Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bình luận (và lấy ví dụ cụ thể từng nội dung) về quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do ASEAN theo quy định của hiệp định thương mại hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.12 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực

3
3
3

thương mại tự do ASEAN
1. Hàng hóa có quy tắc xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn

4

bộ
2. Hàng hóa xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn

6

2.1. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC)
2.2. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)
2.3. Tiêu chí mặt hàng cụ thể
II. Thực tiễn hợp tác tương trợ tư pháp hình sự trong ASEAN
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
8
9
10


14
15

bộ.

A. MỞ ĐẦU
Quy tắc xuất xứ ngày càng trở lên quan trọng trong lĩnh vực thương mại nó dùng
để xác định nguồn gốc của một sản phẩm và vai trò rất quan trọng và không thể


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

thiếu được trong các thỏa thuận ưu đãi. Chính vì vậy chúng em xin phân tích đề tài:
“Bình luận (và lấy ví dụ cụ thể từng nội dung) về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu
vực thương mại tự do ASEAN theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA), so sánh với quy tắc xuất xứ hàng hóa của một trong các Hiệp
định thương mại tự do mà ASEAN thiết lập với bên ngoài, như Khu vực thương mại
tự do ASEAN – Trung Quốc; Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hà Quốc Quốc;
Khu vực thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ; Khu vực thương mại tự do ASEAN –
NewZealand – Australia.” để làm rõ hơn quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực
thương mại tự do ASEAN.

B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực thương
mại tự do ASEAN
Quy tắc xuất xứ đóng một vai trò khá quan trọng trong các cuộc đàm phán về
thương mại hàng hóa. Hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan trong khu vực
thương mại tự do thì trước hết nó phải có xuất xứ trong khu vực. Chính vì vậy, để
có thể đàm phán thành công hiệp định thương mại hàng hóa thì trước hết các bên
phải thống nhất với nhau cách xác định xuất xứ của những hàng hóa này.

Dưới góc độ khoa học luật thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa (Rules
of Origin – RO) được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật và quyết định hành
chính để xác định quốc gia được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (quốc gia xuất xứ
của hàng hóa). Hiện nay, do nhiều sản phẩm hàng hóa được sản xuất theo các công
đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở mỗi quốc gia khác nhau nhằm tận
dụng các lợi thế liên quan của quốc gia đó nên trong nhiều trường hợp, các quốc gia
và các khu vực nhập khẩu cần xác định được xuất xứ chính thức của loại hàng hóa
nhập khẩu này(1).
Khu vực thương mại tự do ASEAN bắt đầu được hình thành từ năm 1993 với
mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa nội khối thông qua việc dỡ bỏ các rào cản
thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa nội khối và xây dựng, triển
khai các hoạt động, chương trình thuận lợi hóa thương mại hàng hóa trong khu vực.
1

() Trang 197 – Giáo trình Pháp luật Cộng đồng Asean – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công
an nhân dân Hà Nội – năm 2012.

Nhóm 8 – Lớp N03

2


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

Và theo quy tắc xuất xứ của Khu vực thương mại tự do ASEAN, hàng hóa có xuất
xứ ASEAN bao gồm hai loại: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất
toàn bộ và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ.
Việc ASEAN có các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá áp dụng cho hàng
hoá nhập khẩu nhằm các mục đích:
- Xác định quốc gia mà hàng hóa “thực sự” được sản xuất, gia công và chế biến

