Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cần giải quyết trong v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.97 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói
riêng cũng như pháp luật dân sự nói chung trên thế giới đó là nguyên tắc Party
autonomy- Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Dù có sự tham gia của cơ quan công
quyền là tòa án, viện kiểm sát nhưng xét cho cùng, dưới góc độ tư pháp, bản chất của tố
tụng dân sự là ột quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Do đó, nguyên tắc tôn trọng sự thỏa
thuận của các bên luôn được đề cao. Thỏa thuận là một phương pháp được đề cập xuyên
suốt trong quá trình tố tụng dân sự. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích vấn đề: “Thủ
tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các
đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cần giải quyết trong vụ án và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỎA THUẬN TRONG PHIÊN TÒA SƠ THẨM,
PHIÊN TÒA PHÚC THẨM THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ
Trong quá trình giải quyết vụ án dân, các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết các vấn đề của vụ án và thỏa thuận này được pháp luật tôn trọng. Cơ sở
pháp lý để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ
án là quyền tự định đoạt của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự
(BLTTDS): “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm
dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không
trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
Theo quyền tự định đoạt trên, tại phiên tòa sơ thẩm, sau khi chủ tọa phiên tòa
thực hiện các thủ tục hỏi tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án và sự thỏa thuận của họ là tự nguyện; không trái
pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của đương sự về việc giải quyết vụ án. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự
1



về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp các đương sự không
thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm nêu trên, thì hội
đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có
kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng
nghị. Sau khi chủ tọa phiên tòa thực hiện các thủ tục hỏi đương sự, tại phiên tòa phúc
thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận
của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử phúc
thẩm ra Bản án phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự. Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chia án phí sơ thẩm; nếu không thỏa
thuận được với nhau thì tòa án quyết định theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự[1].

II. THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, PHÚC THẨM
TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC ĐƯƠNG SỰ THỎA THUẬN ĐƯỢC VỚI
NHAU VỀ CÁC VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRONG VỤ ÁN
1. Thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp các đương sự
thỏa thuận được với nhau về các vấn đề trong vụ án
Thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm bao gồm ba giai đoạn: (1) Khởi kiện
và thụ lý vụ án; (2) Hòa giải và chuẩn bị xét xử; (3) Phiên tòa sơ thẩm. Về nguyên tắc,
các bên trong quan hệ tranh chấp có thể thỏa thuận bất cứ với nhau tại giai đoạn nào.
1.1.

Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án

Rõ ràng, các bên trong quan hệ tranh chấp vẫn có thể thỏa thuận với nhau trong
giai đoạn này bằng cách người khởi kiện rút đơn. Theo BLTTDS, kể từ khi nhận được
đơn khởi kiện, Tòa án sẽ có 05 ngày để xem xét đơn (Điều 167); không quá 30 ngày hoặc
không quá 45 ngày để yêu cầu người khởi kiện sửa đơn (Điều 169), thời hạn 15 ngày để
1


/>
2


nộp án phí (khoản 2 Điều 171), 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án
phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án (Điều 172); 3 ngày để tòa thông báo thụ lý vụ
án (Điều 174) và 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo người được thông báo phải
nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài
liệu, chứng cứ kèm theo (Điều 175). Như vậy, khoảng thời gian khởi kiện và thụ lý vụ án
là một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, các đương sự mà thỏa thuận được với nhau,
nếu rút đơn ngay tức khắc trong giai đoạn này thì không có quy chế pháp lý nào điều
chỉnh về vấn đề này.
1.2. Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử
Trước khi tham gia phiên hòa giải (trường hợp được phép hòa giải), các bên đương
sự có thể thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án bằng hai cách thức, tự thỏa thuận và
một bên rút đơn kiện hoặc hai bên tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải
quyết vụ án. Theo đó, theo điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu
việc khởi kiện vụ án không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ
pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168, các điểm c, e
và g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
(khoản 1 Điều 193 BLTTDS).
Khi tiến hành hòa giải tại phiên hòa giải, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự
thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc
không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 BLTTDS. Việc hoà giải
được tiến hành theo các nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự,
không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận
không phù hợp với ý chí của mình; nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được
trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội (Điều 180 BLTTDS). Khi tiến hành hoà giải, Thẩm

phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc
giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp
3


lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
(Điều 185 BLTTDS). Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải có đầy đủ nội dung quy định tại
khoản 1 Điều 186, có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người quy định tại khoản 2
Điều 186 của BLTTDS và theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQHĐTP[2] (Điều 186 BLTTDS, Điều 20 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP).
Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương
sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyên tắc chung Thẩm phán chủ trì
phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại
khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công
một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, nếu các
đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp
luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các
đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả
thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án không
công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án.
Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc giải quyết
một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toà án ghi những vấn đề mà
các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không thoả thuận được vào biên bản hoà
giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 của BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa vụ
án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án
(Điều 187 BLTTDS, Điều 21 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP).
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay
sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết
định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ

hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 188 BLTTDS).
2

Tên đầy đủ: Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết
vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Tố tụng dân sự

4


1.3. Giai đoạn phiên tòa sơ thẩm
Trước khi chuyển sang phần hỏi, Hội đồng xét xử cần giải thích cho các đương sự
biết nội dung quy định tại Điều 220 của BLTTDS, hỏi họ có thoả thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án hay không; nếu có thì hỏi họ có hoàn toàn tự nguyện hay không, có
bị ép buộc hay không và xem xét thoả thuận đó có trái pháp luật, đạo đức xã hội hay
không và cho họ biết hậu quả của việc Toà án ra quyết định công nhận thoả thuận đó, thì
các đương sự không được kháng cáo, Viện kiểm sát không được kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm; quyết định của Toà án công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải
quyết vụ án có hiệu lực pháp luật. Sự thoả thuận của các đương sự phải được ghi vào
biên bản phiên toà. Theo quy định tại Điều 210 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử thảo
luận và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án
tại phòng xử án (Điều 220 BLTTDS, Điều 34 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP).
2. Thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm trong trường hợp các đương
sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề trong vụ án
Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện
(có thể do thỏa thuận trước đó) thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý
hay không. Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội
đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của
Toà án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật

(Điều 269 BLTTDS). Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên toà phải
được làm thành văn bản. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà không phải
làm thành văn bản, nhưng phải ghi vào biên bản phiên toà (khoản 1 Điều 18 Nghị quyết
số 06/2012/NQ-HĐTP[3]).

3

Tên đầy đủ: Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải
quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

5


Trường hợp trước khi mở phiên toà phúc thẩm, các đương sự đã tự thoả thuận được
với nhau về việc giải quyết vụ án và các đương sự yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công
nhận sự thỏa thuận của họ, thì Tòa án yêu cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung
thỏa thuận và nộp cho Tòa án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Văn bản này được
coi như chứng cứ mới bổ sung. Tại phiên toà phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải
hỏi lại các đương sự về thỏa thuận của họ là có tự nguyện hay không và xem xét thoả
thuận đó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thoả thuận của họ là tự
nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo
luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự.
Tại phiên toà phúc thẩm nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải
quyết vụ án thì thoả thuận này phải được ghi vào biên bản phiên toà. Nếu xét thấy thoả
thuận của các đương sự là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì Hội
đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm,
công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Hội đồng xét xử cần hướng dẫn cho các
đương sự thoả thuận về trách nhiệm chịu án phí sơ thẩm; nếu họ không thoả thuận được,

thì Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định theo quy định của pháp luật về án phí (Điều
270 BLTTDS, Điều 19 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐT).
III. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, PHÚC
THẨM TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC ĐƯƠNG SỰ THỎA THUẬN ĐƯỢC
VỚI NHAU VỀ CÁC VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRONG VỤ ÁN
1. Một số hạn chế thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề
trong vụ án
(1) Chưa có quy định về công nhận sự thỏa thuận hoặc cơ chế pháp lý điều chỉnh
vấn đề các bên tranh chấp thỏa thuận được với nhau trong thời gian khởi kiện và thụ lý.
6


