Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất phương hướng phát trển cho cây dong riềng trên địa bàn xã mỹ phương huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.69 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

HOÀNG THỊ QUỲNH NHƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CHO CÂY DONG RIỀNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ MỸ
PHƯƠNG, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

HOÀNG THỊ QUỲNH NHƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CHO CÂY DONG RIỀNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ MỸ
PHƯƠNG – HUYỆN BA BỂ -TỈNH BẮC KẠN
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: TS.Bùi Đình Hòa

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Nguyễn Thị Giang

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại địa phương, em đã bước đầu được
tiếp cận với kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức và
trải nghiệm so với những gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu
cầu lao động hiện nay và hoàn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế & PTN,dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS.Bùi Đình Hòa
em đã thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất phương hướng
phát triển cho cây dong riềng tại địa bàn xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.”
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,

giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Em chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế & PTNT,
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình
học không chỉ làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là
hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng Ủy - HĐND – UBND
và các ban ngành đoàn thể trong xã Mỹ Phương đã quan tâm, tạo điều kiện
giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt kì thực tập tốt nghiệp trong thời gian em
thực tập tại cơ quan.
Cảm ơn cô Nguyễn Thị Giang cán bộ nông nghiệp xã Mỹ Phương đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn em tại cơ sở thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Bùi Đình Hòa Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Giáo viên hướng dẫn em
trong quá trình thực tập, thầy đã chỉ bảo và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.


ii

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa
nhận thấy được. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và
các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Ngày

tháng

năm 2018


Sinh viên

Hoàng Thị Quỳnh Như


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 .Diện tích, năng suất, sản lượng dong riềng huyện Ba Bể năm
2014 – 2016. .................................................................................................... 17
Bảng 4.1. Tình hình phân bổ sử dụng đất đai của xã Mỹ Phương qua 3 năm.25
Bảng 4.3. Tình hình số hộ nhân khẩu và lao động của xã Mỹ Phương giai
đoạn 2014 – 2016 ............................................................................................ 29
Bảng 4.4.Tình hinh sản xuất kinh doanh của xã Mỹ Phương giai đoạn
2014 – 2016 ..................................................................................................... 31
Bảng 4.5: Diện tích một số cây trồng chủ yếu của xã Mỹ Phương giai đoạn
2014 – 2016 ..................................................................................................... 34
Bảng 4.6: Diện tích đất trồng dong riềng của xã Mỹ Phương giai đoạn
2014 – 2016. .................................................................................................... 35
Bảng 4.7: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ..................................... 38
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2016 ...... 39
(tính bình quân trên hộ)................................................................................... 39
Bảng 4.9: Tình hình sản xuất dong riềng của các hộ điều tra giai đoạn
2014- 2016....................................................................................................... 40
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất bình quân 1 ha dong riềng kinh doanh của các hộ
điều tra ............................................................................................................. 41
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế sản xuất dong riềng của các hộ điều tra
năm 2016 ......................................................................................................... 42
Bảng 4.12: Chi phí cho 1 ha trồng lúa bình quân năm 2016 .......................... 43
Bảng 4.13: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây dong riềng

với cây lúa . ..................................................................................................... 44


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BQ

Bình quân

DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

DV

Dịch vụ

DVDT

Đơn vị diện tích


GO

Tổng giá trị sản xuất

GTSX

Giá trị sản xuất

HQ

Hiệu quả

HQKT

Hiệu quả kinh tế



Lao động

NC

Nghiên cứu

NS

Năng suất

TN


Thu nhập

SX

Sản xuất

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
1.4.Những đóng góp mới của đề tài .................................................................. 4
1.5.Bố cục khóa luận ......................................................................................... 4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................ 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5

2.1.1. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 5
2.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây
dong riềng........................................................................................................ 10
2.2.Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 15
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng............................................. 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu .......................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18


6

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử ........................................................... 18
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 18
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 19
3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. ............................................... 19
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 20
3.4.1. Các chỉ tiêu cơ bản về đánh giá hiệu quả kinh tế.................................. 20
3.4.2. Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất ............................................................ 21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 22
4.2. Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu .............................................. 22
4.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 27
4.3. Thực trạng sản xuất dong riềng tại xã Mỹ Phương , huyện Ba Bể , tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 33
4.3.1. Khái quát diện tích, năng suất dong riềng tại xã Mỹ Phương............... 33
4.3.2. Tình hình sử dụng giống và công nghệ sản xuất .................................. 36