tại đó.
- Xác định đúng hàng hóa được hưởng ưu đãi AFTA.
- Khắc phục hiện tượng “chệch hướng thương mại” .
1. Hàng hóa có quy tắc xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ
Loại hàng hóa này được xác định có xuất xứ ASEAN theo tiêu chí “toàn bộ”
(hay tiêu chí “hoàn toàn”). Tiêu chí “toàn bộ’ trong quy tắc xuất xứ của quốc gia và
các liên kết kinh tế quốc tế, thông thường đều được xác định ở mức độ tuyệt đối.
Tức là hàng hóa phải hoàn toàn được sinh trưởng và thu hoạch ở nước xuất xứ hoặc
được gia công hoàn toàn bằng các nguyên liệu của nước xuất xứ. Một thành phần
nhỏ nhất cuả nguyên liệu hoặc bộ phận, phụ tùng không có xuất xứ của nước xuất
khẩu sẽ làm cho sản phẩm hoàn thành liên quan mất đi tính chất “xuất xứ toàn bộ”.
Theo điều 27 của ATIGA có thể chia hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được
sản xuất toàn bộ thành các nhóm sau:
* Nhóm 1: Nhóm hàng hóa là động thực vật sinh trưởng và được thu hoạch ở
quốc gia thành viên:
+ Thực vật và các sản phẩm từ thực vật được trồng và thu hoạch ở quốc gia
thành viên xuất khẩu.
+ Động vật sinh trưởng và được nuôi dưỡng tại quốc gia thành viên xuất khẩu.
+ Hàng hóa thu được từ săn bắn, bẫy, câu, đánh bắt… tại quốc gia thành viên
xuất khẩu.
Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo sang các nước trong ASEAN. Gạo là hàng hóa
được trồng, thu hoạch tại Việt Nam.
* Nhóm 2: Nhóm hàng hóa phi sinh vật được khai thác ở quốc gia thành viên.
Nhóm 8 – Lớp N03

3


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.


+ Khoáng sản và các sản phẩm tự nhiên khác.
+ Phế thải, phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất của quốc gia đó.
+ Phế phẩm thu nhặt được tại quốc gia thành viên được dung làm nguyên liệu
thô.
Ví dụ: Việt Nam khai thác than đá tại các mỏ than trên nước mình sau đó xuất
khẩu sang các nước trong ASEAN.
* Nhóm 3: Nhóm các sản phẩm (bao gồm sinh vật và phi sinh vật) được khai
thác, chế biến hoặc đánh bắt từ các vùng biển bằng tàu được đăng kí và treo cờ của
quốc gia thành viên:
+ Được khai thác và đánh bắt trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của quốc
gia thành viên.
+ Được khai thác, đánh bắt trên vùng biển quốc tế.
+ Được khai thác, đánh bắt từ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải
quốc gia thành viên, nơi mà quốc gia đó có quyền khai thác.
Ví dụ: Tàu đánh cá của Indonesia đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của nước này.
Hải sản đông lạnh xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN.
Nhóm 4: Nhóm các sản phẩm chế tạo là các hàng hóa được sản xuất tại quốc gia
xuất khẩu, hoàn toàn từ các nguyên liệu thuộc nhóm trên(2).
Như vậy, tất cả các loại hàng hoá này đều là hàng hoá có xuất xứ “100%
ASEAN”. Hàng hoá từ nhóm 1 đến nhóm 3 là hàng hoá có tính chất “xuất xứ thuần
tuý”, còn nhóm 4 là hàng hoá được “sản xuất toàn bộ”.
2. Hàng hóa xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ.
Hàng hóa xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ là những
sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc từ một phần nguyên liệu, bộ phận, phụ tùng
nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ (gọi chung là nguyên liệu không có xuất xứ).
Trong đó, chỉ những sản phẩm được sản xuất, gia công hay chế biến đạt ở “mức độ
2

() Trang 200 – Giáo trình Pháp luật Cộng đồng Asean – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công
an nhân dân Hà Nội – năm 2012.


Nhóm 8 – Lớp N03

4


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

đầy đủ” (hay “mức độ đáng kể”) nhất định tại quốc gia xuất khẩu mới được coi là
có xuất xứ của quốc gia đó.
Ví dụ: tượng gỗ làm từ gỗ “xuất xứ toàn bộ” tại Việt Nam, nhưng được đánh
bóng bằng sáp nhập khẩu ở Mỹ, không có "xuất xứ toàn bộ" bởi vì đã sử dụng sáp
nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật cộng đồng ASEAN, hàng hóa thuộc loại này được
coi là có xuất xứ ASEAN khi đáp ứng một trong ba tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá
trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể. Các
nhà xuất khẩu hàng hóa được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để
xác định xuất xứ hàng hóa:
2.1. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 ATIGA năm 2009: “Hàng hóa được sản xuất
tại quốc gia thành viên và có RVC không dưới 40% thì được coi là có xuất xứ
ASEAN”.
Hàm lượng giá trị ASEAN được tính theo một trong hai phương pháp sau:
• Phương pháp trực tiếp:
Chi phí

