Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài nhóm đề 2 luật SHTT quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tình huống thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.8 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Một kiểu dáng công nghiệp tăng thêm giá trị cho sản phẩm, nó làm cho
sản phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng. Vì vậy bảo hộ các kiểu dáng giá trị
là một phần có tính quyết định trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà
thiết kế và sản xuất nào. Kiểu dáng công nghiệp ngày càng trở thành một yếu
tố quan trọng trong cuộc tranh đua giữa các nhà sản xuất để chiếm lấy thị
trường. Sức lôi cuốn ban đầu đối với người tiêu dùng chính là hình dáng bên
ngoài và tính cạnh tranh của các kiểu dáng liên quan tới sản phẩm nhờ các đặc
điểm thẩm mỹ trực quan rõ rệt, sự tiện dụng, tính năng ưu việt do áp dụng
công nghệ. Điều này đặc biệt đúng đối với hàng hoá tiêu dùng khi mua hàng.
Tuy nhiên mặc dù đã đăng kí bảo hộ nhưng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí - những thành quả đầu tư của chủ sở hữu, trên thực tế, hành vi
xâm phạm quyền vẫn thường xảy ra thường xuyên, gây rất nhiều thiệt hại cho
doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về kiểu dáng công nghiệp, bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp trong Luật sở hữu trí tuệ nhóm chúng em xin lựa
chọn một tình huống thực tế để tìm hiểu, đưa ra những ý kiến của mình về
những quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
1. Khái niệm.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản
phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc,
hoặc sự kết hợp các yếu tố này( khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu
trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009).

2




Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, phương tiện…
được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công
nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc
lập.
2. Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp.
Để được đăng kí bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp
ứng các tiêu chí sau đây (Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ):
- Tính mới: Tính mới của kiểu dáng công nghiệp phải đạt
được 3 tiêu chí sau ( Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ):


Thứ nhất, kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có
tính mới nếu tính đến ngày nộp đơn, kiểu dáng công
nghiệp đó có sự khác biệt cơ bản, rõ rệt với những kiểu
dáng đã bị bộc lộ công khai.



Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác
biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm
tạo dáng không dễ dàng nhận biết và ghi nhớ được, các
đặc điểm đó không dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu
dáng công nghiệp với nhau.



Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị
bộc lộ công khai ở bất cứ đâu, dưới bất kỳ hình thức nào

tính đến ngày nộp đơn. Kiểu dáng công nghiệp có thể bị
bộc lộ thông qua các cách như: Sử dụng kiểu dáng công
nghiệp, mô tả bằng văn bản như phát hành ấn phẩm,
trưng bày trong các cuộc triển lãm, qua các bài giảng…
Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bộc lộ công khai
3


nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ
giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Tính mới của
kiểu dáng công nghiệp được đặt ra trong phạm vi quốc
gia và trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trường hợp nhằm
loại trừ việc làm mất tính mới của kiểu dáng công nghiệp
( khoản 4 Điều 65 Luật Sở hữa trí tuệ).
- Tính sáng tạo: Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp
được thể hiện thông qua hai yếu tố cơ bản( Điều 66 Luật Sở
hữu trí tuệ).


Kiểu dáng công nghiệp phải là thành quả sáng tạo của
tác giả, nó không được tạo ra một cách rõ ràng đối với có
trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng. Kiểu dáng
công nghiệp được mô tả trong đơn yêu cầu phải tạo ra
bước tiến rõ rệt về mặt ký thuật so với kiểu dáng của các
sản phẩm cùng loại trước đó.



Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công

nghiệp được công nhận là có khả năng áp dụng công
nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt
bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công
nghiệp đó.

