Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập asean không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hóa xã hội mà là những tính toán về chính trị và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.51 KB, 3 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển lâu dài có một vị trí quan
trọng trên trục lộ giao thông hàng hải quốc tế, là cửa ngõ nối liền Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương, nối liền các nước Tây Âu và Đông Á. Hầu hết các quốc
gia Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
trừ Đông Timo mới chỉ là quan sát viên. ASEAN được thành lập vào 8/8/1967
với 5 quốc gia sáng lập là Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Singapore, Philíppin
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác
chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu
vực. Tuy nhiên từ thực tiễn bối cảnh lịch sử khi đấy có thể nhận định rằng
những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là
các yếu tố về kinh tế và văn hóa - xã hội mà là những tính toán về chính trị và
an ninh.

B. NỘI DUNG CHÍNH.
Có thể nói ASEAN được thành lập trong một giai đoạn mà tình hình thế giới
và khu vực đầy biến động, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động
vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối
phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với
một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát
triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN.
* Tình hình quốc tế
Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ
nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng
đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA);
Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)....Việc thành lập các tổ chức khu vực này
đã phần nào đó tác động đến việc hình thành ASEAN. Các nước Đông Nam Á
đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực là con đường suy nhất giúp
các quốc gia thoát khỏi tình trạng bất ổn, cũng như chống lại sự ảnh hưởng từ
bên ngoài bởi lí do các tổ chức khu vực sẽ giúp củng cố tình đoàn kết khu vực
và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc




tế, tạo ra một sức mạnh tập thể của sự đoàn kết để ổn định an ninh chính trị,
chống lại ảnh hưởng của bên ngoài, đồng thời qua đó sẽ giúp thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao
động.
* Tình hình khu vực
Đây là một gia đoạn đầy biến động và suy thoái của các nước Đông Nam Á.
Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác nhau ở
Đông Nam Á. Năm 1945, Indonesia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập. Năm
1946, Mỹ trao trả độc lập cho Philippines. Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho
Miến Điện (nay là Myanmar). Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang
Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập… Chỉ riêng Thái Lan là quốc
gia duy nhất ở khu vực tránh khỏi việc bị xâm lược. Ngay sau khi giành được
độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực
nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật
và văn hóa mà quan trọng hơn cả là hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang
tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ (1).
Cụ thể tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á
(SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời. Ngày 31/7/1961, Hiệp hội
Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia - được thành lập.
Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là
MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây
đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ
và chủ quyền. ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một
tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn và dẫn tới
sự ra đời của ASEAN sau này.
Trong thời kì này, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam- Đông Dương diễn
ra ác liệt, lôi kéo một số nước Đông Nam Á vào trận chiến. Tổng thống Pháp De
Gaulle sang Phnôm Penh đưa khẩu hiệu" trung lập hoá Đông Nam Á", ở Trung

Quốc "cách mạng văn hoá" phát triển tới đỉnh cao và ảnh hưởng cả đến các
1() Bài

viết Quá trình ra đời và phát triển của Hiệp hội ASEAN, Báo điện tử Pháp luật xã hội
ngày 26/10/2010


nước Đông Nam Á có cộng đồng người Hoa đông đảo. Liên xô đang vận động
hình thành một hệ thống "an ninh tập thể Châu Á". Điều này dẫn đến nguy cơ
tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa các nước lớn. Năm quốc gia sáng
lập ASEAN nhận thức được điều này nên đã cùng nhau đưa ra biện pháp là phải
đoàn kết các quốc gia trong khu vực lại với nhau tạo thành tấm hàng rào chống
lại sự ảnh hưởng của các nước lớn. Sự toan tính về an ninh chính trị này của 5
quốc gia sáng lập chính là yếu tố quan trọng ban đầu dẫn tới thành lập ASEAN
vào ngày 8/8/1967.

C. KẾT LUẬN
Tất cả những yếu tố trong khu vực cũng như trên thế giới trên tạo ra một sự
phức tạp về an ninh chính trị tại khu vực, buộc các nước phải có những sự toan
tính nhất định về an ninh - chính trị, đưa đất nước thoát khỏi tình hình bất ổn,
tránh bị cuốn vào các cuộc chiến tranh cũng như bị xâm lược hoặc lệ thuộc vào
các nước lớn. Chỉ khi có sự ổn định, an toàn về an ninh – chính trị mới tạo ra
một vị trí vững vàng trong khu vực tạo tiền đề để xây dựng, phát triển quốc gia.
Như vậy, có thể thấy những toan tính về an ninh – chính trị chính là yếu tố quan
trọng ban đầu và trực tiếp tác động đến sự thành lập ASEAN.



×