Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.28 KB, 20 trang )

Mục lục
Trang
1. Mở đầu................................................................................1
2. Nội dung.............................................................................. 2
2.1. Thực trạng....................................................................2
2.2. Nguyên nhân................................................................7
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của gia đình..............11
3. Kết luận...............................................................................13
4. Phụ lục................................................................................15
4.1. Bảng hỏi.......................................................................15
4.2. Kết quả xử lý thông tin cuối cùng................................17


1. Mở đầu
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi
thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để
hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội.
Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giao
dục đối với trẻ em, nhưng gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có
tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách trẻ. Bên cạnh giáo
dục nhà trường, xã hội cũng là môi trường giáo dục rất quan trọng, song
vai trò của nó chỉ có thể được phát huy hiệu quả khi lấy giáo dục gia đình
làm cơ sở.
Ở Việt Nam, hiện nay mặc dù xã hội có nhiều đổi thay nhưng giáo
dục gia đình hầu hết vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá
trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn được tiếp tục phát
huy. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế do chịu tác động của môi
trường xã hội, các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng
phương Tây nên giáo dục con cái trong gia đình chưa được coi trọng đầu
tư đúng mức. Không ít cha mẹ nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy
chữ, dạy người…


Đã đến lúc chúng ta nên có sự nhìn nhận đầy đủ hơn, khách quan
hơn, đúng đắn hơn về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái, để
từ đó có chiến lược và kế hoạch đầu tư thỏa đáng cho giáo dục gia đình
sao cho gia đình thực sự xứng đáng là trường học đầu tiên của thế hệ trẻ,
những nhân cách văn hóa nảy sinh và phát huy có hiệu quả trong công
cuộc kiến tạo đất nước to đẹp hơn, giàu mạnh hơn như Bác Hồ hằng
mong ước.
Với lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu vai trò của gia
đình trong việc giáo dục con cái ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm
bài tập nhóm của mình.

2


Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ vai trò của gia đình trong
việc giáo dục con cái, trên cơ sở làm rõ các khái niệm, đặc điểm tính chất
các khía cạnh pháp lý của vấn đề và thực trạng của giáo dục con cái trong
gia đình, thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Từ đó chúng tôi
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục con cái
trong gia đình ở nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu là làm rõ các khái niệm “gia đình”,
“con cái”, “giáo dục con cái” và “vai trò của gia đình trong việc giáo dục
con cái” cùng đặc điểm, tính chất, các khía cạnh pháp lý của vấn đề. Xác
định được những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá
thực trạng giáo dục con cái trong gia đình ở nước ta hiện nay; phân tích
các nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết. Bên cạnh đó cũng đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở nước ta hiện nay.
Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra ở đây là nếu các gia đình ở nước
ta hiện nay, quan tâm đầu tư nhiều hơn cho việc giáo dục con cái thì con

cái sẽ phát triển toàn diện hơn về cả thể chất lẫn tinh thần, đạo đức và trí
tuệ.
Trong báo cáo này chúng tôi đã sử dụng tổng hợp những phương
pháp chung như phân tích và tổng hợp, so sánh, chứng minh… Phương
pháp thu thập thông tin là ankét.

2. Nội dung
2.1. Thực trạng
Ngày nay trong rất nhiều gia đình, nếu các vấn đề học tập, ăn mặc,
vui chơi, giải trí của con cái đều được chú trọng thì hầu như việc giáo dục
văn hoá chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù có khi nó vẫn diễn ra
một cách tự phát. Thậm chí có những bậc cha mẹ cho rằng chính nhà
trường và xã hội chịu trách nhiệm về giáo dục văn hoá còn gia đình hoàn
3


toàn không làm gì được trong lĩnh vực này. Nhận định này không chính
xác vì thật gia gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục văn hoá
và cần phải bắt đầu.
Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng con cái là sở hữu của
họ, và họ là những người có toàn quyền quyết định về số phận con cái
mình trong thời gian chúng lệ thuộc vào cha mẹ. Trên một phương diện
nào đó quan niệm, lối suy nghĩ và cách cư xử này đúng một phần, con cái
là sản phẩm của cha mẹ. Về mặt vật chất, con cái thừa hưởng ở cha mẹ
gen di truyền như là dòng dõi huyết thống. Cơ thể của con cái là được
sanh ra từ cha mẹ; chín tháng mười ngày trong bụng mẹ cũng có những
ảnh hưởng rất quyết định về mặt thể chất cũng như tinh thần của thai nhi.
Nếu người mẹ không được ăn uống đầy đủ, khi đau ốm bệnh hoạn không
được săn sóc thuốc men đúng lúc thì đứa bé sinh ra sẽ bị suy dinh dưỡng
bẩm sinh và suốt cuộc đời nó sẽ phải chịu đựng những khổ sở do một cơ

