Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng chất, xã phúc thuận thị xã phổ yên thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.63 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

HÀ VĂN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI LỢN THỊT GIA CÔNG TRẦN
ĐĂNG CHẤT – XÃ PHÚC THUẬN – THỊ XÃ PHỔ YÊN
THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên- năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

HÀ VĂN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI LỢN THỊT GIA CÔNG TRẦN
ĐĂNG CHẤT - XÃ PHÚC THUẬN – THỊ XÃ PHỔ YÊN
THÁI NGUYÊN
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : ThS. ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG
Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Trần Đăng Chất

Thái Nguyên- năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại lợn thịt gia công Trần Đăng Chất”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
giáo ThS. Đỗ Thị Hà Phương, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT. Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm
học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ nhân viên UBND, chủ trang trại
và các anh chị cô chú tại trang trại Trần Đăng Chất đã giúp đỡ, tạo điều kiện
trong quá trình thực tập tại trang trại cũng như tại địa phương.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn

chế, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặp
không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô
giáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Hà Văn Giang


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................. vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.2.1. Về chuyên môn ....................................................................................... 2
1.2.2. Về thái độ ................................................................................................ 3
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ........................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 7
Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 8
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 8

2.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại................................................................ 8
2.1.2. Các văn bản pháp lý, chính sách phát triển kinh tế trang trại ...............
14
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 19
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ............................... 19
2.2.2. Kinh nghiệm của địa phương khác ....................................................... 22
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác....................................... 25
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 26
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập...................................................................... 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc Thuận ......................... 26


3

3.1.2. Một số khái quát và những thành tựu đã đạt được của trang trại Trần
Đăng Chất........................................................................................................ 29
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến phát triển sản xuất của
trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Trần Đăng Chất ................................... 30
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 31
3.2.1.Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại ................................. 31
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 34
3.2.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 61
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 62
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 65
4.1. Kết luận .................................................................................................... 65
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68


4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Lịch làm vaccine đối với đàn lợn ................................................... 42
Bảng 3.2: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng để
phòng bệnh ...................................................................................................... 43
Bảng 3.3: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn ......................... 45
Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi ................................ 46
Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám................................................................................. 47
Bảng 3.6: Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu của trang trại Trần Đăng
Chất........... 54
Bảng 3.7: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại ........................ 55
Bảng 3.8: Tình hình nguồn vốn của trang trại Trần Đăng Chất ..................... 56
Bảng 3.9: Chi phí hàng năm của trang trại Trần Đăng Chất .......................... 57
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của trang trại ..................................................... 58


5

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ trang trại Trần Đăng Chất ..................................................... 38
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Trần Đăng Chất .................... 38
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại ................................ 49
Hình 3.4: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại.................................... 49
Hình 3.5: Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại
Trần Đăng Chất ............................................................................................... 51


6


DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

: Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CS

: Cơ sở

đ

: đồng

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: (Gross Output) Giá trị sản xuất

HQKT


: Hiệu quả kinh tế

IC

: (Intermediate Cost) Chi phí trung gian

KTTT

: Kinh tế trang trại

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

NN – PTNT

: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

NQ-CP

: Nghị quyết – Chính phủ

QĐ-TTg

: Quyết định – Thủ tướng

STT

: Số thứ tự


TĂCN

: Thức ăn chăn nuôi

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

: Tài sản cố định

TT

: Trang trại

UBND

: Ủy ban nhân dân

VA


: (Value Added)Giá trị gia tăng


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Trong điều kiện phát triển kinh tế theo định hướng thị trường có sự
quản lý của nhà nước, ngành nông nghiệp Việt Nam có vị trí vai trò rất quan
trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nông nghiệp là một ngành sản xuất
tạo ra hàng hóa nông sản cung cấp và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến trong
nông nghiệp, có hiệu quả cao và được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên
Thế Giới, cũng như ở Việt Nam. Để đáp ứng mục đích này, chủ trang trại cần
phải sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó cơ bản nhất là: Đất đai, vốn
đầu tư, lao động, thông tin thị trường…Kinh tế trang trại đã tạo ra cho xã hội
phần lớn sản phẩm hàng hóa về nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho con người.
Từ lâu chăn nuôi đã được coi là một trong 2 nghề chính của nông
nghiệp nông thôn. Và lâu dài không thể thiếu được vì chăn nuôi cung cấp
lương thực, thực phẩm trực tiếp cho gia đình và toàn xã hội, hỗ trợ phát triển
trồng trọt. Tận dụng lao động nông thôn ở mọi lứa tuổi, tiết kiệm, tích lũy vốn
tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra sự cân bằng sinh thái, nông nghiệp - nông
thôn.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi đã đạt được những tiến bộ đáng
kể về cải tiến con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và quy mô diện tích được
mở rộng. Chăn nuôi hiện nay hội tụ các ưu thế của kinh nghiệm truyền thống,