4.3.3.Tình hình sử dụng các kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch ........................ 36
4.3.4. Tình hình tiêu thụ .................................................................................. 37
4.2.5. Hình thức tổ chức sản xuất.................................................................... 37
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dong riềng theo kết quả điều tra ....... 37
4.4.1. Tình hình sản xuất chung của các hộ .................................................... 37
4.4.2. Hiệu quả kinh tế từ sản xuấtdong riềng của hộ.................................... 40
4.5. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây dong riềng của
xã Mỹ Phương ................................................................................................. 46
4.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất dong riềng ..... 46
4.6.1. Quy mô, vị trí đất đai ............................................................................ 46
4.6.2. Ảnh hưởng của địa hình ........................................................................ 47
4.6.3. Ảnh hưởng của thời vụ.......................................................................... 47
4.6.4. Ảnh hưởng của phân bón và sâu bệnh .................................................. 47


vii

4.6.5. Ảnh hưởng của trình độ lao động ......................................................... 48
4.6.6. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư (IC) ...................................................... 48
4.6.7. Ảnh hưởng của giá bán và giá cả đầu vào. ........................................... 49
4.6.8. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu............................................................ 49
4.6.9. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất qua phiếu điều tra. . 50
4.6.10. Một số thuận lợi khó khăn , tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh tế của cây dong riềng. .............................................. 50
Phần 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP................................................ 53
5.1. Giải pháp phát triển cây dong riềng trên địa bàn xã Mỹ Phương ............ 53
5.1.1. Phương hướng phát triển cây dong riềng cho xã Mỹ Phương .............. 53
5.1.2. Định hướng phát triển sản xuất cây dong riềng của xã Mỹ Phương. ... 54
5.2. Một số giải pháp phát triển trồng dong và phát triển dong riềng. ........... 56
5.2.1. Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư thâm canh sản xuất

dong riềng........................................................................................................ 56
5.2.2. Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác. .............................................. 56
5.2.3. Giải pháp hệ thống thủy lợi................................................................... 57
5.2.4. Giải pháp cho tiêu thụ ........................................................................... 57
5.2.5. Hợp tác sản xuất .................................................................................... 58
5.2.6. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc nâng cao
HQKT của sản xuất cây dong riềng . .............................................................. 59
5.2.7. Các giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao HQKT của sản xuất cây
dong riềng........................................................................................................ 60
5.2.8. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh và tăng năng suất .................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 63
1.Kết luận ........................................................................................................ 63
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 66


1


2

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nhất
là ở các nước đang phát triển hiện nay. Trong những năm gần đây cùng với sự
phát triển chung của đất nước nông thôn đã có sự đổi mới và phát triển đáng
kể. Đây là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý
luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển. Để phát triển nông thôn đúng hướng,
có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bền vững thì phải tiến

hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là công việc hết sức quan trọng.
Nhưng để tiến hành được việc quy hoạch thì trước tiên ta phải tiến hành
nghiên cứu, đánh giá nông thôn để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức ở vùng nghiên cứu từ đó mới đưa ra được những định hướng
cho sự phát triển.
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn
của nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc
biệt là sản xuất lương thực, thực phẩm đã góp phần quan trọng vào ổn định
đời sống, chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Những năm qua, cây dong riềng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu
cây trồng của tỉnh Bắc Kạn. Dong riềng là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng và cho giá trị kinh tế cao. Ở tỉnh Bắc Kạn, địa hình hiểm trở,
chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, từ trước tới nay chưa có loại cây nào dễ trồng,
trồng trên diện rộng, phù hớp với trình độ canh tác của nông dân chủ yếu là
người dân tộc thiểu số mà lại mang lại hiểu quả cao như cây dong riềng.
Dong riềng đã trở thành một trong những loại cây trồng có thế mạnh,
giúp nhiều hộ dân của huyện Ba Bể nói chung, xã Mỹ Phương nói riêng thoát
nghèo vươn lên làm giàu. Mục tiêu của huyện Ba Bể là khuyến khích bà con