thể yếu đuối mang lại. Nếu đời sống tinh thần của người mẹ thường bị
khủng bố và bức bách, lo âu phiền muộn thì đứa trẻ sinh ra cũng yếu
đuối, kém tự tin hay tinh thần bất định. Suốt quãng đời ấu thơ khi đứa trẻ
sống gần như hoàn toàn tuỳ thuộc vào cha mẹ cũng là thời kỳ rất quan
trọng trong sự hình thành và phát triển thể chất cũng như nhân cách của
đứa trẻ. Nếu hiểu được tầm quan trọng này, các bậc làm cha làm mẹ sẽ
phải có trách nhiệm hơn về sản phẩm mà họ đã sáng tạo, đó là con cái họ.
Có những bậc làm cha làm mẹ vì ít được học hỏi và thiếu kinh nghiệm
nên rất bất cẩn. Họ thường chỉ phản ứng theo bản năng, nghĩa là chỉ tuân
theo tiếng gọi của tự nhiên mà không suy nghĩ hay có sự chuẩn bị nào.
Khi đứa trẻ được sinh ra thì cha mẹ chúng chỉ cố lo cho con đủ ăn, đủ
mặc (với ý nghĩ rằng như vậy cũng đã tốt lắm rồi!), gửi chúng đến trường
rồi phó mặc toàn bộ việc giáo dục cho nhà trường. Đây là một sai lầm rất
căn bản vì thời gian ở trường của bé thường ít hơn thời gian ở nhà. Nếu
các bậc cha mẹ biết rằng mọi lời ăn tiếng nói, cử chỉ và cách cư xử của
4


mình đều để lại những ấn tượng đầu tiên và sâu đậm nhất trong cuộc đời
con họ thì có lẽ họ đã không dám bất cẩn đến như vậy. Đức Phật nói cha
mẹ là những thầy cô đầu tiên của trẻ. Họ dạy con những tiếng bập bẹ đầu
tiên, những bước đi đầu tiên; cũng chính trong giai đoạn này họ cho con
những ý niệm sơ khởi về những mối quan hệ của trẻ với những thành
viên khác trong gia đình: ai là cha, ai là mẹ, rồi ông bà, nội, ngoại, anh
chị, cô dì, thím bác,…Những ý niệm sơ khởi này của bé về các mối quan
hệ của bé với các thành viên khác trong gia đình đi kèm với ngôn ngữ và
cử chỉ mà bé nên biểu hiện với từng người; những gì thì đươc khuyến
khích và những gì thì bị ngăn chặn, đây là những ý niệm đầu tiên của trẻ
về cách cư xử. Trẻ cũng được dạy rằng ông bà cha mẹ luôn yêu thương và
bảo vệ bé, rằng bé ngoan ngoãn và vâng lời. Nhưng đứa bé cũng có một

thế giới riêng của nó, những đòi hỏi leo thang mà chúng ta gọi là thói hư
tật xấu do được cưng chiều quá đáng hay bị bỏ bê quá. Nếu các bậc làm
cha làm mẹ không hiểu được thế giới riêng của bé, chỉ đòi hỏi bé phải
tuân theo những mực thước mà họ đặt ra thì chỉ làm cho bé hoặc là mất đi
sự tự tin, trở nên yếu đuối, thụ động và lệ thuộc, hoặc trẻ sẽ có những
biểu hiện giận dữ chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau. Cả hai
hướng phản ứng này đều có thể dẫn đến sự phát triển không lành mạnh cả
về thể chất` lẫn tinh thần của bé. Nếu bé mất đi sự tự tin, trở nên thụ động
và lệ thuộc thì kết quả học tập của bé thường thua kém, sa sút làm bé cảm
thấy không hứng thú trong việc học cũng như đến trường. Nếu trẻ giận dữ
chống đối thì trẻ dễ bỏ học đi hoang và nói dối, hay gây gỗ với bạn bè,
chống đối với thầy cô giáo hay với người lớn nói chung.
Có một điều đáng quan tâm nữa là có những bậc cha mẹ lại quá sở
hữu và ích kỷ hẹp hòi. Họ cho rằng họ là những người có toàn quyền duy
nhất đối với con cái họ. Xu hướng tâm lý này dẫn đến việc là họ cấm
đoán con cái mình không được tiếp xúc với những người xung quanh, bảo
con rằng họ là người xấu, nói dối, kẻ trộm, vv. Điều này gieo vào lòng trẻ
5


