Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của cán bộ văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tại văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.09 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ NHẪN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN
MỚI TỈNH BẮC KẠN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 -2018



Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ NHẪN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN
MỚI TỈNH BẮC KẠN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 -2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Quốc Huy

Thái Nguyên - 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ban Giám Hiệu cùng các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong
suốt quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn
Quốc Huy đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới văn phòng điều phối
nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể
hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại cơ quan.
Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài
một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa nhận thấy được.
Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để

khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 30 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đinh Thị Nhẫn


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Sản lượng một số cây trồng chính của tỉnh Bắc Kạn ..................... 19
giai đoạn 2016 - 2017...................................................................................... 19
Bảng 3.2: Số lượng vật nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2017 ................... 20
Bảng 3.3: Tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2016 - 2017 ....................... 22
Bảng 3.4: Thông tin về cán bộ phụ trách Chương trình NTM tại Phòng Hạ
tầng xây dựng, phát triển sản xuất và môi trường........................................... 27
Bảng 3.5: Kết quả kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình
XDNTM năm 2016-2017 ................................................................................ 30
Bảng 3.6: Kết quả thực hiện bộ tiêu chí xã NTM tỉnh Bắc Kạn
năm 2016-2017................................................................................................ 32
Bảng 3.7: Các hoạt động tham gia khi thực tập tại văn phòng điều phối nông
thôn mới tỉnh Bắc Kạn .................................................................................... 48


3

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VẾT TẮT
S
N

T
n
1U Ủy
B ba
2X Xâ
D y
3N Nô
T ng
4H Hợ
T p
5B Ba
C n
6M M
T ục
7V Vă
P n
8H Hộ
Đ i
9B Bả
H o
1C Cô
0N ng
1Đ/ Đồ
1C ng
1PT Ph
2N át
1T Tr
3H un
1TT Th
4T ực



4

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 5
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 6
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 6
2.1.1. Một số lí luận liên quan đến xây nội dung thực tập ................................ 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ............................ 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ............................................ 8
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam................................................... 10
Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP....................................................................... 17
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn............... 17
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 19
Đơn vị: Tấn ..................................................................................................... 19
3.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội....................................................................... 23
3.1.4. Cơ sở hạ tầng......................................................................................... 24
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đến nội dung thực tập ............................ 25

3.2. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 26


5

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của văn phòng điều phối xây dựng nông
thôn mới .......................................................................................................... 26
3.2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu Quốc gia.................................................... 32
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách chương trình NTM tại
văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn ......................................... 33
3.2.3. Hoạt động của cán bộ phụ trách chương trình NTM tại văn phòng
điều phối NTM tỉnh Bắc Kạn.......................................................................... 39
3.2.4. Mặt hạn chế trong công tác XDNTM tại địa phương ........................... 41
3.2.5. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 42
3.3. Nội dung thực tập ..................................................................................... 47
3.3.1. Công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ....................................................... 47
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................ 51
3.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 53
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 55
4.1. Kết luận .................................................................................................... 55
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56
4.2.1. Đối với cấp ủy, chính quyền ................................................................. 56
4.2.2. Đối với cán bộ phụ trách chương trình NTM ....................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 57


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực
lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một chương trình
trọng tâm của nghị quyết số 26-NQ/TW, nghị quyết toàn diện nhất về phát
triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Công tác xây dựng
nông thôn mới được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; chủ
trương XDNTM là chủ trương quan trọng, hết sức đúng đắn, hợp lòng dân,
được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ngay trong những năm đầu triển khai,
chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đã nhanh chóng trở thành phong
trào của cả nước.
Bắc Kạn là một tỉnh vùng cao, đây có diện tích lớn và mật độ dân số
thấp. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên nông nghiệp và lâm nghiệp là những
lĩnh vực sản xuất chủ yếu của người dân, điều kiện kinh tế vật chất và đời
sống tinh thần của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước những
khó khăn đó đã đặt ra những yêu cầu làm thế nào để điều kiện kinh tế vật chất
và đời sống tinh thần của người dân được nâng lên.
Cùng với toàn tỉnh chương trình xây dựng nông thôn mới đang được
tỉnh Bắc Kạn thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được thay đổi, đời
sống của người dân được cải thiện, giảm nghèo, nhiều nét đẹp văn hóa được


