Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu Luận Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.23 KB, 16 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc
gia. Nó phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mức độ đáp ứng những
nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của tầng lớp dân
cư. Trong đó, giao thông đường bộ là mảng quan trọng nhất. Như chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của mọi việc.
Giao thông tắc thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ
dàng”. Vì vậy giao thông đường bộ giữ vị trí quan trọng và to lớn.
Nhưng hiện nay ở Việt Nam,việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
giao thông đường bộ đang còn là một vấn đề lo ngại và căng thẳng.
Vậy nguyên nhân ấy là do đâu và giải pháp phòng chống như thế nào
cho đạt được hiệu quả tốt nhất? Để trả lời cho câu hỏi trên, tôi xin giải
quyết đề tài “Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở
Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp phòng chống”.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG :
1. Các khái niệm:
1
+ Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
+ Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển,
người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều
khiển dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ.
2. Hệ thống quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ ở Việt
nam hiện nay:
- Luật giao thông đường bộ:


+ Người điều khiển xe máy chuyên dụng phải qua lớp bồi dưỡng
luật giao thông đường bộ.
+ Xử nghiêm đối tượng gây tai nạn nghiêm trọng.
+ Thống nhất bộ bấm lỗ giấy phép lái xe.
+ Buộc học lại luật nếu bị tạm giữ giấy phép lái xe.
2
- Nghị quyết 32 (29/6/2007), Chính phủ đã chỉ rõ : Ý thức chấp
hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao
thông kém, nhiều người vi phạm trật tự an toàn giao thông rất ngang
nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm.
- Nghị định 146 năm 2008, quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ :
“ Lỗi chạy xe không đi bên phải, không đúng phần đường, chạy
xe trên hè phố phạt từ 80000 – 100000 đồng.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy
thì phạt từ 100000 – 200000 đồng nhưng không tạm giữ xe.”
II. VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – NGUYÊN
NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG :
1. Thực trạng :
- Các vi phạm pháp luật phổ biến trong giao thông đường bộ :
+ Đua xe và tổ chức đua xe trái phép.
+ Điều khiển xe cơ giới vượt quá tốc độ, đi xe không đội mũ bảo
hiểm.
3
+ Điều khiển xe ô tô, xe gắn máy khi say rượu.
+ Lấn chiếm lòng đường, vượt đèn đỏ.
+ Người dân để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác chạy
ngoài đường.
+ Người dân đi băng qua đường khi xe cộ đang đi lại tấp nập.

- Số liệu:
+ Năm 2006: Vào tháng 6, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 1490
vụ tai nạn. Nhất là chỉ trong 3 tuần đầu giáp Tết, trên địa bàn cả nước
đã xảy ra hơn 1000 vụ tai nạn giao thông đường bộ. Từ ngày 29 – 31/1
xảy ra 200 vụ.
+ Năm 2010: Xảy ra 14442 vụ tai nạn.
+ Từ năm 2006 – 2008, có 2389 trường hợp phóng nhanh vượt ẩu
với 577 ô tô và 1823 mô tô.
+ Xử lý gần 34000 trường hợp không đội mũ bảo hiểm chỉ trong
15 ngày.
- Hậu quả:
+ Làm ùn tắc giao thông, gây ra nhiều vụ tai nạn, khó quản lý các
phương tiện lưu thông.
4
Ví dụ như năm 2006 làm 12600 người chết và 11253 người bị
thương. Hay vào năm 2010 làm 11449 người chết và 10633 người bị
thương.
Đó quả là con số rất lớn mà không ai có thể đoán trước được.
2. Nguyên nhân :
Thể hiện ở hai khía cạnh:
- Về phía dân:
+ Ý thức:
• Ý thức của người dân còn quá kém, đây là nguyên nhân hàng đầu
khiến tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tăng đột biến.
• Người tham gia giao thông cố tình vượt đèn đỏ, đi vào đường
ngược chiều, đường cấm, tìm cách chen lách để vượt lên trên trước
phương tiện khác diễn ra hầu hết ở mọi tuyến đường, giao lộ. Mọi
người biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình
làm. Việc người dân thiếu ý thức chấp hành luật giao thông chiếm
86% so với vụ tai nạn giao thông.