con sự sợ sệt, nghi kỵ không cần thiết. Những đứa trẻ con của những bậc
cha mẹ như vậy thường cách biệt, lạnh nhạt hoặc sợ sệt nghi kỵ; ở những
đứa trẻ này không có sự cởi mở hồn nhiên như những trẻ con khác. Đây
cũng là một xu hướng phát triển tâm sinh lý thiếu lành mạnh khác. Nhiều
bậc cha mẹ mong đợi ở con cái quá nhiều. Họ mong con mình phải luôn
thông minh, nhanh nhảu và học giỏi; mong con mình phải luôn xuất sắc
trong mọi lĩnh vực. Điều này thật tham lam! Có một sự thật mà ai cũng
biết là không phải tất cả trẻ con được sinh ra đều thông minh, khoẻ mạnh
và linh lợi. Mặc dù các bậc cha mẹ có xu hướng lý tưởng thường làm hết
cách để con họ có những điều kiện tốt nhất để học tập, vui chơi và sinh

hoạt nhưng nhiều trẻ em đã không thoả mãn được những tham vọng của
cha mẹ. Khi trẻ tỏ ra không được thông minh, linh lợi như cha mẹ trẻ
hằng mong muốn thì họ tỏ ra rất thất vọng và tìm cách này hay cách khác
gây sức ép lên trẻ. Những đứa trẻ tội nghiệp này thường cảm thấy thiếu tự
tin, không xứng đáng với sự quan tâm và mong mỏi của cha mẹ các em.
Cảm giác bị đè nặng bởi sự mong đợi của cha mẹ làm em thiếu tự nhiên
và càng kém tự tin hơn. Có những em đã đi đến chỗ lo lắng thái quá thành
ra dao động và mệt mỏi thường xuyên, hoặc trở nên trầm cảm vì cảm giác
không xứng đáng. Cả hai tình trạng này đều có thể dẫn đến thân bệnh và
tâm bệnh nơi trẻ em. Đây là một mặt tiêu cực khác của việc giáo dưỡng
con cái.
Chúng ta cần phải biết rằng ở một mức độ nào đó chúng ta không
thể khiến mọi việc phải như ý mình, ngay cả với những người thông minh
và khôn ngoan nhất đi nữa thì cũng có nhiều điều trong cuộc sống xẩy ra
bất như ý, ngay cả với con cái của chúng ta cũng vậy. Trong thời đại khoa
học và kỹ thuật phát triển như hiện nay nhiều người có thể sinh con như ý
muốn nhưng điều này không xẩy ra cho tất cả mọi người. Khi trẻ không
như ý ta, chúng ta phải nhìn nhận một sự thật là trẻ có những duyên
nghiệp và một thế giới riêng với những điều kiện và hạn chế của nó.
6


Chúng ta không thể áp đặt mọi quan kiến, giá trị và chuẩn mực của chúng
ta cho trẻ, và rồi gò ép các em phải tuân theo một khuôn mẫu định sẵn
của thế hệ chúng ta. Khi bị gò ép thái quá có thể dẫn đến hai loại phản
ứng tiêu cực mà tôi đã nêu ra ở trên. Trong cả hai trường hợp đều dẫn đến
sự mất mát nơi trẻ, đó là cơ hội được phát triển một cách tự nhiên lành
mạnh, và nó ảnh hưởng xấu đến tính sáng tạo, tự tin nơi trẻ em. Giáo dục
trong gia đình cần nhất là tình thương yêu, sự quan tâm đúng mức, và cả
sự hiểu biết và tế nhị nữa. Thứ nhất các bậc cha mẹ phải có tinh thần

trách nhiệm với những ‘sản phẩm của họ’; thứ hai là tình thương yêu
quan tâm và sự uốn nắn đúng mức và kịp thời. Trong Phật Giáo những
phẩm chất này được gọi là Từ và Nghiêm. Từ là tình thương yêu vô bờ,
vô điều kiện và vô giới hạn, luôn mong mỏi cho con trẻ được an toàn,
hạnh phúc. Từ thường được nhận thấy trong tình mẹ, một sự gần gũi yêu
thương và săn sóc vô điều kiện. Có những người mẹ sẵn sang hy sinh cả
mạng sống của mình cho con, suốt đời tận tuỵ nuôi con. Nghiêm là phẩm
chất thường được nhận thấy nơi người cha, thương nhưng không thái quá,
không nuông chiều những đòi hỏi thiếu lành mạnh của trẻ. Từ là tình
cảm, nghiêm là lý trí biết đâu là giới hạn, những gì cần và không cần, nên
và không nên. Chỉ có từ mà không nghiêm thì dễ làm cho trẻ hư, vòi vĩnh
cả những điều không lành mạnh; trong một số trường hợp cũng có thể
làm cho trẻ trở nên yếu đuối, thiếu ý chí tự lập và chỉ muốn dựa dẫm vào
người khác. Nghiêm mà không từ thì xa cách khó gần, nhiều khi dẫn đến
tình trạng khô khan, không dám biểu hiện tình cảm và sự quan tâm nơi
trẻ. Có những người có tình cảm rất mãnh liệt nhưng không thể biểu hiện
ra ngoài được và rất khổ sở phải nhờ đến sự giúp đỡ của tâm lý học trị
liệu. Những người này thường có một tuổi thơ ít được quan tâm âu yếm,
và chịu ảnh hưởng của tâm lý rằng bày tỏ và thể hiện tình cảm là sự yếu
đuối hay khuyến khích sự yếu đuối. Kết quả là những đứa trẻ lớn lên theo
cách giáo dục này, hay bị ảnh hưởng của những quan niệm rằng tình cảm
7


