Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quy định của pháp luật về các hình thức vốn góp, vấn đề định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty (doanh nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.13 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1
I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM....................................................................................................................1
II. CÁC HÌNH THỨC VỐN GÓP.....................................................................................................2
III.ĐỊNH GIÁ VỐN GÓP..................................................................................................................5
1.Tài sản góp vốn cần phải định giá. 5
2.Người có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn.
3.Nguyên tắc và phương pháp định giá.

6

7

4.Xử lí trong trường hợp định giá sai. 8

5. Ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn. 10
IV. CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO CÔNG TI.....................................10
1.Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ti.

11

2. Thời hạn chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ti. 12
3.Xử lí trong trường hợp thành viên góp vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ chuyển giao
quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty. 13
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

13

PHỤ LỤC A...........................................................................................................................................15
PHỤ LỤC B...........................................................................................................................................16



0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vốn là yếu tố cực kì quan trọng không thể thiếu khi thành lập bất kì loại hình
doanh nghiệp nào. Nó không những quyết định sự sống còn của doanh nghiệp mà còn
thể hiện khả năng gánh chịu nghĩa vụ pháp lí của doanh nghiệp, quyết định quyền và
nghĩa vụ của các chủ sở hữu, chủ đầu tư của doanh nghiệp. Mà một trong các nguồn
quan trọng và chủ yếu nhất để hình thành vốn của doanh nghiệp chính là vốn góp của
các thành viên khi thành lập doanh nghiệp, vì vậy trong bài viết này tôi sẽ trình bày các
quy định của pháp luật về các hình thức vốn góp, vấn đề định giá vốn góp và chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty (doanh nghiệp).

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.(1)
Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau
lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ti trong phạm vi vốn góp vào công ti. ( theo Luật công ti năm 1990 của Việt
Nam).
Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 Việt Nam có các loại
hình công ti sau: Doanh nghiệp tư nhân; Công ti hợp danh; Công ti trách nhiệm hữu
hạn, bao gồm: Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ti trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở nên; Công ti cổ phần.
Vốn góp: khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: góp vốn là việc
đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.
1



Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền
sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác
ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
II. CÁC HÌNH THỨC VỐN GÓP.
Khoản 4 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 quy định “ tài sản góp vốn có thể là tiền
Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở
hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ti do
thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.” Những “tài sản khác” này có thể là vật,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản theo quy định tại điều 163 BLDS năm 2005. Như
vậy về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể trở thành vốn góp vào công ti nhưng một công
ti có chấp nhận phần vốn góp không phải là tiền hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào
nhu cầu về vốn và sử dụng vốn của công ti đó. Như vậy theo quy định của điều luật thì
các hình thức vốn góp vào công ty rất đa dạng bao gồm tiền hoặc hiện vật. Hiện vật
theo nghĩa rộng nhất, là tài sản hữu hình hoặc vô hình mà không phải là tiền, có thể kể
ra đây: vàng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất,
các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại (biển hiệu, tên thương mại, mạng lưới
tiêu thụ hàng hoá..).
Tiền bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi là giá trị đại diện cho
giá trị thực của hàng hóa và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự. Tiền giữ vai
trò rất quan trọng và được coi là một tài sản quý trong xã hội.
Vàng là một loại kim khí đặc biệt, có giá trị tương ứng với tiền ở một thời điểm
xác định và có thể đưa vào giao lưu thay thế cho tiền. Vàng được coi là một loại tài
nguyên quý của quốc gia.
Giá trị quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng đất cũng được coi là một tài sản mà
người có quyền sử dụng trong một số trường hợp do pháp luật quy định cũng có quyền
góp vốn để sản xuất kinh doanh thông qua hợp đồng. Theo quy định tại điều 727 Bộ
2



Luật Dân sự năm 2005: hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó, người sử dụng đất góp phần vốn của mình bằng giá trị
quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,
chủ thể khác theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai.Các trường hợp sau
cũng không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 109 Luật Đất đai).
Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mực đích sử
dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng đó có nguồn gốc từ ngân sách Nhà
nước.
Cá nhân, tổ chức sử dụng đất dưới hình thức thuê đất của nhà nước thì không có
quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mà chỉ có thể góp vốn bằng tài sản trên đất
thuê. Ngoài ra, chủ thể góp vốn phải không thuộc trường hợp cấm nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành luật đất đai.
Giá trị quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại điều 5 nghị định 102/2010/NĐ-CP
ngày 1/10/2010 của Chính phủ thì “Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao
gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp
luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới
có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp
vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.
Vật, theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005 bao gồm vật có thực và vật hình
thành trong tương lai:
3


