Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.11 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội hiện nay một thực trạng mà khiến giới dư luận báo chí
tuyên truyền cũng như toàn xã hội rất quan tâm. Đó cũng là vấn đề được xem như
tính thời sự và có nhiều bức xúc nhất, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, tính
mạng của chính cá nhân và của mọi người trong xã hội. Thực tế cho thấy Việt
Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường gặt hái được rất nhiều thành công, tuy
mức tăng trưởng kinh tế đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề “Vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay”. Đây được xem
như là một bài toán khó cho đất nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để
làm sao hạn chế tới mức có thể tình trạng vi phạm đang diễn ra như hiện nay.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
1.1.Định nghĩa vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp
luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, chỉ có những hành vi trái pháp luật thì mới vi phạm pháp luật, một hành
vi dù có vi phạm đạo đức nhưng không trái với quy định của pháp luật thì vẫn
không được coi là một hành vi trái pháp luật. Mặt khác, không phải mọi hành vi
trái pháp luật thì đều bị coi là vi phạm pháp luật, mà nó phải có lỗi của chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Khi đủ các điều kiện trên thì mới được coi
là trường hợp vi phạm pháp luật.
1.2. Giao thông đường bộ: Chúng ta có thể hiểu nó là việc đi lại từ nơi này
đến nơi khác của người và các phương tiện chuyên chở như xe máy, ô tô, xe tải…
đi trên đất liền gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.


II. Thực trạng về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở
Việt Nam hiện nay.
Thực trạng tình hình này còn diễn biến khá phức tạp, tác động xấu đến sự phát
triển chung của đất nước và quá trình hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội – văn hóa
quốc tế. Thực tế cho thấy những vi phạm này diễn ra với đa số những người khi


tham gia giao thông cả giới trẻ, trung tuổi và trên trung tuổi. Tuy nhiên cũng phải
ghi nhận một thực tế mấy năm gần đây từ sự phấn đấu lỗ lực quản lí bởi cơ quan
chức năng đồng thời người trực tiếp tham gia cũng có ý thức chấp hành luật giao
thông, văn hóa giao thông được nâng cao nên tình hình này có xu hướng giảm
đáng kể trong thời gian hiện nay. Để thấy rõ được điều này thì chúng ta cùng nhìn
lại thực trạng hiện nay trên một số phương diện như sau:
2.1. Đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có
xu hướng “trẻ hóa”.
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lí hành chính các trường hợp
sai phạm gần đây thì thanh thiếu niên vừa là nạn nhân của TNGT nhưng cũng vừa
là đối tượng vi phạm pháp luật giao thông nhiều nhất. Tuy tại tại điều 60 luật số
23/2008/QH12 của Quốc hội: Luật giao thông đường bộ quy định: Người đủ 18
tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ
50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Nhưng trong đó nổi cộm là tình
trạng HS-SV vi phạm luật giao thông, có khoảng trên 20% đối tượng vi phạm
giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm chủ yếu của học sinh, sinh viên
là: phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, chở quá số người quy định, đi
vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hang ngang trên phố, không có đăng
kí, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm, nhiều thanh niên
điều khiển xe máy bằng chân, bỏ cả 2 tay và đi với tốc độ cao… Cụ thể theo


thống kê năm 2011- 2012, số học sinh THPT là 212.961 em, trong số đó chỉ có
5% số học sinh THPT có giấy phép điều khiển xe môtô, xe máy.
Bên cạnh những vi phạm của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên thì vi phạm
pháp luật trong giao thông đường bộ của người lớn, người trung tuổi và trên trung
tuổi vẫn tồn tại mặc dù với con số ít hơn so với giới trẻ. Người dân vẫn mắc phải
các lỗi vi phạm như : chạy quá tốc độ; vi phạm nồng độ cồn; đi không đúng làn
đường, phần đường; chở quá tải, không đội mũ bảo hiểm; vượt đèn đỏ; phương
tiện không đảm bảo an toàn… Những người lái xe khách, đò khách, taxi, xe tải…

cũng vi phạm với một số lỗi cơ bản như trên.
Có thể kể đến một phần nhỏ vi phạm của người đi bộ qua đường không đi đúng
phần đường quy định và những người kinh doanh trên vỉa hè lấn chiếm lòng, lề
đường, rồi có hành vi vi phạm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vì mục đích cá
nhân như buôn bán các quán nước nhỏ, quầy hang nhỏ được bày san sát hai bên
lòng đường rộng chừng hơn 4m gây cản trở, ách tắc giao thông vẫn xảy ra.
2.2. Số lượng các vụ vi phạm pháp luật giao thông có xu hướng giảm nhẹ,
xong vẫn được coi là ở mức đáng chú ý.
Chúng ta có thể thấy các trường hợp vi phạm pháp luật trong giao thông
đường bộ hiện nay có xu hướng giảm hơn so với mấy năm trước cả về số vụ và
mức độ nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên tình trạng này vẫn không triệt để. Cụ
thể ta thấy theo số liệu công tác trật tự an toàn giao thông năm 2012 (từ ngày
01/01/2012 đến ngày 31/10/2012). Cơ quan chức năng đã lập biên bản 1.932
trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, an toàn thi công. Nhắc nhở 4.833
hộ buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tạm giữ 227 hiện vật các loại
(bàn, dù, xe đạp…) và 185 tang vật vi phạm các loại ( bàn ghế, biển quảng cáo…)
bàn giao cho UBND các xã, phường xử lí. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe


30 ngày là 345 trường hợp và 60 ngày là 34 trường hợp; đã xử lí vi phạm hành
chính 1.348 trường hợp; giải tỏa 362 trường hợp kinh doanh buôn bán tái lấn
chiếm HLATĐB.
2.3. Hậu quả của vi phạm còn rất nghiêm trọng.
Những vi phạm này là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cả về người và tài sản cá nhân lẫn người xung quanh tham gia giao thông, gây ảnh
hưởng tật tự ATGT, ảnh hưởng tới kinh tế xã hội. Thực tế có thể thấy mặc dù tai
nạn giao thông giảm trên cả ba mặt so với cùng kỳ năm 2011, nhưng số vụ tai nạn
và thiệt hại vẫn ở mức cao đem đến các hậu quả đáng buồn. Trong năm 2011 và
hai tháng đầu năm 2012, trên toàn quốc xảy ra 49.518 vụ tai nạn và va chạm giao
thông, làm chết 12.399 người, bị thương 54.192 người Chỉ tính riêng 9 tháng năm

2012, các tuyến quốc lộ qua địa bàn thành phố xảy ra 14 vụ TNGT thì có 16
người chết, tuyến tỉnh lộ có 24 vụ thì 25 người chết, đường huyện có 8 vụ thì 9
người chết. Trong đó, tuyến QL10 nóng nhất với 11 vụ khiến 12 người chết, tỉnh
lộ 359 xảy ra 5 vụ thì tới 7 người chết… Cho đến thời điểm này, tuy chưa có con
số thống kê chính thức, song số vụ TNGT tại khu vực ngoại thành cũng chiếm
65- 70% tổng số vụ TNGT trên địa bàn thành phố và số người tử vong do tai nạn
cũng tương ứng với số vụ TNGT.
III. Nguyên nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện
nay.
Trong thực tế tình hình này diễn biến khá phức tạp. Trước diễn biến vậy thì có
rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vi phạm trong đó ta có thể kể đến những nguyên
nhân cơ bản nhất sau đây.
3.1. Đối với người tham gia giao thông đường bộ


Nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm vẫn là do ý thức người tham gia giao
thông còn hạn chế, coi thường pháp luật, coi nhẹ tính mạng bản thân nên bất chấp
các quy định cấm, từ đây gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và xã
hội.
Bên cạnh ý thức của người tham gia giao thông là nguyên nhân cơ bản thì
cũng xuất phát từ ý thức của người dân ta có thể kể đến nhiều nguyên nhân khác
cũng có mức độ nghiêm trọng như: Do người dân vẫn sử dụng các loại phương
tiện xe cơ giới không đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp
luật; Do Tình trạng kinh doanh vận chuyển hành khách trên các tuyến vì lợi ích
trước mắt mà chủ xe thường bắt và trả khách một cách tự do tại các tuyến đường
cấm nên thường xảy ra tình trạng phóng nhanh vượt ẩu để tranh dành khách, nhồi
nhét khách…; Do người đi bộ dưới lòng đường không đi đúng đường quy định
khiến cho người điều khiển phương tiện cơ giới không kịp xử lý dẫn đến những vi
phạm đáng tiếc và có thể gây hậu quả nghiêm trọng; Do vấn đề dân số việt nam
đông trong khi đó thì diện tích đất chật hẹp, đặc biệt là ở thành thị, mật độ càng

đông hơn…
3.2. Phía cơ quan chức năng có thẩm quyền
Thứ nhất, việc phổ cập luật và hướng dẫn thi hành luật đến mọi người dân
còn mang tính hình thức đại khái chiếu lệ.
Thứ hai, bộ công an và lực lượng cảnh sát chưa sử phạt nghiêm khắc với
những người vi phạm, hay vẫn còn tình trạng lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn của
mình để trục lợi cá nhân.
Thứ ba, việc tổ chức quản lí giao thông đô thị ở việt nam chưa chặt chẽ, đèn
tín hiệu giao thông không ổn định, trang bị kĩ thuật giao thông còn lạc hậu.