2

phát huy. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết mới đáp ứng

nhu cầu đặt ra như:
Kiến thức về XDNTM của đội ngũ cán bộ còn có những hạn chế (nhất
là đội ngũ cán bộ cơ sở rất yếu về kiến thức và phương pháp tổ chức XDNTM
trên địa bàn xã). Đây đang là trở ngại lớn nhất cho thực hiện chương trình.
Công tác tuyên truyền cho nhân dân, nhất là cư dân nông thôn còn chưa đạt
hiệu quả cao.
Công tác quy hoạch, xây dựng đề án (kế hoạch) nông thôn mới của xã
theo 19 tiêu chí được coi là điều kiện tiên quyết của chương trình. Tuy nhiên
đến nay, công tác này triển khai còn chậm và chưa đồng bộ.
Phát triển sản xuất, tăng thu nhập được coi là gốc của XDNTM nhưng
đang là vấn đề khó nhất trong thực hiện tiêu chí này của chương trình.
Có thể thấy rằng, vai trò của đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng đối
với sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
tại địa phương. Xuất phát từ bối cảnh và lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề
“TÌM HIỂU VAI TRÒ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN
MÔN CỦA CÁN BỘ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TỈNH BẮC KẠN” làm đề tài

nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ hoạt động chuyên môn của cán bộ
phụ trách điều phối nông thôn mới tại văn phòng điều phối xây dựng nông
thôn mới tỉnh Bắc Kạn. Nhằm đánh giá hiệu quả công tác hoạt động điều phối
xây dựng nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
của cán bộ phụ trách XDNTM, đồng thời nâng cao kiến thực thực tiễn của
sinh viên trước khi ra trường.


3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Hiểu biết và nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về
chương trình XDNTM.
- Tìm hiểu được vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ, của cán bộ phụ
trách chương trình NTM.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động
của cán bộ phụ trách trong việc thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao đời
sống người dân.
- Có kiến thức về phương pháp phân tích, tổng hợp, báo cáo.
1.2.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân, ý thức nghề nghiệp.
- Tạo cho bản thân tác phong làm việc chuyên nghiệp, hợp tác, thân
thiện phục vụ cộng đồng.
- Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ phòng ban để có thể
hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.
- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường làm việc.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.



4

- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.
- Tìm hiểu bộ máy quản lý, chức năng, vai trò, nhiệm vụ và môi trường
làm việc tại văn phòng điều phối NTM.
- Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ phụ trách chương trình NTM.
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch và báo cáo thực tập.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
vấn đề nghiên cứu của đề tài như: các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên
- kinh tế - xã hội của tỉnh; niên giám thống kê tỉnh và huyện; các báo cáo
chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài
liệu do các cơ quan của tỉnh Bắc Kạn cung cấp. Một số sách, báo, tạp chí, các
công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động của cán bộ phụ trách
chương trình NTM.
b. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua các hình thức như:
- Phỏng vấn: Sử dụng những câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm
hiểu một số thông tin như: họ tên, tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, công
việc cụ thể, chức năng, nhiệm vụ...của cán bộ.
- Phương pháp quan sát: quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lý công việc của các cán bộ.
- Phương pháp chuyên gia: thu thập thông tin qua các cán bộ địa
phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong



5

cộng đồng. Phương pháp này rất quan trọng và đặc biệt hữu ích trong việc
nắm bắt các thông tin tổng quát cũng như cụ thể của địa bàn nghiên cứu.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân loại và xử lý
thông qua phần mềm Microsoft Excel.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ ngày 15/01/2018 đến ngày 30/05/2018
- Địa điểm thực tập: tại văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới
tỉnh Bắc Kạn.
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc như một nhân viên tại văn phòng điều phối xây dựng nông
thôn mới, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội
vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực
tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực
tập
để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.
- Quan sát, học tập và học hỏi kinh nghiệm làm việc của cán bộ phụ
trách Chương trình NTM để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp


6


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số lí luận liên quan đến xây nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
2.1.1.3. Khái niệm XDNTM
Xây dựng nông thôn mới: Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; Sự
nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông
thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà là vấn đề kinh tế - chính trị
tổng hợp; Giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn
kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Chương trình XDNTM là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt của
Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là chương
trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của
16 chương trình mục tiêu quốc gia và 14 chương trình hỗ trợ có mục tiêu
đang triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả nước. Xây dựng nông
thôn mới thực chất là chương trình do nhân dân lựa chọn, đóng góp công sức
thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Chương trình xây dựng nông thôn mới có ý



