Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chính phủ cơ quan chấp hành quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam môn luật hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.43 KB, 10 trang )

Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp

Mục lục:

Trang.

Lời Nói Đầu
Nội Dung.
I. Cơ quan hành chính nhà nước.
II. Địa vị pháp lý, tính chất, tổ chức, chức năng của chính phủ.
III. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ
IV.Cơ cấu tổ chức và thành phần của chính phủ.
V. Đánh giá.
Kết Bài

1

2
2
2
2
6
8
10
10


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.(Điều2 Hiến Pháp1992). Nhưng nhân


dân không thể trực tiếp, thường xuyên, sử dụng quyền lực nhà nước cho nên phải
bầu ra các cơ quan đại biểu để thay mặt mình sử dụng quyền lực nhà nước. Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83 Hiến Pháp 1992). Song Quốc hội
cũng không thể tự mình thực hiện hết các quyền lực của nhà nước mà phải có sự
phân công, phối hợp thực hiện các quyền lực của Nhà nước. Để sử dụng quyền lực
Nhà nước một cách có hiệu quả, Quốc hội và hội đồng nhân dân thành lập ra các cơ
quan nhà nước khác để thực hiện quyền lực nhà nước đồng thời giám sát việc thực
hiện quyền lực đó. Quốc hội thành lập ra Chính Phủ, cơ quan chấp hành của Quốc
hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt
Nam.
Chính Phủ - Cơ quan chấp hành Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

NỘI DUNG
I. Cơ quan hành chính Nhà nước.
Hành chính có thể được hiểu là hoạt động điều hành, quản lý của nhà nước, là cơ
quan thực hiện quyền lực của Nhà Nước.
Cơ quan hành chính Nhà nước: là một cơ quan trong bộ máy nhà nước được
thành lập theo Hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng
quản lý hành chính trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

II. Địa vị pháp lý, tính chất, chức năng của
Chính phủ.
1. Địa vị pháp lý của chính phủ.
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam ta hiện nay, quyền lực nhà nước là thống nhất,
nhưng có sự phân công, phân nhiệm phối hợp cùng thực hiện quyền lực nhà nước.
Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, nắm quyền lập Hiến, lập pháp,
quyết định những chính sách cơ bản của đất nước… (Điều 83HP1992). Chính phủ cơ
2



Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp
quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất (Điều 109
HP1992). TANDTC và VKSNDTC nắm quyền tư pháp.
CP cơ quan quyền lực nhà nước, là CQHC (quản lý) nhà nước cao nhất và độc lập
tương đối trong lĩnh vực hành chính, bao gồm quyền lập quy (các VB dưới luật) để
thực hiện luật, các chính sách, các quyền quản lý, điều hành nền HC nhà nước.
Hiến pháp 1992 quy định tại Điều109 như vậy nhưng để hiểu được phần nào
chính phủ cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ta phải dựa vào địa vị pháp lý của
chính phủ, mà địa vị pháp lý của chính phủ được xác định dựa trên mối quan hệ pháp
lý giữa chính phủ với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
1.1 Quan hệ giữa chính phủ với các cơ quan nhà nước ở trung ương.
* Chính phủ với Quốc hội. Hiến pháp 1992 xác định:
Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất. Với tư cách này, chính phủ quản lý thống nhất mọi mặt đời sống XH như:
KT - CT, VH - XH, giáo dục - y tế, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chính
phủ có những quyền độc lập với tư cách là CQHC nhà nước cao nhất, trong đó có
thẩm quyền rất quan trọng là chủ động tiến hành có kế hoạch việc lập quy (các văn
bản dưới luật) để thực hiện luật do Quốc hội đã thông qua, ban hành và quyền quản lý,
điều hành công việc hàng ngày của nhà nước, tổ chức và điều hành nền hành chính
quốc gia. Vì vậy chính phủ có thẩm quyền chung.
Quốc hội: cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Thực hiên chức năng lập hiến,
lập pháp, là hoạt động cơ bản nhất điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, và là hoạt động
quyền lực cao nhất. Thông qua việc ban hành hiến pháp, Luật, Pháp Lệnh, Quốc hội
quy định sự phân công, phối hợp giữa các tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của
Hiến pháp. Mặt khác Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất thể hiện qua việc:
- Quy định những chính sách lớn về đối nội và đối ngoại; thông qua ngân sách.
- Bầu ra những người đứng đầu cơ quan cao nhất của nhà nước như : Chính phủ,
Viện kiểm sát, Tòa án.

- Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
- Có quyền chất vấn Chính phủ.
Mối quan hệ giữa chính Chính phủ và Quốc hội được thể hiện như:
- Quốc hội bầu, miễn nhiêm, bãi nhiêm thủ tướng theo đề nghị của chủ tịch nước.
- Quốc hội phê chuẩn đề nghị của thủ tướng về việc quy định bổ nhiêm, miễn
nhiệm, cách chức phó thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ (Theo Điều 84
và Đ114 Hiến pháp1992 sửa đổi bổ sung năm 2001).Trong thời gian Quốc hội không
3


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp
họp, ủy ban thương vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của thủ tướng về việc bổ nhiêm,
miễn nhiệm các chức danh đó.
- Hiến pháp quy định Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban tường vụ quốc hội, chủ tịch nước(theo Điều 109,
Đ110 HP 1992). Quy định này nhằm bảo đảm sự giám sát của các cơ quan với tính
cách là cơ cấu thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với bộ máy hành chính nhà
nước.
- Điều 117 Hiến pháp 1992 quy định “bộ trưởng và các thành viên khác của chính
phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực mình
phụ trách.
- Chỉ có Quốc hội mới có quyền bãi bỏ các văn bản dưới luật của chính phủ, thủ
tướng trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Như vậy Hiến pháp đã đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Thủ Tướng, các bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trước Quốc hội, chú trọng về trách
nhiệm từng chức danh chứ không phải là trách nhiêm tập thể chung chung như các
bản hiến pháp trước. Mặt khác thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất,
không phân chia, nhưng có sự phân công rành mạch các quyền: Quốc hội nắm quyền
lập pháp, Chính phủ nắm quyền hành pháp, Tòa án và Viện kiểm sát nắm quyền tư
pháp. Vì vậy, Quốc hội là cơ quan thống nhất quyền lực nhưng không phải là một cơ

quan tập trung tất cả mọi quyền lực.
* Chính phủ với Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước, với vai trò là nguyên thủ Quôc gia, chức năng quản lý hỗn hợp: vừa
thực hiên thoạt động mang tính lập pháp, một phần hành pháp, một phần tư pháp
(Điều 103và 106 HP1992 ).
- Chủ tịch đề nghị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiêm,Thủ tướng Chính phủ trước Quốc
hội.
- Chính phủ, thủ tướng chính phủ cùng các bộ trưởng phải báo cáo công tác trước
chủ
tịch nước.( Đ109,117)
* Chính phủ với TANDNTC và VKSNDTC.
Các cơ quan tư pháp như người trọng tài của xã hội, độc lập khi xét sử. Do đó
chính phủ không can thiệp vào hoạt động chuyên môn của các cơ quan này. Chính phủ
thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các cơ quan tư pháp. Các cơ
quan này cũng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhưng đó chỉ là hoạt động hỗ
trợ cho việc thực hiện chức năng được phân công.
4


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp
1.2. Quan hệ giữa chính phủ với cơ quan nhà nước ở địa phương.
* Chính phủ với HĐND: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
nhưng mang tính đặc thù của một cơ quan chính quyền địa phương là chấp hành
nghiêm chỉnh Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh của Quốc hội và các cơ quan Nhà nước cấp
trên. Đồng thời có quyền ra Nghị quyết về các biện pháp thi hành các văn bản của cấp
trên, nhưng các Nghị quyết thi hành các văn bản, đó nằm dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra của cấp trên và thống nhất của chính phủ.
Chính phủ kiểm tra và tạo điều kiên để HĐND thực hiện nhiêm vụ và quyền hạn
theo luật định.
* Chính phủ và Uỷ ban nhân dân: UBND thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà

nước, chịu sự lãnh đạo của Chính phủ. Thực hiên công việc quản lý Hành chính Nhà
nước nhưng ở phạm vị địa phương nhỏ, quản lý mọi mặt của đới sống xã hội nhưng
dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên. Chính phủ, thực thi các nhiệm vụ mà Quốc
hội và Chính phủ để ra đối với khu vực địa phương mình.
Thủ tướng phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiêm, bãi nhiệm, điều động, cách chức
của chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(Đ114
HP1992), đảm bảo cho sự thống nhất, chặt chẽ của Chính phủ đối với cơ quan hành
chính địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước.

2. Tính chất và chức năng của chính phủ.
Về tính chất: Chính phủ Nhà nước ta mang hai tính chất: tính chấp hành của Chính
phủ đối với cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và tính chất cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất của nước ta. Tính chấp hành của chính phủ thể hiện ở việc thực
hiện tất cả các quyết định (luật, nghị quyết ) của Quốc Hội mà không có quyền “phủ
quyết”. Tính cơ quan hành chính nhà nước cao nhất đó là chính phủ đứng đầu hệ
thống hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động thực thi pháp luật, quản lý điều hành
đất nước. Chính phủ có quyền ra các văn bản dưới luật để thực hiện luật do Quốc hội
thông qua và để quản lý hành chính.
Chức năng: Chính phủ quản lý nhà nước, thống nhất quản lý việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại… của
nhà nước.
Bảo đảm thực hiện có hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương
đến địa phương, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, bảo
đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa nhân dân.
5


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp
Vậy thông qua địa vị pháp lý, tính chất chức năng của chính phủ đã thể hiện phần

nào chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước (vì các cơ quan nhà nước khác ở trung
ương không làm nhiệm vụ quản lý hành chính), hành chính Nhà nước cao nhất (các cơ
quan hành chính ở đia phương quản lý khu vực nhỏ, chịu sự giám sát của chính phủ).

