Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử lấy ví dụ minh họa ưu,nhược điểm của cách tiếp cận đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.57 KB, 9 trang )

MỞ BÀI

Văn hóa là thứ sản phẩm được sang tạo bởi con người kể cả về vật
chất lẫn tinh thần,vật thể và phi vật thể thứ sản phẩm của cộng đồng người phải
nhào nặn lại tự nhiên và chính bản thân hàng nghìn năm mới có được.Văn hóa
không chỉ là kết quả của mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên mà là
thứ để phân biệt xã hội này với xã hội khác đương thời của nó.Văn hóa làm cho
cộng đồng đều có cá tính riêng của mình.Mỗi con người đều là sản phẩm của
một nền văn hóa,đó là văn hóa dân tộc.Văn hóa dân tộc thấm đượm vào mỗi
người không chỉ ở tuổi ấu thơ mà còn suốt cuộc đời.Như vậy dù có tự giác hay
không thì mỗi con người đều suy nghĩ,cảm xúc,cư sử,hoạt động theo phong
tục,tập quán,hệ giá trị chuẩn mực của nền văn hóa dân tộc mình,mà trong đó
mình là thành viên.Chính vì vậy văn hóa luôn gắn liền với đời sống của con
người chúng ta,vì thiếu văn hóa con người không thể sống được.Nhưng có lẽ
khi tiếp xúc với văn hóa mỗi người lại có một cách nhìn riêng của mình.Tìm
hiểu về văn hóa là điều kiện giúp em được tiếp xúc,nhìn nhận và hiểu thêm về
văn hóa của con người.Đó là lí do thôi thúc em đến với đề tài:” Quan điểm của
bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử.Lấy ví dụ minh họa
ưu,nhược điểm của cách tiếp cận đó”.
NỘI DUNG

I.Đôi nét về văn hóa
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sang tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.Nhờ có văn hóa mà con người
trở nên khác biệt so với các động vật khác và do được chi phối bởi môi trường
xung quanh và tính cách tộc người nên mỗi văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có
1


những đặc trưng riêng.Hay nói cách khác văn hóa chính là nấc thang đưa con


người vượt lên trên những loài động vật khác và văn hóa chính là sản phẩm của
con người.Do đó văn hóa có những đặc trưng,chức năng sau:
Văn hóa có tính hệ thống.Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với
tập hợp;nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng,sự
kiện thuôc một nền văn hóa;phát hiện những đặc trưng, những quy luật hình
thành và phát triển nó.Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa.với tư cách là một thực
thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội.Chính văn hóa thường xuyên làm tăng
độ ổn định của xã hội,cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị.Tính giá trị cần
để phân biệt giá trị với phi giá trị.Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và
con người.Các giá trị văn hóa,theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và
giá trị tinh thần;theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng,giá trị đạo đức và
giá tri thẩm mĩ;theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất
thời.Sụ phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện
chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật,hiện tượng;tránh
được những xu hướng cực đoan-phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.Nhờ
thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan
trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội,giúp cho xã hội duy trì được trạng
thái cân bằng động không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi
của môi trường,giúp định hướng các chuẩn mực,làm động lực cho sự phát triển
của xã hội.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh.Tính nhân sinh cho
phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do(con người sang tạo,nhân
tạo) với giá trị tự nhiên(thiên tạo).Do mang tính nhân sinh,văn hóa trở thành sợi
dây nối liền con người với con người,nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác
dụng liên kết họ lại với nhau.

