doanh nghiệp này nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt
Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài
Tại Điều 2 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định
124/2008/NĐ-CP đều quy định đối tượng nộp thuế đối với doanh nghiệp
nước ngoài là có cơ sở thường trú và không có cơ sở thường trú tại Việt
Nam. Tuy nhiên, tại thông tư 123/2012/TT-BTC chỉ quy định doanh nghiệp
được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú
tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh

doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần
hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập
chủ yếu bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận
tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khia thác tài nguyên thiên nhiên
khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm
công hay một tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm
quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường
xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.


Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xẫ hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện
theo quy định của Hiệp định đó.
Như vậy, đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam
phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập
chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở
thường trú đó.
3. Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã
Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã nộp thuế giống như Doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là
các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng

hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực. Các đơn vị này nộp thuế
giống như Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội có phát sinh hoạt động cho thuê nhà,
doanh thu 1 năm là 1 tỷ đồng thì trường Đại hoc Luật Hà Nội là đối tượng
nộp thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế TNDN đối với hoạt động cho
thuê nhà.
5. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập
Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập là các tổ
chức khác ngoài các tổ chức nêu tại điểm a, b,c và d khoản 1 Điều 2 Luật
thuế TNDN, Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Thông tư 123/2012/TT-BTC.
Thực chất quy định này của pháp luật là để “ dự phòng ”, một quy đinh
“mở” đối với những trường hợp các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh


doanh “mới” xuất hiện có thu nhập nhưng không thuộc các đối tượng nộp
thuế TNDN được quy định ở trên. Quy định này giúp các nhà lập pháp dễ bề
bổ sung trong những trường hợp như vậy để quản lý và đánh thuế được dễ
dàng hơn.
III, Đánh giá quy định của pháp luật khi xác định đối tượng nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp 2008
1, Ưu điểm khi xác định đối tượng nộp thuế.
Luật Thuế TNCN 2008 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2009, Trong đó
các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN đã có những ưu điểm nhất định:
Thứ nhất: Luật Thuế TNCN 2008 đã không quy định đối tượng nộp thuế là
cá nhân, hộ kinh doanh. Theo đó các cá nhân, hộ kinh doanh đang nộp thuế
TNDN theo Luật Thuế TNDN 2003 được chuyển sang nộp thuế theo Luật
Thuế TNCN 2008. Đây là một ưu điểm nổi trội, dễ nhận thấy nhất của Luật
Thuế TNDN 2008 so với Luật Thuế TNDN 2003, bởi:
- Quy định như vậy làm cho tên gọi của Luật Thuế TNDN 2008 phù hợp

hơn với nội dung của Luật;
- Việc loại trừ đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh ra khỏi Luật Thuế
TNDN 2008 là phù hợp với thông lệ quốc tế;
- Luật Thuế TNDN 2008 không quy định đối tượng nộp thuế TNDN là các
cá nhân có tài sản cho thuê, tài sản chuyển nhượng. Điều này là hợp lý hơn
so với Luật Thuế TNDN 2003.
Thứ hai: Luật Thuế TNDN áp dụng cho đối tượng là các tổ chức, doanh
nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế nên
góp phần xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng
nộp thuế, đặc biệt là đối tượng nộp thuế trong nước và ngoài nước. Sự bình
đẳng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN thể hiện ở việc Luật Thuế TNDN
2008 đảm bảo tính thống nhất về thuế suất, lĩnh vực ngành nghề, địa bàn


khuyến khích đầu tư qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các
đối tượng nộp thuế trong và ngoài nước.
2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm đạt được khi quy định đối tượng nộp thuế thì Luật
thuế TNDN 2008 còn có những hạn chế đó là:
Thứ nhất: ưu đãi về thuế còn dàn trải đối với các đối tượng nộp thuế, chưa
phát huy hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu
về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tư vào các địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ hai: Việc quy định đối tượng nộp thuế theo Luật Thuế TNDN như hiện
nay là không hay, làm mất đi tính linh hoạt của một sắc thuế, đặc biệt là
trong trường hợp xuất hiện những loại hình kinh doanh mới. Khi có sự thay
đổi về loại hình kinh doanh mới có thể dẫn đến những bất cập trong quy
định pháp luật thuế TNDN.
Thứ ba: Việc quy định đối tượng nộp thuế là cá tổ chức, DN hoạt động sản
xuất kinh doanh hành hoá, dịch vụ có thu nhập thế nhưng khi có vi phạm

