Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất môn luật hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.47 KB, 10 trang )

Lời mở đầu
Hệ thống pháp luật dưới chế độ phong kiến ở Việt Nam thực hiện
nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Quan niệm của xã hội phong
kiến cho rằng: Người phụ nữ khi đã lấy chống là thuộc hẳn về gia đình nhà
chồng sống gửi thịt, chết gửi xương, thuyền theo lái, gái theo chồng, phu
xướng, phụ tuỳ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến đã
khiến cho người vợ lệ thuộc người chồng về mọi mặt trong quan hệ nhân
thân và tài sản.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, pháp luật của Nhà
nước đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Hiến pháp và Luật Hôn
nhân gia đình của Nhà nước ta đã quy định về chế độ tài sản của vợ chồng,
trong đó nguyên tắc vợ chồng bình đẳng luôn được khẳng định là một trong
các nguyên tắc cơ bản.
Đề có được những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, em đã lựa
chọn đề tài: ”Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung
hợp nhất.”
Do đây là một đề tài lớn và em đã cố gắng trình bày vấn đề này một
cách ngắn gọn, cô đọng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !


Nội dung
I. Khái quát chung.
Tài sản chung của vợ chồng là một nội dung quan trọng được quy
định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Hôn nhân và Gia đình
(HN&GĐ) năm 2000. Điều 27, Luật HN&GĐ:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ


chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước
khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả
thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ,
chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài
sản chung. “
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu


chung. “Thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
được coi là tài sản chung của vợ chồng có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp,
tiền trúng thưởng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ, chồng
được xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ…trong thời kỳ hôn nhân.
Theo quy định tại Điều 219 của BLDS 2005 và điều 27 của Luật
HN&GĐ 2000, tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung
hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong
đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài
sản chung. Do vậy, bình thường chúng ta không thể xác định được phần tài
sản nào là của vợ, phần nào là của chồng trong khối tài sản chung đó. Xuất
phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung
công sứ trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đinh, bảo đảm
cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó, pháp luật quy định
tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ căn cứ vào nguôn gốc, thời

điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi
người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đó.
Như vậy, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng do vợ,
chồng tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn
nhân chấm dứt và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp
luật quy định. Cơ sở pháp lý để xác định những tài sản phải đăng kí quyền
sở hữu là tài sản chung của vợ chồng chính là giấy chứng nhân quyền sở
hữu tài sản có ghi tên của cả vợ và chồng.
II. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
1. Căn cứ để xác lập tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng dựa trên cơ sở hôn nhân.


Kể từ khi kết hôn, trong suốt thời kỳ hôn nhân, toàn bộ những tài sản
do vợ hoặc chồng tạo ra đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung thể hiện ở việc: tài sản
chung đó không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra một cách trực
tiếp mà có thể do một bên vợ hoặc chồng tạo ra và cũng không phụ thuộc
vào công sức đóng góp của mỗi bên.
Điều này xuất phát từ tính chất đặc biệt của quan hệ vợ chồng, được
gắn kết bởi mối quan hệ tình cảm gia đình, vợ chồng cùng chung sức chung
lòng để tạo dựng khối tài sản chung, cùng có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm
sóc, nuôi dạy con cái. Vợ chồng tuy hai mà một, vì vậy, công sức tạo dựng
tài sản của người chồng đã hàm chứa cả công sức của người vợ và ngược
lại.
Trong thực tế, khi xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, do
điều kiện sức khoẻ, nghề nghiệp, công việc của mỗi bên khác nhau, thu nhập
có sự chênh lệch, dẫn đến công sức đóng góp thực tế cho việc tạo dựng tài
sản chung của vợ chồng khác nhau, thậm chí một bên vợ chồng không có
thu nhập do đau yếu, tật nguyền, không có khả năng lao động để tạo thu

nhập hoặc chỉ làm công việc nội trợ gia đình.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bên có thu nhập thấp hơn lại
không có quyền sở hữu bình đẳng hoặc phụ thuộc vào bên có thu nhập cao
hơn. Luật Hôn nhân và gia đình luôn xác định nguyên tắc: Trong thời kỳ
hôn nhân, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng, vợ chồng
có quyền bình đẳng. Trong trường hợp đặc biệt chia tài sản chung của vợ
chồng (khi ly hôn, khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, và khi vợ chồng
có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân) đều áp dụng nguyên
tắc chia đôi tài sản chung. Vợ chồng hoàn toàn được bình đẳng về giá trị tài