3. Về phạm vi bảo hộ.

4


Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định cụ thể những đối
tượng không có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu
dáng công nghiệp, bao gồm:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy
được trong quá trình sử dụng. Như vậy, đối với các loại sản
phẩm mà khi đưa vào sử dụng thì không còn giữ được hay bị
mất đi hình dáng bên ngoài như lúc ban đầu thì cũng sẽ
không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.
- Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân
dụng hoặc công nghiệp. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
thì chỉ những bản vẽ, thiết kế sơ đồ của các công trình xây
dựng mới được bảo hộ dưới góc độ của luật quyền tác giả còn
hình dáng bên ngoài của chúng thì không được bảo hộ.
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật
của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang tính kỹ thuật,
hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ thuần túy có giá trị
thẩm mĩ. Như vậy, nếu hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ
thiếu một trong hai yếu tố là tính thẩm mĩ hay tính kỹ thuật
thì đều không được bảo hộ.

II. Giải quyết tình huống.
1. Căn cứ pháp lí và lập luận để chứng minh cơ sở
Hoàng Thịnh đã có hành vi xâm phạm kiểu dáng công
nghiệp.
Công ty TRIBECO được thành lập vào năm 1992 với tên gọi Công Ty
TNHH TRIBECO, là một thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tiêu dung

5


biết đến, từ đó đến nay công ty đã không ngừng ổn định và phát triển. Với
mục tiêu phát triển thị trường mạnh mẽ, công ty TRIBECO đã đầu tư về vật
chất lẫn nhân sự và chú trọng đầu tư sản xuất sản phẩm chất lượng cao –đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm –kiểu dáng bao bì phong phú –giá cả phù hợp
–hệ thống phân phối phát triển đã tạo niềm tin đối với người tiêu dung.
Cở sở Hoàng Thịnh chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm
sữa đậu nành cao cấp đóng chai. Cơ sở này đã thu mua và sử dụng lại vỏ chai
nước ngọt của Công ty TRIBECO đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp.
Theo

Khoản 1 Điều 121: Chủ sở hữu sáng chế,kiểu dáng công

nghiệp,thiết kế bố trí là tổ chức,cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn
bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng…, vậy chắc chắn
rằng công ty TRIBECO là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp của vỏ chai
nước ngọt. Bởi vì công ty đã được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp vỏ chai đó.
Tôi có thể khẳng định rằng cơ sở Hoàng Thịnh đã có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với vỏ chai nước ngọt của công ty TRIBECO

đang được bảo hộ. Cụ thể hành vi xâm phạm của cơ sở Hoàng Thịnh là “Sử
dụng sáng chế được bảo hộ,kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu
dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó,thiết kế bố trí
được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó
trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở
hữu”(Khoản 1 Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
Căn cứ vào Điều 5, Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lí nhà nước về SHTT, về việc xác định
hành vi xâm phạm:

6


Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy
định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có
đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3
Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195
của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy
ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin
tại Việt Nam.
Sở dĩ khẳng định cơ sở Hoàng Thịnh có hành vi xâm phạm quyền sở hữu

công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, bởi lẽ hành vi đó đáp ứng đầy đủ
4 căn cứ trên. Cụ thể là:
Thứ nhất, đối tượng bị xem xét trong trường hợp này chính là vỏ chai
nước ngọt của Công ty TRIBECO đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp. Vậy nên sẽ được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, yếu tố xâm phạm: Tại Khoản 3, Điều 10, Nghị định 105/2006
của Chính phủ, yếu tố xâm phạm quyền kiểu dáng công nghiệp là:
Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu
dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã
được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm
7


tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần
như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của
chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;
b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc
điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao
của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được
bảo hộ của người khác.
Xét trong tình huống này thì yếu tố xâm phạm thuộc Điểm a, cơ sở
Hoàng Thịnh đã thu mua và sử dụng lại nguyên vỏ chai nước ngọt của công ty
TRIBECO, khi tung ra thị trường sẽ gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng đây
là sản phẩm của công ty TRIBECO, không có sự khác biệt giữa kiểu dáng
công nghiệp của cơ sở Hoàng Thịnh và công ty TRIBECO. Vậy nên cơ sở
Hoàng Thịnh đã sư dụng lại vỏ chái nước ngọt của TRIBECO mà không có sự
đồng ý của TRIBECO – chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp vỏ chai nước ngọt.
Thứ ba, người thực hiện hành vi xâm phạm là cơ sở Hoàng Thịnh không

