Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hoạt động công khai thông tin tài chính trong lĩnh vực ngân hàng thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.4 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Ngày nay có 1 thực trạng xảy ra đối với các ngân hàng đó là: Nợ xấu. Nợ xấu được xóa bằng tiềm lực
tài chính của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các ngân hàng lại không thể công khai và giải
quyết triệt để “căn bệnh” này. Tỷ lệ nợ xấu được công bố chính thức đang trong chiều hướng tăng
dần từ năm 2009 và ở mức 4,67% tại thời điểm tháng 3 năm 2013. Các tổ chức xếp hạng độc lập cũng
như các nhà kinh tế khác cho rằng mức nợ xấu chưa được công bố thực sự còn cao hơn rất nhiều.
Nhiều cá nhân và tổ chức cho rằng con số nợ xấu 4,67% chưa thực sự phản ánh trung thực tình trạng
khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc chất lượng tín dụng của các ngân hàng.......................7
Ngân hàng nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định để kiểm soát và quản lý tình trạng nợ xấu tại các
ngân hàng thương mại, như ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (có hiệu lực từ
tháng 6 năm 2014) và thành lập VAMC để nua lại nợ xấu của các ngân hàng để giúp các ngân hàng xử
lý nợ xấu.......................................................................................................................................................7

D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................11

A. MỞ ĐẦU
Pháp luật hiện hành quy định các doanh nghiệp phải thực hiện công khai thông
tin về tài chính doanh nghiệp, nhằm giúp các nhà đầu tư, khách hàng nắm được thực
trạng hoạt động của các doanh nghiệp, qua đó củng cố uy tín và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động công khai thông tin tài chính doanh
1


nghiệp vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa phản ánh đúng thực tế, nhất là trong lĩnh vực
ngân hàng. Ta có thể đi sâu nghiên cứu vấn đề này qua nội dung sau đây.
B. NỘI DUNG
I.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG.


1. Đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động trong lĩnh vực
ngân hàng.
Theo quy định tại Thông tư 171/2013/TT-BTC Thông tư hướng dẫn công khai
thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của
Chính Phủ thì doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán thực hiện công khai thông tin tài
chính với chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người
lao động, các chủ nợ, công chúng theo đúng mục đích và nguyên tắc nhất định.
Mục đích:
- Đảm bảo minh bạch, trung thực và khách quan tình hình tài chính của doanh
nghiệp nhà nước. Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế
toán của doanh nghiệp.
- Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước, người lao động
trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước;
thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.
- Là căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và quyết định việc
đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ có thông tin để giám sát đánh giá khả năng thanh
toán nợ của doanh nghiệp.
Nguyên tắc:

2


- Cơ sở để thực hiện công khai tài chính doanh nghiệp là báo cáo tài chính, báo
cáo quản trị và báo cáo giám sát tài chính hàng năm của doanh nghiệp; báo cáo giám
sát tài chính hàng năm của chủ sở hữu.
- Nội dung công khai tài chính của doanh nghiệp phải phù hợp với yêu cầu của
từng đối tượng nhận thông tin là cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu, các nhà đầu tư
và người dân.

- Doanh nghiệp và tổ chức thực hiện công khai tài chính chịu trách nhiệm tính
đầy đủ, tính kịp thời, tính chính xác các thông tin tài chính; có nghĩa vụ giải trình các
nội dung chất vấn của các đối tượng nhận thông tin theo quy định của pháp luật và quy
định tại Quy chế này.
2. Công khai báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
Ở thời điểm khi mà quyết định số 1407/2004/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 11 năm
2004 ban hành và có hiệu lực quy định về việc công bố công khai báo cáo tài chính đối
với ngân hàng thương mại cổ phần, thì ngân hàng thương mại cổ phần phải công bố
công khai các thông tin trong báo cáo tài chính năm tại nơi đặt trụ sở chính và các địa
điểm hoạt động; trên báo trung ương và báo địa phương 3 số liên tiếp. Ngoài ra, Ngân
hàng thương mại cổ phần tự quyết định việc công bố công khai các thông tin trong báo
cáo tài chính trên Website; dưới hình thức phát hành ấn phẩm (báo cáo thường niên...);
thông báo bằng văn bản tới các cơ quan quản lý Nhà nước; công bố thông tin dưới hình
thức họp báo; công bố thông tin trên đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa
phương.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù Quyết định 1407 đã hết hiệu lực, thay thế đó, Thống
đốc ngân hàng đã ban hành quyết định 16/2007/QĐ-NHNN quy định về Chế độ báo
cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Vẫn trên tinh thần Quyết định 1407, các tổ
chức tín dụng phải công khai, minh bạch báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm
theo kết luận (báo cáo kiểm toán) của tổ chức kiểm toán độc lập, Điều 14 Quyết định
16/2007 quy định chi tiết về công khai báo cáo tài chính. Theo đó các tổ chức tín dụng
phải công bố công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết
thúc năm tài chính.
3