(2) Khoản 2 Điều 187 BLTTDS và khoản 2 Điều 21 Nghị quyết số 05/2012/NQHĐTP quy định: Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải
quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án
phí hoặc mức án phí, thì Toà án không công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến
hành mở phiên toà để xét xử vụ án. Quy định này mang tính khô cứng bởi lẽ các đương
sự đã thỏa thuận được việc giải quyết toàn bộ vụ án mà không thỏa thuận được với nhau
về trách nhiệm án phí thì tòa án sẽ quyết định dựa trên pháp luật về án phí, để cho phù
hợp và thống nhất với Điều 270 BLTTDS, Điều 19 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐT. Nếu
xét xử vụ án sẽ làm tốn thời gian cũng như việc thỏa thuận của các đương sự là vô nghĩa.
(3) Quy định về phạm vi hòa giải đối với giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức
xã hội trong BLTTDS và Bộ luật Dân sự 2005 còn có sự mâu thuẫn. Theo điểm b khoản
2 Điều 180 BLTTDS quy định đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết
vụ án, nhưng nội dung thỏa thuận đó phải không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Còn
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 thì một trong những điều
kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật là mục đích và nội dung của giao dịch
không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Bản chất của giao
dịch chính là sự thỏa thuận. Do đó, nội dung của giao dịch cũng chính là nội dung thỏa

thuận giữa các bên. Như vậy, giữa luật nội dung (Bộ luật Dân sự 2005 ) và luật hình thức
(BLTTDS) quy định không thống nhất với nhau, dẫn tới khó khăn cho đương sự trong
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như việc ra quyết định của Tòa
án[4].
(4) Theo quy định của khoản 1 Điều 18 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP, việc rút
đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên toà phúc thẩm phải được làm thành
văn bản. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà không phải làm thành văn
bản, nhưng phải ghi vào biên bản phiên toà. Trên thực tế, khi rút đơn khởi kiện, nguyên
đơn không hề xác nhận bằng một văn bản nào cả mà cũng không có ý kiến gì cả. Do đó,

4

/>
7


không có cơ chế quản lý đối với những nguyên đơn không thực hiện đúng thủ tục tố tụng
dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm.
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ
thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau
về các vấn đề trong vụ án
(1) Quy định về công nhận sự thỏa thuận hoặc cơ chế pháp lý điều chỉnh vấn đề
các bên tranh chấp thỏa thuận được với nhau trong thời gian khởi kiện và thụ lý.
(2) Sửa đổi khoản 2 Điều 187 BLTTDS và khoản 2 Điều 21 Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP theo hướng: Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với
nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách
nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án cần hướng dẫn cho các đương sự thoả
thuận về trách nhiệm chịu án phí; nếu họ không thoả thuận được, thì Hội đồng xét xử
phúc thẩm quyết định theo quy định của pháp luật về án phí.
(3) Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 180 BLTTDS theo hướng: Mục đích và nội dung

thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. [5].
(4) Quy định thêm trách nhiệm pháp lý hoặc biện pháp khắc phục đối với khoản 1
Điều 18 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP về việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn
trước khi mở phiên toà phúc thẩm phải được làm thành văn bản.

KẾT LUẬN
Tuy còn một số những hạn chế như trên nhưng nhìn một cách tổng quát thì có thể
thấy rằng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý tương đối
thông thoáng để các đương sự trong các vụ án dân sự có điều kiện giải quyết tranh chấp
thông qua con đường thương lượng, dàn xếp, theo đúng tinh thần của các quan hệ pháp
luật dân sự. Thỏa thuận là nguyên tắc được thừa nhận xuyên xuốt các giai đoạn, quá trình
tố tụng, không riêng gì trong thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
5

/>
8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, SĐBS năm 2011
2. Bộ luật Dân sự năm 2005
3. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần
thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân
sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố
tụng dân sự
4. Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần
thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng
dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Tố tụng dân sự
5. />6. />7. />8. www.tiengiang.edu.vn/FileUpload/Vanban/File407.doc


9



×