Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.33 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của vấn đề ly thân
II. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề ly thân
III. Một số nội dung về vấn đề ly thân
IV. Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay
C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
2
2
2
4
5
9
11
12

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tế hiện nay, không chỉ ở nước ta mà ở rất nhiều nước trên thế giới hiện
tượng ly thân đã trở thành một trào lưu rất phổ biến. Không đơn giản như vấn đề ly
hôn được quy định trong pháp luật (Luật hôn nhân gia đình 2000), các khía cạnh pháp
lý cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên vợ chồng đều được quy định một
cách rạch ròi thì vấn đề ly thân rõ ràng vẫn tồn tại song trong luật lại không hề có quy
1

1




định, thực sự đã mang lại nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, giải quyết
các vụ việc thực tế.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Luật hôn nhân gia đình năm 2000 không quy định
vấn đề ly thân? Và tại sao pháp luật hiện hành không quy định nhưng vấn đề này vẫn
được áp dụng trong thực tế rất phổ biến. Bài viết “Vấn đề ly thân trong thực tế hiện
nay tương đối phổ biến. Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân” của em xin
đưa ra những hiểu biết và bình luận của mình về vấn đề ly thân.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của vấn đề ly thân
Theo học thuyết Mác – Lênin về hôn nhân và gia đình thì vấn đề ly thân có
nguồn gốc từ tôn giáo. Theo quan điểm của giáo hội Thiên chúa, việc lấy vợ, lấy
chồng của nam, nữ là do “chúa” tạo lập, hôn nhân có tình cách “bất khả đoạn tiêu”, vợ
chồng phải “ăn đời ở kiếp” với nhau, không được ruồng bỏ nhau; quan điểm của giáo
hội thường cấm vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống chung giữa vợ
và chồng, có nhiều trường hợp về những nguyên nhân, lý do, động cơ nào đó mà nảy
sinh xung đột, mâu thuẫn sâu sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung.
Nhận thức được vấn đề này pháp luật theo quan điểm tôn giáo đã khởi nguồn quy
định chế định ly thân với mục đích ban đầu coi ly thân là giải pháp nhằm giải tỏa
xung đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng “sống riêng”.
Hiện nay, trong luật dân sự của nhiều nước tư sản, bên cạnh việc quy định cho
vợ chồng được ly hôn còn công nhận quyền ly thân của vợ chồng. Ly thân còn được
các nhà lập pháp coi như một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách cuối cùng
trước khi ly hôn. Thời gian vợ chồng sống ly thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho
vợ chồng suy nghĩ lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng trước khi
vợ chồng quyết định ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
2


2


Thông thường, pháp luật của nhà nước tư sản quy định về ly thân và hậu quả
pháp lý của ly thân rất chặt chẽ. Tòa án giải quyết ly thân thường dựa trên cơ sở lỗi
của vợ, chồng. Hậu quả pháp lý của ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước pháp luật, chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng theo
luật định. Khi ly thân, vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt cư” họ được miễn nghĩa vụ
“đồng cư” trong nhà, vợ chồng không còn sống chung với nhau, họ được quyền ở
riêng. Hậu quả pháp lý của ly thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt sản”. Khi ly
thân, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia, mỗi bên vợ, chồng được nhận một
phần tài sản trong khối tài sản chung theo quyết định của tòa án; phần tài sản này
thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Tức là chế độ cộng đồng tài sản (tài sản
chung của vợ, chồng) chấm dứt khi vợ, chồng sống ly thân. Tuy nhiên, ly thân không
làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Giữa vợ và chồng vẫn ràng buộc
trách nhiệm đối với nhau và với con chung: vợ chồng vẫn phải chung thủy với nhau;
không được kết hôn với người khác, phải có nghĩa vụ đóng góp phí tổn vào nhu cầu
đời sống chung của gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con chung...
Sau một thời gian vợ chồng sống ly thân nếu xung đột, mâu thuẫn vợ chồng đã
được dàn xếp, vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ án ly thân trước đây và tái
hợp chung sống bình thường. Nếu không thể tái hợp được trong thời gian sống ly thân
(thông thường theo quy định của pháp luật là từ 3 năm đến 5 năm), vợ chồng có
quyền yêu cầu tòa án sửa đổi án ly thân trước đây thành án ly hôn để được chấm dứt
quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
II. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề ly thân:
1. Trước cách mạng Tháng tám (1945):
Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, vấn đề ly thân hoàn toàn không được dự
liệu vì nó trái với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Theo tập quán truyền
thống của gia đình Việt Nam, quan hệ hôn nhân được xác lập dựa trên cơ sở tình cảm
yêu thương chân chính của nam và nữ; vợ chồng yêu thương nhau, cùng nhau thực