Nội dung công khai:
Công khai Báo cáo tài chính tại nơi đặt trụ sở chính và các địa điểm hoạt
động, các báo trung ương và địa phương tối thiểu là Bảng cân đối kế toán và Báo
cáo kết quả kinh doanh (hoặc các mẫu báo cáo tài chính hợp nhất tương ứng đối với

các TCTD là công ty mẹ) và kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập (Báo cáo kiểm
toán).
Thời gian công khai:
- Thời gian công khai báo cáo tài chính năm chậm nhất là 120 ngày kể từ
ngày kết thúc năm tài chính của tổ chức tín dụng.
- Thời gian công khai báo cáo tài chính giữa niên độ thực hiện theo quy định
hiện hành của pháp luật.
Bên cạnh đó tổ chức tín dụng có trách nhiệm trả lời chất vấn khi có yêu cầu
của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông, khách
hàng, v.v...). Các trường hợp ảnh hưởng đến việc công khai báo cáo tài chính như
hoãn công khai thông tin, không công khai một phần hoặc toàn bộ thông tin trên
báo cáo tài chính, v.v... phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
II.

THỰC TRẠNG CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG.
Quyết định số 1407/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban

hành quy định về việc công bố công khai báo cáo tài chính đối với Ngân hàng thương
mại cổ phần, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN quy định về chế độ báo cáo tài chính
của các tổ chức tín dụng ban hành nhằm giúp các nhà đầu tư, khách hàng nắm được
thực trạng hoạt động từng ngân hàng để có cơ sở đánh giá, xem xét đặt các quan hệ
kinh tế, giao dịch. Trải qua 10 năm lần lượt thực hiện tinh thần của hai quyết định trên,
việc công khai tài chính của các tổ chức tín dụng trong đó có các ngân hàng thương mại
cổ phần diễn ra khá nghiêm túc. minh bạch. Theo kênh tin tức kinh tế, tài chính, thông
tin tài chính cafeF.vn và vietstock.vn, có 39 Ngân hàng thương mại cổ phần đều công
khai thông tin tài chính.
4



Sau đây, nhóm xin trình bày ví dụ về tình hình công khai tài chính của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB), qua đó có thể thấy được tình
trạng công khai tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay.
Tại phiên giao dịch mới nhất, cổ phiếu của VCB tăng giá trị 1,32%. Các phiên
giao dịch khác đều được cập nhật đầy đủ.
Thông tin tài chính cũng được niêm yết theo năm, theo quý. Theo đó, tình hình
tài chính của VCB trong năm 2013 như sau:
Kết quả kinh doanh:
Thu nhập lãi thuần

10,782,402

Chi phí hoạt động

6,244,061

Tổng TNTT

5,743,076

Tổng LNST

4,377,582

LNST của CĐ Ngân hàng mẹ
Cân đối kế toán:

4,358,052

Tổng tài sản


468,994,032

- Tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD

91,737,049

- Cho vay khách hàng

267,863,404

Nợ phải trả

426,458,340

- Tiền gửi và vay các TCTD

44,044,289

- Tiền gửi của khách hàng

332,245,598

Vốn và các quỹ

42,386,065

- Vốn của TCTD

32,420,728


- Lợi nhuận chưa phân phối

6,290,626

Chỉ số tài chính:
EPS cơ bản

1,881

BVPS cơ bản

18,290

P/E cơ bản

14.25
5


ROEA

10.38

ROAA

0.99

Tương tự như trên, các Ngân hàng thương mại khác cũng niêm yết công khai các
thông tin tài chính của mình.