phải là chủ sở hữu của vỏ chai nước ngọt cũng như không thuộc trường hợp
được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép về việc sử dụng kiểu
dáng công nghiệp đang được bảo hộ tại Khoản 2 Điều 125, Điều 133, Điều
134 của Luật Sở hữu trí tuệ. Cơ sở Hoàng Thịnh là nơi chuyên sản xuất và
cung cấp ra thị trường sản phẩm sữa đậu nành cao cấp đóng chai, cũng là một
doanh nghiệp nên mục đích chính của họ luôn là lợi nhuận kinh tế cao. Vì thế
không có lẽ nào họ thu mua vỏ chai của công ty khác với mục đích phi
thương mại hay sử dụng đơn thuần như một người tiêu dung.
Thứ tư, công ty TRIBECO và cơ sở Hoàng Thịnh đều tên là tiếng việt,
có trụ sở ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nên hành vi mua vỏ
chai và sử dụng lại của cơ sở Hoàng Thịnh diễn ra tại Việt Nam.
Từ những lập luận trên, cơ sở Hoàng Thịnh đã có hành vi xâm phạm
kiểu dáng công nghiệp đối với vỏ chai nước ngọt của công ty TRIBECO.

8


2. Căn cứ pháp lý và lập luận để chứng minh cơ sở Hoàng Thịnh không
xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của TRIBECO.
Cở sở Hoàng Thịnh chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường sản
phẩm sữa đậu nành cao cấp đóng chai. Cơ sở này đã thu mua và sử dụng lại
vỏ chai nước ngọt của Công ty TRIBECO đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp. Để chứng minh cơ sở Hoàng Thịnh không xâm phạm kiểu dáng
công nghiệp của công ty TRIBECO nhóm em đưa ra một số lập luận như sau:
Thứ nhất, nếu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của công ty
TRIBECO đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định tại Khoản 4, Điều 93, Luật
Sở hữu trí tuệ:
“Điều 93: Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
… 4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp
và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên

tiếp, mỗi lần năm năm…”
Hoặc không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định tại Điểm a Khoản
1 Điều 95 và Khoản 2 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Điều 95: Chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau
đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nôp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn
hiệu lực theo quy định;

2. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí
duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực
văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ
phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lí nhà nước về quyền sở

9


hữu công nghiêp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ
đăng kí quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu
công nghiệp;...”
Theo như những quy định trên thì nếu bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp của công ty TRIBECO đã hết thời hạn có hiệu lực và thời hạn gia hạn
hai lần liên tiếp như luật quy định thì bằng độc quyền này đã hết thời hạn bảo
hộ hoặc đã bị chấm dứt hiệu lực thì cũng không còn giá trị. Khi đó việc thu
mua vỏ chai và mang sử dụng lại của cơ sở Hoàng Thịnh là hợp pháp, không
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp như đề nghị
của công ty TRIBECO với cơ quan chức năng. Trong trường hợp này cơ sở
Hoàng Thịnh hoàn toàn có quyền sử dụng vỏ chai đó cho sản phẩm của mình
để đưa ra thị trường nhưng với điều kiện là chỉ sử dụng kiểu dáng sản phẩm
chứ không phải cố ý giả sản phẩm của TRIBECO để đánh lừa người tiêu dùng

nhằm thu lợi nhuận.
Thứ hai, việc thu mua vỏ chai của cơ sở Hoàng Thịnh về sử dụng lại
mà việc sử dụng đó không bao gồm cả sử dụng nhãn hiệu hay uy tín của công
ty TRIBECO để tiêu thụ sản phẩm sữa đậu nành của cở sở mình (vì theo như
đề bài đã nêu, công ty TRIBECO cũng không nhắc đến việc cơ sở Hoàng
Thịnh sử dụng nhãn hiệu hay thương hiệu của mình mà chỉ xâm phạm về kiểu
dáng công nghiệp của công ty này) nên cơ sở Hoàng Thịnh không làm giả sản
phẩm của công ty TRIBECO để đưa ra thị trương tiêu thụ nhằm mục đích
thương mại. Mặt khác sản phẩm sữa đậu nành của cơ sở Hoàng Thịnh là sản
phẩm chất lượng cao, nếu qua quá trình kiểm định mà sản phẩm của cơ sở này
hoàn toàn đảm bảo về chất lượng không hề kém chất lượng của công ty
TRIBECO. Từ đó có thể thấy việc thu mua vỏ chai của cơ sở Hoàng Thịnh là
không nhằm mục đích làm hàng giả lợi dụng nhãn hiệu của TRIBECO để
kiếm lời, không đánh lừa người tiêu dùng, không làm ảnh hưởng đến danh
tiếng, uy tín của công ty TRIBECO.