là yếu đuối, không xứng đáng, tội lỗi, v.v… thì thường có vẻ lãnh cảm;
mực thước qui củ nhưng khô khan cằn cỗi. không phải những người đó
không có tình cảm, nhưng tình cảm của họ thường bị dồn nén, hay bị bóp
méo thành khắc kỷ; một số người rất muốn được bộc lộ tình cảm nhưng
lại cảm thấy mất tự nhiên, cực kỳ bối rối và vụng về khi phải thể hiện tình
cảm.

2.1. Nguyên nhân
Dạy con từ thuở nằm nôi? Không biết các bậc cha mẹ có hiểu hết
được ý nghĩa của câu nói nay không? Đó là một câu đó là một câu nói rất
quen thuộc với mọi người nhưng không phải ai cũng hiểu hết được câu
nói đó. Điều đó được chứng minh qua hiện thực xảy ra xung quanh chúng
ta, đặc biệt là các bậc cha mẹ người chủ gia đình. Từ xưa, gia đình truyền
thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong, gia huấn,
gia lễ, gia pháp trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo
đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng,
đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự
theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống
tâm linh… ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa
xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo
đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản
lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là
bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh. Trải
qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với
những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân
tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu
quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, cần
cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường, vượt qua mọi
8


khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát
huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngày nay, trong
quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế đã và đang tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt
gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái

của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị
đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh. Sự phân hóa giàu nghèo sẽ
tiếp tục tác động vào số đông các gia đình. Nhiều gia đình nếu không
được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực đối phó
với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế – xã hội và không làm tròn
các chức năng vốn có của mình. Xu thế thu nhỏ gia đình trong xã hội
công nghiệp nếu không được định hướng sẽ tiếp tục gây sức ép về nhà ở
cũng như đặt việc chăm sóc trẻ em vào một thách thức mới. Liệu các gia
đình hiện đại có cần duy trì và phát huy truyền thống trong gia đình mình
hay không?
Gia đình thời hiện đại ít trường hợp tam đại đồng đường. Nhiều gia
đình có điều kiện tốt thì con cái được ở phòng riêng, vợ chồng có phòng
làm việc riêng, không ai làm ảnh hưởng tới ai. Sự tự do, bình đẳng ngày
càng được thể hiện cao trong đời sống gia đình thời hiện đại. Điều này
tạo cho các thành viên tính độc lập cao, đồng thời cũng tạo điều kiện tối
đa cho mỗi người phát huy năng lực của mình trong công việc và các mối
quan hệ bên ngoài xã hội. Nhưng rồi nhiều người đã nhận ra rằng: Không
gian càng rộng thì quan hệ gia đình càng trở nên lỏng lẻo. Mọi người
trong gia đình ít gần gũi nhau, ít quan tâm đến nhau. Nhiều gia đình trẻ,
sớm cho con ngủ riêng với người giúp việc, con nhỏ không nhận được sự
âu yếm, thiếu sự gắn bó giữa mẹ và con. Quan hệ vợ chồng cũng khô
khan: ăn cơm xong là ai vào phòng làm việc của người ấy, ôm lấy ti vi
hoặc máy vi tính cho đến giờ đi ngủ. Hai người ngồi hai phòng cách một
cái cửa mà khi cần họ lại gọi đến thoại hoặc nhắn tin cho nhau. Sự giao
9


tiếp giữa các thành viên trong nhà cứ ít dần đi. Người nào cũng một thế
giới riêng. Cách sống ấy làm cho nhiều cặp vợ chồng mất dần nhu cầu
cũng như thói quen tâm sự với nhau, mất đi sự quan tâm, chia sẻ. Vì vậy,