Mục đích công khai thông tin tài chính nhằm: Đảm bảo minh bạch tình hình tài
chính, số liệu thông tin trung thực, khách quan; Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế
độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của ngân hàng; Là căn cứ để các nhà đầu tư nghiên
cứu và quyết định việc đầu tư vào ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng thường tìm cách
làm đẹp báo cáo tài chính trước khi công khai ( có thể là đưa ra các thông tin thiếu
trung thực, hoặc có thể là các thông tin không có thật).
Theo quy định, đơn vị có nợ xấu trên 3% buộc phải bán nợ cho VAMC (VAMC
là tên viết tắt của công ty thu mua nợ quốc gia tiếng Anh là “Vietnam Asset
Management Company”, là một trong những đề án nhằm xử lý nợ xấu của các ngân
hàng nhà nước trong thời gian dài mà các ngân hàng nhà nước đã tạo ra). Tuy nhiên
cuối năm 2013, không chỉ các ngân hàng thuộc nhóm bắt buộc phải bán nợ xấu mà cả
các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định cũng đang “nô nức” lên kế hoạch gạt
bớt nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài chính.
Southern Bank là một trong những ngân hàng có quy mô nhỏ, với vốn điều lệ
4.000 tỷ đồng và hoạt động kém hiệu quả trong những năm gần đây. Vì thế, việc bán nợ
xấu trên được xem là động thái khôn ngoan của HĐQT (Hội đồng quản trị) Southern
Bank để giảm nợ xấu trước ngày lập báo cáo tài chính năm của ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ
nợ xấu của Southern Bank được công bố trên báo cáo tài chính bán niên 2013 chỉ chiếm
2,78% tổng dư nợ (tương đương 1.200 tỷ đồng) nhưng đến tháng 10/ 2013 ngân hàng
vẫn quyết bán 206 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.
Cũng trong tháng 10/2013, ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB cũng bán hơn 1000 tỷ
đồng nợ xấu để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3%, và ngân hàng PGbank bán hơn 170
tỷ. Các ngân hàng như Eximbank, Oceanbank cũng đều bán nợ xấu cho VAMC.
6


Việc các ngân hàng bán nợ xấu trước ngày chốt sổ báo cáo tài chính làm cho tính
hiệu quả của các thông tin tài chính bị giảm sút. Nếu chỉ nhìn vào số liệu được công
khai, nhà đầu tư không thể đánh giá chính xác tình trạng tài chính của ngân hàng. Lý do
là mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp dưới ngưỡng quy định, nhưng trên thực tế ngân hàng vẫn

phải trích lập dự phòng 20% cho các khoản nợ xấu đó. Nếu sau 5 năm, VAMC không
xử lý được khoản nợ xấu đó, ngân hàng phải mua lại bằng chính trái phiếu đặc biệt
nhận được trước đây.
III.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG KHAI TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
NGÂN HÀNG.
Ngày nay có 1 thực trạng xảy ra đối với các ngân hàng đó là: Nợ xấu. Nợ xấu

được xóa bằng tiềm lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các
ngân hàng lại không thể công khai và giải quyết triệt để “căn bệnh” này. Tỷ lệ nợ
xấu được công bố chính thức đang trong chiều hướng tăng dần từ năm 2009 và ở
mức 4,67% tại thời điểm tháng 3 năm 2013. Các tổ chức xếp hạng độc lập cũng như
các nhà kinh tế khác cho rằng mức nợ xấu chưa được công bố thực sự còn cao hơn
rất nhiều. Nhiều cá nhân và tổ chức cho rằng con số nợ xấu 4,67% chưa thực sự
phản ánh trung thực tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc chất
lượng tín dụng của các ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định để kiểm soát và quản lý
tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, như ban hành Thông tư
02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (có hiệu lực từ tháng 6 năm 2014) và thành lập
VAMC để nua lại nợ xấu của các ngân hàng để giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Việc tự đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo và giữ nguyên nhóm nợ giống như
bức màn che bớt phần nào thực trạng nợ xấu. Khi nợ xấu chưa phơi bày đến mức
tận cùng của nó, thì các ngân hàng đến nước bức bách phải giải quyết nợ xấu bằng
mọi cách, nước vẫn chưa đến chân nên chưa phải nhảy. Thay vào đó, các ngân hàng
sẽ cho vay tiếp, nuôi nợ để đòi nợ.