10


Thứ ba, theo đề bài, cơ sở Hoàng Thịnh thu mua và sử dụng lại những
vỏ chai nước ngọt của công ty TRIBECO đã được bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp. Việc thu mua sản phẩm vỏ chai của cơ sở Hoàng Thịnh để sử dụng lại
không có căn cứ chứng minh việc sử dụng đó là để dùng cho nhãn hiệu sữa
đậu nành của công ty mình. Có thể mục đích thu mua lại những vỏ chai nước
ngọt của cơ sở này là để tái chế, nghiên cứu sản xuất thử… Khi công ty
TRIBECO đưa sản phẩm của mình ra thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng mua
sản phẩm của công ty thì họ hoàn toàn có quyền có quyền khai thác công
dụng, chức năng của sản phẩm. Mà vỏ chai gắn liền với sản phẩm bán ra,
người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty cũng bao gồm mua luôn vỏ chai
nên nó thuộc về sở hữu của người tiêu dùng. Như vậy khi cơ sở Hoàng Thịnh

mua lại vỏ chai của công ty TRIBECO họ cũng có quyền khai thác công dụng
và chức năng của nó. Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ 2005
quy định:
“Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp

2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được
trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm
người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục
vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh
giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập
thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản
phẩm…”
Trong trường hợp này nếu cơ sở Hoàng Thịnh thu mua vỏ chai của
công ty TRIBECO để khai thác công dụng của nó một cách hợp pháp thì
không có sai phạm và không bị cấm.

11


Như vậy, từ ba trường hợp nêu trên ta có thể thấy được việc thu mua vỏ
chai của cơ sở Hoàng Thịnh là không nhằm mục đích làm hàng giả lợi dụng
nhãn hiệu của TRIBECO để kiếm lời, không đánh lừa người tiêu dùng, không
làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của công ty TRIBECO. Do đó việc thu
mua vỏ chai và tái sử dụng của cơ sở Hoàng Thịnh không xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp của công ty TRIBECO.
KẾT LUẬN
Một kiểu dáng hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng sẽ làm tăng giá trị
thương mại của sản phẩm và có thể coi là một loại tài sản quan trọng của nhà

sản xuất. Do vậy, kiểu dáng đó phải được bảo hộ để chống lại việc các đối thủ
cạnh tranh sao chép nó và hưởng lợi bất hợp pháp trên thành quả sáng tạo và
đầu tư của nhà sản xuất. Khi kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì chủ sở
hữu kiểu dáng có độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp. Mọi hành vi sử
dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu đều
bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay
việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp vẫn còn
nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc thực thi luật Sở hữu trí tuệ khiến nhiều
doanh nghiệp lo âu bởi vì việc bảo vệ kiểu dáng công nghiệp là vấn đề liên
quan mật thiết tới quyền lợi kinh tế của doanh nghiệp.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích tình huống này chúng em thấy
rằng cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ kiểu dáng công
nghiệp cả ở Việt Nam và nước ngoài để hạn chế những tranh chấp về kiểu
dáng công nghiệp, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của các doanh nghiệp.
Bài làm còn nhiều thiếu xót do kiến thức còn hạn chế, chúng em rất mong
sự thông cảm và đóng góp nhiệt tình từ phía thầy cô. Chúng em xin chân
thành cảm ơn.

12


13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Luật Sở Hữu trí tuệ 2005( sửa đổi, bổ sung năm 2009).
3. Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền

SHTT và quản lí nhà nước về SHTT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định của
Nghị định của Chính phủ số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010).

14



×