Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp phòng chống 8điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.57 KB, 10 trang )

MỤC LỤC.
MỤC LỤC. 1
LỜI MỞ ĐẦU.

2

NỘI DUNG CHÍNH.

2

I.Khái quát chung một số vấn đề về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt Nam................................................................................................2
1.Một số khái niệm....................................................................................................2
2. Những quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam. 3
II.Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện
nay – Nguyên nhân và giải pháp phòng chống..........................................................5
1.Tình hình vi pháp pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện
nay..............................................................................................................................5
2.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi pháp pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt hiện nay...........................................................................................7
3.Một số giải pháp ngăn chặn tình hình vi phạm pháo luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt Nam hiện Nay.................................................................................8
KẾT LUẬN.

8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

9

2




LỜI MỞ ĐẦU.
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, phản ánh trình
độ phát triển xã hội thể hiện ở mức độ đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, đi
lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư. Trong đó, giao thông đường bộ đóng vai trò rất quan
trọng xét trên tất cả mọi phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.Nhưng
giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng thì luôn chứa đựng những
nguồn nguy hiểm hay phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội như ùn tắc giao thông, ô
nhiễm môi trường, dễ xảy ra tai nạn giao thông. Tình hình giao thông đường bộ ở nước ta
hiện nay luôn xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự do sự gia tăng các phương tiện giao
thông đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của người tham giao
thông đường bộ còn hạn chế gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Rõ ràng tình trạng vi
phạm pháp luật giao thông đường bộ xảy ra khá phổ biến, việc xử lý vi phạm pháp luật
giao thông đường bộ chưa nghiêm minh, triệt để, chưa kịp thời. Do đó trong phạm vi bài
tập lớn học kỳ em xin đi vào tìm hiểu đề: “Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp phòng chống”.

NỘI DUNG CHÍNH.
I. Khái quát chung một số vấn đề về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ ở Việt Nam.
1.Một số khái niệm.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người có thể nói ngay từ khi còn sơ khai đến
xã hội văn minh ngày nay đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động giao thông mà trước hết là
giao thông đường bộ, sau đó mới phát triển đến các loại hình giao thông khác như giao
thông đường thuỷ, giao thông đường sắt, giao thông đường hàng không,…Giao thông đòi
hỏi có tính tất yếu, cần thiết của quá trình phát triển đời sống xã hội ở mỗi thời đại và mỗi
quốc gia. Do đó, để hiểu rõ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay
như thế nào? chúng ta cần phải hiểu khái niệm giao thông là gì? và giao thông đường bộ là
gì?vi phạm pháp luật là gì?Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ là gì?

2


- Có thể hiểu giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương
tiện chuyên chở [].Theo Từ điển Tiếng Việt thì đường bộ được hiểu là
đường đi trên đất liền, dùng cho người đi bộ và cho xe cộ []. Khoản 1 Điều
3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “ Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ,
hầm đường bộ, bến phà đường bộ” . Do đó, có thể hiểu giao thông đường bộ là việc đi lại
từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ,
hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực pháp lý
thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ. Như vậy khái niệm vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể hiểu là hành vi trái pháp luật giao
thông đường bộ, có lỗi do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã
hội được luật giao thông đường bộ bảo vệ.
2. Những quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt
Nam.
Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong
những năm đầu của thập kỷ 90 cho đến nay đã có những bước nhảy vọt. Có thể nói các cơ sở
kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển mạnh, nhu cầu phát triển giao thông vận tải nói chung, giao
thông đường bộ nói riêng đã kéo theo sự tăng nhanh của các phương tiện tham gia giao thông và
các loại hình giao thông, trong khi kết cấu hạ tầng còn kém phát triển chưa phù hợp với sự bùng
nổ dân số và các loại phương tiện tham giao giao thông. Trong khi đó việc quản lý của nhà nước
trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế bất cập dẫn đến hậu quả là tình hình tai
nại giao thông tăng nhanh cả về quy mô số vụ cho đến thiệt hại gây ra cho xã hội. Để khắc phục
tình trạng trên Ngày 26/5//1995 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 317/TTg về tăng cường
công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị, ngày 29/5/1995 Chính phủ ban hành nghị định
36/CP về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị và ban
hành Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị thông qua đó
quy định một cách tương đối đầy đủ, chi tiết liên quan đến giao thông đường bộ ở nước ta góp

phần ổn định trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng. Ngày 26/9/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/1998/NĐ – CP về việc sửa đổi bổ
xung một số điều trong Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông
2