3

3


hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình, với con cái. Nguyên tắc không bình đẳng
giữa vợ và chồng của pháp luật phong kiến ở Việt Nam đã cột chặt người phụ nữ vào
gia đình nhà chồng, lấy chồng theo quan điểm “thuyền theo lái, gái theo chồng”,
“sống thì gửi thịt, chết thì gửi xương”; người vợ thường “vô năng lực”, chỉ được ở
riêng nếu được “chồng cho”.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trước năm 1945, chính quyền bù nhìn
đã ban hành ba bộ luật dân sự, áp dụng riêng biệt trên ba miền Bắc – Trung – Nam.
Chế độ hôn nhân và gia đình theo ba bộ dân luật này phần nhiều dựa trên Bộ dân luật
pháp (1804). Tuy nhiên, vấn đề ly thân chỉ được quy định một cách giản đơn trong Bộ
dân luật giản yếu (1883) ở Nam Kì. Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung
Kì (1936) không quy định về ly thân. Trong thiên thứ VI về ly hôn của Bộ dân luật
giản yếu (1883), ở đoạn cuối nêu rõ: “trong các trường hợp có thể xin ly hôn được, vợ
chồng cũng có thể xin ly thân. Đơn ấy sẽ được thẩm cứu và xử như trong vụ ly hôn.
Sau này cũng có thể khởi tố xin ly hôn, và căn cứ vào những duyên cớ đã nại ra để xin
ly thân”.
Ở Miền Nam nước ta trước ngày giải phóng (từ năm 1954 – 1975), chế độ ngụy
quyền Sài Gòn cũng ban hành một số văn bản luật, trong đó có quy định về vấn đề ly
thân. Bộ luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tại Điều 55 đã quy
định rõ cấm vợ chồng không được ly hôn, việc ly hôn chỉ được đặt ra trong trường
hợp đặc biệt và phải do chính tổng thống quyết định. Từ Điều 56 đến Điều 69 của Bộ
luật này có quy định việc ly thân; những duyên cớ (lỗi) để vợ chồng yêu cầu ly thân
và hiệu lực của việc ly thân. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá thú, tử
hệ và tài sản cộng đồng thay thế Bộ luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Sắc
luật này vừa chấp nhận cho vợ chồng ly thân đồng thời đã công nhận quyền ly hôn
của vợ chồng (Chương II từ Điều 62 đến Điều 99 đã quy định về ly thân, ly hôn).

Bộ luật dân sự ngày 20/12/1972 của ngụy quyền Sài Gòn thay thế Sắc luật số
115/64. Bộ dân luật này cũng quy định cho vợ chồng vừa được ly hôn vừa có quyền
4