7



Vì sự mập mờ của nợ xấu, các nguồn lực tài chính tiềm năng cả trong và
ngoài nước sẽ chưa đổ vào ngân hàng. Chưa kể đến việc người dân không có được
thông tin chính xác về khả năng tài chính của ngân hàng, điều này dẫn đến việc bảo
vệ người gửi tiền vẫn còn khó khăn.
Nếu giả sử ngân hàng thực hiện công khai minh bạch thông tin như các
doanh nghiệp cổ phần đại chúng thì điều gì sẽ xảy ra? Sau đây nhóm chúng em xin
đưa ra một số nhận xét cá nhân về vấn đề này:
Trước hết, các cơ quan chủ quản sẽ không muốn dây dưa với những ngân
hàng luôn làm ăn thua kém. Gắn với các ngân hàng làm ăn thua lỗ có thể khiến sự
nghiệp chính của họ tiêu tan. Hay nói cách khác, sẽ có rất nhiều ngân hàng bị giải
thể vì không cơ quan chủ quản nào muốn "quản" chúng cả.
Tiếp đến, nếu việc công khai minh bạch được thực hiện một cách nghiêm túc,
sẽ có một làn sóng các nhà quản lý tốt rời khỏi các ngân hàng do không thể kiếm
được những khoản bổng lộc ngoài lương dễ dàng như trước. Việc điều hành các
ngân hàng sẽ rơi vào tay những người kém tài, chấp nhận với đồng lương thấp trong
đó. Điều này khiến cho ngân hàng đang làm ăn kém hiệu quả sẽ càng kém hiệu quả
hơn. Hậu quả là sẽ có rất nhiều ngân hàng bị giải thể.
Như vậy, nếu như công khai minh bạch thông tin để công luận mổ xẻ phân
tích thì chắc chắn sẽ dẫn đến hiện tượng rất nhiều ngân hàng bị giải thể. Câu hỏi đặt
ra tiếp theo là, vậy còn những ngân hàng nào sẽ được duy trì?
Có hai loại ngân hàng sẽ được duy trì. Loại thứ nhất là các ngân hàng luôn
duy trì được thành tích lợi nhuận tốt do nằm trong những ngành được hưởng các
đặc quyền ưu đãi hợp pháp của Nhà nước. Với các ngân hàng thuộc loại này việc
đảm bảo mức lợi nhuận trung bình trở lên là hiển nhiên. Cơ quan chủ quản sẽ cảm
thấy an toàn về mặt chính trị khi "quản" những doanh nghiệp này và sẵn sàng công
khai minh bạch thông tin.
Loại thứ hai là nhóm các ngân hàng thuần túy công ích không vì mục đích lợi
nhuận. Cả cơ quan chủ quản và ban quản lý doanh nghiệp đều không chịu sức ép về
8