khi gặp trục trặc trong công việc – vợ chồng không phải là chỗ dựa của
nhau, vì họ không hiểu nhau để có thể giãi bầy, tâm sự và cũng không
hiểu để có thể thông cảm với nhau. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới tính cách
của con cái và con cái có cái nhìn sai lệch về bố mẹ dẫn tới sự hư hỏng
hay những lối sống buông thả, chán đời đi vào con đường tội lỗi…
Nhiều gia đình thời hiện đại quá đề cao tính độc lập, sự tự do cá
nhân. Cũng từ đó, con trẻ sớm hiểu được quyền tự do của mình. Chúng
yêu cầu bố mẹ không được xâm phạm không gian riêng, không được góp
ý về quan hệ bạn bè, không được cấm chúng yêu đương, kết bạn...
Tôn trọng sự tự do của con cái nhằm tạo cho con tính độc lập,
quyết đoán từ sớm. Nhưng sự tôn trọng thái quá sẽ trở thành vô trách
nhiệm với con. Nhiều bố mẹ thấy con vào phòng đóng cửa lại bảo: học
bài – thế là yên tâm. Nhưng đã có cô gái mới 15, 16 tuổi đã đón bạn trai
vào nhà ngủ nhiều lần mà bố mẹ không biết. Nhiều cô cậu đóng cửa để
lên mạng chát chít kiếm bạn tình đến gần sáng, cũng không ít cô cậu lên
mạng xem phim sex, xem truyện khiêu dâm...mà bố mẹ vẫn tin là con
đang học. Tôn trọng sự riêng tư, tính độc lập của con, nhưng cha mẹ cần
bỏ nhiều thời gian quan tâm, gần gũi con để định hướng và kiểm soát
chúng, vì con trẻ còn non dại dễ sa ngã, chúng không tự định được đường
đi. Vợ chồng tôn trọng sự riêng tư của nhau nhưng đừng để mất đi sự
quan tâm, chăm sóc.
Gia đình thời hiện đại, những người vợ được học hành, làm việc
không kém gì người chồng, học có cơ hội bộc lộ hết năng lực của mình.
Thực tế cho thấy, không ít gia đình thu nhập của người vợ còn cao hơn
chồng. Người đàn ông không phải oằn lưng bởi gánh nặng kinh tế gia
đình. Từ đó, người phụ nữ có quyền tham gia, quyết định các vấn đề tài
10


chính trong gia đình, quan hệ vợ chồng vì thế dễ chịu hơn. Giữa vợ chồng

có sự bình đẳng, nghĩa là: vợ chồng tôn trọng ý kiến của nhau, biết chia
sẻ công việc gia đình, tạo điều kiện để người bạn đời phấn đấu, thực hiện
ước mơ,...
Tuy nhiên, trong một số gia đình có những quan niệm về bình đẳng
thái quá, trong gia đình ai cũng thấy mình có quyền, không ai nghe ai. Vì
thế, khi có mâu thuẫn, không có người cầm chịch để giải quyết. Lại có
quan niệm bình đẳng kiểu sòng phẳng. Giờ đây nhiều nơi trả lương bằng
thẻ, thế là vợ chồng mỗi người quản tiền của mình, đầu tháng chồng nộp
tiền ăn cho vợ. Khi con cái cần tiền học vợ chồng lại đùn đẩy nhau, cãi
vã, tính toán tiền nong trước mặt con. Rồi đến trách nhiệm với bố mẹ hai
bên, tuy không nói ra, nhưng như luật bất thành văn, “bố mẹ người thì
người ấy lo”. Đồ đạc trong gia đình hỏng hóc lại một phen vợ chồng đấu
khẩu, kể lể...Kiểu bình đẳng “tiền anh anh tiêu, tiền tôi tôi quản” ấy đã
làm mất đi tình chồng nghĩa vợ. Vợ chồng trở nên lạnh lùng, tính toán,
đối với nhau theo bổn phận mà không phải xuất phát từ trái tim, sống bên
nhau mà không biết vì nhau, không quan tâm đến tâm tư tình cảm của
mọi người trong gia đình. Chính như sự việc xảy ra thường ngày đó đã
tác động trực tiếp vào người con ngày qua ngày ăn sâu vào tiềm thức của
con cái họ dẫn tới hình thành những nhân cái xấu hoặc sự tự kỷ về gia
đình…
Còn có kiểu bình đẳng “anh làm được thì tôi cũng làm được”. Hết
giờ làm – chồng đi nhậu, hoặc đi đánh tennis, vợ đi nhẩy đầm hoặc chơi
cầu lông, con cũng chẳng cần về sớm làm gì. Bữa cơm tối chính mười giờ
mới ăn, mà chẳng mấy khi đủ cả nhà, ai về lúc nào ăn lúc ấy, khiến gia
đình như quán trọ, chẳng còn là tổ ấm. Lại có kiểu bình đẳng “tôi thổi
cơm, anh rửa bát” khiến nhiều ông chồng phát cáu khi trận đấu bóng đang
hồi gay cấn mà vợ cứ gầm thét sai làm cái này, bắt làm cái kia. Chồng mà
không làm thì vợ cũng bỏ mặc mọi việc, không thèm làm. Hoặc, chồng
11