2



Văn hóa còn có tính lịch sử.Nó cho phép phân biệt văn hóa với văn
minh.Tính lịch sử tạo nên văn hóa một bề dày,một chiều sâu:nó buộc văn hóa
thường xuyên tự điều chỉnh,tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.Tính
lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa.Truyền thống văn hóa tồn tại
nhờ giáo dục.Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn
hóa.Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị
đã ổn định(truyền thống),mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành.
II.Quan điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử.Ví dụ minh họa
ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
Để có thể nhìn nhận,tiếp cận vấn đề một cách khách quan,trước tiên
chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa lịch sử là như thế nào,nó đề cập hay liên quan
đến những vấn đề gì.Và như chúng ta đã được biết rằng:các định nghĩa lịch sử
thường hay nhấn mạnh đến các quá trình kế thừa xã hội,truyền thống.Các định
nghĩa kiểu này dựa trên việc giả định về tính ổn định và bất biến của văn hóa,bỏ
qua tính tích cực của con người trong phát triển và cải biến văn hóa.Đây cũng là
điểm han chế trong cách tiếp cận về văn hóa theo định nghĩa lịch sử.Tiếp cận
văn hóa theo định nghĩa lịch sử,chúng ta có thể thấy được lịch sử hình thành và
phát triển của văn hóa trong từng thời kì,giai đoạn khác nhau từ đó có cái nhìn
khái quát hơn,sâu hơn về văn hóa đồng thời cũng thấy rõ được ưu,nhược điểm
của cách tiếp cận đó và có những biện pháp,cách nhìn sâu hơn,mới hơn về văn
hóa.
Tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử là nghiên cứu,nhận dạng các nền
văn hóa đã từng hình thành,tồn tại và phát triển trên đất nước Việt Nam và sự
biến đổi kế tiếp giữa chúng phù hợp với khung cảnh lịch sử dân tộc.Và từ đây
chúng ta hãy cùng ngược dòng quay về với lịch sử,quá khứ để thấy rõ được điều
đó.Lịch sử văn hóa Việt Nam được coi như là quá trình của sự kế tiếp nhau ba
nền văn hóa:văn hóa Đông Sơn-Hùng Vương,văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt
Nam.Để ra đời và phát triển ba nền văn hóa đó,văn hóa Việt Nam đã trải qua hai
giai đoạn chuyển tiếp văn hóa:giai đoạn Bắc thuộc chuyển tiếp từ văn hóa Đông

3


Sơn-Hùng Vương sang văn hóa Đại Việt và giai đoạn Pháp thuộc chuyển tiếp từ
văn hóa Đại Việt sang nền văn hóa Việt Nam.
Nền văn hóa Đông Sơn tương ứng với thời đại Hùng Vương là sự khởi
đầu của lịch sử văn hóa Việt Nam.Điều này không có gì mâu thuẫn khi chúng ta
nói con người và văn hóa đã xuất hiện tren mảnh đất Việt Nam từ hàng vạn
năm,từ văn hóa đồ đá cũ núi Đọ qua văn hóa đồ đá giữa Hòa Bình đến văn hóa
đồ đá mới Bắc Sơn,Quỳnh Văn,Hạ Long...để rùi tích tụ và bùng nổ nền văn
minh Đông Sơn rực rỡ.Văn hóa Đông Sơn thời các vua Hùng ra đời dựa trên
bước tiến về kĩ thuật kim khí(đồ đồng và sơ kì sắt),sự phát triển của nông
nghiệp lúa nước.Trên cơ sở bước tiến về kĩ thuật đó người Việt cổ-chủ nhân văn
hóa Đông Sơn đã chuyển hẳn từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp,nhà
nước Văn Lang-Âu Lạc ra đời,bên cạnh làng xã nông nghiệp là cơ cấu xã hội cơ
bản thì thành thị đầu tiên là Cổ Loa,trung tâm chính trị của quốc gia cũng đã
hình thành.Đó cũng là thời kì hình thành dân tộc người Việt cổ,tổ tiên của người
Việt hiện đại thời kì hình thành những nền tảng cơ bản của bản sắc văn hóa Việt
Nam.Đây là thời kì “nhất thành” để sau này trải suốt hơn 2 nghìn năm”vạn
biến”,tuy vẫn giữ được những cốt cách,bản sắc văn hóa từ thủa ban đầu”Bốn
ngàn năm ta vẫn là ta”(Tố Hữu).Gần như đồng thời với văn hóa Đông Sơn ở
miền Trung và Nam bộ có văn hóa Sa Huỳnh và Đồng Nai.Nếu chúng ta quan
niệm lịch sử văn hóa Việt Nam là lịch sử của các hiện tượng văn hóa đã diễn ra
trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay thì các nền văn hóa kể trên cũng được đề cập
,xem xét tới.Cũng như sau này văn hóa Chăm Pa và Phù Nam cũng thuộc phạm
trù văn hóa Việt Nam.
Giai đoạn chuyển tiếp văn hóa lần thứ nhất:vào khoảng đầu thiên niên kỉ
thứ I sau công nguyên(tương đương với thời Bắc thuộc ở nước ta) cả Đông Nam
Á bước vào thời kì giao lưu mạnh mẽ với thế giới bên ngoài,một bên là với văn
minh Trung Quốc,một bên là văn minh ẤN Độ.Chính trong thời kì khắc nghiệt