tiến bộ kỹ thuật, cơ chế thị trường. Tiếp tục cải tiến về giống, kỹ thuật chăn
nuôi theo phương thức công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp. Thực tế đã
chứng minh kinh tế trang trại đã phát huy được vai trò to lớn, tạo ra sức mạnh
mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển KTTT đã
khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí góp


2

phần phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá
đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư không những vậy mà việc phát
triển kinh tế trang trại còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
KTTT chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên nói chung và thị xã Phổ
Yên nói riêng đã được hình thành và phát triển từ lâu và ngày càng được
chú trọng và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên
bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch trang trại chăn nuôi còn giàn trải, chưa
đồng bộ, việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi cũng gặp không ít
những khó khăn như: Chủ trang trại hầu hết còn thiếu kiến thức khoa học
kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao động trang trại
chưa qua đào tạo, thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra còn bấp bênh,
thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Việc tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất tại trang trại để đề ra hướng
giải pháp phát triển KTTT chăn nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên không chỉ
giải quyết vấn đề thực tiễn đóng góp về kinh tế cho địa phương, mà còn nhận
thức rõ vai trò to lớn của KTTT trong tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp
nông thôn. Để thấy rõ những ưu việt của kinh tế trang trại cũng như những
mặt hạn chế cần khắc phục tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mô hình
tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công
Trần Đăng Chất”.
1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về chuyên môn
- Đánh giá được quá trình xây dựng và phát triển của trang trại.
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức sản xuất trang trại chăn nuôi,
kinh nghiệm phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi
ở Việt Nam nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng.
- Đánh giá được hệ thống sản xuất chăn nuôi lợn của trang trại.


3

- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh theo mô hình chăn nuôi gia công của trang trại.
- Tìm hiểu được công tác tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa của trang
trại khi tham gia ký kết hợp đồng chăn nuôi gia công với Công ty Cổ phần
APPE-JV
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất trang trại
chăn nuôi Trần Đăng Chất trên địa bàn xã Phúc Thuận- thị xã Phổ Yên trong
những năm tới.
1.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại.
- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người
trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự
khẳng định được năng lực của bản thân sinh viên.
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác.
- Giao tiếp ứng sử trung thực, lịch sự nhã nhặn.
* Kỹ năng làm việc
- Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu,

làm việc một cách khoa học.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
- Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại.
- Làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch đã được quy định.
- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.


4

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phúc Thuận.
- Qúa trình xây dựng hình thành và phát triển của trang trại.
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn thịt gia
công Trần Đăng Chất trên địa bàn xã Phúc Thuận.
- Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới tổ
chức sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất trang trại
chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Phúc Thuận.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính
thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành
của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu
qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định...
* Thu thập số liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Trần Đăng
Chấttrên địa bàn nghiên cứu thông điều tra, phỏng vấn trang trại chăn nuôi.
Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại và cán bộ Công ty Cổ
phần APPE-JV:
Điều tra những thông tin cơ bản như: Loại hình trang trại, số lao động,
diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả
hiện vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận


5

lợi, khó khăn của trang trại. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động,
giá cả thị trường.Những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần APPE-JV như: yếu tố đầu vào, đầu ra Công ty cung cấp, hỗ trợ
cho trang trại.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trangtrại như: Dọn dẹp,
vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc lợn, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá
được những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng
dịch cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động phòng dịch
của trang trại, phỏng vấn, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về
trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông
tin mà chủ trang trại cung cấp.
+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề
khó khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường,

chính sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ
chức sản xuất của trang trại trong những năm tới.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử

thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân
tích.
* Phương pháp phân tích thông tin
Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin,
loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu thu
thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đên kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao


