Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

xây dựng một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích, cá nhân chết và xác định hậu quả pháp lí của các tuyên bố đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.97 KB, 4 trang )

Đề 7: xây dựng một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất
tích, cá nhân chết và xác định hậu quả pháp lí của các tuyên bố đó.
BÀI LÀM:
Chế định “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích,
tuyên bố chết” trong bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, vì trong quan hệ
dân sự, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt
chẽ với nhau, việc một người vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà
không có tin tức chứng minh rằng người dó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới các chủ thể liên quan khác. Các quy định trong chế định này. Các
quy định trong chế định này nhằm giúp cho các giao lưu dân sự được diễn ra
thông suốt, bảo vệ được quyền, lợi ích của những người liên quan và của chính
người vắng mặt.
1.

Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí đối với việc tuyên bố cá nhân
mất tích..
TÌNH HUỐNG:”Ông Nguyễn Văn H có vợ là Bà Hoàng Thị A, có con là
Nguyễn Tâm T (9 tuổi). Ngày 01/05/2004 ông H xa nhà đi khỏi nơi cư trú, nói
với bà A là ra nước ngoài làm ăn cùng mấy người bạn kiếm tiền trang trải thêm
cho cuộc sống nhưng mấy tháng trôi qua, bà A không có tin tức xác thực về ông
nữa.12/1/2005, bà A yêu cầu tòa án giúp đỡ tìm người nhà tại nơi cư trú. Đồng
thời, Bà A đã cho đăng báo tìm người thân, và mọi cách tìm chồng trên mọi
phương tiện thông tin đại chúng, nhờ người quen biết hỏi thăm. Sau một thời
gian dài tìm kiếm tin tức của chồng, ngày 20/6/2007, theo yêu cầu của bà A, ông
H bị toàn án nhân dân huyện X, tỉnh Y tuyên bố mất tích.
Điều 78 BLDS quy định:” khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên , mặc
dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó
còn sống hay đã chết, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi cích liên quan,
Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích, thời hạn 2 năm được tính từ ngày có
tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối


cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có
tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì
thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối


cùng”. Trong trường hợp này, ông H đã biệt tích từ 1/5/2004, tính đến năm
2007 là 3 năm ông H không có một tin tức nào về việc ông H còn sống hay đã
chết. Và theo điều 52 của BLDS thì ông H cũng không có mặt tại nơi cư trú
trong một thời gian dài( 3 năm). Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người
mất tích : người có quyền, lợi ích liên quan, đây là những người có mối liên hệ
nào đó( theo quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động,
quan hệ dân sự hoặc các quan hệ khác) mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng do sự
vắng mặt của chủ thể. Cũng trong trường hợp này, bà A là vợ của ông H có
quyền yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bà A mất tích.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC TUYÊN BỐ MẤT TÍCH:
·

Trong trường hợp vợ( bà A) của người bị tuyên bố mất tích (ông H) xin ly hôn
thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Tài sản của ông H sẽ được quản lý như trường
hợp "người vắng mặt" theo điều 75,76,77,79 của BLDS về” quản lí tài sản của
người bị tuyên bố mất tích”, quyền và nghĩa vụ của người quản lí tài sản của
người bị tuyên bố là mất tích

·

Ông H tạm thời bị đình chỉ tư cách chủ thể , tuy nhiên quyết định này không
làm chấm dứt tư cách chủ thể của ông H

2.


Tuyên bố cá nhân chết và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân chết
TÌNH HUỐNG:(tiếp) Cuối năm 2007, người hàng xóm đi làm cùng ông H trở
về. Bà A được biết chồng bà và người hàng xóm C cùng làm trong một nhà máy
điện hạt nhân tại Nhật Bản, nhưng không may gặp tai nạn 2004 và từ đó ông C
và ông H không có tin tức gì nữa. Vẫn nuôi hi vọng chồng sẽ may mắn thoát
chết sau vụ tai nạn, bà A tiếp tục tìm chồng nhưng bặt vô âm tín. Vụ tai nạn đã
qua từ năm 2005, đến nay 2008 , bà A vẫn không có tin tức xác thực của chồng.
13/3/2008, bà A yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bà- ông H đã chết để nguôi
ngoai nỗi buồn tiếp tục cuộc sống.
Căn cứ theo điều 81 khoản 1 điểm c của BLDS” người có quyền, lợi ích liên
quan có thể yêu cầu toà án tuyên bố một người đã chết trong trường hợp....bị
tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hay thảm
họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.Trong trường hợp này, ông H là một
trong số những nạn nhân không may của vụ tai nạn nhà máy hạt nhân tại Nhật


Bản. Từ ngày xảy ra thảm họa 2004 đến nay 2008, ông H vẫn biệt tích. Vậy bà
A với tư cách là vợ ông H có đủ tư cách yêu cầu toà án tuyên bố ông H đã chết.
HẬU QUẢ PHÁP LÍ: Chiếu theo Điều 82 Bộ Luật Dân sự năm 2005, khi có
quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì
quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được
giải quyết như đối với người đã chết. Quan hệ tài sản của người tuyên bố là đã
chết được giải quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.
·

Thứ nhất, về quan hệ nhân thân giữa ông H và bà B: ông H bị tòa án tuyên bố
là đã chết thì quan hệ nhân thân với vợ ông H( bà A) chấm dứt. Tức là quan hệ
nhân thân không còn. Nếu ông H bị tuyên bố đã chết quay trở về, mà bà H chưa
đi thêm bước nữa thì họ được phép trở về với nhau mà không có sự rằng buộc

về pháp lý. Nếu bà A đã đi thêm bước nữa thì ông H phải chấp nhận điều này và
không có quyền đòi vợ hoặc chồng. Hoặc bà A không được tự ý trở lại quan hệ
cũ nếu như vẫn còn quan hệ hôn nhân với người mới.

·

Thứ hai, về quan hệ tài sản liên quan đến vấn đề thừa kế. Ông H đã bị tuyên
bố chết trở về nếu tài sản của ông H đã được chia theo thừa kế thì nếu ông H
không phản đối việc chia tài sản đó thì không vấn đề gì xảy ra. Nếu ông H
muốn đòi lại tài sản đã chia thì những người đã hưởng, đã được chia sẽ phải
hoàn trả lại cho ông H. Trường hợp tài sản chia đã tham gia giao dịch dân sự thì
mọi giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu và trở lại nguyên hiện trạng ban đầu...
Như vậy,việc tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như của các
chủ thể có liên quan. Việc xác định đúng điều kiện, và hậu quả pháp lý của các
tuyên bố này là cơ sở để đảm bảo công bằng quyền lợi cho các chủ thể, đồng
thời góp phần thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật trong việc
tuyên bố cá nhân chết, tuyên bố cá nhân mất tích.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. bộ luật dân sự năm 2005
2. bộ luật tố tụng dân sự 2005


3. “ xác định tời điểm chết trong trường hợp tuyên bố một người đã
chết theo quy định của pháp luật dân sự”, Lê Hồng Hải, tạp chí dân
chủ và pháp luật, số 9/2004
4. các trang web:
·


dpress/

·

/>


×