pháp luật thuế xảy ra thì pháp nhân kinh doanh dường như bị bỏ qua trong
khi cá nhân lại bị pháp luật trừng trị. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng giữa
việc xử lý các vi phạm pháp luật thuế do đối tượng là tổ chức và cá nhân.
3. Thực tế việc chấp hành nộp thuế của các đối tượng đó
Theo báo cáo mới nhất trong bảng xếp hạng V1000 năm 2012 của CTCP
Báo cáo đánh giá Việt Nam và báo VietnamNet, theo đó 1000 DN thực hiện
tốt nghĩa vụ thuế trong 4 năm 2008 – 2011 và đóng thuế nhiều nhất trong
năm 2011 chiếm tỷ trọng 8% tổng thu ngân sách cùng năm. Đây là một dấu
hiệu tốt chứng tỏ các DN đóng thuế ngày càng ổn định hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn không ít những DN gian lận và trốn thuế
bằng nhiều hình thức như thành lập nhiều doanh nghiệp trung gian ở nhiều


nơi khác nhau, tổ chức mua bán lòng vòng hàng hóa, dịch vụ, lập hồ sơ
khống nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế,…Bên cạnh đó, còn một
số doanh nghiệp vừa hoạt động vừa sản xuất, kinh doanh nhưng đồng thời
vừa bán khống hóa đơn.
Ví dụ: trường hợp ông Dương Văn Năm( Giám đốc công ty Ngọc Sang)
chuyên kinh doanh buôn bán lương thực. Ông này đã lập ra nhiều DN khác
nhau như công ty TNHH Nguyễn Dương, Công ty TNHH Ngọc Giàu, CTCP
XNK Giàu Sang, do những người thân trong gia đình đứng tên, nhưng mọi
hoạt động đều do ông Năm quản lí và điều hành, sau đó cấu kết với nhiều
DN khác mua hóa đơn khống để hợp thức hóa lượng hàng hóa đầu vào để
chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, Năm
đã mua hơn 100 hóa đơn để hợp thức hóa số gạo trôi nổi nhằm trốn thuế với
số tiền hơn 7,8 tỉ đồng.
Mặt khác, hiện nay các DN sử dụng chiêu thức mới để trốn thuế TNDN là
đua nhau trốn thuế bằng cách “giả chết”. Theo thống kê của Tổng cục thuế
khi tiến hành thanh tra 826 đơn vị trong năm 2010, ngành thuế phát hiện tất
cả đều sai phạm về kê khai thuế, trong đó có 50% là doanh nhiệp FDI, mẫu

chung là đều kê khai lỗ, tuy nhiên lỗ thì lỗ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn
mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời theo thống kê của Tổng cục thuế
cuối năm 2009 đầu năm 2010 doanh nghiệp khai lỗ và thu nhập bằng 0 lên
đến hơn 2000. Kết quả thanh tra 826 doanh nghiệp đã truy thu hơn 760 tỷ
đồng, phạt hơn 246 tỷ đồng. Từ đó giảm số lỗ mà các đơn vị kê khai hơn
2.570 tỷ đồng. Không chỉ có vậy, đối với đối tượng là các DN có vốn đầu tư
nước ngoài, nhiều DN trốn thuế bằng cách báo lỗ triền miên, lạm dụng giao
dịch liên kết trong tập đoàn, nhiều DN trong nước đã chuyển một phần lợi
nhuận ra nước ngoài thông qua chuyển nhượng(chuyển giá). Và lẽ ra thuế
TNDN sẽ được nộp tại Việt Nam nhưng trong trường hợp nói trên thì thuế