đô thị ban hành kèm theo Nghị định 36/CP. Đến ngày 27/4/2001 Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ
thị số 08/2001/CT-TTg về việc tập trung thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao
thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.
Pháp luật luôn có sự thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội theo đó khi
bước vào thế kỷ XXI, tình hình trong nước và quốc tế có những biến đổi to lớn với xu thế hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế như việc Việt Nam gia nhập WTO, APEC,..đặt ra cho nước ta nhiều cơ
hội mới và cũng không ít những thách thức mới. Do đó đòi hỏi phải tăng cường công tác lập pháp,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật giao thông đường bộ. Ngày 29/6/2001 tại kỳ
họp thứ 9 Quốc hộ khoá X đã thông qua Luật giao thông đường bộ, đây là một đạo luật có giá trị
pháp lý cao điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Luật
giao thông đường bộ năm 2001 đã góp phần tăng hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, đề cao trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội, buộc chủ thể tham gia
giao thông phải tuân thủ những quy định pháp luật giao thông đường bộ nhằm lập lại trật tự kỷ
cương trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ngăn chặn đẩy lùi tai nạn giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó ngày 10/7/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2001/NĐ-CP
về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
Nghị định này thay thế Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 và Nghị đinh số 75/1998/NĐ –
CP ngày 26/9/1998. Tiếp theo đó là Nghị định 39/2001/ NĐ- CP, Nghị quyết số 13/2002/
NQ – CP gày 19/11/2002 về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn
giao thông và ùn tắc giao thông. Sau một thời gian thực hiện Nghị định 36/2001/NĐ-CP và
Nghị định 39/2001/ NĐ- CP đã bộc lộ một số thiếu sót, một số nội dung không còn phù
hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 nên ngày 19/2/2003 Chính phủ đã
ban hành nghị định số 14/2003/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
giao thông đường bộ; Nghị đinh 15/2003/ NĐ – CP ngày 19/2/2003 quy định xử phạt vi

phạm hành chính về giao thông đường bộ thay thế hai nghị định trên. Đến năm 2004
Chính phủ ban hành liên tiếp ba Nghị định trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Nghị định
số 23/2004/NĐ – CP ngày 12/1/2004 quy định niên hạn sử dụng xe tải và chở người; Nghị
định số 136/2004/NĐ – CP ngày 16/6/2004 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giao

2


thông vận tải; Nghị định số 186/2004/NĐ – CP ngày 05/11/2004 quy định về việc quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Đến năm 2008 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được quốc hội thông qua thay
thế Luật giao thông đường bộ năm 2001 và theo đó một loạt các văn bản pháp luật khác ra
đời như: Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ; Nghị định 33/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị quyết 88/NQCP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao
thông;Thông tư 38/2010/TT-BCA quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông; Thông tư 02/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định tổ chức
học và kiểm tra lại luật GTĐB đối với người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng
chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB; Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT-BCABGTVT hướng dẫn đánh dấu số lần vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên giấy phép
lái xe;…và mới nhất là Nghị Định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực 10/11/2012).
Ngoài ra, pháp luật giao thông đường bộ còn được cấu thành từ những quy định của
Luật hình sự với những tội danh trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bộ luật hình sự năm
1999 đã quy định riêng từng hành vi phạm tội thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ và cụ
thể hoá trách nhiệm hình sự, với các hành vi tương ứng làm căn cứ pháp lý để các cơ quan
chức năng đấu tranh với những tội phạm trong lĩnh vực này, góp phần gìn giữ trật tự an
toàn giao thông đường bộ.
II.Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt
Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp phòng chống.
1.Tình hình vi pháp pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện

nay.
- Việc ban hành một loạt các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực giao thông
đường bộ từ trước cho đến nay đã đạt được những thành tựu không nhỏ như:

