Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thực trạng ban hành văn bản pháp luật không đảm bảo tính khả thi nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.91 KB, 8 trang )

Trường Đại học Luật Hà nội

A. MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, trong sự phát triển của kinh tế-xã hội yêu cầu về về xây
dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, dân chủ phải
được quan tâm hơn bao giờ hết. Để góp phần nâng cao chất lượng ban hành văn bản
pháp luật, trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày về “Thực trạng ban hành văn
bản không đảm bảo tính khả thi, nguyên nhân và giải pháp”.
B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung
“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, một
dự án luật có tính khả thi là một dự án luật có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói
một cách khác là những quy định của dự án luật có khả năng đi vào cuộc sống mà
không chỉ dừng lại trên giấy. Việc bảo đảm tính khả thi của các văn bản quy phạm
pháp luật là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình xây dựng văn
bản. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội khóa XII, kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 3-6-2008, một trong những nội dung quan trọng phải được thẩm
định quy định tại khoản 3, điều 36, Luật Ban hành văn bản pháp luật là “Tính khả thi
của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu
cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện”. Quy
định nêu trên là hợp lý và cần thiết để những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
Sẽ là vô nghĩa và gây ra những tốn kém không cần thiết cả về thời gian và tiền bạc khi
một văn bản quy phạm pháp luật được dự thảo, hội thảo, nghiên cứu, ban hành nhưng
xa rời thực tế hoặc tạo ra những tác động ngược và các đối tượng thực thi không thể
thi hành.
Một văn bản luật phải đáp ứng những yêu cầu nào để có thể có tính khả thi?
Trước hết, văn bản luật đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, không thấp hơn
và cũng không cao hơn trình độ phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Luật phải
điều chỉnh và định hướng hành vi của con người phù hợp với quy luật của xã hội, phù
hợp với lòng dân, phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân thì
mới được xã hội chấp nhận, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tự nguyện thực hiện.


Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật

1


Trường Đại học Luật Hà nội

Tiếp đó, các quy định của luật phải có bộ máy thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc kiểm
tra, giám sát việc thực hiện, xử lý hành vi vi phạm và có đủ ngân sách, kinh phí để
thực hiện. Đồng thời, cũng cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong thực hiện các quy định của luật. Cuối cùng,
một trong những yêu cầu cũng rất quan trọng để bảo đảm tính khả thi của luật là các
quy định của luật phải minh bạch, cụ thể, rõ ràng, chi tiết, có khả năng thi hành ngay
mà không cần phải chờ quá nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;
luật phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống
pháp luật.
II, Thực trạng ban hành văn bản pháp luật không đảm bảo tính khả thi.
Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện.
1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) không đảm
bảo tính khả thi. Nguyên nhân và giải pháp.
1.1, Thực trạng.
Ưu điểm:
- VBQPPL ngày càng đáp ứng được yêu cầu về mặt chính trị. Biểu hiện như sau:
VBQPPL đã thể chế hóa được đường lói, chủ trưởng, chính sách của Đảng; Trong thời
gian qua, các VBQPPL đã bám sát nhiệm vụ cách mạng trong từng thời ký, thể chế
hóa được những đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trên nhiều lĩnh vực như kinh
tế, chính trị... Các VBQPPL ngày càng thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của nhân
dân lao động ví dụ như: Việc đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp thể hiện
trong các quy định của Luật doanh nghiệp, việc làm rõ các quyền của người sử dụng
đất và tạo điều kiện cho hoạt động chuyển đổi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

trong Luật đất đai; việc tăng cưởng và tạo cơ chế cho Quốc hội thực hiện giám sát đối
với hoạt động của cơ quan nhà nước thực hện trong Luật hoạt động giám sát tối cao
của Quốc hội.
- Chất lượng của VBQPPL ngày càng đáp ứng được các yêu cầu về mặt khoa
học, biểu hiện: Nội dung của VBQPPL ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội
của đất nước, hạn chất ý muốn chủ quan, duy ý chí; Các VBQPPL ngày càng bảo đảm
tính thống nhất, đồng bộ về cơ cấu.
Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật

2


Trường Đại học Luật Hà nội

- Văn phạm, ngữ pháp tiếng việt trong sáng, rõ ràng hơn.
Hạn chế:
- Nội dung của VBQPPL hiện hành chưa thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng;
- Một số VBQPPL vẫn còn ẩn chứa trong nội dung lợi ích cục bộ của các bộ,
nghành chưa thực sự đứng trên lợi ích của đông đảo nhân dân lao động để giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong thực tế nên không được nhân dân ủng hộ.
- Nội dung của một số VBQPPL chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản
lý, gây tổn hại cho xã họi hoặc hậu quả pháp lý thấp. Ví dụ: Thông tư số 02/2003/TTBCA ngày 13/1/2003 về việc hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký biển số phương tiện giao
thông cơ giới quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy. Quy
định này gây nhiều bất hợp lý cả về phía nhà nước và phía người dân.
1.2, Nguyên nhân
Do chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường
nên nảy sinh nhiều vấn đề mới phức tạp mà không thể ngày một ngày hai đã dự báo
được. Trong khi đó việc quản lý kinh tế-xã hội trong điều kiện hiện đại thì lại luôn đặt
ra yêu cầu phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Chính những điều đó bắt buộc

chúng ta phải thực hiện xây dựng pháp luật theo kiểu “nay làm mai sửa, yếu còn hơn
không?”.
Trong quá trình xây dựng và thể chế chúng ta chưa coi trọng việc nghiên cứu
khoa học và thiếu sự tổng kết điều tra thực tiến. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa
được làm sáng tỏ, nên việc xây dựng các quy định không sát, không hợp lý, không sửa
đổi kịp, tính dự báo không cao. Vì vậy, không có đảm bảo tính khả thi trên thực tế.
Công tác thẩm định, thẩm tra đối với các quy phạm pháp luật còn mang tính hình
thức, thiếu hiệu quả. Lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng VBQPPL còn
thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Quá trình xây dựng VBQPPL còn nhiều bất cập không hợp lý, thời kéo dài nên
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của tình hình.
1.3, Giải pháp hoàn thiện

Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật

3


Trường Đại học Luật Hà nội

Thứ nhất, cần nghiên cứu tình hình thực tiễn và nghiên cứu pháp luật trong quá
trình xây dựng VBQPPL. VBQPPL được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhất định và duy trì sự tác động lâu dài tới những quan hệ xã hội đó, sự tác động này
chỉ được thực hiện thuận lợi và mang lại hiệu quả cao nếu chúng phù hợp với thực tế.
Trong khi đó, các quan hệ xã hội được VBQPPL điều chỉnh luôn luôn trong trạng thái
vận động, đồng thời các điều kiện xã hội trong đó có các quan hệ tồn tại cũng như các
yếu tố ảnh hưởng quan hệ và việc thực hiện chúng cũng vận động, cần thay đổi không
ngừng. Để VBQPPL luôn phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, thì cần phải nghiên
cứu tình hình thực tế liên quan đến nội dung của văn bản nhằm tìm hiều thực trạng,
khuynh hướng vận động tự nhiên, dự báo sự vận động của các quan hệ xã hội cần điều