Chi phí

Chi phí


nguyên

nhân

phân

vật liệu
ASEAN

+

công
trực tiếp

+

bổ trực

Chi
+

tiếp

phí

Lợi
+

khác


RVC =

nhuận
× 100%

Trị giá FOB
Đối với trường hợp nguyên vật liệu hoặc các công đoạn sản xuất hàng hóa liên
quan đến nhiều quốc gia ASEAN thì nguyên vật liệu được xác định như sau:
- Hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại
lãnh thổ của quốc gia thành viên khác để sản xuất ra sản phẩm được hưởng ưu đãi
thuế quan được coi là có xuất xứ của quốc gia thành viên sản xuất ra nó 3. Ví dụ: đồ
gỗ có mã số HS: 9403 được sản xuất tại Malaysia từ một nguyên liệu tấm ván gỗ có
mã số HS: 4407 nhập khẩu từ Indonexia(4). Mặt hàng này có xuất xứ nước Malaysia
theo khoản 1 điều 5 của Quy tắc xuất xứ quy định tại Phục lục: “Hàng hóa có xuất
3

()+(5) Xem Điều 30 ATIGA năm 2009 và khoản a Phục lục 6 ATIGA năm 2009
() Trang web: />
4

Nhóm 8 – Lớp N03

5


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một
nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ
được coi là có xuất xứ của nước thành viên sản xuất ra sản phẩm đó”

- Nếu RVC của nguyên liệu nhập nhỏ hơn 40%, hàm lượng giá trị ASEAN này
sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm
lượng giá trị ASEAN này bằng hoặc lớn hơn 20%(5). Ví dụ: RVC của các nguyên vật
liệu sản xuất xe gắn máy ở Indonexia từ Thái Lan là 20%, hàm lượng nội địa tại
Indonexia là 10% thì RVC sẽ được cộng gộp 20% + 10%
• Phương pháp gián tiếp:
Trị giá
FOB



Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc
hàng hóa không có xuất xứ

RVC =

× 100%

Trị giá FOB
Trong đó:
- Trị giá FOB là trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, gồm cả
chi phí vận tải đến cảng hoặc khu vực giao hàng cuối cùng tại quốc gia xuất khẩu.
- Chi phí phân bố trực tiếp gồm khấu hao tài sản, thiết bị, tiền sáng chế, chi phí
điện nước….
Các quốc gia thành viên ASEAN chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp
tính RVC nói trên để xác định xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, các
quốc gia thành viên được linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp tính với điều
kiện sự thay đổ đó phải được thông báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là 6 tháng trước
khi áp dụng phương pháp mới. Việc kiểm tra RVC của nước thành viên nhập khẩu
đối với hàng hoá nhập khẩu cũng phải dựa trên phương pháp tính mà nước thành

viên xuất khẩu đang áp dụng. Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Phụ lục 1 Thông tư
của Bộ công thương số 21/2010/TT-BCT ngày 17/05/2010, Việt Nam áp dụng
phương pháp tính gián tiếp để xác định xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu(6).
2.2. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)
5
6

() Trang 68, 69 – Tạp chí luật học số 9/2011 – Chuyên đề “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương
mại tự do Asean”.

Nhóm 8 – Lớp N03

6


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

Theo mục ii điểm a Khoản 1 Điều 28 ATIGA 2009, hàng hóa được coi là có
xuất xứ ASEAN nếu “tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất
ra hàng hóa đó đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp 4 số
của hệ thống hài hòa”.
Tiêu chí này khác với tiêu chí RVC ở chỗ tiêu chí này có tính kĩ thuật (về hải
quan), được dùng để xác định xem liệu các nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng
để sản xuất ra hàng hóa (chứ không phải bản thân hàng hóa) đã được gia công, chế
biến ở mức độ “đáng kể” tại quốc gia thành viên hay chưa (7). Mức độ “đáng kể” này
được xác định khi đã thay đổi thực chất tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên
liệu đã sử dụng.
Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTC) được thể hiện ở việc thành
phẩm được sản xuất ra phải có mã số hài hòa (HS) ở cấp 4 số khác với mã số HS
(cũng ở cấp 4 số) của tất cả nguyên liệu đầu vào (không có xuất xứ ASEAN) dùng