2


+ Pháp luật giao thông đường bộ được ban hành tương đối kịp thời và khá đầy đủ thông qua đó
đã thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động giao thông đường
bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước – Một thời kỳ đòi hỏi
giao thông phải thông suốt, pháp luật giao thông đường bộ phải là chuẩn mực, là thước đo chuẩn
mực cho hoạt động giao thông đường bộ.
+ Pháp luật giao thông đường bộ bước đầu đã đảm bảo được tính thực tiễn. Pháp luật giao thông
đường bộ của nước ta là bộ phận pháp luật xuất phát từ thực tiễn giao thông đường bộ của nước ta
nhằm điều chỉnh những quan hệ giao thông đường bộ đang đặt ra đối với nước ta trong quá trình đổi
mới , giao thông đường bộ phát triển nhanh.
+ Pháp luật giao thông đường bộ bước đầu đã thể hiện được tính đồng bộ. Để đảm bảo giao thông an
toàn thì những chuẩn mực trong đi lại, những quy trình bắt buộc trong vận tải đến các yếu tố vật chất
cho giao thông như điều kiện đường sá, công trình báo hiệu, phương tiện giao thông và người điều
khiển đều đã được điều chỉnh.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giao thông đường bộ Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập
những vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngày càng phổ biến:
+ Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thống kê sơ bộ trong 3 năm (1999-2011) trên lĩnh vực
đường bộ, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 18.941.101 trường hợp vi phạm tập trung vào
các lỗi như vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, lỗi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
tham gia giao thông, vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng đường bộ, vi phạm về an toàn vận
tải. Theo số liệu thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo
khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không
sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên
những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá

tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát. Hậu quả của việc vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ là rất lớn có thể dẫn đến ách tắc giao thông,
gây tai nạn giao thông dẫn đến thiệt hại cả về người và của. Theo thống kê, trong năm 2010 cả
nước xảy ra 13.713 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 11.060 người, bị thương 10.306 người;

2


trong 5 tháng đầu năm 2012: cả nước đã xảy ra 4.528 vụ tai nạn giao thông làm 3.950 người chết,
làm 3.323 người bị thương.
+ Bên cạnh đó từ lâu, nạn lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè để buôn bán, kinh doanh hoặc làm nơi
đậu xe, bãi giữ xe... đã trở thành thói quen của một bộ phận không nhỏ dân cư, tại các đô thị ở Việt
Nam đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… Hậu quả của việc
lấn chiếm lòng lề đường thì ai cũng thấy. Đã có rất nhiều vụ ùn tắc, va quệt xe cộ và nhiều vụ tai
nạn giao thông xảy ra, gây hậu quả khôn lường, người đi bộ không có đường đi khi đi trên vỉa hè
đành phải đi xuống lòng đường rất nguy hiểm.
+ Tại điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Người đủ 18 tuổi trở
lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe
có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ
ngồi;” tuy nhiên phần lớn học sinh trung học phổ thông tham gia giao thông với xe mô tô hai bánh có
dung tích xi – lanh từ 50cm3 trở lên nên đã vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng hiếm khi thấy
cảnh sát giao thông phạt những đối tượng này.
2.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi pháp pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt hiện nay.
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa hoàn thiện, một
số nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
+ Việc phổ cập luật và hướng dẫn thi hành luật đến mọi người dân còn mang tính hình thức
đại khái chiếu lệ, cụ thể người dân vẫn dùng đồng tiền để mua giấy phép lái xe, việc học
luật cũng mang tính hình thức. Việc không phổ cập luật giao thông hoặc phổ cập không đến
nơi đến chốn luật đến người dân, đã làm cho người tham gia và điều khiển phương tiện

không biết, hoặc biết lơ mơ về luật dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ mà không biết.
+ Công tác quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn bị buông lỏng; hoạt
động tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông còn nhiều vướng mắc và
bất cập như là không đủ năng lực hoặc tình trạng tham nhũng,…; công tác điều tra, xử lý tai nạn
giao thông còn hạn chế.
2