4


yêu cầu ly thân. Điều 170 của Bộ luật này đã quy định các duyên cớ (lỗi) để cợ chồng
Xin ly hôn hoặc ly thân. Trong tiết III nói về ly thân, từ Điều 202 đến Điều 206 quy
định thủ tục, hậu quả của ly thân.
2. Hệ thống pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình của Nhà nước
Ngay từ khi mới ra đời, những văn bản pháp luật đầu tiên mà Nhà nước ta ban
hành đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ (Điều 9 – Hiến pháp 1946), xóa bỏ quyền
“trừng giới” của người gia trưởng, công nhận và thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ
chồng, “người đàn bà lấy chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6 – Sắc lệnh số
97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật). Từ đó đến
nay, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong xã hội ta.
Trong quan hệ giữa vợ và chồng, vợ chồng có quyền ở chung, “Chỗ ở của vợ chồng
do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán” (Điều 13 Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986); “nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng sống chung.
Vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thỏa thuận” (Điều 51 BLDS của
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).
III. Một số nội dung về vấn đề ly thân
1. Khái niệm ly thân
Khái niệm ly thân thường được hiểu như là sự tạm dừng chung sống giữa cặp vợ
chồng, do những bất đồng, mâu thuẫn trong gia đình, mà thường là chưa có sự can
thiệp về mặt hành chính, pháp lý từ bên ngoài, nếu như không có những sự tranh
chấp, xung đột thô bạo trong gia đình.
Ly thân là một giải pháp pháp lý với các mục đích như là một biện pháp giải
quyết mâu thuẫn vợ chồng ngoài biện pháp cuối cùng là chấm dứt hôn nhân bằng ly

hôn; tạo căn cứ pháp lý điều chỉnh về nhân thân, tài sản và con trong khi hôn nhân

5

5


chưa chấm dứt về mặt pháp luật; đảm bảo sự minh bạch, công khai trong các giao
dịch dân sự.
2. Tại sao Luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các văn bản pháp luật có
liên quan không quy định vấn đề ly thân?
Phân tích hậu quả pháp lý của ly thân ta thấy, khi một cặp vợ chồng được tòa án
xử ly thân có nghĩa là rơi vào tình trạng “biệt cư”, “biệt sản”.
Thứ nhất, xét về hậu quả pháp lý là “biệt cư”: vợ chồng trước tiên với tư cách là
công dân, có quyền lựa chọn chỗ ở. Vấn đề ở chung và ở riêng là quyền của vợ chồng.
vợ chồng bình đẳng không bị lệ thuộc bởi ý chí của nhau hoặc của người khác. “Việc
vợ chồng ở chung hay ở riêng còn phụ thuộc vào điều kiện nghề nghiệp, sinh hoạt của
bản thân, của gia đình và nguyện vọng chính đáng của vợ, chồng. Lẽ thường khi vợ,
chồng chung sống hòa thuận hạnh phúc, họ ở chung; khi mâu thuẫn giận hờn, vợ
chồng có thể ở riêng mà không cần được chồng cho phép hay do Tòa án quyết định
bằng một phán quyết có hiệu lực pháp luật. Vấn đề ở chung hay ở riêng của vợ chồng
thuộc về quyền nhân thân của vợ chồng, đây là điều hết sức tế nhị trong cuộc sống
tình cảm của vợ chồng. Không nhất thiết mỗi lần giận hờn, khi có mâu thuẫn, mong
muốn được ở riêng thì vợ, chồng lại phải yêu cầu tòa án cho họ được ly thân, sau đó
nếu tái hợp chung sống với nhau, vợ chồng lại cần phải yêu cầu tòa án hủy bỏ án ly
thân để được sống chung với nhau. Rõ ràng điều này là không cần thiết.
Thứ hai, xét về vấn đề “biệt sản”: vợ chồng một khi tình cảm không còn thì kéo
theo đó là các vấn đề liên quan đến tài sản chung của cả hai người. Như chúng ta đã
biết, trong đời sống xã hội có những cặp vợ chồng vì lý do nào đó như sợ ảnh hưởng
đến hòa khí trong gia đình, hay ảnh hưởng đến uy tín, danh dự...mà họ không muốn ly

hôn nhưng có yêu cầu chia tài sản chung vì không thể ăn ở chung với nhau được; hoặc
vì một bên vợ (hoặc chồng) vì lý do nào đó đã vay nợ sử dụng với mục đích, nhu cầu
riêng mà tài sản riêng của mình không có hoặc không đủ để trả nợ và vợ chồng không
thể thảo thuận thành toán món nợ riêng của một bên vợ (chồng) bằng tài sản chung
6