không làm thì vợ càm ràm, trách móc, kể lể... khiến gia đình mất hòa
thuận bất hòa, không khí trong gia đình như ở nơi xa lạ, gặp những người
xa lạ. Nhưng điều đó khiến con họ tìm tới những thói hư, tật xấu, xa ngã
vào con đường tội lỗi… nhờ sự buông thả của cha mẹ, hay cái gọi là bình
đẳng “anh làm được thì tôi cũng làm được”.
Chính những điều ấy đã khiến cho quan hệ trong gia đình trở nên
lỏng lẻo. Các thành viên trong gia đình ít có điều kiện gần gũi nhau,
khiến cho họ ít hiểu nhau hơn. Ý nghĩ gia đình chỉ là như một nơi để
“chui ra, chui vào” đã gây ra những khó khăn cho việc duy trì những
thuần phong mỹ tục, nề nếp kỷ cương trong gia đình và xã hội. Tuy
nhiên, yêu cầu một xã hội có kỷ cương, một gia đình có nề nếp lại là đòi
hỏi tất yếu của một gia đình thời hiện đại.
Bên cạnh đó gia đình thời hiện đại có rất nhiều ưu điểm. Nó giúp
mỗi cá nhân có thêm không gian và điều kiện để thực hiện những ước
mơ, nó tạo cho con người tính độc lập, quyết đoán... Tuy nhiên, gia đình
thời hiện đại muốn bền vững, hạnh phúc thì ngoài tình yêu giữa các thành
viên trong gia đình còn cần có sự đánh giá đúng và tạo điều kiện phát huy
năng lực của nhau. Phải biết bỏ qua cái tôi để điều chỉnh mình, biết chấp
nhận, thông cảm, chia sẻ...Có thế thì quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình sẽ hòa hợp, hiểu nhau – Đó là nền tảng hạnh phúc của một gia
đình thời hiện đại.
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội nơi con người được sinh ra và lớn lên.
Nơi thế hệ trẻ được chăm lo về cả thể chất tinh thần đạo đức và nhân cách
để bước vào xã hội. Để có được một con người hoàn thiện thì không thể
thiếu vai trò to lớn và quan trọng của gia đình. Một gia đình hạnh phúc sẽ
có những đứa con ngoan ngoãn, có đạo đức và có ích cho xã hội.

12



Theo những câu hỏi điều tra có thể thấy thời gian các cha mẹ giành
chăm lo cho những đứa con của mình. Cũng như không dùng đòn roi khi
chúng phạm lỗi thay vào đó là dùng những lời tận tình bảo ban. Đồng
thời giáo dục cho con cái nếp sống, nếp ăn ở và ứng xử phù hợp. Nhưng
bên cạnh đó không ít những gia đình vô tâm với con cái, ngoài việc mắng
nhiếc hay quát nạt thì thiếu sự quan tâm đến chúng( 5%) khiến chúng dễ
xa vào những thói hư tật xấu cũng như tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội ngày
càng gia tăng khó kiểm soát nhất là ở tuổi vị thành niên, lứa tuổi còn
nhiều bồng bột, suy nghĩ chưa chín chắn thiếu sự quan tâm của gia đình.
Có một thực tế hiện nay là, nhiều gia đình lúng túng trong việc dạy con
cái như thế nào? Hướng con cái vào những giá trị đạo đức cổ truyền thì
xem ra lỗi thời, hướng con cái vào các giá trị của giai đoạn trước đổi mới
xem ra không phù hợp, hướng vào các giá trị hiện đại thì chưa thật rõ.
Cho nên, có những gia đình chỉ biết dạy con “ngoan”, thành người “tử tế”
mà thôi, một bộ phận dạy con cái theo kiểu “tùy thời”, còn một bộ phận
phó thác cho xã hội hoặc bất lực, hoặc dạy một cách tiêu cực. Vì vậy, việc
nghiên cứu giáo dục văn hóa, đạo đức gia đình và xã hội đang đặt ra
trước Đảng, Nhà nước, các cơ quan hữu trách và cả xã hội.
Chúng tôi thấy, cần phải chú ý đến những kinh nghiệm truyền
thống của ông cha về xây dựng văn hóa, đạo đức trong gia đình. Đó là sự
gương mẫu của ông bà, cha mẹ về đạo đức. Ông bà, cha mẹ và người lớn
trong gia đình phải là tấm gương đạo đức cho con em noi theo. Tục ngữ
Việt Nam đã đúc kết “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”, “giỏ nhà ai,
quai nhà nấy” hay “phụ từ, tử hiếu” như một quy luật, một triết lý giáo
dục văn hóa, đạo đức trong gia đình. Hành vi đạo đức của ông bà, cha mẹ
không chỉ để lại “quả đức” cho con cháu mà còn là sự gieo trồng đạo đức
cho thế hệ sau “mạc nhi chủng phúc lưu tâm địa” (nghĩa là trồng vườn
phúc ở trong lòng lưu lại cho đời sau). Hiện nay, Hội Người cao tuổi Việt