7

nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân
cho cư dân nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số cả nước), thông qua đó,
chương trình sẽ điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho người dân
khu vực nông thôn.
2.1.1.5. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã, là địa
bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư ở nông thôn chủ
yếu là nông dân.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
* Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương:
Quyết đinh số 1996/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và
biên chế của văn phòng điều phối giúp ban chỉ đạo thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp;
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020;
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016 - 2020;
Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động
của tổ chức phối hợp liên ngành;
Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 Hội nghị lần
thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn;



8

Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 07 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020;
Quyết định số1920/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy và biên chế của văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp;
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới, giai đoạn 2016 - 2020;
Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi
đua “ Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020;
Các văn bản, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
* Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh Bắc Kạn :
Quyết định số 294/QĐ-VPĐP của UBND tỉnh Bắc Kạn về Quy chế làm
việc của VPĐP Xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Kạn,
Quyết định số 293/QĐ-VPĐP của UBND tỉnh Bắc Kạn về viêc Phân
công công tác của Ban lãnh đạo VPĐP xây dựng nông thôn mới
* Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh Bắc Kạn có các loại văn
bản như kế hoạch, chương trình, quyết định, nghị quyết, công văn và một số
loại văn bản khác.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
* Tại Trung Quốc
Trong những năm vừa qua Trung Quốc có nhiều giải pháp và chính sách
tích cực để phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong đó có hai giải pháp lớn.

- Xây dựng NTM hình thành mô hình nông thôn văn minh
Từ đầu năm 2000, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những
làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thô cứng”: Đường thẳng tắp, dân cư chia


9

thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giống
nhau, ít cây xanh và không gian cảnh quan công cộng xen kẽ. Do đó nó giống
phố hơn làng .
Hạ tầng công cộng rất đầy đủ và hiện đại, nhất là đường sá, trụ sở, khu
thể thao, khu vui chơi giải trí, dịch vụ. Nhà dân có khuôn viên rộng khoảng
300-500 m2 đều xây dựng nhà 2-3 tầng kiến trúc hiện đại, tiện nghi sinh hoạt
của các gia đình đều đầy đủ, nhiều nhà có ô tô du lịch và máy móc cơ khí cho
sản xuất nông nghiệp. Đồng ruộng được cải tạo lại, sản xuất chuyên canh.
Mỗi làng đều có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hoặc chế biến nông sản.
Nông dân có thể nhượng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất. Hầu hết lao
động ở nông thôn đều có việc làm, nhiều người làm dịch vụ môi trường,
thương mại, sửa chữa thiết bị máy móc. Nhiều người là lao động làm thuê cho
doanh nghiệp (hình thành lớp công nhân nông nghiệp ở nông thôn).
- Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông
thôn
Trung Quốc xác định: Xây dựng NTM là công trình thế kỉ chính vì vậy
càn phải phát triển hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hòa hạ tầng sản xuất.
Chuyên môn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực ở địa phương.
Truyền thông rộng rãi cho các tầng lớp và giới doanh nghiệp công
thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp và xây
dựng NTM [13].
Thực hiện chủ trương “Sản nghiệp hóa nông nghiệp”. “Sản nghiệp hóa
nông nghiệp” được giải thích là: Lấy thị trường trong và ngoài nước làm

hướng đi, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy doanh nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy
hiệu quả kinh tế làm trung tâm.
* Tại Nhật Bản
Nhật Bản và phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”: Từ năm 1979, tỉnh
trưởng Oita- Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong
trào “ Mỗi làng, một sản phẩm” (One Village, one Product - OVOP) với mục


10

tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự
phát triển chung của Nhật Bản. Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” dựa
trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ; tự
lập; nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai
trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kĩ thuật, quảng bá, hỗ trợ
tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP,
Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao
như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu,... giúp nâng
cao thu nhập của nông dân tại địa phương.
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Phong trào XDNTM đã có bước phát triển mới, đã trở thành phong trào
chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính
phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về XDNTM và chính thức phát động phong
trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày
28/10/2008. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ - TTg “Phê
duyệt công trình, rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, Quyết định số
800/QĐ - TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010- 2020”. Đặc biệt ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu
chí cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện.

Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới.
* Kinh nghiệm XDNTM huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Sau hơn 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới (XDNTM), huyện Đại Từ là địa phương dẫn đầu của tỉnh về
số xã được công nhận đạt chuẩn (8 xã). Đặc biệt, huyện đã có nhiều giải pháp
phù hợp để huy động các nguồn lực kết cấu hạ tầng và hạn chế nợ đọng trong
đầu tư XDNTM [14].