để sản xuất ra sản phẩm đó. Hệ thống hài hòa (HS) là hệ thống tên gọi và mã số
hàng hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế và dùng để phân loại hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa có tỉ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng
được tiêu chí CTC (trường hợp De Minimis) vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ
ASEAN nếu phần trị giá của nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất
ra hàng hóa không đạt tiêu chí CTC nhỏ hơn hoặc bằng 10% trị giá FOB của hàng
hóa.
Một doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất mặt hàng cầu chì tổng hợp (85.36.10).
Doanh nhiệp này nhập khẩu nguyên liệu từ Đài Loan bao gồm vỏ và một số thiết bị
khác trong đó sử dụng cầu chì thủy tinh (85.36.10) và cầu chì nhiệt (85.36.10) để
lắp vào trong một cầu chì tổng (85.36.10). Ngoài ra, doanh nghiệp có sử dụng dây
điện, bảng nhựa, đinh vít sản xuất tại Việt Nam để lắp cùng các thiết bị nói trên.
Theo ATIGA, quy tắc xuất xứ của mặt hàng cầu chì là: Chuyển từ bất kỳ phân nhóm
nào khác hoặc đạt giá trị RVC 45% tính theo giá FOB. Tuy nhiên, do doanh nghiệp
chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu về để lắp ráp nên RVC chỉ đạt 40% nên không thỏa
mãn quy tắc RVC 45%. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải xét đến quy tắc chuyển đổi
mã số hàng hóa. Khi xét đến quy tắc này, sản phẩm không thỏa mãn quy tắc chuyển
7

() Trang 200 – Giáo trình Pháp luật Cộng đồng Asean – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công
an nhân dân Hà Nội – năm 2012.

Nhóm 8 – Lớp N03

7


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

đổi mã số hàng hóa do có sự trùng về nhóm 6 số giữa nguyên liệu không có xuất xứ

(nhập khẩu từ Đài Loan) và sản phẩm (đều có mã HS 6 số là 85.36.10). Tuy nhiên,
tỉ lệ trùng này chỉ là 5,6% tính theo giá trị FOB. Theo quy tắc De-minimis, nếu tỉ lệ
trùng nhỏ hơn 10% theo giá trị FOB thì hàng hóa vẫn xem là có xuất xứ trong khu
vực AKFTA. Như vậy, mặt hàng cầu chì tổng hợp được công nhận là có xuất xứ khu
vực Asean(8).
Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá là tiêu chí hiện đại và khá mới mẻ đối với
Việt Nam và nhiều nước ASEAN nhưng do nó có nhiều ưu điểm nên đã được
ASEAN đưa vào ATIGA 2009. Việc áp dụng tiêu chí này để xác định hàng hoá có
xuất xứ ASEAN sẽ không bị lệ thuộc vào tỉ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu, quy
tắc kế toán... như khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC, nó chỉ đơn
giản là dựa vào sự thay đổi đáng kể (ở cấp 4 số) về mã số HS của sản phẩm so với
mã số HS của nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó đồng thời
nó cũng tiện lợi cho việc lưu trữ hồ sơ(9).
2.3. Tiêu chí mặt hàng cụ thể
Tiêu chí này được quy định tại Khoản 2 Điều 28 ATIGA năm 2009. Những
mặt hàng này được liệt kê tại Phụ lục 3 của ATIGA năm 2009, kèm theo đó là các
quy định về tiêu chí xuất xứ tương ứng riêng cho mỗi mặt hàng.
Nếu hàng hoá đáp ứng được tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định cho mặt hàng
cụ thể đó sẽ được coi là có xuất xứ ASEAN, cho dù có đáp ứng hay không các tiêu
chí RVC và CTC. Các quy tắc xuất xứ cụ thể cho các loại hàng hoá này cũng được
xây dựng dựa trên các yêu cầu đối với loại hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được
sản xuất toàn bộ; hoặc trên cơ sở yêu cầu về RVC, hoặc chuyển đổi mã số ở một cấp
độ nào đó của hàng hoá, hoặc yêu cầu hàng hoá phải được gia công, chế biến một
công đoạn nào đó tại quốc gia xuất khẩu (tiêu chí SP); hoặc kết hợp các tiêu chí nói
trên. Tuy nhiên, yêu cầu RVC trong các quy tắc xuất xứ cụ thể của các mặt hàng này
luôn bằng hoặc thấp hơn so với yêu cầu trong tiêu chí RVC chung (chẳng hạn chỉ
yêu cầu RVC không dưới 35%). Yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hoá có thể cao hơn
hoặc thấp hơn CTC trong tiêu chí chung (tùy từng mặt hàng, tiêu chí chuyển đổi mã
8