Nam phát động phong trào “ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo
13


hiền” chính là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của cha ông trong
giáo dục văn hóa đạo đức của gia đình Việt Nam.
Truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong trong các
gia đình cần được phát huy. Gia phong là truyền thống tốt đẹp của gia
đình được các thế hệ đi trước phấn đấu xây đắp nên và truyền lại cho các
thế hệ sau noi theo, kế thừa và phát triển. Trong đó truyền thống đạo đức
là yếu tố cốt lõi của gia phong, là nền tảng tinh thần của sự tồn tại bền
vững của một gia đình. Những gia đình đã có gia phong, cần kế thừa bằng
việc thường xuyên ôn lại truyền thống, khuyên nhủ, động viên con em
phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng với cha anh
như một giá trị làm người. Những gia đình chưa có gia phong thì phải
biết tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của ông bà, cha mẹ trong cuộc
sống hôm nay. Mỗi sự cố gắng đem lại một thành quả tốt đẹp nào đó là
một sự đóng góp nho nhỏ sẽ tạo nên một bề dày truyền thống, qua một
hai thế hệ gia đình sẽ có một gia phong đáng tự hào. Gần đây, chúng ta
thấy nhiều gia đình, dòng họ tổ chức họp họ, giỗ tổ, viết lại gia phả để tôn
vinh tổ tiên, ôn lại truyền thống gia phong nhằm khuyến khích con em
noi gương cha ông, thúc đẩy con em của dòng họ phấn đấu trong học tập,
lao động, công tác với một động lực tinh thần cao quý là biết ơn và tự hào
về cha ông mình. Truyền thống gia đình không chỉ có tác dụng như một
động lực tinh thần thôi thúc người ta phấn đấu mà còn có tác dụng như
một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hóa.

3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ thêm những luận
điểm, các vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình và giáo dục con cái

trong gia đình ở nước ta hiện nay. Giúp chúng ta nhận thức được vai trò
rất quan trọng của gia đình trong sự nghiệp trồng người – giáo dục con

14


cái. Qua đó đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo
dục con cái trong gia đình.

15


4. Phần phụ lục
4.1. Bảng hỏi

CÁC BẠN CÓ THỰC SỰ LÀ
BẬC CHA MẸ LÝ TƯỞNG HAY KHÔNG?
Điều ấy rất đáng quan tâm phải không? Như chúng ta đã biết,
muốn có một gia đình hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào đời sống vật
chất của con người, mà còn là sự quan tâm của người cha, sự lo lắng của
người mẹ. Cha mẹ có thực sự nắm bắt và hiểu biết tâm tư, tình cảm của
con cái hay không? Điều đó phụ thuộc vào cách nhìn nhận của chúng ta.
Chúng tôi là những sinh viên K36 – ĐH Luật Hà Nội sẽ đưa đến
cho các bạn một cách nhìn mới mẻ hơn trong việc thay đôi nhận thức và
giáo dục con cái. Với tiêu đề “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con
cái ở nước ta hiện nay”.

BẢNG CÂU HỎI
1. Anh (chị) thường dành bao nhiêu thời gian để kiểm tra việc học
tập của con

A. 1 – 2h.
D. Hoàn toàn để con tự giác.
B. Nhiều hơn 2h.
E. Ý kiến khác.
C. Không kiểm tra mà nắm bắt việc học của con bằng việc hỏi han việc
học trên lớp.
2. Khi con anh (chị) bị điểm kém anh (chị) sẽ có thái độ như thế nào?
A. Quở trách để lần sau con tiến bộ hơn.
B. Chỉ ra lỗi sai, khuyên con nên làm gì để không bị điểm kém.
C. Tỏ thái độ buồn, không vui để con phấn đấu vì mọi người mà cố gắng
học tập.
D. Ý kiến khác.
3. Khi con anh (chị) mắc sai lầm anh (chị) sẽ làm gì?
A. Quở trách, đánh con để con ghi nhớ lần sau không tái phạm.
B. Chỉ ra lỗi sai, và vó những biện pháp để con không tái phạm.
C. Dạy con biết tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình
D. Ý kiến khác.

16


4. Theo anh (chị) nên chú ý trau dồi nhân cách cho con ở khía cạnh
nào nhất?
A. Dạy con từ những thói quen, lối sinh hoạt hàng ngày.
B. Sống vì mọi người, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội.
C. Tránh xa thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, không đố kị.
D. Biết tự lập, không ỷ lại.
E. Tất cả các ý kiến trên.
F. Ý kiến khác

5. Theo anh (chị) bố mẹ cần làm gì để con cái nghe lời?
A. Trở thành tấm gương để con cái noi theo.
B. Luôn quan tâm lắng nghe tâm sự của con cái để đưa ra lời khuyên
thích hợp.
C. Đánh con để con ghi nhớ lỗi lầm và nghe lời.
D. Ý kiến khác
6. Theo anh (chị) cha mẹ nên:
A. Bao bọc con cái trong gia đình để không bị tiêm nhiễm những thứ tiêu
cực từ xã hội.
B. Để con hướng ngoại, cởi mở, giao lưu với mọi người bên ngoài xã hội.
C. Để con giao lưu những vẫn kiểm soát các mối quan hệ của con.
D. Ý kiến khác.
7. Theo anh (chị) cha mẹ nên giáo dục con cái những văn hóa gì?
A. Văn hóa lao động
C. Văn hóa sinh hoạt
B. Văn hóa giao tiếp
D. Văn hóa tiêu dùng
E. Ý kiến khác.
8. Theo anh (chị) việc hình thành nhân cách con cái chiếm bao nhiêu
phần trăm (%) sức mạnh gia đình:
A. 30
B. 50
C. 70
D. 80
Ý kiến đóng góp:.........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