11

- Linh hoạt trong huy động nguồn lực xây dựng đường giao thông
Trong khi nhiều địa phương gặp khó trong việc đối ứng nguồn hỗ trợ xi
măng của tỉnh, thì từ đầu năm tới nay huyện Đại Từ lại dẫn đầu khi tiếp nhận
tới 16.300 tấn xi măng để làm gần 90km đường giao thông. Huyện đang đề
nghị tỉnh hỗ trợ thêm 10 nghìn tấn xi măng nữa trên cơ sở nhu cầu đã đăng ký
của các xã. Ông Dương Trọng Hiếu, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện cho biết: Làm đường giao thông đang là phong trào phát triển
rất mạnh mẽ trên địa bàn huyện. Có được kết quả này, bên cạnh việc đẩy
mạnh vận động, tuyên truyền đến người dân, huyện đã huy động sự vào cuộc
tích cực, linh hoạt của các cơ quan chuyên môn giúp giảm chi phí trong thi
công so với mặt bằng chung của tỉnh .
Ông Hiếu đưa ra con số để so sánh: Nếu như kinh phí trung bình để làm
1km đường bê tông nông thôn đạt chuẩn (rộng 3m, dày 18cm) của toàn tỉnh là
trên dưới 1 tỷ đồng, thì ở Đại Từ giá thành chưa đến 700 triệu đồng. Cách làm
của Đại Từ để có kết quả này là dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật chung, huyện
giao nhiệm vụ cho phòng Kinh tế - Hạ tầng xây dựng mẫu thiết kế chi tiết các
tuyến đường phù hợp với thực tế địa phương. Trong đó tính đến phương án
chủ động nguồn nhân công, vật liệu xây dựng và giám sát. Nhờ tự thiết kế nên

giảm được chi phí thuê tư vấn, thuế doanh nghiệp và các chi phí chung khác.
Cùng với đó, phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định các tuyến
đường. Toàn bộ các khâu này được cơ quan chuyên môn làm miễn phí, trên cơ
sở tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian và thủ tục hồ sơ cho các xã .
Để tiết kiệm chi phí, huyện Đại Từ cũng xây dựng cơ chế cho phép các
địa phương tận dụng nguồn nguyên liệu cát sỏi tại chỗ để làm đường. Ông
Nguyễn Văn Thiệp, Trưởng xóm Duyên, xã Ký Phú cho biết: Đến nay, xóm
Duyên đã cơ bản bê tông hóa các tuyến đường trong xóm (tổng chiều dài gần
4,5km), mới nhất là đổ bê tông hơn 1km đường trục với độ rộng 3,5m. Riêng
nguồn cát sỏi xóm được phép khai thác tận thu từ khu vực suối Cái nên tiết


12

kiệm được khá nhiều. Ông Dương Văn Hanh, Bí thư Đảng ủy xã Ký Phú
thông tin: Với những khu vực có thể khai thác được cát sỏi, xã làm hồ sơ đề
nghị phòng Tài nguyên - Môi trường huyện xem xét cấp quyền. Ngoài ra, việc
thi công tất cả các tuyến đường bê tông trên địa bàn cũng do người dân đảm
nhiệm thay vì thuê doanh nghiệp nhằm giảm chi phí. Địa phương có trách
nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện giám sát đảm bảo
chất lượng công trình, việc khai thác cát sỏi không ảnh hưởng đến môi trường
và không sử dụng vào các mục đích khác .
- Hạn chế nợ đọng xây dựng hạ tầng
Cùng với hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ xi măng làm đường giao
thông, huyện Đại Từ đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn. Điều đáng ghi nhận là huyện đã kiểm soát và duy trì ở mức
thấp nợ đọng vốn đầu tư. Bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng phòng Tài chính - Kế
hoạch huyện cho biết: Trung bình mỗi năm huyện được phân bổ từ 35-40 tỷ
đồng để đầu tư hạ tầng nông thôn (gồm vốn mục tiêu quốc gia XDNTM, vốn
trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh). Trên cơ sở nguồn vốn này, cùng nhu