chỉnh và các vấn đề có liên quan.
Thứ hai, tăng cường công tác rà soát, kiểm tra các VBQPPL;
Thứ ba, tăng cường năng lực của các cơ quan tham gia xây dựng VBQPPL
Thứ tư, nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm tra, thẩm định dự thảo của
VBQPPL;
Thứ năm, mở rộng dân chủ trực tiếp trong hoạt động xây dựng VBQPPL để mọi
tầng lớp nhân dân có thể tham gia tích cực và có chất lượng trong việc đóng góp ý
kiến vào nội dung các dự thảo VBQPPL;
Cuối cùng, cần tăng cường ngân sách cho hoạt động xây dựng VBQPPL.
2. Thực trạng ban hành văn bản áp dụng pháp luật (VBADPL) không đảm
bảo tính khả thi. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện.
2.1, Thực trạng.
Ưu điểm:
Các VBADPL ngày càng đáp ứng được ý chí, ngyện vọng của nhân dân, việc chủ
thể có thẩm quyền thường xuyên gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với đối tượng quản lý,
lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu có chọn lọc để hình thành nội dung văn bản, vì
vậy nội dung của VBADPL ngày vàng gần với tâm tư nguyện vọng của nhân dân,
được nhân dân đồng tình ủng hội và tự giác thực hiện.
Phần lớn các VBADPL đều xuất phát từ yêu cầu búc xúc của đời sống xã hội và
hoạt động quản lý, nhờ đó VBADPL đã thực sự phát huy tác dụng, giúp công tác quản
Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật

4


Trường Đại học Luật Hà nội

lý đạt được mục đích quản lý và kịp thời giải quyết công việc phát sinh, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Các VBADPL ngày càng đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý góp phần tích

cực vào việc thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, củng
cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Hạn chế:
Những văn bản không đáp ứng được yêu cầu vê chính trị. Ví dụ: nhiều địa
phương ban hành quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy định thu hồi đất; quy định
giải phóng mặt bằng... có những nội dung không thỏa đáng, ảnh hưởng tới quyền và
lợi ích chính đáng của người dân nên dẫn đến những khiếu kiện kéo dài và phức tạp.
Bên cạnh những VBADPL không đảm bảo yêu cầu về mặt chính chị, thì cũng
còn không ít các VBADPL được ban hành không đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý như:
nhiều VBADPL vi phạm thẩm quyền ban hành, VBADPL ban hành trái với quy định
của pháp luật, nhiều văn bản vi phạm về thể thức và thủ tục ban hành.
2.2, Nguyên nhân
Do việc xây dựng VBADPL còn tùy tiện, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra, khảo sát
thực tế. Công tác thống kê, dự báo về những vấn đề quan trọng trong quản lý chưa
được quan tâm đúng mức nên chủ thể quản lý không thể nắm bắt chính xác tình hình
để có thể đáng giá đúng thực trạng các quan hệ xã hội, nên các VBADPL được ban
hành không đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi.
Mặt khác, do quá trình ban hành VBADPL các chủ thể có thẩm quyền chưa nắm
bắt, cập nhật kịp thời những quy định của pháp luật hiện hành, chưa quan tâm một
cách thích đáng đến công tác nghiên cứu pháp luật.
Do năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác soạn thảo văn bản
còn nhiều hạn chế.
2.3, Giải pháp
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu tình hình thực tế và nghiên cứu pháp
luật trong quá trình xây dựng VBADPL. VBADPL được ban hành để giải quyết một
vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý của các chủ thể có thẩm quyền.
Thứ hai, trước khi ban hành văn bản, chủ thể có thẩm quyền cần xác định vấn đề
đó có cần giải quyết thì phải xác định tính chất, mức độ của vấn đề cần giải quyết như
Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật


5


Trường Đại học Luật Hà nội

thế nào, từ đó định ra nội dung của văn bản. Nội dung của VBADPL cũng phù hợp với
tình hình thực tế liên quan, muốn vậy hoạt động nghiên cứu thực hiện thực tiễn phải
được tuân thủ quan tâm đúng mức.
Thứ ba, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công tác saonj thảo
VBADPL.
3. Thực trạng ban hành văn bản hành chính (VBHC) không đảm bảo tính khả
thi. Nguyên nhân và giải pháp.
3.1, Thực trạng
Ưu điểm:
VBHC đã góp phần quan trọng trong việc đưa các đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.
Đa phần VBHC được ban hành đã đáp ứng được các yêu cầu vê nội dung và hình
thức. Nội dung VBHC ngày càng sâu sắc và mang tính thực tiễn cao để hỗ trợ cho
hoạt động quản lý. Về mặt thể thức pháp luật trình bày cũng được các chủ thể ban
hành VBHC thực hiện một cách tương đối nghiêm túc. Số lượng VBHC sai về thể
thức trình bày đã giảm đi đáng kể so với trước.
VBHC không những đã góp phần công khai hoạt động của cơ quan nhà nước mà
còn góp phần công khai các chủ trương, chính sách của đất nước. Có thể thấy, VBHC
đã và đang phát huy tốt vai trò của mình trong thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
thực tiến đối với quản lý nhà nước.
Hạn chế:
- Một số chủ thể ban hành những loạt VBHC khác nhau để giải quyết những công
việc không thuộc thẩm quyền hoặc trái thẩm quyền, lạm dụng thẩm quyền gây buc xúc
trong nhân dân.
- Trong nội dung của một số VBHC được ban hành cho thấy, vẫn còn một bộ

phận không nhỏ chủ thể quản lý nhà nước sử dụng sai hình thức văn bản, nhầm lẫn
giữa những hình thức văn bản quản lý nhà nước.
- Một số VBHC được ban hành không đảm bảo được các yêu cầu về thủ tục ban
hành.
- Thể thức trình bày một số VBHC còn chưa tuân theo quy định của pháp luật
Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật

6


Trường Đại học Luật Hà nội

- Công tác kiểm tra, xử lý VBHC vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
2.2, Nguyên nhân
Xuất phát từ hệ thống pháp luật. Có một số quy định còn chưa chặt chẽ, các quy
định của pháp luật chưa điều chỉnh toàn diện về vấn đề ban hành VBHC. Đối với
VBHC thì vấn đề cốt lõi nhất là vai trò sử dụng của mỗi hình thức văn bản lại chưa
được điều chỉnh.
Chất lượng cán bộ làm công tác ban hành văn bản vòn hạn chế.
Công tác kiểm tra, xử lý VBHC chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và chưa
được thực hiện kịp thời. Mặc dù trong những năm qua đã có sự kiểm tra, xử lý VBHC
nhưng việc làm này còn chưa được sâu sắc, chỉ mới thực hiện hình thức, qua loa mà
chủ yếu tập trung đi vào kiểm tra, xử lý VBQPPL và VBADPL. Trong khi đó asố
lượng VBHC mang nội dung của VBQPPL và ADPL không hề nhỏ và cần được xử lý.
2.3, Giải pháp
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động ban hành VBHC. Về thẩm quyền ban hành, quy định rõ nội dung, tính chất
và mục đích sử dụng của VBHC. Quy định về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể ban
hành VBHC;
Thứ hai, quy định về kiểm tra và xử lý VBHC;

Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình ban hành VBHC;
Thứ tư, tăng cường các điều kiện đảm bảo cho việc ban hành VBHC;
Cuối cùng, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý VBHC;
III. KẾT LUẬN
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay đã từng bước phát triển và hoàn thiện, tạo
lập khuôn khổ và môi trường pháp lý thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
hội nhập kinh tế Quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại một số lượng nhất định các văn bản pháp luật ban hành không đảm
bảo tính khả thi tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, cần có những
giải pháp khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước.

Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật

7


Trường Đại học Luật Hà nội

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2011.
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
3.
4. Khóa luận tốt nghiệp “Đảm bảo tính khả thi của văn bản quy phạm pháp
luật”, Phùng Thị Thu Hà, Hà Nội, 2009.
5. Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá chất lượng văn bản áp dụng văn bản pháp
luật”, Nguyễn Thị Thu Trang, Hà Nội, 2009.

Bài tập lớn học kỳ - Môn xây dựng văn bản pháp luật


8



×