này của lịch sử trước thử thách mất còn của dân tộc,tổ tiên ta đã chọn con
đường:một mặt đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm giải phóng dân tộc,mặt
4


khác chủ động mở rộng giao lưu,cởi mở tiếp nhận nhiều thành tựu văn hóa
Trung Quốc để tự cường nền văn hóa của mình.Để cuối cùng.với khởi nghĩa
Ngô Quyền năm 938 chúng ta vừa đánh đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ
cõi khôi phục độc lập dân tộc,vừa tự cường,đổi mới văn hóa Đông Sơn hình
thành nền văn hóa Đại Việt,mở đầu là văn hóa Lý-Trần rực rỡ.Giai đoạn chuyển
tiếp và tiếp biến văn hóa naỳ vô cùng quan trọng và diễn ra trên nhiều phương
diện với nội dung phong phú:chính trị,luật pháp, phong tục tập quán,văn hóa
,giáo dục....Đây là quá trình không phải “Hán hóa”mà là “bản địa hóa”,”nội sinh
hóa”văn hóa Trung Hoa.Văn hóa Đại Việt ra đời chịu nhiều của văn hóa Trung
Hoa nhưng không phải là văn hóa Hán.
Nền văn hóa Đại Việt(từ thế kỉ X-XIX):
Nền văn hóa Đại Việt hình thành và phát triển trên nền tảng của kinh tế
nông nghiệp tiểu nông phong kiến và hệ tư tưởng thoát thai từ tam giáo:PhậtĐạo-Nho,trong đó Nho giáo là trụ cột.Tôn giáo ,tín ngưỡng Đại Việt dựa trên cơ
sở tam giáo đồng nguyên,kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng bản địa tạo nên
một môi trường đời sống tâm linh vô cùng phong phú,đa dạng mang nặng tính
ứng xử hơn là triết lí,lấy sự hòa nhập,khoan dung làm cốt cách,xa lạ với sự xung
đột bài xích giữa các tôn giáo.Chủ nghĩa yêu nước là một hệ ý thức xã hội cơ
bản,từ đó sản sinh và tích hợp nhiều hình thức và giá trị văn hóa-nghệ thuật dân
tộc.Do vậy bên cạnh khuynh hướng dân gian hóa,địa phương hóa vốn là thế
mạnh của đất nước lấy nông nghiệp nông thôn và nông dân làm cơ sở,thì lịch sử
hóa cũng là một khuynh hướng vượt trội của một đất nước tồn tại và phát triển
dựa trên sức mạnh yêu nước.Thời kì phong kiến Đại Việt là thời kì hình thành
và phát triển ở trình độ cao văn hóa cổ truyền Việt Nam.Tất cả những hình thức
và giá trị văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam gắn với nền nông nghiệp tiểu
nông phong kiến trước khi bước vào công nghiệp hóa đều sản sinh và định hình

trong khung cảnh của nền văn hóa Đại Việt này.
Giai đoạn chuyển tiếp văn hóa lần thứ hai(từ cuối thế kỉ XIX đến năm
1945):nền văn hóa Đại Việt tồn tại và phát triển suốt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ
5