cầu đăng ký của các địa phương, phòng chuyên môn của huyện sẽ xây dựng
kế hoạch, xem phân bổ theo thứ tự ưu tiên là trả nợ các công trình đã hoàn
thành, vốn cho xã điểm và các công trình thực sự cần thiết. Do vậy, mức nợ
đọng vốn XDNTM của huyện luôn duy trì ở mức thấp, hiện là khoảng 9 tỷ
đồng .
Ngoài chỉ tiêu vốn chung theo phân bổ của tỉnh, huyện Đại Từ cũng
lồng ghép các nguồn vốn khác như: Phí bảo vệ môi trường, hỗ trợ sản xuất,
thủy lợi phí… với tổng cộng khoảng 20-30 tỷ đồng mỗi năm cho chương trình
XDNTM. Các tiêu chí được ưu tiên đầu tư là: thủy lợi, môi trường, cơ sở vật
chất văn hóa và thu nhập… HĐND huyện cũng xây dựng nghị quyết trích
ngân sách 3 tỷ đồng/năm để đầu tư cho chương trình .
Theo kế hoạch, trong năm 2016 huyện Đại Từ sẽ huy động khoảng 156
tỷ đồng đầu tư cho chương trình XDNTM. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ riêng


13

nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh, cùng sự đối ứng tiền, công lao động để làm
đường giao thông trên địa bàn huyện đã đạt gần 70 tỷ đồng. Dự kiến tổng
cộng cả năm có thể đạt trên 100 tỷ đồng. Với việc huy động tổng hợp nhiều
nguồn lực, cùng cách thức triển khai phù hợp với thực tế thì mục tiêu có thêm
4 xã cắn đích trong năm 2016 và xa hơn là huyện được công nhận đạt chuẩn
NTM trước năm 2020 là hoàn toàn khả thi .
* Kinh nghiệm XDNTM Ninh Thành – Xã tiêu biểu trong phong
trào xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương
Ngay từ năm 2011, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã đã ban
hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức đoàn thể
thành viên, chọn ra các tiêu chí khó nhất, có trọng tâm, trọng điểm để phấn
đấu thực hiện, từ đó làm cơ sở để thúc đẩy các tiêu chí khác cùng hoàn thành.
Theo đó, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện

quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động nguồn lực, giám sát việc xây dựng cơ sở
hạ tầng; Hội nông dân vận động hội viên tích cực tham gia hiến đất làm
đường, làm giao thông, thủy lợi nội đồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả
kinh tế; Hội phụ nữ tích cực trong các phong trào hỗ trợ vay vốn xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng các công trình vệ sinh với phương châm
ba sạch: Sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường làng..
Sau 5 năm thực hiện, xã Ninh Thành đã hoàn thành toàn bộ công tác
dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng. Hệ thống kênh mương
được kiên cố hóa, đường ra đồng thuận lợi. Năng suất lúa bình quân đạt 120130 tạ/ ha/ năm. Các ngành tiểu thủ công nghiệp dịch vụ liên tục phát triển,
tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,9
triệu đồng/ người/ năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,77%. Hệ thống đường giao
thông nông thôn, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, bưu điện


14

văn hóa, trạm y tế, môi trường được đầu tư cải tạo, đảm bảo khang trang sạch
đẹp, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.
Để có được thành tựu trên là nhờ nhận thức của nhân dân về xây dựng
nông thôn mới có chuyển biến rõ rệt. Nhân dân chính là chủ thể trong xây
dựng nông thôn mới. Cùng với đó việc xây dựng đề án đã theo hướng đúng,
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Quan trọng nhất là việc phát
huy tối đa sức mạnh tổng hợp của toàn dân và cả hệ thống chính trị về huy
động nội sinh; vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách đầu tư để xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, gắn với đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới huyện Trấn Yên - “cánh
chim đầu đàn” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh miền
núi Yên Bái

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên, việc tuyên
truyền, vận động người dân, cộng đồng dân cư phát huy tính chủ động, tích
cực tham gia luôn được chú trọng. Đối với những tiêu chí mà sự tham gia,
vào cuộc của người dân là nhân tố quyết định như tiêu chí về hộ nghèo, y tế,
môi trường và an toàn thực phẩm, thu nhập..., huyện Trấn Yên chủ động triển
khai, vận động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Ở Trấn Yên, phong trào xây dựng xã hội học tập đang góp phần tạo lập
những thiết chế văn hóa mới, những sinh hoạt cộng đồng sôi nổi gắn liền với
phát triển kinh tế-xã hội, mang lại hiệu quả cao. Đến nay, Trấn Yên đã có 2
mô hình cộng đồng học tập cấp xã. Huyện phấn đấu trong năm 2017 đạt 5 mô
hình cộng đồng học tập cấp xã; 70% số hộ, 70% số dòng họ và trên 60% số
thôn, bản được công nhận gia đình, dòng họ, thôn, bản học tập. Ông Nguyễn
Khánh, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Trấn Yên cho biết: Bên cạnh các gia
đình, dòng họ, cộng đồng học tập, huyện Trấn Yên còn thành lập được 6 câu
lạc bộ khuyến học như các câu lạc bộ: Khuyến học và phát triển ngành nghề