+ Mức xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe, kết hợp với sự thiếu nghệm minh trong lực
lượng Cảnh Sát Giao Thông đã làm cho người tham gia giao thông thiếu ý thức trong việc
học tập và nâng cao sự hiểu biết về luật, không chấp hành nghiêm luật mỗi khi tham gia
giao thông.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông: Mạng đường giao
thông còn ít, chật hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, có quá nhiều đường cắt nhau, nhiều
chỗ dân tự mở…
+ Tốc độ tăng nhanh của phương tiện cơ giới đường bộ.
3.Một số giải pháp ngăn chặn tình hình vi phạm pháo luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ ở Việt Nam hiện Nay.
+ Thứ nhất, cơ quan lập pháp cần phải tích cực tăng cường hoàn chỉnh hệ thống văn bản
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
+ Thứ hai, cần lập lại trật tự hành lang giao thông đường bộ bị lấn chiếm và mở thêm các bãi đỗ xe
công cộng, cấm buôn bán lấn chiếm vỉa hè,…cần xây dựng thêm các chợ xanh để tránh tình trạng
buôn bán vỉa hè.
+ Thứ ba, cần tích cực tăng cường nâng cao ý thức pháp luật, tuyên truyền đến các tầng lớp
nhân dân hiểu và nắm rõ được luật giao thông đường bộ. Đưa việc tìm giáo dục pháp luật giao
thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng vào chương trình học trung học cơ sở và
trung học phổ thông và coi như đây là một chương trình bắt buộc. Tăng cường phổ biến thông
báo luật giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, ti vi, đài,…
+ Thứ tư, Thành lập đội cảnh sát mô tô lưu động mục đích của việc này là xử lý các trường hợp cố tình

vượt đèn đỏ, xe đè lên vạch sơn, chở hàng cồng kềnh,… Chính phủ nên dành một phần tiền phạt thu
được làm chế độ đãi ngộ thoả đáng cho các cán bộ chiến sỹ, một phần dành để thuê kho bãi có mái che
để giữ các phương tiện giao thông vi phạm tránh tình trạng phạt nhưng không biết giữ phương tiện ở đâu,
phần còn lại nộp vào Kho bạc Nhà nước.
+ Thứ năm, nâng cao mức xử phạt lên nhiều lần, đến mức người vi phạm luật cũng tiếc tiền
làm như vậy người dân sẽ chịu khó học và nắm kỹ luật giao thông, có ý thức trong khi tham
2


gia giao thông, bởi họ sợ vi phạm luật thì không có tiền để nộp phạt. Phải phạt nặng và thật
nghiêm khắc không nhân nhượng với những ai dù ở cương vị nào vi phạm luật giao thông , để
người dân mỗi khi tham gia giao thông có ý thức cao trong việc chấp hành luật giao thông.

KẾT LUẬN.
Trên đây là một số tìm hiểu của em về vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp phòng chống. Song trong quá trình
làm bài do nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài làm còn nhiều sai sót em kính
mong thầy cô giáo nhận xét góp ý để em có thể hiểu rõ hơn và hoàn thiện bài làm. Em xin trân
thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2011.
2. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật,
Nxb. ĐHQGHN, 2005.

Một số website:
1. (Giao lưu trực tuyến về an toàn giao thông);
2. (Bộ trưởng Bộ Công an: 8 giải pháp kiềm chế tai
nạn và ùn tắc giao thông);

3. (luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay);
4. (Làm gì để kéo giảm ùn tắc giao thông?);

2


5. (Thông cáo báo chí về Kết quả thực hiện nhiệm vụ 05
tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2012 của Bộ Giao
thông vận tải);
6. (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giải trình
trước Ủy ban Pháp luật);

2



×