trồng và hỗ trợ đầu tư máy móc, giống, phân bón cho nông dân trồng và chế
biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển ổn định trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên Mỹ Phương là một xã có địa hình đồi núi khá phức tạp, đất
đai bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối và đồi núi cao do đặc thù đất đai
còn manh mún nhỏ lẻ, độ màu mỡ thấp, hệ thống kênh mương đã có nhưng
chưa đảm bảo, mà năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi chưa cao , đời
sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Vậy hiệu quả kinh tế của cây dong riềng mang lại là gì? Có mang lại
lợi ích kinh tế cao hơn cây trồng khác không? Dong riềng có làm thu nhập

tăng lên, đời sống của người dân có cải thiện không? Tại sao diện tích trồng
dong riềng lại tăng lên như vậy? Trong quá trình trồng dong riềng người dân
gặp phải những khó khăn gì? Đề tài của em tập trung trả lời các câu hỏi nêu
trên và trên cơ sở đó tìm các giải pháp giải quyết những khó khăn tồn đọng,
xuất phát từ mô hình trên em đã tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài : “ Đánh
giá hiệu quả kinh tế và đề xuất phương hướng phát trển cho cây dong riềng
trên địa bàn xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích được tình hình và hiệu quả sản
xuất cây dong riềng trên địa bàn xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn,
qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất mô hình cây trồng này,
nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân, góp phần thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng nội bộ, tăng sản lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được tình hình trồng dong riềng tại xã Mỹ Phương, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá được hiệu quả của sản xuất dong riềng tại các hộ điều tra .


- Tìm ra được những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện sản xuất dong
riềng.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dong riềng trong
thực tiễn sản xuất.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản
và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những

kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với công việc thực tế sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ hội để mỗi sinh viên vận dụng những kiến
thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở để hình thành các ý
tưởng sau này.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được tình hình sản xuất
cây dong riềng tại địa phương. Từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm
năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất dong
riềng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cây dong riềng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên của các lớp khóa sau.


1.4.Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của cây dong riềng nói
chung và hiệu quả kinh tế của xã Mỹ Phương nói riêng. Góp phần xây dựng
nền kinh tế nông nghiệp liên tục phát triển.
- Đưa được thực trạng khó khăn mà người nông dân đang mắc phải để
các ban, các cấp có thẩm quyền đề xuất phương hướng khắc phục và hỗ trợ
nông dân vượt qua khó khăn.
- Cho thấy sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và mức
độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cụ thể của địa phương.
- Đề tài giúp chỉ ra các giải pháp mang tính chất khả thi để tăng tính

hiệu quả năng suất của cây dong riềng. Nâng cao chất lượng cuộc sống của bà
con nông dân.
- Góp phần vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy việc
NC ra các giống dong mới cho năng suất và sản lượng cao hơn.
- Hỗ trợ đội ngũ cán bộ khuyến nông định ra các phương hướng phát
triển SX trong thời gian tới và đưa SX vào cơ chế ổn định.
1.5.Bố cục khóa luận
Bố cục khóa luận gồm có 5 phần bao gồm :
Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3 : Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5 : Phương hướng và Giải pháp



PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực,
vật lực để đạt được kết quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một
phạm trù phản ánh mặt chất lượng của một phạm trù kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn nhân lực có
sẵn trong một hoạt động kinh tế, đây là đòi hỏi một nền sản xuất khách quan
của một nền sản xuất xã hội, do nhu cầu đời sống vật chất ngày càng cao, sau
đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh tế:
- Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ
tăng trưởng SX sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao

khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là không
lãng phí. Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn năng
lực SX đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng
được phần bị lãng phí.
- Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn nhu cầu của quy
luật tư bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống
của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của xã hội .
- Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn SX
kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
- Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa
chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả đó.
Tóm lại từ kết quả trên thấy rằng: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh
giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ


bằng với chi phí bỏ ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực
để đạt được những kết quả nhất định là kết quả kinh tế cũng khác nhau nhưng
vẫn phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn
lực bỏ ra.[1]
2.1.1.2.Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo nền kinh tế thị
trường đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia SX
kinh doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục
đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh
tế cao nhất, đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong
điều kiện SX, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu
cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong SX, vốn, chính sách, …. quy
luật khan hiếm nguồn lực. Trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch
vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được

hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích SX và phát triển
kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu hàng ngày càng tăng về vật chất, tinh thần
của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình SX phải
phát triển không ngừng về cả về chiều sâu và chiều rộng như: vốn, kỹ thuật,
tổ chức SX sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế
của quá trình SX.
2.1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động SX của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác
nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình SX và các yếu tố SX càng khác
nhau thì nội dung NC hiệu quả SX càng khác nhau. Do đó, để NC hiệu quả
SX đúng cần phải phân loại hiệu quả kinh tế.
Có thể phân loại hiệu quả kinh tế theo các tiêu chí sau:
*Phân loại theo đối tượng phạm vi xem xét:


- Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế tính chung cho toàn bộ
quá trình SX của một quốc gia.
- Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngày
SX vật chất nhất định như công nghiệp, nông nghiệp,thương mại, dịch vụ, …
trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành
hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa
phương.
- Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp,
vì doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm
mục tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với
hiệu quả của quốc gia. Cũng vì thế mà Nhà nước sẽ có các chính sách liên kết
vĩ mô với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực SX vật chất và SX dịch vụ.

* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích thu
được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu
ích thu được về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó đánh
giá trình đọ SX chủ yếu về đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết
quả hữu ích thu được về mặt kinh tế -xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Nó gắn liền với một phương án SX và đánh giá trình độ SX tương đối
toàn diện cả kinh tế và xã hội.
- Hiệu quả môi trường: Là hiệu qủa của việc làm thay đổi môi trường do
hoạt động SX của doanh nghiệp làm cho môi trường xấu đi, việc xác định
hiệu quả môi trường rất khó khăn.[5]
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của SX các nguồn lực và các hướng
tác động vào SX thì chia hiệu quả kinh tế thành:


- Hiệu quả sử dụng đất đai.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn ,…
- Hiệu quả việc áp dụng khoa học – kỹ thuật như hiệu quả làm đất, bón
phân, …
2.1.1.4. Ý nghĩa nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực SX vào các hoạt
động SX phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các
nguồn lực càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và tăng
không giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm buộc nhà SX phải trả
lời chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho
ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào SX đúng các loại sản
phẩm với chất lượng và số lượng phù hợp, giá cả hợp lý.

Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường ngày càng mở cửa và hội
nhập doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn
chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải luôn tạo ra và duy trì lợi
thế luôn cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung
ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, doanh nghiệp phải tiết kiệm các nguồn lực
SX hơn các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở SX kinh doanh có hiệu quả
cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng
tiết kiệm các nguồn lực SX xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao
trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế là đòi hỏi
khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa
lợi nhuận.
2.1.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất hiệu quả
kinh tế, đó là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra


để đạt được kết quả đó, hay là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị tương đối và tuyệt đối giữa hai
đại lượng. Có thể hiểu chỉ tiêu hiệu quả qua 4 công thức sau:
*Công thức 1:

H=Q–C

Trong đó: H : hiệu quả kinh tế
Q : Kết quả thu được
C : Chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này thường được sử dụng được tính cho một đơn vị chi phí bỏ
ra như: tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động ,… chỉ tiêu này càng
lớn hiệu quả càng cao. Tuy nhiên ở cách tính này quy mô SX lớn hay nhỏ

chưa dược tính đến, không so sánh được HQKT của các đơn vị có quy mô SX
khác. Hơn nữa chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô của hiệu quả chứ không chỉ rõ
được mức độ HQKT, do đó chưa giúp cho nhà SX có những tác động cụ thể
dẫn đến các yếu tố đầu vào và để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao HQKT.
*Công thức 2: H = Q/C hoặc ngược lại H = C/Q
Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi vì
nó nói lên chất lượng của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh
được mức độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực
mang lại kết quả là bao nhiêu. Vì vậy, nó giúp cho việc đánh giá hiệu quả
HQKT của các đơn vị SX một cách rõ nét nhất. Tuy nhiên, cách tính này cũng
có nhược điểm là chưa thể hiện được quy mô HQKT vì trên thực tế những
quy mô khác nhau nhưng lại có hiệu xuất sử dụng vốn giống nhau.
Trong thực tế khi đánh giá HQKT người ta thường kết hợp giữa công
thức 1 và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá được
HQKT một cách sâu sắc và toàn diện.
*Công thức 3 : H = ∆Q - ∆C
Trong đó : H : HQKT tăng thêm
∆Q : kết quả tăng thêm


∆C : Chi phí tăng thêm
Chỉ tiêu này càng lớn thì HQ càng cao. Công thức này thể hiện rõ
mức độ HQ của đầu tư thêm và nó dùng để kết hợp với công thức 4 để phản
ánh toàn diện HQKT hơn.[2]
*Công thức 4: H = ∆Q/∆C Hoặc ngược lại H = ∆C / ∆Q
Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tư thêm hay tăng
thêm chi phí, nó thường được sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu hoặc
của xác định được điểm tối đa hóa lợi nhuận để đưa ra những quyết định SX
tối ưu nhất. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phân tích được tác động, ảnh hưởng
của các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu , ….