Vật có thực là một bộ phận của thế giới vật chất (tồn tại một cách hiện hữu), vật

có thực được sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp phải có lợi ích cho công ty và phải
đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác của công ty.
Trong quá trình hoạt động các vật này có thể tham gia vào các giao dịch. Công ty có thể
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được vật đó nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Vật
có thực được chia thành động sản và bất động sản.
Vật hình thành trong tương lai hay tài sản hình thành trong tương lai: hiện nay
chỉ có điều 4 nghị định 63/2006/NĐ-CP quy định rằng “Tài sản hình thành trong tương
lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc
giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản
đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao
kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”. Cho đến nay pháp luật nói
chung và pháp luật doanh nghiệp nói riêng chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể nào
về việc có thể dùng tài sản hình thành trong tương lai để góp vốn vào công ty không,
vấn đề này còn khá nhiều vướng mắc chính vì vậy trước mắt rất cần thiết có những quy
định hoặc hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này.
Giấy tờ có giá, không phải mọi giấy tờ có giá trị đều được coi là tài sản mà mà
phải là những giấy tờ giá trị được bằng tiền, đáp ứng được yêu cầu là có thể trở thành
đối tượng của các giao dịch dân sự và khi được đem góp vốn vẫn còn trong thời hạn
được lưu thông. Giấy tờ có giá phải có một mệnh giá nhất định như : cổ phiếu, trái
phiếu, tín phiếu, công trái, séc…
Các quyền tài sản là các quyền gắn liền với tài sản và khi thực hiện các
quyền đó, lợi ích vật chất sẽ phát sinh đối với chủ sở hữu. Các quyền này có thể chuyển
giao được trong giao dịch dân sự vì vậy các quyền này cũng có thể được sử dụng để góp
vốn vào công ty.

4


III.ĐỊNH GIÁ VỐN GÓP.
Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về định giá tài sản góp vốn như

sau:“1.Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định
giá.
2.Tài sản khi góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên hoặc cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao
hơn so với giá trị thực tế tại thời đểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên
đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti bằng số
chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết
thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn
thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp
tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp
vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị
thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ti bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị
thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.”
Theo quy định trên nhận thấy việc định giá tài sản góp vốn có một số vấn đề sau:
1.Tài sản góp vốn cần phải định giá.
Ngoài các tài sản góp vốn là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
và các loại tài sản khác đều phải được định giá để xác định phần vốn góp của mỗi thành
viên. Như vậy nếu vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ,

5


công nghệ, bí quyết kĩ thuật, vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản… thì phải được
định giá theo quy định của pháp luật.
2.Người có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn.
Người thực hiện việc định giá tài sản góp vốn là các thành viên, cổ đông

sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã
phân chia hai trường hợp định giá tài sản dựa vào thời điểm góp vốn vào công ti của
thành viên:
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được thành viên, cổ đông sáng
lập định giá theo nguyên tắc nhất trí.
Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn
thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức
chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn vào doanh
nghiệp chấp thuận.
Quy định trên về cơ bản là phù hợp nhưng tồn tại hai vấn đề đó là:
Khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, nếu như gặp khó khăn trong việc tự định
giá, các sáng lập viên hoàn toàn có thể thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện
việc định giá nhưng khoản 2 điều 30 luật Doanh nghiệp lại không tính đến khả năng
này.
Nếu góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, “doanh nghiệp và
người góp vốn thỏa thuận định giá” là quy định phù hợp nhưng đại diện cho doanh
nghiệp để thực hiện quyền hạn này là ai thì Luật doanh nghiệp 2005 không có quy định
cụ thể. Mà bản chất của quan hệ góp vốn là sự “hùm vốn” giữa các thành viên với nhau
và nó dẫn tới sự chi phối, chia sẻ lợi ích giữa những người cùng góp vốn. Do vậy, thay
mặt doanh nghiệp thực hiện việc định giá phần vốn góp của thành viên mới sẽ không
6


thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên hay phòng ban nghiệp vụ nào đó của công
ti mà phải do một cơ quan đại diện cho các thành viên công ti thực hiện.
Từ những vấn đề trên em cho rằng Luật doanh nghiệp 2005 cần sửa đổi
theo hướng cho phép việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp có thể do
tổ chức định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá; và cần bổ xung quy định thẩm quyền
định giá tài sản vốn góp của thành viên mới khi công ti đang hoạt động cho hội đồng
thành viên ( nếu góp vốn vào công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti hợp danh) và đại hội