III. Nhiệm Vụ quyền hạn của Chính phủ.
Nhiêm vụ, quyền hạn của chính phủ luôn được quy định trong các bản Hiến
Pháp. Đặc biệt Đ112 Hiến pháp 1992 và luật tổ chức chính phủ năm 1992 và năm
2001 đã được quy định theo hướng cụ thể, chi tiết cho từng lĩnh vực và có bổ sung
cho phù hợp với vị trí của chính phủ.
Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, và là chủ thể
thực hiện quyền hành pháp phải thể hiên trách nhiệm của mình bằng việc thống nhất
quản lý toàn bộ các nhiêm vụ của nhà nước(về kinh tế-chính trị, văn hóa- xã hội, đối
ngoại, an ninh quốc phòng..). Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia dưới sự
giám sát của Quốc hội.
Quyền quản lý của chính phủ được thể hiện như:
- Tham gia quá trình lập pháp, đề ra các dự án luật và pháp lệnh.
- Ra những văn bản pháp quy dưới luật để cụ thể hóa và thi hành luật.
- Điều hành toàn bộ công cuộc xây dựng đất nước trên mội lĩnh vực theo chủ
trương, đương lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
- Tổ chức và chỉ đạo hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương:
Quản lý đội ngũ viên chức nhà nước.
- Quản lý nền kinh tế quốc dân.
- Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của Hội Đồng nhân dân địa phương.
Đặc biệt chính phủ có những quyền hạn cụ thể như quyền ra Nghị định, căn cứ
vào Hiến pháp và Pháp luật là quyền hạn lớn của chính phủ thể hiện chức năng lập
quy.
Chính phủ tham gia quá trình lập pháp với tư cách là cơ quan sáng kiến pháp
luật, chủ yếu đề ra các dự án luật. Thực hiên quyền lập quy đầy đủ với tư cách là cơ
quan thi hành pháp luật. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996(sửa đổi
bổ sung năm2002) và năm2009, đã đề cập quyền lập pháp của quốc hội, quyền lập

quy của chính phủ. Chính phủ được sử dụng quyền lập quy để cụ thể hóa và thi hành
những quy định của luật về những vấn đề mà Hiến pháp, luật và nghị quyết của quốc
hội. Quyền lập quy đòi hỏi chính phủ phải chủ động, năng động để thực thi quyền hạn
của mình.
6


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp
Chính phủ quản lý xã hội nhiều mặt, trong đó, một trong những nội dung quan
trọng nhất là quản lý nhà nước về kinh tế, được thực hiện thông qua:
- Định hướng chiến lược, kế hoạch (dài hạn) để hướng dẫn, khuyến khích sự phát
triển kinh tế- xã hội theo định hướng ấy.
- Tạo hành lang pháp luật cho các hoạt động kinh tế của mọi thành phần được tự do
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
- Tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật, kết cấu hạ tầng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.
- Điều tiết kinh tế bằng các công cụ tài chính, tín dụng, tiền tệ…bằng các chính sách
chuyển dịch cơ cấu có mức tăng trưởng cao bằng cách ấn định mức độ cần thiết của
hoạt động doanh nghiệp nhà nước, tạo nên một môi trường, thị trương ổn định.
- Bảo vệ quyền lợi quốc gia, quyền tự do dân chủ hợp pháp, nghĩa vụ của công dân
và các chủ thể kinh tế trong nước cũng như nước ngoài; ngăn ngừa, bài trừ những tệ
nạn kinh tế, xã hội: bảo đảm sự bình đẳng của mọi thành phần trước pháp luật và sự
công bằng xã hội.
- Tạo một hệ thống hành chính năng động với một cơ chế quản lý khớp với hoạt
động kinh tế thị trường.
Chính phủ thực hiện quản lý băng pháp luật, bằng chứng văn bản dưới luật, không
can thiệp trực tiếp vào việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh tế doanh nghiệp
và quyền tự chịu trách nhiệm của các cơ sơ văn hóa, xã hội