6


của họ...Việc chia tài sản đang tồn tại trong những trường hợp như vậy đã giải tỏa
được sự xung đột (đặc biệt là vấn đề tài sản) giữa vợ - chồng, tạo điều kiện thuận lợi
cho vợ, chồng ổn định nghề nghiệp, cuộc sống mà không cần thiết phải ly hôn, như
thế cũng là để ổn định các quan hệ gia đình (quy định của pháp luật không ngoài mục
đích đó). Như vậy, quy định về vấn đề “biệt sản” trở nên cần thiết đáp ứng thực tiễn
xã hội.
Từ phân tích trên đòi hỏi pháp luật phải có một chế định pháp lý phù hợp. Điều
18 của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1986 đã thể hiện sự điều chỉnh của
pháp luật về vấn đề này. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số quan điểm cho rằng quy
định tại Điều 18 chính là sự thừa nhận của pháp luật về vấn đề ly thân? Cùng tìm hiểu
vấn đề này ta thấy Hiểu như vậy là không đúng với nội dung, ý nghĩa của điều luật.
Điều này chỉ quy định việc thanh toán (chia) tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân
đang tồn tại, nếu vợ, chồng có yêu cầu và có lí do chính đáng. Quy định này xuất phát
từ thực tế khách quan, có một số trường hợp, vì lí do nào đó dẫn tới việc vợ chồng có
xung đột nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng và có yêu cầu chia tài sản
chung (Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TAND tối
cao, hướng dẫn TAND các cấp áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986). Quy định này đã góp phần giải quyết ổn thỏa một số mẫu thuẫn gia
đình, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, chồng.
Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (1986), các nguyên tắc vợ chồng bình
đẳng với nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình (Điều 64 Hiến

pháp, Điều 10 Luật Hôn nhân – Gia đình), chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn
không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán (Điều 13); vợ chồng có quyền lựa chọn
nghề nghiệp chính đáng (Điều 12), đã tạo điều kiện cơ bản cho vợ, chồng thực hiện
các quyền cơ bản. Cùng với đó là sự ra đời của Luật HNGĐ năm 2000 cũng đã có
những quy định ở điều 18 để phù hợp hơn trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Thiết

7

7


nghĩ, đây là sự điều chỉnh phù hợp từ việc thay đổi quy định ly thân trước đây sao cho
phù hợp với thực tiễn xã hội.
3. Vấn đề “biệt sản” trong ly thân có đồng nhất với vấn đề chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân?
Vấn đề “biệt sản” trong ly thân được hiểu là khi cặp vợ chồng ly thân thì “tài sản
chung của vợ chồng sẽ được chia, mỗi bên vợ, chồng được nhận một phần tài sản
trong khối tài sản chung theo quyết định của tòa án; phần tài sản này thuộc quyền sở
hữu riêng của vợ, chồng”. Nói cách khác, về vấn đề tài sản trong hôn nhân vợ chồng
không còn ràng buộc với nhau, tài sản của người vợ, tài sản của người người chồng
nó là một khái niệm riêng biệt chứ không như trước đây khi chưa ly thân chỉ tồn tại
duy nhất một khái niệm “tài sản của vợ chồng”.
Khác với vấn đề “biệt sản”, vấn đề chia tài sản chung trong hôn nhân có thể
không tồn tại một cách chia dứt khoát như vậy. Vợ chồng vì không còn tình cảm với
nhau (nhưng không thể ly hôn), vì lý do kinh tế của bản thân hoặc vì phải hoàn thành
một nghĩa vụ nào đó ví dụ như phải trả nợ, chăm sóc cha mẹ đẻ...nên muốn chia tài
sản chung, trong trường hợp này vợ, chồng có thể yêu cầu tòa án chia hết tài sản
chung hoặc chỉ một phẩn tài sản chung. Nói về vấn đề này thì có sự khác biệt của luật
HNGĐ năm 2000 so với luật HNGĐ năm 1986 đó là “nguyên tắc tự thỏa thuận của
vợ chồng về vấn đề chia tài sản chung trong hôn nhân”, có nghĩa là luật HNGĐ năm