*****
Họ và tên:.................................................................
Tuổi:.........................................................................
Nghề nghiệp:............................................................
17


Đơn vị công tác:.......................................................
Quê quán:.................................................................
4.2. Kết quả xử lí thông tin cuối cùng

1. Anh (chị) thường dành bao nhiêu thời gian để kiểm tra việc học
tập của con
Phương án trả lời

Số lượng

A 1 – 2h
3
B Nhiều hơn 2h
1
C Không kiểm tra mà nắm bắt việc 10
học của con bằng việc hỏi han
việc học trên lớp.
D Hoàn toàn để con tự giác
4
E Ý kiến khác
2
Tổng cộng
20


Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn

15%
5%
50%

15
20
70

20% 90
10% 100
100%

2. Khi con anh (chị) bị điểm kém anh (chị) sẽ có thái độ như thế nào?
Phương án trả lời

Số lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn

A Quở trách để lần sau con tiến bộ 1
hơn.
B Chỉ ra lỗi sai, khuyên con nên làm 9
gì để không bị điểm kém.

C Tỏ thái độ buồn, không vui để con 8
phấn đấu vì mọi người mà cố gắng
học tập.

5%

5

45%

50

40%

90

D Ý kiến khác.

10% 100
100%

2
20

Tổng cộng

3. Khi con anh (chị) mắc sai lầm anh (chị) sẽ làm gì?
Phương án trả lời

Số lượng


A Quở trách, đánh con để con ghi 1
nhớ lần sau không tái phạm.
B Chỉ ra lỗi sai, và vó những biện 10
pháp để con không tái phạm.
C Dạy con biết tự chịu trách nhiệm 8
trước hành vi của mình.

18

Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn

5%

5

50%

55

40%

95


D Ý kiến khác.

1

20

Tổng cộng

5%
100
100%

4. Theo anh (chị) nên chú ý trau dồi nhân cách cho con ở khía cạnh
nào nhất?
Phương án trả lời

A Dạy con từ những thói quen, lối
sinh hoạt hàng ngày.15%
B Sống vì mọi người, sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội.
C Tránh xa thói hư tật xấu, tệ nạn xã
hội, không đố kị.
D Biết tự lập, không ỷ lại.
E Tất cả các ý kiến trên
F Ý kiến khác
Tổng cộng

Số lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn


5

25%

25

3

15%

40

2

10%

50

3
6
1
20

15% 65
30% 95
5%
100
100%

5. Theo anh (chị) bố mẹ cần làm gì để con cái nghe lời?

Phương án trả lời

A Trở thành tấm gương để con cái
noi theo.
B Luôn quan tâm lắng nghe tâm sự
của con cái để đưa ra lời khuyên
thích hợp.
C Đánh con để con ghi nhớ lỗi lầm
và nghe lời.
D Ý kiến khác.
Tổng cộng

Số lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn

9

45%

45

10

50%

95


0

0%

95

1
20

5%
100
100%

Số lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn

2

10%

10

7

35%

45


10

50%

95

1
20

5%
100
100%

6. Theo anh (chị) cha mẹ nên:
Phương án trả lời

A Bao bọc con cái trong gia đình để
không bị tiêm nhiễm những thứ
tiêu cực từ xã hội.
B Để con hướng ngoại, cởi mở, giao
lưu với mọi người bên ngoài xã
hội.
C Để con giao lưu những vẫn kiểm
soát các mối quan hệ của con.
D D. Ý kiến khác.
Tổng cộng

19



7. Theo anh (chị) cha mẹ nên giáo dục con cái những văn hóa gì?
A
B
C
D
E

Phương án trả lời

Số lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn

Văn hóa lao động
Văn hóa giao tiếp
Văn hóa sinh hoạt
Văn hóa tiêu dùng
Ý kiến khác.

3
11
4
1
1
20

15%

55%
20%
5%
5%
100%

15
70
90
95
100

Tổng cộng

8. Theo anh (chị) việc hình thành nhân cách con cái chiếm bao nhiêu
phần trăm (%) sức mạnh gia đình:
A
B
C
D

Phương án trả lời

Số lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ cộng dồn

30%

50%
70%
80%

1
2
5
12
20

5%
10%
25%
60%
100%

5
15
40
100

Tổng cộng

20



×