IV. Cơ cấu tổ chức và thành phần của chính
phủ.

Cơ cấu của chính phủ được tập chung thống nhất, phù hợp với vị trị và chức năng
của chính phủ, chức năng quản lý của các nghành và các bộ quản lý tổng hợp. Các
bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác thuộc chính phủ đều nằm trong hệ
thống hành chính nhà nước.
Hiến pháp 1992 và luật tổ chức Chính phủ 2001: Cơ cấu tổ chức của chính phủ
gồm có bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ.
Mỗi cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý đối với ngành và lĩnh vực
nhất định. Theo nghị Định số 86/2002/NĐ- CP ngày 05/11/2002 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền han, cơ cấu của bộ và cơ quan ngang bộ quy định cơ cấu bộ gồm:
Vụ, thanh tra, văn phòng bộ
Cục, tổ cục (không nhất thiết các bộ đều thành lập)
Các tổ chức sự nghiệp
7


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp
- Thành viên chính phủ gồm: Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ
trưởng cơ quan ngang bộ. Số lượng phó thủ tướng ,bộ trưởng và cơ quan ngang bộ do
Quốc hội quy định.( Đ3 luật tổ chức chính phủ)
Chính phủ là một tập thể do thủ tướng đứng đầu và lãnh đạo, do đó. Thủ tướng là
người chịu trách nhiệm cá nhân về mọi hoạt động của chính phủ. Ngoài thủ tướng ra
không còn một cơ quan nào khác đứng đầu chính phủ hay thay mặt chính phủ trong
lĩnh vực hành chính Nhà nước. Các phó Thủ tướng là người giúp việc thủ tướng,
được thủ tướng ủy quyền khi thủ tướng vắng mặt phó thủ tướng không là một cấp
pháp lý của chính phủ. Vì vậy các phó thủ tướng chỉ được quyết định khi Thủ tướng
chính thức ủy quyền trong trường hợp nhất định.
Hiến pháp 1992 quy định Thủ tướng chính phủ với hai tư cách: là người đứng đầu
chính phủ, vừa tư cách cá nhân Thủ tướng với thẩm quyền riêng.
Các Bộ trưởng có trách nhiêm quyền hạn và trách nhiêm quản lý nhà nước theo
thẩm quyền chỉ đạo cơ quan hành chính địa phương trong phạm vi ngành, lĩnh vực

mình phụ trách.
Hiện nay Chính phủ có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ
quan của chính phủ. Thực hiện các chức năng của quản lý nhà nước đối với nghành
hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; Thực hiên đại diện chủ sơ hữu phần
vốn của nhà nước theo quy định của pháp luật; Quản lý nhà nước các dịch vụ công
thuộc ngành, lĩnh vực của mình.
Ngoài ra chính phủ Tổ chức liên ngành liên cấp: Ngoài các Bộ, các cơ quan
ngang bộ và các cơ quan khác trực thuộc chính phủ. Thủ Tướng có trách nhiệm quản
lý nhà nước, trong hoạt động của mình, chính phủ đã lập ra nhiều hình thức tổ chức để
phối hợp công tác của các ngành, các cấp. Hiện nay có 5 hình thức phối như:
- Các hội đồng phối hợp liên nghành ở cấp chính phủ: nhiêm vụ phối hợp các ngành
trong một lĩnh vực cụ thể.
- Các tổ chức phối hợp liên ngành có tính chất lâm thời để chỉ đạo một công việc
quan trọng.
- Các tổ chức chỉ đạo liên ngành thực hiện một nhiệm vụ lâu dài. Như ban chỉ đạo
chống lũ lụt….
- Các tổ nchức phối hợp liên ngành ở cấp chính phủ có nhiệm vụ nhiệm vụ nghiên
cứu soạn thảo các đề án, các dự luật, như bàn dự thảo các bộ luật…
- Các trung tâm quốc gia có nhiệm vụ thông tin có gí trị cao cho sự phối hợp liên
ngành.
8


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp

V. Đánh giá.
Vậy chức năng quản lý của chính phủ và sự quản lý của chính phủ là thống nhất
trên mội lĩnh vực của đời sống xã hội, Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính quốc
gia, được tổ chức trên cơ sở bảo đảm tính tập trung thống nhất của chính phủ cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


KẾT BÀI
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ về cơ bản là đày đủ và hợp lý, và thực
tế hoạt động cũng đã khẵng định được vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Song hiệu qua hoạt động cao và trong
cơ chế vận hành còn nhiều điều bất cập và còn đang trì trệ. Đất nước ta đang bước vào
thời ký đổi mới nên chính phủ cũng đang được nghiên cứu và thay đổi cho phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội.

9


Bài tập học kỳ: Môn Luật Hiến Pháp

Danh sách tham khảo:
1.
2.
3.

Giáo trình luật Hiến Pháp trường Đại học Luật Hà Nội.
Hỏi đáp về hiến pháp (Nguyễn Phương)
Bình luận Khoa Học Hiến Pháp nước cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1992.

4.

Đổi mới hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
TS Bùi Xuân Đức)

10


(PGS,



×