2000 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia một phần tài sản hoặc chia
hết...Như vậy, vấn đề chia tài sản chung trong hôn nhân khác với vấn đề “biệt sản”
trong hôn nhân ở chỗ chia tài sản chung trong hôn nhân có thể không chia hết tài sản
chung của vợ chồng (phương thức chia)
IV. Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay
1. Thực trạng:
“Vấn đề ly thân đang xảy ra tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay”
8

8


Trên thực tế, vấn đề ly thân không được quy định trong bất kỳ một văn bản pháp
luật nào của nước ta. Chính vì thế, để có bảng số liệu thống kê của Tòa án về các vụ
án ly thân là không thể có. Do đó, để nghiên cứu hiện tượng này ta chỉ có thể nghiên
cứu dưới góc độ xã hội học.
- Phần lớn các cặp vợ - chồng mặc dù cuộc sống đôi bên không hạnh phúc mà
vẫn không muốn ly hôn nên chọn biện pháp ly thân như một biện pháp cứu vãn tình
thế:
Cũng với sự phát triển của xã hội thì nhận thức của con người ngày càng được
nâng cao, nhu cầu vật chất, tinh thần của con người cũng theo đó tăng lên. Các cặp vợ
chồng khi không thể chung sống hòa hợp nhưng do địa vị chính trị, vì con cái và
nhiều lý do tế nhị khác họ không thể đưa nhau ra tòa ly thân chính vì thế mà rất nhiều
cặp vợ chồng tuy biết luật pháp Việt Nam không có bất kỳ một chế định nào điều
chỉnh vấn đề ly thân nhưng họ vẫn chọn giải pháp này.
Qua việc tìm hiểu một số bài viết trên internet được biết phát biểu của chị
Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về giới, gia đình, phụ nữ và vị
thành niên cho biết, mỗi ngày trung tâm nhận được khoảng 300 cuộc tư vấn qua số
điện thoại 1900585808. Trong đó, phần lớn là các vấn đề khúc mắc gia đình, nhiều ca
xin tư vấn vì cuộc sống vợ chồng quá nặng nề nhưng không muốn ly hôn. Có những

khách hàng cho biết, vợ chồng họ bất hòa nhưng ông chồng là 1 quan chức nhất định
không chịu ly hôn vì danh tiếng. Ông này sẵn sàng chấp nhận vợ cặp với người khác
nhưng trước mặt quan khách, họ hàng thì hai người vẫn phải vui vẻ, quan tâm nhau
như 1 cặp tràn trề hạnh phúc. Theo tiến sĩ xã hội học Hoàng Bá Thịnh, hiện nay ly
thân đang khá phổ biến, thậm chí còn nhiều hơn các ca ly hôn. Tuy nhiên, hiện tượng
này chỉ xảy ra ở những cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi. Nhóm tuổi này thường có cuộc
sống thu nhập ổn định, thành đạt, họ không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến địa vị,
uy tín, hay con cái. Khác với ở các nước phương Tây, người Việt Nam thường ly thân
9