đồng cổ đông (nếu góp vốn vào công ti cổ phần).
3.Nguyên tắc và phương pháp định giá.
Việc định giá tài sản vốn góp thực hiện theo nguyên tắc trung thực, chính xác đối
với giá trị tài sản góp vốn. Việc định giá phải được lập thành văn bản và thông qua theo
nguyên tắc nhất trí.
Luật quy định việc định giá là hoàn do các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiến hành
và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về việc định giá đó. Việc định giá
này không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng.
Đối với vốn góp là tài sản thông thường như vật, giấy tờ có giá, giá trị quyền sử
dụng đất thì việc định giá tiến hành dựa trên sự thỏa thuận của các thành viên và giá của
tài sản theo giá thị trường tại thời điểm định giá. (Mẫu biên bản định giá được đính kèm
tại mục lục A).
Đối với tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ như quyền sở hữu công
nghiệp (Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa…) việc định giá được tiến hành theo hướng
dẫn của bộ tài chính.

7


4.Xử lí trong trường hợp định giá sai.
Điều 30 luật doanh nghiệp 2005 quy định cách thức xử lí theo hai trường hợp:
người định giá là thành viên sáng lập và người định giá là tổ chức định giá chuyên
nghiệp. Cụ thể như sau:
Tài sản góp vốn được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá: Nếu tài sản định
giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng
lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản định giá tại
thời điểm kết thúc định giá.
Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá: Nếu tài sản góp vốn được
định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức

định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách
nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti bằng số chênh lệch
giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc
định giá.
Quy định này đã xác định rõ “ai” định giá sai thì người đó phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên điều 30 luật doanh nghiệp còn rất hạn chế khi cần xác định “ai là ai?” chịu
trách nhiệm như thế nào? Vào thời điểm nào? Chịu trách nhiệm trước ai?....Cụ thể như
sau:
Khi doanh nghiệp đang hoạt động mà tiếp nhận việc góp vốn, doanh nghiệp và
người góp vốn sẽ thỏa thuận để định giá tài sản. Luật doanh nghiệp năm 2005 không
quy định rõ về phía doanh nghiệp, việc định giá do hội đồng thành viên (hoặc đại hội
đồng cổ đông đối với công ti cổ phần), chủ tịch hội đồng thành viên ( chủ tịch đại hội
đồng cổ đông hoặc chủ tịch hội đồng quản trị đối với công ti cổ phần) hay giám đốc
thực hiện mà lại xác định “ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên
8


đới chịu trách nhiệm” là không chặt trẽ và thiếu cơ sở, dồn “gánh nặng” cho người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Việc quy định mức chịu trách nhiệm “bằng số chênh lệch giữa giá trị được định
giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá” là hợp lí song
vấn đề đặt ra là thời điểm nào phải thực thi phần trách nhiệm này? Khi điều 30 luật
doanh nghiệp quy định nghĩa vụ “ liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ti” thì dường như quy định xác định trách nhiệm của
người định giá sai tài sản góp vốn trở nên vô nghĩa, bởi vì khi công ti đang hoạt động,
công ti sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của công ti để trả nợ. Việc sử dụng các nguồn tài
sản khác (nếu có) để trả nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ti chỉ đặt ra khi
công ti mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động. Khi đó trách nhiệm của
người định giá sai có còn nhớ đến để yêu cầu thực hiện.
Như vậy, khi nhà nước tôn trọng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư bằng

việc cho phép họ được chủ động định giá tài sản góp vốn, được tự khai báo và tự chịu
trách nhiệm về tính trung thực của mức vốn góp của thành viên và mức vốn điều lệ của
công ti thì ngược lại nhà nước được quyền đòi hỏi trách nhiệm của nhà đầu tư trước nhà
nước về các thông tin được khai báo trong hồ sơ đăng kí kinh doanh. Xuất phát từ điều
này, vấn đề không chỉ là xử phạt vi phạm hành chính mà còn yêu cầu khắc phục hậu quả
ngay ở thời điểm phát hiện vi phạm. Do đó, luật doanh nghiệp cần quy định nghĩa vụ
“liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và tài sản khác của công ti bằng số
chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm
kết thúc định giá” phải được thực hiện ngay ở thời điểm phát hiện vi phạm. Nếu sửa đổi
theo hướng này sẽ vừa thực hiện được mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ nợ vừa đảm
bảo thực hiện hiệu quả nguyên tắc “hậu kiểm”, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về
đăng kí kinh doanh.