Thứ tư, nhà nước chưa đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng giao thông, một số
công trình sửa chữa còn kéo dài gây cản trở giao thông, còn nhiều tuyến đường 2
chiều.
IV. Giải pháp phòng chống
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân như vậy chúng ta có thể đưa ra một số
giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tối đa những vi phạm đó trên hai phương diện:
4.1. Phía người trực tiếp tham gia giao thông.
Trước thực trạng tham gia giao thông của người dân như vậy thì giải pháp hiệu
quả nhất cho mỗi cá nhân, công dân vẫn là lời khuyên nên có ý thức về hành vi
tham gia giao thông của mình. Thứ hai, mọi người cần tìm hiểu, học và lắm chắc
luật để biết được quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân nhằm nâng cao văn
hóa giao thông. Thứ ba, là ngay trong mỗi gia đình các bậc cha mẹ phải nghiêm
túc thực hiện luật giao thông để trở thành tấm gương gần gũi và chân thực cho
con trẻ. Thứ tư, là trong các trường học nên tổ chức các buổi ngoại khóa và giáo
dục cho học sinh, sinh viên tìm hiểu về luật giao thông. Thứ năm, mọi người
cùng chung tay bảo vệ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
4.2. Phía cơ quan chức năng
Thứ nhất, cần chấn chỉnh lại tổ chức đội ngũ Cảnh Sát Giao Thông, cần thiết
phải kiểm tra kiến thức và sát hạch lại trình độ nghiệp vụ, nâng cao ý thức chính

trị của họ.
Thứ hai, nâng lương và phụ cấp cho lực lượng Cảnh Sát Giao Thông bằng
cách nâng cao trách nhiệm giao phó cho cá nhân hoặc tổ chức quản lí các cung
đường.


Thứ ba, đề nghị nhà nước bổ sung vào bộ luật giao thông nếu Cảnh Sát Giao
Thông nào gây khó khăn, hay đòi và nhận hối lộ mà bị dân phát hiện nếu có đủ
bằng chứng.
Thứ tư, nâng cao mức sử phạt nên nhiều lần đến mức người vi phạm cũng
phải tiếc tiền. Đồng thời áp dụng phương pháp tuyên truyền giáo dục luật GT.
Ngoài các giải pháp trên thì nhà nước cần có một số chiến lược lâu dài như:
Thứ nhất, cần sớm quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu nhà chung cư cho
thuê một cách hợp lí nhất.
Thứ hai, nên phát triển mạng lưới phương tiện giao thông công cộng một
cách khoa học hiện đại, đủ số lượng, chất lượng và đúng thời gian lịch trình giảm
thiểu tối đa phương tiện cá nhân.
Thứ ba, nhà nước nên tập trung nguồn kinh phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng,
quản lí giao thông, nghiên cứu và xây dựng các tuyến đường chuyên dung nội thị
như tuyến tàu điện ngầm, nổi, tàu điện chạy bằng đệm từ…vv.
C. KẾT LUẬN
Qua những số liệu và phân tích như trên chúng ta có thể thấy được một thực
trạng về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở VN hiện nay
còn diễn biến phức tạp tuy là có xu hướng giảm. Nhà nước cùng các cơ quan chức
trách nên biết nhìn vào thực tế để có những đánh giá chính xác nguyên nhân sâu
xa của vi phạm mà có được những biện pháp hữu hiệu nhất để áp dụng có hiệu
quả chứ không phải trên lí thuyết. Hiểu được một thực tế như vậy cá nhân em
cũng sẽ ý thức chấp hành giao thông tốt góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
phát triển đất nước, đưa nước ta phát triển toàn diện mọi mặt, sánh vai cùng nước
bạn.



MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1
B.NỘI DUNG…………………………………………………………………… 1
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………………………… 1
1.1. Định nghĩa vi phạm pháp luật………………....................................... 1
1.2. Giao thông đường bộ………………………………………………… 1
II.THỰC TRẠNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẠT TRONG LĨNH VỰC GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………… 2
2.1. Đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có
xu hướng “trẻ hóa”……………………………………………………………… 2
2.2. Số lượng các vụ vi phạm pháp luật giao thông có xu hướng giảm nhẹ,
xong vẫn được coi là ở mức đáng chú ý…………………………………………. 3
2.3. Hậu quả của vi phạm còn rất nghiêm trọng………………………… 4
III. Nguyên nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện
nay……………………………………………………………………………... 4
3.1. Đối với người tham gia giao thông đường bộ………………………... 4
3.2. Phía cơ quan chức năng có thẩm quyền……………………………… 5
IV. Giải pháp phòng chống………………………………………………….. 6
4.1. Phía người trực tiếp tham gia giao thông………………………… 6
4.2. Phía cơ quan chức năng………………………………………….. 6
C.KẾT LUẬN…………………………………………………………………. 7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật,
NXB.CAND, Hà Nội, 2010.
2) Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp
luật, 2005 – 2007.

3) website: />4)website: />5)website: />ItemID=6





×