9


nhưng vẫn sống chung nhà, mọi giao tiếp chỉ là chiếu lệ. Trước mặt người thân, bạn
bè, hàng xóm họ vẫn tỏ ra quan tâm yêu thương nhau.
- Điều tra xã hội học về vấn đề ly thân:
Như đã nói, lý do mà các cặp vợ chồng không muốn ly hôn thường là những vấn
đề tế nhị muốn che giấu cuộc hôn nhân đổ nát của mình nên để điều tra xã hội học vấn
đề này trong thực tế là điều rất khó thực hiện, đặc biệt là việc thống kê các trường hợp
cặp vợ chồng ly thân qua các giai đoạn, trong phạm vi cả nước hay trong phạm vi một
địa phương. Với tư cách là sinh viên của một trường đại học em xin đưa ra điều tra xã
hội học của mình về vấn đề ly thân trong một phạm vi rất hạn hẹp.
Điều tra xã hội học về tình hình ly thân tại phường Quan Hoa quận Cầu Giấy –
Hà Nội thì trung bình ở tổ này thì có 40 cặp vợ chồng ở đủ mọi lứa tuổi trong đó có
10 cặp vợ chồng đang sống ly thân. Ngoài ra, trong quá trình điều tra xã hội học tại
quận này, bản thân em cũng được biết phường Nghĩa Đô, phường Trung Hòa...cũng
có rất nhiều trường hợp ly thân với lý do chủ yếu là nghĩ cho con cái hoặc do có địa vị
xã hội...
2. Vấn đề ly thân có nên được quy định lại trong luật HNGĐ và các văn bản
pháp lý khác có liên quan không?

Như đã phân tích vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều nhưng
không được pháp luật điều chỉnh và song song với vấn đề này là vấn đề chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân.
Khoản 1 Điều 29 Luật HNGĐ năm 2000 có quy định điều kiện của vợ chồng khi
làm đơn “chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”:

10

10


“Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa
thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản; nếu
không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa giải quyết”
Như vậy, điều kiện được đặt ra không xuất hiện vấn đề hai vợ chồng không còn
tình cảm hoặc sống không hợp nhau, muốn có thời gian suy nghĩ lại... trong khi đây là
một vấn đề rất phổ biến trong xã hội hiện nay đặc biệt là trong điều kiện kinh tế - xã
hội ngày càng phát triền. Trong thực tế cũng đã xuất hiện rất nhiều vụ vợ chồng kéo
nhau ra tòa đòi chia tài sản chung trong hôn nhân với lý do là thường xuyên cãi vã,
đánh nhau nhưng nghĩ đến con cái, địa vị xã hội nên không muốn ly hôn...và trong
trường hợp này tòa án không thể giải quyết cho họ vì luật không quy định. (điều kiện
“có lý do chính đáng không được đặt ra trong trường hợp này” trong khi đây là một
hiện tượng rất phổ biến trong xã hội). Theo tôi, Luật HNGĐ cần phải bổ sung hoặc có
hướng dẫn cụ thể hơn trong việc quy định vấn đề “chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân”.

C. KẾT LUẬN
Khi xây dựng hôn nhân, chắc chắn, cả hai bên đều mong muốn có được một
cuộc sống hạnh phúc, nhưng do nhiều nguyên do mà cuộc sống ấy không được như

họ mong muốn, và để giải thoát cho nhau, nhiều cặp vợ chồng đã quyết định li thân, li
hôn. Li thân đang ngày càng phổ biến và càng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã
hội, đòi hỏi pháp luật cần có sự điều chỉnh. Hi vọng rằng, trong tương lai, pháp luật
Việt Nam, đặc biệt là luật Hôn nhân và gia đình sẽ có những quy định điều chỉnh vấn
đề li thân vừa đảm bảo được tính răn đe của pháp luật, vừa không làm ảnh hưởng đến
quyền tự quyết của công dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng nên những gia
đình Việt Nam văn hóa của thời đại mới.
11

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,

Nxb. CAND, Hà Nội, 2009
2. Bài viết “vấn đề ly thân có được quy định trong luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam năm 1986” Tạp chí luật học số 6/1997, tr.42 - Thạc sỹ Nguyễn Văn Cừ
3. Bài viết “một số suy nghĩ về Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
1986” Tạp chí Luật học số 1/1995, tr.20 - Thạc sỹ Nguyễn Văn Cừ.
4. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000

12

12



×