đó sẽ được chuyển sang nước có công ty mẹ hoạt động. Nguy hiểm hơn nữa,
các DN còn dùng phương thức in hóa đơn trùng để trốn thuế( có nghĩa là in
hóa đơn trùng số sêri của những chi nhánh khác nhau, và DN có càng nhiều
cửa hàng thì đều xuất trùng một dãy sêri và số thuế kê khai chỉ bằng một cửa
hàng, và giấu được doanh số của các cửa hàng khác).
4. Hướng khắc phục khi xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008
Để khắc phục những hạn chế trong quy định về đối tượng nộp thuế TNDN
2008, nhóm chúng em xin đưa ra một số giải pháp khác phục của nhóm như
sau:
Thứ nhất: Cần có những quy định về cải cách ưu đãi thuế nhằm tạo ra sự
chuyển biến trong phân bổ nguồn nhân lực. Theo luật thuế TNDN hiện hành
thì mức ưu đãi thuế suất cao nhất( thuế suất 10%, miễn 4 năm và giảm tối đa
9 năm tiếp theo) được áp dụng đối với DN được thành lập mới từ dự án đầu
tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế,
khu công nghệ cao; DN được thành lập mới từ dự án thuộc lĩnh vực công
nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm;

doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo,
dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường. Tuy nhiên, các dự án đầu tư
nhà ở để bán, cho thuê trong đó có các đối tượng công nhân làm việc trong
các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở, các đối
tượng là sinh viên trong các cơ sở đào tạo thì chưa được hưởng ưu đãi nếu
đầu tư tại các địa bàn khác không thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.
Như vậy không khuyến khích được các đối tượng đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong khi đó vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp luôn là bài toán nan
giải, là mối quan tâm của Nhà nước trong nhiều năm qua. Do đó, cần có


những quy định ưu đãi về thuế suất cho các đối tượng đầu tư trong những
lĩnh vực này.
- Bên cạnh đó, các DN lớn, các DN đang nộp thuế nhiều là liên tục thì Chính
phủ chưa có chính sách hỗ trợ, động viên nào. Khách quan mà nhìn nhận thì
việc giảm thuế TNDN cho các DN lớn – các DN đàu tầu sẽ thực sự kích
thích sản xuất và tăng trưởng. Vậy nên thiết nghĩ cần có những quy định ưu
đãi đối với các đối tượng này sao cho phù hợp với sự phát triển mà vẫn tạo
ra sự cạnh tranh lành mạnh đối với các DN.
Thứ hai: Luật Thuế TNDN nên có những quy định và chỉ rõ thế nào là hoạt
động sản xuất kinh doanh để làm tiêu chí xác đinh đối tượng nộp thuế thay
cho việc xác đinh đối tượng nộp thuế theo cách liệt kê như hiện nay.
Thứ ba: Để hướng đến sự công bằng trong quan hệ pháp luật thuế thì việc áp
dụng các chế tài xử phạt “mạnh tay” như truy cứu TNHS,… đối với các tổ
chức cũng cần được các nhà lưu ý trong tương lai phát triển lâu dài của đất
nước.
KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy được những ưu và nhược điểm của Luật
Thuế TNDN 2008 khi xác định đối tượng nộp thuế TNDN. Do vậy các nhà
lập pháp cần có những biện pháp và hướng đi cụ thể hơn nữa trong việc xác

định đối tượng nộp thuế TNDN để ngày càng hoàn thiện pháp luật Thuế
TNDN, qua đó tạo đà phát triển cho kinh tế - xã hội.


CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
DN: Doanh nghiệp
NSNN: Ngân sách nhà nước
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CTCP: Công ty cổ phần
XNK: Xuất nhập khẩu
TNCN: Thu nhập cá nhân
TNHS: Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
2, Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008
3, Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012
4, Giáo trình Luật thuế Việt Nam – NXB Tư pháp
5, (1) Báo cáo của Tổng cục thuế Việt Nam 2/2012
6, Web: vef.vn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………1
NỘI DUNG………………………………………………………………….1
I, Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008………………….1
1, Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp…………………
1

2, Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp………………………………..2
II, Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
2008………………………………………………………………………….
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam..
2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước
ngoài..
3. Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã………………………….
4. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam………………………………………………………………………….
5. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập………..
III, Đánh giá quy định của pháp luật khi xác định đối tượng nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp 2008……………………………………………….
1, Ưu điểm khi xác định đối tượng nộp thuế………………………………
2. Những hạn chế còn tồn tại………………………………………………
3. Thực tế việc chấp hành nộp thuế của các đối tượng đó………………..
4. Hướng khắc phục khi xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008…………………………………………………………………9
KẾT LUẬN………………………………………………………………10



×