6

động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi mà trang trại đã chi ra, các
khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự
phát triển của kinh tế trang trại.
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá
trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản
xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra
thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản
lượng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính
như sau:
GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: GO: giá trị sản xuất

Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật
chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê
ngoài. Chỉ tiêu này được tính như sau:
IC = ∑ Cij
Trong đó: IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng (Value Added)là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công
thức:
VA = GO – IC
Trong đó: VA : giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian


7

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ GO/IC
+ VA/IC
+ VA/GO
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường
thẳng:
+ Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng
năm và được xác định theo công thức.
Mức trích khấu hao hàng năm =


Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 10/8/2017 đến ngày 15/12/2017.
- Địa điểm: Trang trại lợn thịt gia công Trần Đăng Chất - xã Phúc
Thuận- thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên.


Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
2.1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây
chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra” [13].
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn , các khâu nhằm tạo ra năng
suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động
tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị
đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp
dịch vụ [13].
2.1.1.2. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
* Khái niệm trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ
chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để
sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế
thị trường [3].

* Khái niệm kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang
trại của Chính phủ, “ Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng
hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở
rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nông, lâm, thuỷ sản ” [4].


Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản
[11].
2.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông
nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia
cầm…Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt
động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt
động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm
là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau.
Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp
hoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình
công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như
trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản
phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát
triển kinh tế thị trường hiện nay.
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế
trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác
với các ngành sản xuất khác: lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào

điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là
những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng của trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực
tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước.
2.1.1.4.Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn
nuôi nói riêng
* Bản chất của trang trại nói chung
Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sản
xuất trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi trang chuồng trại với quy mô


lớn, trình độ sản xuất và quản lý tiến bộ…Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở
trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng
hoá để cung ứng ra thị trường. KTTT Là hình thức sản xuất nông nghiệp theo
nghĩa rộng bao gồm: Nông - Lâm - Thủy sản có mục đích chính là sản xuất
hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một chủ trang
trại sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất
chung đủ lớn, trình độ kỹ thuật cao hơn, phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ
gắn với thị trường có hạch toán kinh tế theo kiểu doanh nghiệp.
* Bản chất của kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một đơn vị kinh doanh cơ sở trực tiếp sản
xuất về chăn nuôi trong chuồng trại với quy mô lớn, trình độ sản xuất và
quản lý tiến bộ, là hình thức sản xuất với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng
hoá là các sản phẩm chăn nuôi để cung ứng ra thị trường, tỷ trọng hàng hoá
chiếm từ 70 đến 80% trở lên, đáp ứng được sản phẩm hàng hoá ra thị trường
trong và ngoài nước.
2.1.1.5. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại
* Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất
trang trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông

nghiệp, có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực
lượng sản xuất ra phần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản
phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và
thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tế của trang
trại được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh tế, xã hội
và môi trường.
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn
được biểu hiện:


- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm
năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ
yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn
lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn nói riêng
và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao,
khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh
nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các
nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại góp phần thúc
đẩy công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn
phát triển.
- Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì
vậy có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
- Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang
trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông

dân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.
- Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trị
sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ,
khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng
chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp
phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.


- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông
thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở
nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm
gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến
và có hiệu quả. Tất cả những vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn
đề kinh tế - xã hội ở nông thôn.
- Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và bảo
vệ môi trường sinh thái. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem
lại nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường. Nhưng phát triển kinh tế
trang trại ở nước ta phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và
từng địa phương. Nhất là những vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều
kiện sản xuất hàng hoá.
* Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại công
nghiệp nói riêng
- Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung
Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ
với đặc trưng chủ yếu sau:
+ Tư liệu sản xuất mà trước hết là ruộng đất và vốn được tập chung theo
yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
+ Người chủ trang trại có ý chí, có hiểu biết chuyên môn kỹ thuật và có

khả năng nhất định về tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
+ Các trang trại đều có thể thuê mướn lao động. Có 2 hình thức thuê
mướn lao động trong các trang trại đó là lao động thường xuyên và lao động
thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người
lao động ổn định quanh năm, còn hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại
chỉ thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất.
- Đặc trưng của kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng


Trên cơ sở khái niệm về KTTT nói chung và KTTT chăn nuôi nói riêng
chúng ta đi vào tìm hiểu đặc trưng KTTT chăn nuôi được thể hiện qua những
đặc điểm sau:
+Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là sản xuất sản phẩm hàng hóa
,mà sản phẩm của nó là các loại thịt, trứng, sữa,… đáp ứng nhu cầu của thị
trường, như vậy để đáp ứng được nhu cầu thị trường thì quy mô trang trại
chăn nuôi phải ở mức độ tương đối lớn, khác biệt với hộ gia đình.
+Kinh tế trang trại chăn nuôi sản xuất các sản phẩm thịt, trứng, sữa…
trong điều kiện kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá nên mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh đều xuất phát nhu cầu thị trường. Chính vì vậy tất cả các
yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ… cũng như các
yếu tố đầu ra như sản phẩm thịt, trứng , sữa… đều là sản phẩm hàng hoá.
+Do đặc trưng sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi chi phối mà phải đòi
hỏi tạo ra ưu thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, để thực hiện yêu
cầu tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh tế trang trại chăn nuôi theo xu thế
tích tụ, tập trung sản xuất kinh tế ngày càng cao, tạo ra tỷ xuất hàng hoá cao,
khối lượng hàng hoá ngày càng nhiều, chất lượng tốt. Đi đôi với việc tập
trung, nâng cao năng lực sản xuất của từng trang trại còn diễn ra xu thế tập
trung các trang trại thành các vùng chuyên môn hoá về từng loại như vùng
chuyên canh nuôi đại gia súc như: trâu, bò…vùng thì chuyên môn hoá nuôi
lợn nái sinh sản, lợn thịt, với mục đích tạo ra khối lượng hàng hoá lớn .

+Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng có nhiều loại hình khác nhau trong đó
trang trại gia đình vẫn là phổ biến, có đặc trưng rất linh hoạt trong từng hoạt
động, vì có thể dung nạp các trình độ sản xuất khác nhau về xã hội hoá,
chuyên môn hoá. Dung nạp các quy mô sản xuất trang trại chăn nuôi khác
nhau như các trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn và thậm chí đến cực lớn.
Dung nạp các cấp độ công nghệ sản xuất khác nhau từ thô sơ đến hiện đại,
riêng biệt hoặc đan xen. Liên kết các loại hình kinh tế khác nhau cá thể,
tư nhân, hợp tác quốc doanh…Với các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh
đa dạng. Chính vì vậy mà kinh tế trang trại chăn nuôi có khả năng thích ứng
với các nước đang phát triển và ở các nước công nghiệp phát triển .


+ Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là tạo ra năng lực sản xuất
cao về nông sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng, sữa…do đặc
điểm về tính chất quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định. Chủ
trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có
kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị
trường.
2.1.1.6. Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày
13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại[1].
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại thỏa mãn điều kiện sau:
* Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm
* Đối với cơ sở chăn nuôi

Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.
* Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp
Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500
triệu đồng/năm trở lên.
2.1.2. Các văn bản pháp lý, chính sách phát triển kinh tế trang trại
2.1.2.1. Chính sách đất đai
Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại
được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo quy
định tại Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ


gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP,
ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp.
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản
xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được
ủy ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ
nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được ủy
ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp
lâu dài, có vốn đầu tư để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã tại cơ
sở cho thuê đất.
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa
phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê

hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để
phát triển trang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng
hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử
dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để
phát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện
tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê,
hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy
chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sử


dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
2.1.2.2. Chính sách thuế
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển
kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất có điều kiện phát triển, thực hiện
miễn thuế thu nhập cho trang trại theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, ngày
26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp [6].
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá
nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của
Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo

hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản
xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức
thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân
đồng tình và có khả năng thực hiện.
Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật
về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản
xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa
có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
2.1.2.3. Chính sách đầu tư, tín dụng
Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên các
địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Nhà nước
có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi,


điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia
đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đối
tượng quy định tại Điều 2 Chương I của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp nông thôn, việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này [7].
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương
mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện
theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 1999
của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát
triển nông nghiệp và nông thôn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành
từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 85/2002/NĐCP, ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng [5].
2.1.2.4. Chính sách lao động

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông
thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất
nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động
không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người
lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị
đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách
nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm
việc theo hợp đồng lao động.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang
trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói


×