Trong thực tế SX khi đánh giá HQKT ta thường kết hợp các công thức
lại với nhau để bổ sung cho nhau. Như vậy, việc đánh giá HQKT sẽ chính xác
và toàn diện hơn. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà ta lựa chọn chi tiêu cho
phù hợp với điều kiện SX.[1]
2.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong
riềng
2.1.2.1. Nguồn gốc
Cây dong riềng có tên khoa học Canna edulis Ker. Dong riềng có
nguồn gốc ở Peru, Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các
nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của
dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng
dong riềng nhiều nhất (Cecil, 1992; Hermann, 1999). Dong riềng được gọi
bằng một số tên khác nhau như Queenland Arrowroot, Canna Indica (L.),
Canna Edulis (Kerr- Gawl) (Cecil,1992).[3]
Dong riềng được chế biến lấy bột để làm lương thực, thực phẩm là
chính (Mai Thạch Hoành và cs, 2011). Hiện nay, người ta đã xác định được 7
loài dong riềng nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ và Trung Quốc (Darlington
và Janaki, 1945) đó là:
- Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới,


- C. Flauca ở Tây Ấn và Mêhico,
- C. flaccida ở Nam Mỹ,
- C. edulis ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C. Indica ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C.libata ở Braxin,
- C.humilis ở Trung Quốc.
Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới có
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong đó Nam Mỹ là trung tâm đa dạng di
truyền nguồn gen dong riềng, ngoài ra dong riềng được trồng nhiều ở các

nước châu Á, châu Phi, Châu Úc.[3]
2.1.2.2. Phân loại cây dong riềng
- Tên khoa học: Canna Edulis Ker
- Dong riềng thuộc họ chuối hoa Cannacea
- Bộ: Scitaminales Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n =
2X = 18 và tam bội 2n = 2X = 27 [3]
2.1.2.3. Phân bố và các giống dong riềng
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước
vùng Nam Mỹ, châu Phi, và một số nước nam Thái Bình Dương. Tại châu Á,
dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và Đài
Loan.[3]
2.1.2.4. Đặc điểm thực vật học của cây dong riềng
Là loại cây thân thảo đứng, cao từ 1,2 – 1,5m, màu tía. Thân ngầm
phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Củ nằm ngay dưới mặt đất. Lá hình
thuôn, dài 50- 60cm, rộng 25-30cm có gân to chính giữa lá.Thời gian sinh
trưởng 10 - 12 tháng: 1 tháng đầu (từ khi cây mọc) là thời kỳ cây con; 5 tháng
tiếp theo là thời kỳ cây đẻ nhánh phát triển hoàn chỉnh về thân lá; 4 - 5 tháng
cuối là thời kỳ củ phình to, tích luỹ tinh bột. Thời kỳ này được nhận biết từ
khi dong riềng đẻ nhánh đông đặc kín đất và cây bắt đầu ra hoa. Sau 12 tháng


cây sinh trưởng trở lại khi đó củ non nảy mầm, hàm lượng tinh bột trong củ
chính sẽ giảm dần. Cụ thể:
Thân: Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ.
Thân khí sinh trung bình cao từ 1,2m đến 1,5m có những giống có thể cao
trên 2,5m. Thân cây thường có mầu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng
kéo dài, giữa các lóng là các đốt; Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ.
Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì
gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương mô xếp thành những 9
bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là những bó libe và mạch gỗ