() Trang web: />() Trang 70 – Tạp chí luật học số 9/2011 – Chuyên đề “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự
do Asean”.
9

Nhóm 8 – Lớp N03

8


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

số hàng hoá có thể đòi hỏi chuyển đổi ở cấp 2 số hoặc 4 số hoặc 6 số). Khi quy tắc
xuất xứ cho mặt hàng cụ thể cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC, SP
hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên phải cho phép nhà xuất
khẩu hàng hoá quyết định lựa chọn sử dụng tiêu chí cụ thể trong các tiêu chí nói
trên để xác định xuất xứ hàng hoá.
Riêng đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được quy định tại danh mục đính
kèm của Phụ lục 3. Theo danh mục đính kèm này, Quy tắc xuất xứ hàng dệt may
được quy định theo tiêu chí SP (yêu cầu hàng hoá phải trải qua công đoạn gia công,
chế biến nào đó tại nước xuất khẩu.
Chẳng hạn, khoản iii Điều 1 quy định hàng dệt may nếu trải qua công đoạn kéo
xơ thành sợi tại nước thành viên sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên đó).
(13) Ngoài ra, hàng hoá được quy định trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B của Tuyên
bố cấp bộ trưởng về thương mại đối với sản phẩm công nghệ thông tin được phê
chuẩn tại Hội nghị bộ trưởng của WTO vào ngày 13/12/ 1996, như quy định tại Phụ
lục 4 của ATIGA (Phụ lục về Danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin) sẽ được
coi là có xuất xứ tại nước thành viên nếu hàng hoá đó được lắp ráp từ những nguyên
vật liệu được ghi trong Phụ lục 4.
Về mặt thủ tục, hàng hoá nếu đáp ứng được một trong ba tiêu chí như đã trình
bày ở trên sẽ có xuất xứ ASEAN nhưng để được hưởng ưu đãi thuế quan trong

AFTA, hàng hoá phải có giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN (mẫu D) và được “vận
chuyển trực tiếp” từ lãnh thổ nước thành viên xuất khẩu sang lãnh thổ nước thành
viên nhập khẩu(10).
II. So sánh với quy tắc xuất xứ hàng hóa khu vực thương mại tự do Asean
và khu vực tự do thương mại Asean – Trung Quốc mà ASEAN thiết lập với bên
ngoài.
Nhằm làm rõ hơn về quy tắc xuất xứ hàng hóa được áp dụng trong khu vực tự
do thương mại ASEAN để minh chứng rõ ràng cho sự tương thích của quy tắc với
đặc trưng của khu vực thương mại trong phạm vi liên minh, nhóm tiến hành lựa
chọn Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc để có sự so sánh quy tắc
10

() Trang 71 – Tạp chí luật học số 9/2011 – Chuyên đề “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại
tự do Asean”.

Nhóm 8 – Lớp N03

9


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

xuất xứ được áp dụng trong hai khu vực tự do thương mại. Sau đây là kết quả sự so
sánh về các điểm cơ bản:
Sự giống nhau: Về cơ bản, quy tắc xuất xứ hàng hóa ở cả hai Hiệp định đều có
những nét tương đồng, trên cơ sở quy tắc xuất xứ hàng hóa được áp dụng trong
thương mại quốc tế. Những điểm giống nhau này có thể lấy ví dụ minh chứng như:
Khi xác định tiêu chí cụ thể về từng loại mặt hàng, cả hai Hiệp định đều áp dụng
tiêu chí cụ thể về mặt hàng áp dụng với những mặt hàng cụ thể, xác định xuất xứ
phù hợp với mặt hàng đó;