9


5. Ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn.
Trước khi chuyển uyền sở hữu, định giá tài sản đem góp vốn có ý nghĩa hết sức
quan trọn, vì xác định tài sản đem góp vốn sẽ quyết định tỉ lệ phần vốn góp, quyền của
thành viên cũng như tổng tài sản của công ty.
Đối với chủ sở hữu phần vốn góp: bằng việc góp vốn, người góp vốn được nhận
phần vốn góp có giá trị tương ứng với giá trị tài sản góp vốn. Giá trị phần vốn góp là
tham số cho rất nhiều quyền của chủ sở hữu: có số phiếu biểu quyết tương ứng; được
chia lợi nhuận tương ứng; nhận giá trị tài sản có ròng khi giải thể hoặc phá sản công ty
tương ứng phần vốn góp…
Đối với chủ nợ của công ty: Tài sản khi được đem góp vốn sẽ thuộc về sản
nghiệp của công ty, nằm trong khối tài sản có của công ty và được dùng để đảm bảo cho
các khoản nợ của công ty. Nếu tài sản được định giá cao hơn so với giá trị thực tế, các
chủ nợ sẽ bị thiệt hại do giá trị của tài sản đảm bảo không tương xứng với giá trị của
nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện.

IV. CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO CÔNG TI.
Điều 29 luật doanh nghiệp 2005 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vốn vào công ti như sau:
“ 1. Thành viên công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti hợp danh và cổ đông công ti
cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ti theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất công ti tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không
phải chịu lệ phí trước bạ.

10


b)Đối với tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực
hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ti; họ, tên,
địa chỉ thường chú, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp
pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng kí của người góp vốn; loại tài sản và số
đơn vị tài sản góp vốn, tổng giá trị tài sản góp vốn và tỉ lệ của tổng giá trị tài sản đó
trong vốn điều lệ của công ti, ngày giao nhận; chữ kí của người góp vốn hoặc đại diện
theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ti.
c)Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại
tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi chuyển quyền sở hữu hợp
pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ti.
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư
nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.”
Từ quy định trên chúng ta xem xét việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp
vốn vào công ti ở một số khía cạnh sau:
1.Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ti.
Theo quy định tại điều 29 luật doanh nghiệp thì sau khi được cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn phải chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho công ty. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty được
thực hiện như sau:
Đối với tài sản có đăng ký và giá trị quyền sử dụng đất: làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà
không phải chịu lệ phí trước bạ. Việc mua cổ phần hay phần vốn góp bằng tài sản có
đăng ký quyền sử dụng đất chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở sở hữu hợp
pháp đối với tài sản góp vốn, quyền sử dụng đất đã chuyển sang công ty.
11


Đối với loại tài sản còn lại, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận
tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. (Mẫu Biên bản bàn giao tài sản được đính
kèm tại mục lục B).
2. Thời hạn chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ti.
Điều 29 luật doanh nghiệp năm 2005 chưa có quy định cụ thể về thời hạn
chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty mà chỉ quy định “thành viên phải
góp đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản như đã cam kết”, thời hạn cam kết góp vốn
vào công ty do thành viên góp vốn và các thành viên khác của công ty thỏa thuận nên
thông thường thời gian này rất dài, trường hợp này còn dẫn đến tranh chấp giữa thành
viên góp vốn và doanh nghiệp do giá trị tài sản góp vốn thay đổi khiến cho quy định về
việc chuyển giao quyền sở hữu chưa đạt được hiệu quả chưa mang lại nhiều ý nghĩa
thực tiễn.
Khắc phục hạn chế đó, ngày 1/10/2010 Chính phủ ban hành nghị định
102/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 2005, nghị
định này đã quy định về thời hạn chuyển giao quyền sở hữu vốn góp vào công ti như
sau:
“ 1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách
thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần
cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi
thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp
của lần góp vốn đó”( khoản 1 điều 18 nghị định 102/2005/NĐ-CP).
Từ quy định trên ta có thể hiểu thời hạn tối đa mà một thành viên có thể cam kết
góp vốn vào công ti là 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh. Trong thời hạn 36 tháng này các thành viên phải hoàn thành việc chuyển
giao quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ti. Quy định này sẽ phần nào hạn chế được
12


những tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình góp vốn thành lập công ti hiện nay khi
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/11/2010.
3.Xử lí trong trường hợp thành viên góp vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ
chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty.
Theo quy định tại khoản 2 điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2005, ta có thể hiểu
trong trường hợp thành viên không chuyển giao đúng hạn và đủ số tài sản góp vốn cho
công ty như đã cam kết mà gây thiệt hại cho công ty thì thành viên này sẽ phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
“Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp vốn đã cam
kết góp, thành viên chưa góp vốn vào công ty theo cam kết đương nhiên không còn là
thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người
khác...” (khoản 4 điều 18 nghị định 102/2005/NĐ-CP). Theo quy định này thì sau thời
hạn cam kết góp lần cuối mà thành viên chưa chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn
cho công ty thì sẽ mất tư cách thành viên của công ty.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định cơ sở pháp lí cho việc định giá và chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty. Tuy nhiên hiện nay các quy định này đang
dần không đáp ứng được nhu cầu của một nền kinh tế phát trển nhanh và hội nhập quốc
tế. Vì vậy vấn đề quan trọng hiện nay là cần xây dựng một khung pháp lí phù hợp

hướng dẫn việc định giá và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty, đặc biệt
chú trọng đến việc định giá các giá trị quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp
trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những sự kiện đã xảy ra trên thực tế và hiện đang là vấn
đề giành được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật thương mại tập 1- trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, năm 2006,
2. Luật doanh nghiệp năm 2005,
3. Bộ luật dân sự năm 2005,
4. Luật đất đai năm 2003;
5. Luật sở hữu trí tuệ năm 2004;
6. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ quy định hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp 2005;
7. Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai;
8. Hoàn thiện quy định về góp vốn và xác định tư cách thành viên công ty theo
luật doanh nghiệp năm 2005;
9. Định giá và chuyển giao tài sản đối với hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp
bằng nhãn hiệu hàng hóa;
10. Và một số tài liệu khác.

14


PHỤ LỤC A.
CÔNG TY…………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


______

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số……/BB-…

……….*****………

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN
Tại thời điểm………………………………
-

Căn cứ luật doanh nghiệp số 60/QH11 ngày 29/11/2005;

-

Xét nhu cầu của các bên:

Hôm nay ngày ……tại…………………. đã tiến hành việc định giá tài sản.
Thành phần tham gia định giá gồm các ông, bà có tên dưới đây:
1.

Ông (bà)…………………………………………………….

Địa chỉ………………………………………………………
2.

Ông (bà)……………………………………………………..


Địa chỉ……………………………………………………….
3.

Ông (bà)……………………………………………………..

Địa chỉ……………………………………………………….
Đã tiến hành định giá tài sản như sau:
1.

Tài sản định giá:……………………………………………

15


2.

Nguyên tắc định giá: định giá tài sản theo giá thị trường theo nguyên tắc

nhất trí……………………………………………………….
3.

Nội dung việc định giá………………………………………

4.

Kết thúc việc định giá……………………………………….

5.

Cam kết của các bên tham gia định giá.


Cuộc họp kết thúc lúc …giờ cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp đã được
các bên dự họp thông qua và cùng kí vào biên bản.
Chữ ký của các thành viên.

PHỤ LỤC B.
TÊN CƠ QUAN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…………………

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …../BB
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Giữa …………………………(bên giao) và…………….(bên nhận)
Hôm nay ngày …. tháng ….. năm …. tại ………… đã tiến hành cuộc họp bàn
giao tài sản giữa …………. (bên giao) và ………… (bên nhận) thực hiện theo
…………… của ………… ngày ……………..
I/ MỤC ĐÍCH BÀN GIAO:
Góp vốn kinh doanh theo …..
16


I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:
1/ Bên giao:
-

Ông:………………………Chức vụ: ……..


-

Ông:………………………Chức vụ: ………

-

Bà:………………………..Chức vụ: ………

2/ Bên nhận:
-

Ông:………………………Chức vụ: …………

-

Ông:………………………Chức vụ: …………

-

Bà:………………………... Chức vụ: …………

Chủ tọa: Ông ……………………
Thư ký: Ông ………………………
II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:
Bên

……………….

đã


tiến

hành

bàn

giao

tài

sản

cho

bên

………………………….. theo biểu thống kê sau:

Số TT

Tên tài sản

Đơn vị tính Số lượng
17

Đơn giá

Thành tiền


Ghi chú


Cộng:
Tổng giá trị: Bằng số…………………………………
Bằng chữ ……………………………………………
Kể từ ngày ……………………………………… số tài trên

do bên

………………………. chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản này lập thành 4 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên nhận
giữ 2 bản.
CHỮ KÝ BÊN GIAO

CHỮ KÝ BÊN NHẬN

18



×