15

cây trồng, vật nuôi; khuyến học tiếng nói chữ viết dân tộc gắn với phát triển
kinh tế- xã hội; khuyến học các làn điệu hát giao duyên, dệt vải yếm áo người
Dao… Sự tham gia tích cực của người dân giúp cho phong trào xây dựng đời
sống văn hóa thêm khởi sắc, góp phần thiết thực để xây dựng nông thôn mới
ở Trấn Yên.
Việc vận động nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp công lao động để
xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương được coi là kinh nghiệm quý
trong việc huy động sức dân, phát huy được hiệu quả tích cực đối với một
huyện nghèo. Những con đường giao thông nông thôn đã hoàn thành nhờ sự
đóng góp đất đai, sức người, sức của, sự quyết tâm, đồng lòng của người dân
chính là minh chứng rõ nét nhất.

Việc triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình,
các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn
các xã, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới, chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tập trung các giải pháp hỗ trợ
phát triển sản xuất… được huyện Trấn Yên xác định chính là trọng tâm giải
quyết các vấn đề khó khăn nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở
vùng cao, đó là nguồn vốn và việc hoàn thành tiêu chí nâng cao mức thu nhập
của người dân.
Đến nay, huyện Trấn Yên có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 6 xã đạt từ
10 đến 15 tiêu chí và 9 xã còn lại đạt từ 7 đến 9 tiêu chí. Huyện phấn đấu đến
năm 2020, tất cả các xã đạt đủ các tiêu chí, đưa Trấn Yên trở thành huyện
nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái. Để đạt được mục tiêu đó, từ nay đến
năm 2020, huyện Trấn Yên xác định phải hoàn thành cơ bản việc đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã; đảm bảo toàn bộ hệ thống
giao thông từ huyện đến trung tâm xã, đường liên xã được cứng hóa; nâng thu
nhập của người dân nông thôn tăng 1,5 lần so với năm 2015; nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt trên 50% và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12%. Bên


16

cạnh đó, huyện quan tâm nâng cao chất lượng y tế, công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng
cao mức hưởng thụ đời sống tinh thần cho người dân...
Sự quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai
thực hiện của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở; sự
đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân, vì mục tiêu chung là
đem lại lợi ích cho người dân một cách thiết thực chính là “chìa khóa” mang
lại những hiệu quả tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện
vùng cao Trấn Yên.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản và Trung Quốc
cho thấy: Dù là quốc gia đi trước trong công cuộc hiện đại hóa, họ đều chú
trọng vào việc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những
kinh nghiệm phong phú. Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và
nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho người dân. Thay đổi kĩ thuật mới, bồi
dưỡng nông dân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của người nông
dân.
XDNTM được coi là quốc sách lâu dài của mỗi quốc gia. Đối với Việt
Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo
phát triển kinh tế và và đời sống xã hội. Nghị quyết X của Đảng đã đề ra
nhiệm vụ thực hiện chương trình XDNTM. Xây dựng các làng xã có cuộc
sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
Chính vì vậy, để xây dựng NTM thành công cần phải có một đội ngũ
cán bộ có năng lực, có trình độ quản lý, hiểu biết khoa học kỹ thuật để vận
động được quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia chương trình XDNTM.


17

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có
địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:
Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao

Bằng.
Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang. Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của
tỉnh, cách Thủ
đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến
cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng
200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên
200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân
cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao
Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên Chợ Mới chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông
và thông thương hàng hóa.
Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía
Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.
Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi
phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và
Đông của tỉnh.
Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét
(Cao Bằng) theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái


18

Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan
trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy
núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau
cao 1.061m…
Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ

yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này
có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m
và nhiều đỉnh cao trên 1.000m
Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con
sông.
Khí hậu
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa
Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.
Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa
cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm.
Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn
chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông,
đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ
Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các
nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường.
Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông
Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa
quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là
một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một
vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện
tích mặt hồ khoảng 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam


×