Về quy định về những công đoạn gia công đơn giản, cả ATIGA và ACFTA đều
quy định những công đoạn gia công đơn giản theo hướng quy định các nguyên tắc,
chẳng hạn quy định những công đoạn thuộc diện bảo quản hàng hóa trong quá trình
vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng hóa, đóng gói hàng hóa. Việc quy định mang tính
chất chung nhất này có thể đảm bảo mọi hành vi liên quan nếu có những đặc điểm
chung như quy định sẽ được loại trừ trong khi việc quy định cụ thể như những hiệp
định khác có thể dẫn đến việc bỏ sót những hành vi sẽ phát sinh trên thực tế sau này.
Cả ATIGA và ACFTA đều có quy định vê việc hàng hóa dùng để triển lãm là cần
thiết để bảo đảm có thể được hưởng ưu đãi thuế quan....
Sự giống nhau cơ bản này có thể cho thấy sự tương đồng, thống nhất một cách
tương đối trong quan điểm của các quốc gia ASEAN áp dụng quy tắc xuất xứ hàng
hóa trong nội bộ khu vực tự do thương mại các quốc gia thành viên cũng như trong
quá trình hợp tác với các đối tác khác. Điều này là cần thiết nhằm duy trì mối quan
hệ hợp tác thương mại mang tính “nội bộ” và tính “hướng ngoại”, khi đó, sự phát
triển về kinh tế, thương mại của các quốc gia thành viên liên minh ASEAN được
đảm bảo một cách tuyệt đối, hướng tới hiệu quả cao nhất.
Sự khác nhau: Tuy vậy, là hai mặt của một vấn đề trong cùng lĩnh vực tự do
thương mại, sự khác biệt trong Khu vực tự do thương mại ASEAN và Khu vực tự
do thương mại ASEAN-Trung Quốc đồng thời cũng có những khác biệt phù hợp với
đặc điểm quan hệ hợp tác. Sự khác biệt thể hiện ở các điểm sau đây:

Nhóm 8 – Lớp N03

10


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

Tiêu chí xuất xứ: Như đã trình bày và phân tích ở trên, quy tắc xuất xứ hàng hóa
của Khu vực tự do thương mại ASEAN xác định hàng hóa có xuất xứ ASEAN bao

gồm hai loại: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ và hàng
hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ, ngoài ra còn có
hàng hóa được xác định theo tiêu chí cộng gộp xác định nhắm có chính sách thuế
khóa phù hợp. Tương tự như vậy, Với Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung
Quốc, với xuất phát điểm là một hợp tác “ngoại khối” giữa ASEAN với Trung Quốc
trong mối tương quan giữa một khu vực liên minh với đối tác ngoài khu vực, quy
tắc xuất xứ hàng hóa được quy định cụ thể bao gồm hàng hóa có xuất xứ thuần túy,
hàng hóa có xuất xứ không thuần túy và hàng hóa có xuất xứ cộng gộp.
Trong phạm vi Khu vực tự do thương mại, mỗi hiệp định thương mại tự do đều
có quy tắc xác định xuất xứ riêng để bảo đảm hàng hóa nếu đáp ứng các quy tắc
xuất xứ sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan của các nước thành viên dành cho.
Thứ nhất, về tiêu chí xuất xứ chung:
+ ATIGA : áp dụng chuyển đổi mã hàng hóa ở cấp 4 số ( CTH) hoặc hàm lượng
giá trị khu vực 40 % ( RVC(40))
+ ACFTA áp dụng tiêu chí chung là RVC ( 40 )
Thứ hai, về tiêu chí cộng gộp:
+ ACFTA áp dụng quy định cộng gộp làm tròn khi hàm lượng giá trị gia tăng
của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40 % trở lên.
+ ATIGA quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20%. Quy định này
trước đây đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho việc tận dụng tối đa các phần nguyên liệu
có xuất xứ được sử dụng. Hiện nay một số đối tác của ASEAN đang đề nghị áp
dụng việc cộng gộp đầy đủ từ bất kì tỉ lệ gia tăng nào.
Đối với hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc sản xuất toàn bộ, điểm J điều 27
Hiệp định ASEAN quy định về xuất xứ thuần túy từ sản phẩm là phế liệu, trong khi
đó, Hiệp định ATIGA không có danh mục xuất xứ từ phế thải, phế liệu này.
Đối với hàng hóa xuất xứ không thuần túy:
+ ACFTA quy định tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất
hàng hóa đó phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số của hệ