sản được chia trong khối tài sản chung, không căn cứ vào công sức đóng
góp của mỗi bên.
2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc xác lập, thực hiện và
chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung.
Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung thể hiện ở việc
xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn; tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng
bàn bạc, thỏa thuận (trừ tài sản đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng).
Đối với những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị
không lớn hoặc để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì chỉ
cần một bên vợ hoặc chồng thức hiện hoặc đương nhiên coi là có sự đồng ý
của bên kia. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà chỉ có một bên vợ hoặc
chồng thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng nhằm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình
thì bên kia phải chịu trách nhiệm liên đới (Điều 25 Luật HN&GĐ 2000).
Trong cuộc sống và sinh hoạt gia đình, để đáp ứng nhu cầu về mặt vất chất và
tinh thần của các thành viên, vợ hoặc chồng phải tham gia giao kết nhiều loại
hợp đồng dân sự với các chủ thể khác là phổ biến, pháp luật không thể kiểm
soát mỗi khi giao kết hợp đồng phải có sự thỏa thuận của hai bên. Vì vậy, mặc

dù giao dịch đó chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba
nhưng vẫn được thừa nhận là phù hợp với pháp luật, vợ hoặc chồng không thể
yêu cầu tuyên bố hợp đồng này bị vô hiệu với lý do chưa có sự đồng ý của
mình.

Quy định này khẳng định quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực
hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của


gia đinh cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đồng thời cũng
khẳng định trách nhiệm của bên kia đối với các hành vi dân sự hợp pháp do
vợ hoặc chồng mình thực hiện vì lợi ích chính đáng của gia đình. Điều này
khắc phục một tình trạng vẫn xảy ra trên thực tế: đó là sự thờ ơ vô trách
nhiệm của vợ chồng đối với công việc gia đình. Đôi khi vợ hoặc chồng tự
mình thực hiện những giao dịch dân sự vì nhu cầu sinh hoạt chung thiết yếu
của gia đình nhưng khi trách nhiệm phát sinh người chồng hoặc người vợ
không chịu chia sẻ trách nhiệm, không có sự hỗ trợ và tạo điều kiện cho
nhau trong cuộc sống gia đình. Chính vì thế quy định của luật hôn nhân và
gia đình việt Nam năm 2000 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với truyền
thống yêu thương, quý trọng và hỗ trợ nhau trong gia đình.
3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc quản lý và sử dụng tài sản
chung.
Khoản 2, Điều 28, Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định:” Tài sản
chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực
hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.” Như đã phân tích ở trên, trong việc
duy trì và phát triền khối tài sane chung không cần căn cứ vào công sức
đóng góp của vợ, chồng.
Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của
từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài
sản mà chỉ “lao động trong gia đình” như làm nội trợ, chăm sóc con…. Thì

quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia.
Điều đó có nghĩa là “ lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao
động có thu nhập” (điểm a, khoản 2, Điều 95 luật HN&GĐ). Trong trường


hợp vợ, chồng sống cách xa nhau vì lý do chính đáng không ảnh hưởng đến
các quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung hợp nhất.
Trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung, pháp luật
quy định phải có sự bàn bạc, thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp vợ,
chồng ủy quyền cho nhau thì người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản chung trong phạm vi được ủy quyền. Việc ủy
quyền phải được lập thành văn bản có chữ kí của cả vợ và chồng (khoản 3
Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 24 Luật HN&GĐ).
Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ chồng đối với
tài sản chung là nhẳm bảo vệ khối tài sản chung, tránh những trường hợp
một trong hai bên có hành vi phá tán tài sản chung, hủy hoại tài sản chung
hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự làm tồn hất khối tài sản
chung, ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình và của người kia. Đồng thời,
quy định này còn khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt của vợ chồng
trong quan hệ gia đình.
Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh
riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ
chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập
thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải
quyết.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa
vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.Trong trường hợp vợ, chồng
không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một
bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Ví dụ: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ

chồng thì hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản, có chữ ký của cả vợ


chồng. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp
luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng
nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

Kết luận
Tóm lại, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có nhiều quan điểm
tiến bộ, thể hiện quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ tài sản. Trong
xã hội ta hiện nay, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại như một hủ
tục cần xoá bỏ triệt để. Thông qua việc giới thiệu những quy định trên của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, hy vọng các cặp vợ chồng cùng tôn
trọng quyền bình đẳng của nhau khi sử dụng và định đoạt khối tài sản chung
bởi lẽ quyền này đã được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Nxb: CTQG. Hà Nội – 2008.
2. Luật sư-Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ - Thạc sĩ Ngô Thị Hường. Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nxb:
CTQG. Hà Nội – 2002.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật.
Nxb: CAND. Hà Nội – 2001.


4. Bộ tư pháp. Những điều cần biết về pháp luật hôn nhân và gia đình.
Nxb: CTQG. Hà Nội – 2002.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam. Nxb: CAND. Hà Nội – 2009.



×