• Ai cũng chỉ lo cho lợi ích của mình, không ai nhường ai, cố tình
chen lấn, luồn lách dẫn đến ùn tắc giao thông.
5
Vì vậy luật gia Dương Quang Thọ đã cho rằng, hiện nay đang hình
thành một chân lý ngược đời với người tham gia lưu thông: “Những
điều bình thường như đến đèn đỏ dừng lại, không đi vào đường cấm,
không phóng nhanh vượt ẩu, thì nay lại trở thành không bình thường;
còn những điều không bình thường (vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm,
lấn tuyến, ) lại trở thành những điều bình thường.
+ Hiểu biết:
Sự hiểu biết của người dân về việc tham gia giao thông còn rất
hạn chế :
• Người dân chưa lường hết được những hậu quả sẽ xảy ra với tính
mạng của mình khi tham gia giao thông. Nhận thức của họ về luật giao
thông còn rất nông cạn. Vì vậy mà đã xảy ra bao vụ tai nạn thương
tiếc.
• Nhà nước đã đầu tư xây dựng nên những hệ thống như đèn ưu
tiên, cầu vượt để người dân đi qua đường an toàn hơn thì ngược lại
mọi người vẫn vô tư trộn lẫn vào dòng xe cộ đang lưu thông.
Đây là nguyên nhân được xếp vào tốp 4 trong những nguyên nhân
gây tai nạn cao nhất.
6
- Về phía nhà nước:
+ Văn bản chưa hợp lý: Hệ thống văn bản để xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đến nay đã đầy đủ nhưng
mức phạt chưa cao vì thế chưa có tính răn đe. Hơn nữa, việc vi phạm
còn chồng chéo giữa các lực lượng cảnh sát thanh tra giao thông, công
an xã, phường làm cho hiệu quả không cao, chưa phát huy được hiệu
quả nên nhiều đối tượng coi thường.
+ Xử phạt không hiệu quả: do sự dễ dãi trong việc quản lý giao

thông tĩnh như xe máy có thể dừng, đỗ trên bất kì vỉa hè nào và rất
nhiều lòng đường được đỗ ô tô khiến cho người dân mất ý thức cân
nhắc giữa phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng.
+ Tiêu cực: Nhiều cảnh sát giao thông còn nhận tiền đút lót của
người vi phạm rổi để cho họ đi. Điều đó làm cho người dân càng được
nước lấn tới, lần sau lại tiếp tục vi phạm.
+ Tuyên truyền: Khả năng tuyên truyền còn hạn hẹp, chưa đưa
được pháp luật vào trong tâm trí người dân, chưa giúp được người dân
hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của việc vi phạm an toàn giao thông. Vì
vậy mà số lượng người vi phạm an toàn giao thông rất nhiều.
7
3. Giải pháp phòng chống :
Rất ít nước có tình trạng vi phạm an toàn giao thông đường bộ như ở
Việt Nam, nên để đưa ra một giải pháp hợp lý quả là một việc làm
khó. Theo tôi có mấy ý kiến nhỏ như sau:
3.1, Phương án trước mắt:
Để giảm được việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt Nam hiện nay cần phải thực hiện được một số vấn đề
như:
+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao
thông của các ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức và nội dung phù hợp
với mọi đối tượng tham gia giao thông để nhân dân hiểu, đồng thuận
ủng hộ và tham gia tích cực đồng tình các lực lượng chức năng thực
hiện nhiệm vụ; thực hiện nếp sống văn hóa giao thông. Đưa “văn hóa
giao thông” vào nội dung cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở nơi dân cư”.
8
+ Cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật về an toàn giao