Nhóm 8 – Lớp N03


11


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

thống hài hòa. Ngoài ra, quy tắc này cũng xác định được tự do chọn lừa xác định
theo hệ thống RVC hay CTC (chuyển mã số hàng hóa).
+ ATIGA quy định nếu tổng giá trị của nguyên vật liệu, một phần hoặc cả sản
phẩm có xx từ ngoài lãnh thổ một bên không vượt quá 60% giá trị của sản phẩm
tính theo giá FOB được sản xuất hoặc có được với điều kiện là quái trình cuối của
quá trình sản xuất được thực hiện ở phạm vi lãnh thổ bên đó tứ là hàm lượng
ACFTA tính theo công thức giá trị nguyên vật liêu khong ACFTA cộng giá trị của
linh kiện có xuất xứ không xác định được chia cho giá FOB nhân với 100% <60%
Quy định về ngưỡng de minimis
+ ACFTA: Ngưỡng de minimis chưa được áp dụng
+ ATIGA: Được áp dụng trên cơ sở một số khác biệt trong các hiệp định cụ thể.
Thủ tục cấp và kiểm tra giấy chứng nhận, xuất xứ:
Những khác biệt cơ bản về quy tắc thủ tục cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ
(OCP) tập trung chủ yếu ở một số quy định liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa (C/O) giáp lưng, quy định kiểm tra tại nước xuất khẩu, quy định về hàng
triển lãm và hóa đơn do nước thứ ba phát hành.
Đối với trường hợp C/O giáp lưng, đây là quy định nhằm tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại, đặc biệt trong các trường hợp chia tách lô hàng, bán một phần lô
hàng vào nước nhập khẩu trung gian, phân phối tiếp một phần lô hàng sang các
nước thành viên tiếp theo. Bằng quy định này, hàng hóa có xuất xứ trong khu vực
duy trì được tình trạng xuất xứ của nước xuất khẩu ban đầu, tránh được tình trạng
mất xuất xứ tại nước thành viên trung gian bằng cách cho phép tổ chức cấp C/O của
nước trung gian được cấp C/O giáp lưng. Một trong những điều kiện quan trọng để
được cấp C/O giáp lưng là hàng hóa vẫn nằm trong kiểm soát của cơ quan Hải quan

nước nhập khẩu trung gian và C/O gốc ban đầu vẫn còn hiệu lực.
+ ATIGA: Có quy định về C/O giáp lưng với các điều kiện cơ bản giống như
trên.
+ Hiệp định ACFTA, khái niệm C/O giáp lưng chưa được hình thành. Trong
những phiên đàm phán gần đây giữa ASEAN và Trung Quốc về việc sửa đổi OCP

Nhóm 8 – Lớp N03

12


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

trong khuôn khổ hiệp định ACFTA, quy định về C/O giáp lưng đã được đưa vào
phần sửa đổi.
Trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ của lô hàng nhập khẩu, nước thành
viên nhập khẩu có quyền yêu cầu nước thành viên xuất khẩu kiểm tra tính xác thực
của lô hàng. Trường hợp không thỏa mãn với kết quả kiểm tra, nước nhập khẩu có
quyền yêu cầu được kiểm tra tại nước xuất khẩu. Quy định này nhằm đảm bảo thỏa
mãn tối đa quyền kiểm tra xuất xứ của nước nhập khẩu trước khi khẳng định lô
hàng nghi vấn có xuất xứ hay không.
Đối với quy tắc cụ thể mặt hàng, về cơ bản, các tiêu chí xuất xứ giữa các hiệp
định là khác nhau do ASEAN phải đàm phán với các đối tác khác nhau. Sự khác
biệt của các tiêu chí xuất xứ cũng phụ thuộc một phần vào cam kết cắt giảm thuế
quan của các mặt hàng này(11).

C. KẾT LUẬN
Trên đây là bài làm của nhóm chúng em, phần nào đã làm rõ được phần nào về
quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực thương mại tự do ASEAN theo quy định của
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và thấy được sự giống và khác

nhau của quy tắc xuất xứ hàng hóa khu vực thương mại tự do Asean và khu

vực tự do thương mại Asean – Trung Quốc mà ASEAN thiết lập với bên
ngoài. Bài làm còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong được sự đóng góp của thầy
cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
11

() Trang web />
Nhóm 8 – Lớp N03

13


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN – Đề 2.

1. Giáo trình Pháp luật Cộng đồng Asean – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà
xuất bản Công an nhân dân Hà Nội – năm 2012.
2. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2009
3. Tạp chí luật học số 9/2011 – Chuyên đề “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu
vực thương mại tự do Asean”.
4. Trang web:

/>
/> />
Nhóm 8 – Lớp N03

14




×