mặt lợi nhuận. Việc công khai thông tin sẽ giúp họ thu được cảm tình của công
chúng và nhờ đó sẽ được cấp phát ngân sách để duy trì hoạt động. Họ càng thể hiện
được là họ cung cấp được nhiều dịch vụ cho công chúng thì cơ hội được cấp thêm
ngân sách sẽ càng lớn. Như vậy, cả cơ quan chủ quản và ban quản lý doanh nghiệp
đều có lợi từ việc minh bạch thông tin.
Tóm lại, muốn minh bạch thông tin trong lĩnh vực ngân hàng thì điều mấu
chốt vẫn là chỉ giữ ngân hàng trong một số ít những lĩnh vực đặc thù, nơi các đặc
quyền ưu đãi cho ngân hàng được hợp pháp hóa, hoặc trong các lĩnh vực thuần túy
công ích. Ngoài các lĩnh vực này, hoạt động quản trị trong ngân hàng luôn có xu
hướng chống lại việc minh bạch hóa thông tin. Nói cách khác, minh bạch hóa thông
tin cũng giúp cải tổ các ngân hàng theo hướng tích cực như chúng ta đang mong
muốn.
Tuy nhiên, cần phải nói đến một khía cạnh khác có tác động không nhỏ tới
vấn đề công khai thông tin tài chính trong lĩnh vực ngân hàng đó là: tình trạng giám
sát tài chính ở Việt Nam đang bộc lộ một số điểm hạn chế, đặc biệt là: Hệ thống các
công cụ giám sát tài chính cần phải tiếp tục điều chỉnh, việc giám sát chủ yếu dừng
ở giám sát tuân thủ, trong khi giám sát hiệu quả và giám sát cảnh báo sớm cần tiếp
tục hoàn thiện.; Hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính công chưa bao quát hết các
loại hình rủi ro liên quan, hệ thống thông tin phục vụ cho công tác giám sát còn
chưa đầy đủ, phân tán và chưa được cập nhật thường xuyên, công tác thống kê,
hạch toán trong một số trường hợp chưa theo đúng các chuẩn mực quốc tế nên khó
so sánh khi đánh giá về mức độ rủi ro; Công tác giám sát tuân thủ pháp luật trên thị
trường chứng khoán chưa bao quát hết các vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn, hoạt
động giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các NH vẫn còn những
điểm cần tiếp tục cải thiện;
Việc chia sẻ thông tin trong nội bộ từng ngành cũng như giữa các cơ quan
chức năng còn có điểm hạn chế, cơ cấu hệ thống giám sát còn thiếu cơ chế phối hợp
hiệu quả giữa các bộ phận, nhất là ở tầm vĩ mô, liên ngành, chức năng nhiệm vụ
giữa các cơ quan giám sát trong một số nội dung còn trùng lắp cần phải được rà soát

để điều chỉnh cho phù hợp.
9


Tóm lại, việc công bố công khai thông tin ngân hàng sẽ là một thách thức lớn
đối với khối ngân hàng cổ phần, nhưng lại là một động thái rất tích cực với các nhà
đầu tư tài chính và người dân.
IV.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH
ĐƯỢC CÔNG KHAI.
Có thể thấy rằng việc công khai thông tin tài chính chứng tỏ khả năng tài

chính lành mạnh, tạo uy tín, vị thế nhất định trên thương trường, đồng thời việc
công khai thông tin tài chính của ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo
vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, khách hàng, cũng như giúp cho các cơ quan quản
lý giám sát, siết chặt quản lý hơn. Với vai trò hết sức quan trọng nên chất lượng
thông tin được công bố phải được đảm bảo một cách chính xác.
Để nâng cao chất lượng thông tin tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân
hàng, nhóm chúng em xin đề ra một số giải pháp như: Pháp luật hiện hành cần có
những quy định hướng dẫn chi tiết, giải thích cụ thể về công khai thông tin tài chính
trong lĩnh vực ngân hàng. Thực hiện giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động công khai
thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó có chế tài xử lý nghiêm khắc
những vi phạm trong hoạt động công khai thông tin tài chính. Song song với những
giải pháp trên, một số vấn đề liên quan đến việc minh bạch hóa thông tin công bố
trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc, như tăng
cường quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng của kiểm toán độc lập, tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật về công khai tài chính doanh nghiệp nói chung, công
khai tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.


C. KẾT LUẬN
Với vai trò quan trọng của hoạt động công khai thông tin tài chính, các ngân
hàng cần phải thực hiện công khai tài chính một cách nghiêm minh, trung thực, đảm
bảo thông tin đầy đủ, chính xác, giúp cho việc đầu tư đúng đắn và giảm thiểu được
rủi ro, bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như Nhà nước có thể kiểm soát và quản
10


lý tốt hơn đối với các ngân hàng, đặc biệt có những động thái phù hợp như giải thể
hay cứu vãn ngân hàng đó.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật doanh nghiệp năm 2005.
2. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.
3. Thông tư 171/2013/TT-BTC Thông tư hướng dẫn công khai thông tin tài
chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013.
4. quyết định số 1407/2004/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 ban hành
quy định về việc công bố công khai báo cáo tài chính đối với ngân hàng
thương mại cổ phần.
5. Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ có hiệu lực từ tháng 6/2014.
6. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 21/2010/TT-NHNN ngày
08/10/210 quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
11


7. Một số website:
/> /> />ocuments/Advisory/Vietnam%20Banking%20Survey%202013%20%20VN.pdf


12



×