và trong cùng là nhu mô.
Củ: Củ cây dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ to có
thể đạt chiều dài 60 cm. Thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh
bột, thân rễ nằm trong đất; Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy, lúc
mới ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra sẽ bị rách và tiêu dần; Trên mỗi
đốt của thân củ có nhiều mầm có thể phát triển thành nhánh, nhánh có thể
phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3. Vỏ của thân có thể có màu
trắng, vàng kem đến màu tía hồng. Kích thước củ biến động khá lớn phụ
thuộc vào giống và điều kiện chăm bón. Giải phẫu thân rễ cho thấy phía ngoài
cùng của củ là biểu bì gồm những tế bào dẹt, tiếp là nhu mô bên trong có
những bó cương mô và những bó mạch dẫn libe và gỗ, tiếp là lớp tế bào nhu
mô chứa ít một số hạt tinh bột, vào trong nữa là lớp trụ bì rất rõ và trong cùng
là nhu mô chứa nhiều hạt tinh bột. So với thân khí sinh thân rễ có ít bó cương
mô hơn. Năng suất cây dong riềng rất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm
dong riềng có thể thu được 15 – 20kg củ. Trồng thâm canh trên diện tích lớn
dong riềng cho năng suất 50 – 60 tấn/ha.
Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc, lá của
cây dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím,
mặt dưới màu xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng


22 – 25cm; Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường mỏng mầu
tím đỏ hoặc màu trắng trong; Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có
màu xanh hoặc tím đỏ; Cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 –
15 cm.
Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển; Rễ mọc từ
các đốt của thân củ, từ lớp tế bào trụ bì ở đốt thân củ phát triển ra thành rễ. Rễ
của cây dong riềng phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (tùy
10 thuộc vào giống). Do củ phát triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu vào
đất khoảng 20 - 30cm.

Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, Hoa mọc ở
ngọn cây. Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được bao
bởi một mo chung như hoa chuối. Chùm hoa thiết diện hình tam giác, có từ 6
– 8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có 1 hoa.
Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon
cuộn theo chiều dài. Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản
hình cánh hoa, 1 nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước. Vòng trong có 2
nhị, trong đó 1 nhị thì chỉ còn vết, nhị kia thì một nửa cánh mang 1 bao phấn,
nửa còn lại cũng biến thành hình cánh. Tất cả các nhị đều có màu sắc sặc sỡ,
màu cánh biến động từ màu đỏ tươi đến màu vàng điểm đỏ. Bầu hoa có 3 ô,
mỗi ô có từ 6 – 8 noãn, phía trên bầu có tuyến tiết mùi. Thời gian từ nụ đến
nở hoa từ 3 – 5 ngày, hoa nở theo thứ tự từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài;
Hoa nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 - 2 ngày.
Quả: Quả của cây dong riềng thuộc dạng qủa nang, hình trứng ngược,
kích thước khoảng 3cm, trên quả nang có nhiều dai mềm.
Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính 3,5 – 5
mm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g.[3]


2.1.2.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
o

Yêu cầu về nhiệt độ: Cây dong riềng thích hợp từ 25-30 C, điều kiện
ấm áp dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy
nhanh quá trình hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá
trình vận chuyển tinh bột từ thân lá xuống củ. Tuy nhiên cây dong riềng chịu
được nhiệt độ cao tới 37-380 C, gió khô và nóng và dong riềng chịu lạnh khá
nên có khả năng trồng ở vùng núi cao có độ cao trên 2.500m so với mặt nước
0


biển và nhiệt độ mùa đông có nơi xuống dưới 10 C.
Yêu cầu ánh sáng: Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, nên có thể
trồng dưới tán cây ăn quả, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Vì vậy
rất thuận lợi cho việc trồng xen với các loại cây khác trong hệ thống canh tác
đất dốc bền vững. Ngày dài có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành củ. Điều
kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự hình thành phát triển
củ, trong khi ngày dài lại thúc đẩy sự phát triển thân lá.
Yêu cầu đất trồng: Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt khe
so với cây trồng khác, nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy
nhiên trồng trên đất cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng suất
cao. Dong riềng là loại cây chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng phải là
nơi dễ thoát nước. Đất đọng nước làm cho bộ rễ hô hấp kém có thể dẫn đến
thối củ. Là cây có độ che phủ rất lớn trong suốt mùa mưa nên có thể trồng
trên đất dốc núi cao.
Yêu cầu nước: Dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể bố trí trên
o

đất có độ dốc trên 15 , ít ẩm, nhưng dong riềng không chịu được ngập úng,
nếu bị ngập úng cây thường bị vàng lá, thối củ. Vùng trồng dong riềng ở vùng
có lượng mưa thích hợp 900- 1200 mm. Chất dinh dưỡng: Cũng như các cây
có củ khác, dong riềng yêu cầu có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng NPK,
trong đó K có ý nghĩa trong việc tăng khối lượng củ. Cây dong riềng yêu cầu
đất tốt giàu mùn để cho năng suất cao. Những nơi đất quá cằn cỗi cần bón


×