thông trong các trường học, giúp cho các em nhận biết được tầm quan
trọng của việc thực hiện đúng an toàn giao thông.
+Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn giao
thông. Như tăng cường quản lý hoạt động vận tải nhất là bằng ô tô, xe
khách, xe tải chở hàng. Xử phạt nghiêm ngặt như tịch thu bằng lái xe
đối với những người vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Hoặc
là đề nghị truy tố những người có hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm
trong việc khắc phục các “điểm đen” giao thông.
+ Lực lượng cảnh sát giao thông cần phải thường xuyên đi tuần tra,
kiểm soát bắt giữ những bạn thanh niên chuyên tụ tập đua xe vào ban
đêm. Mở cao cuộc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong dịp tết.
+ Bộ trưởng công an cần phải xem xét để giải quyết việc ùn tắc
giao thông, tiếp tục tổ chức lại giao thông như xây dựng các cặp tuyến
phố đi một chiều, phân làn xe ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp riêng.
+ Xử phạt và cấm những người chiếm dụng lòng đường, vỉa hè.
+ Hạn chế phát triển và lưu hành phương tiện cá nhân, cấm lưu
thông một số phương tiện trong giờ cao điểm.
9
+ Cấm để tất cả các phương tiện giao thông trên vỉa hè và dưới lòng
đường ở tất cả các tuyến phố, song song với việc phát triển thêm số
lượng xe buýt. Các cơ quan, gia đình tự bố trí chỗ để xe hợp pháp
( tầng hầm, tầng 1, bãi để xe, …) cho nhân viên, khách hàng của mình.
+ Nhà nước cần sớm đưa ra quy định bắt các phương tiện tham gia
giao thông phải nộp một khoản lệ hàng năm.
+ Nâng cao mức xử phạt lên nhiều lần đến mức người vi phạm
pháp luật cũng tiếc tiền khi muốn mãi lộ cảnh sát giao thông, như vậy
người dân sẽ chịu khó học và nắm kỹ luật giao thông. Giúp cho mọi
người có ý thức hơn khi tham gia giao thông.
+ Các bạn học sinh, sinh viên ở tất cả các trường đại học nên tham
gia vào đội tình nguyện, tự nguyện xuống đường hướng dẫn giao

thông, chỉ dẫn cho các phương tiện đi đúng làn đường của mình nhất là
vào các giờ cao điểm.
3.2, Phương án lâu dài:
Nhà nước và Chính phủ cần có một chiến lược phát triển lâu dài
nhằm đáp ứng một nếp sống văn minh, giúp giảm bớt số người vi
phạm pháp luật như:
10
+ Nhà nước và Chính phủ cần sớm có quy hoạch đô thị, khu dân cư,
khu nhà chung cư cho thuê một cách hợp lý phù hợp với nơi làm việc,
nhằm hạn chế tối đa việc đi lại, đan xen của người dân để làm giảm
mật độ người tham gia giao thông. Như vậy số người vi phạm an toàn
giao thông sẽ được giảm đáng kể.
+ Các nhà lãnh đạo cần phải nghiên cứu đề xuất bổ xung các văn bản
quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao mức phạt,
áp dụng các hình thức xử phạt như tịch thu lái xe, tạm giữ phương tiện
hay dùng biện pháp răn đe, cưỡng chế.
+ Cần coi trọng việc xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong
sạch, vững mạnh tăng cường kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa, phát
hiện xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực của cảnh sát giao thông.
+ Nhà nước cần phải có chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
+ Nhà nước cần phải hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá
nhân ở các thành phố lớn.
KẾT BÀI
11
Vì vậy, hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi
quốc gia. Nó phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mức độ đáp ứng
những nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của tầng
lớp dân cư. Do đó, tất cả mọi người phải cố gắng thực hiện tốt những
quy định về giao thông đường bộ. Và nhà nước cũng phải ra sức tuyên

truyền rộng rãi pháp luật trong toàn thể nhân dân để giao thông đường
bộ ở Việt nam ngày càng văn minh hơn, trật tự hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật – Trường ĐH Luật Hà
Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, năm 2010.
2. Nguyễn Minh Đoan nghiên cứu lí luận về nhà nước và pháp luật,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
3. Viêtbao.vn/vi/xa – hoi.
12
4. Anh.vietbao.vn/giao-thong-duong-bo.
5. www.thuexe.com/du-lich/luat giaothong.asp.
6. www.vatgia.com/hoidap/
7. Vanmau.com/forom/baiviet/
8. Vnexpress.net/gl/bạn đọc việt/2011/10/
9. www1.mt.gov.vn/ykienatgt/default.asp?
10. Vietbao.vn/vi/An-ninh-phap-luat.
11. http:// www.hvcsnd.edu.vn/
12. http:// svtm.vn/diendan/showt.
13

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………….
…………………………………….1
NỘI
DUNG…………………………………………………………………
1
I. Cơ sở lý
luận……………………………………………………………
1
1. Các khái niệm

…………………………………………………………… 1
2. Hệ thống quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ hiện
nay………….1
14
II. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở
Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp phòng
chống………………… 2
1. Thực
trạng………………………………………………………………
….2
2. Nguyên
nhân……………………………………………………………….
3
3. Giải pháp phòng
chống…………………………………………………….5
3.1, Phương pháp trước
mắt…………………………………………… ….5
3.2, Phương pháp lâu
dài………………………………………………… 6
KẾT BÀI…………………………………………………………
………… 7
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………… 8
16

×