XIX thì đứng trước thử thách mới.Trước nhất trong khung cảnh của thời đại,thế
giới đanh bước vào thời kì công nghiệp hóa,do vậy nền văn hóa truyền thống
Đại Việt dựa trên nền tảng nông nghiệp tiểu nông phong kiến đòi hỏi phải thay
đổi phải đổi mới trong khung cảnh tiếp xúc văn hóa Đông-Tây mà với chúng
ta,trực tiếp là với văn hóa Pháp.Hơn thế nữa gần như lặp lại lịch sử thời Bắc
thuộc,nước ta lại rơi vào sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp,bị mất chủ
quyền do vậy không thể phát triển một cách độc lập.Trước thử thách đó,một lần
nữa văn hóa Đại Việt không phản ứng theo kiểu tiêu cực,co lại,đóng kín mà một
mặt chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp do các văn than yêu nước
lãnh đạo,sau đó là Đảng cộng sản,mặt khác,chúng ta tăng cường giao lưu với
văn hóa Pháp,tiếp thu có chọn lọc để làm giàu nền văn hóa cổ truyền Việt
Nam,làm cho văn hóa nước ta biến đổi mạnh mẽ tự cường và lớn mạnh.
Nền văn hóa Việt Nam(từ 1945 đến nay):
Nền văn hóa Việt Nam mang tên quốc gia Việt Nam xuất hiện từ cuối
thời Nguyễn,tuy nhiên nó gắn với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân
chủ,cộng hòa từ 1945.Đó là nền văn hóa hình thành trên nền tảng văn hóa Đại
Việt và quá trình đổi mới của văn hóa Việt Nam trong khung cảnh tiếp xúc văn
hóa Đông Tây cuối thế kỉ XX.Nếu nền văn hóa Đại Việt hình thành và định hình
từ hai nhân tố tạo hệ thống là nhà nước tiểu nông và ý thức hệ tam giáo thì nền
văn hóa Việt Nam hình thành và định hình trên cơ sở nền kinh tế công nghiệp
hóa,ý thức hệ Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh.Nền văn hóa này đã trải qua
quá trình chuyển tiếp từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 mà nội dung cơ bản của
nó là tiếp xúc văn hóa Đông Tây.
Trên đây là sự hình thành và tiếp nối các nền văn hóa trong từng thời

kì,từng giai đoạn lịch sử cụ thể,qua đây chúng ta có thể thấy được lịch sử văn
hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử,nhận thấy được những mặt
tốt cũng như thấy được những mặt hạn chế trong cách tiếp cận văn hóa theo cái
nhìn của lịch sử này.Có thể thấy rằng cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch
sử chỉ cho ta thấy được cái quá trình kế thừa xã hội,truyền thống,sự tiếp nối
6


giữa các nền văn hóa với nhau mà không thấy được sự tích cực của con người
trong phát triển và cải biến văn hóa.Đây cũng chính là mặt hạn chế của cách tiếp
cận này.Có thể nói rằng ưu điểm của cách tiếp cận này là giúp chúng ta có cái
nhìn khái quát hơn về lịch sử hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam trong
từng thời kì, giai đoạn khác nhau,chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển của văn
hóa gắn liền với sự phát triển của kinh tế,của xã hội, văn hóa của chúng ta cũng
có sự tiếp nối, phát triển qua từng thời kì đồng thời cũng có sự tiếp thu,học hỏi
có chọn lọc từ các nền văn hóa bên ngoài,chúng ta mở cửa hội nhập,du nhập
giữa các nền văn hóa với nhau nhưng chúng ta không hoàn toàn hòa tan giữa
các nền văn hóa với nhau mà ngược lại chúng ta lại có sự tiếp thu học hỏi nó
một cách sáng tạo, có chọn lọc mang đến cho ta một nền văn hóa mới nhưng
cũng đậm đà tính dân tộc.Theo dòng lịch sử văn hóa của chúng ta có sự tiếp
nối,kế truyền của lịch sử.
KẾT LUẬN
Lịch sử văn hóa Việt Nam là sự tiếp nối giữa các nền văn hóa với
nhau.Văn hóa Việt Nam đang trong quá trình hình thành và định hình,mà hiện
nay chúng ta đang tự giác nhận thức và chủ động tác động vào quá trình ra đời
của nền văn hóa mới đó.Một nền văn hóa tiến bộ và mang đậm bản sắc dân tộc
là định hướng cơ bản cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thế kỉ
XXI.

7



MỤC LỤC

MỞ BÀI............................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................1
I.Đôi nét về văn hóa.......................................................................................1
II.Quan điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử.Ví dụ minh họa
về ưu,nhược điểm của cách tiếp cận đó...............................................................3
KẾT BÀI........................................................................................................7

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đại cương về văn hóa Việt Nam,TS.Phạm Thái Việt(chủ biên),TS.Đào Ngọc
Tuấn,NXB văn hóa-thông tin.
2.Cơ sở văn hóa Việt Nam,Trần Ngọc Thêm,NXB giáo dục-1999
3.phuctriethoc.blogspot.com

9



×