Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập học kì môn pháp luật người khuyết tật đề 3 (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.33 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật và tìm kiếm, đảm bảo việc làm cho
người khuyết tật là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu đối với người
khuyết tật. Trong suốt một thời gian dài, người khuyết tật luôn phải đối diện với
nhiều khó khăn trong vấn đề tìm việc làm, trong vấn đề được bảo vệ và chăm sóc.
Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng vẫn thường "vô tình" không nghĩ đến
việc tuyển người khuyết tật, vì cho rằng sức khỏe cũng như khả năng làm việc của
người khuyết tật không bằng người lành lặn, họ không chịu được áp lực công việc
cao, không đi được công tác xa, sức khoẻ yếu... Đó là những lý do chính khiến doanh
nghiệp thường "dè dặt" khi xét hồ sơ xin việc của một ứng viên khuyết tật. Trong
phạm vi bài tập này, em xin tìm hiểu về đề tài số 3 liên quan đến hai vấn đề: Chăm
sóc sức khỏe của người khuyết tật và tìm kiếm và đảm bảo việc làm của người
khuyết tật để qua đó hiểu rõ hơn, đồng thời thấy rõ được những vướng mắc, bất cập
trong thực tiễn cũng như trong quy định của pháp luật về vấn đề này. Do kiến thức có
hạn nên nội dung bài viết còn nhiều thiếu sót mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài
hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn!

1|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO

I.
1.
2.

3.
II.


1.
2.
III.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH...............................................3
Khái
niệm...........................................................................................................3
Nội dung chế độ Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật...........................3
a) Chăm sóc sức khỏe ban đầu.........................................................................3
b) Khám bệnh, chữa bệnh................................................................................4
c) Phục hồi chức năng......................................................................................5
d) Các chính sách hỗ trợ việc thực hiện chế độ chăm sóc sức khoẻ người
khuyết tật.......................................................................................................6
Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật..................................7
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN...........................................................................8
Tình
huống.........................................................................................................8
Nhận xét...........................................................................................................10
KẾT LUẬN......................................................................................................12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................14

2|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .


VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO

I.
1.


QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.
Khái niệm chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.
Theo quan điểm của tổ chức y tế thế giới thì “Sức khoẻ là trạng thái thoả mái,

toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có
bệnh hay thương tật”.
Có thể hiểu sức khoẻ của người khuyết tật là sự ổn định về thể chất, tâm thần
và xã hội. Để người khuyết tật đạt được sự ổn định toà diện về sức khoẻ, thì việc
chăm sóc sức khoẻ phải quan tâm đến 3 mặt của sức khoẻ đó là: sức khoẻ thể chất,
sức khoẻ tâm thần và sức khoẻ xã hội. Do đó, từ quan điểm chỉ đạo này để nhằm
được mục đích phát triển chăm sóc toàn diện ba mặt sức khoẻ người khuyết tật một
cách hợp lí thì chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật bao gồm chăm sóc y tế và chăm
sóc ngoài y tế.
Như vậy, chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật được hiểu trong mối quan hệ
chặt chẽ và tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường bên ngoài như thức ăn, nước
uống, điều kiện vệ sinh…với các yếu tố môi trường bên trong như gen, tế bào, di
truyền…giữa các hoạt động phòng ngừa sự phát sinh bệnh tật đến việc điều trị phục
hồi chức sức khoẻ cho người khuyết tật. Đây được coi là mô hình chăm sóc sức khoẻ
theo quan điểm hiện đại đã mang lại nhiều lợi ích về y học cũng như kinh tế, xã hội
của người khuyết tật cũng như sự phát triển của quốc gia đó.
2.

Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
a) Chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một trong các lĩnh vực trong hoạt động của hệ

thống y tế mỗi quốc gia và được coi là chìa khoá để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho
các thành viên trong xã hội đặc biệt đối với những người có nhu cầu chăm sóc cao
như người khuyết tật. Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu được thực hiện ở địa phương
trên tinh thần phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật địa phương và do hệ thống y

tế địa phương đảm nhiệm.
Theo quy định của Luật người khuyết tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với
người khuyết tật gồm các nội dung sau đây:

3|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .


-

Giáo dục sức khỏe: giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo
dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nhằm mục đích tăng cường kiến thức
và hiểu biết của người khuyết tật về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản
thân, gia đình và cộng đồng. Từ những kiến thức và hiểu biết đó sẽ giúp người
khuyết tật loại bỏ dần những lối sống, thói quen và phong tục tập quán có hại cho sức
khỏe. Việc thực hiện các hoạt động này được thông qua các hình thức, biện pháp
phong phú như: Tổ chức lớp học, thông tin qua hệ thống truyền thông ở địa phương

-

hoặc lồng ghép vào các hoạt động văn hóa xã hội khác ở địa phương.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật,
mà có bao nhiêu nguyên nhân thì có thể đưa ra bấy nhiêu cách phòng ngừa. Vì thế,
có thể thấy hoạt động phòng ngừa được thực hiện rất đa dạng, phong phú: Phòng
ngừa dựa vào dạng tật, phòng ngừa dựa vào khả năng thực tế của địa phương,hoàn
cảnh gia đình, phòng ngừa dựa vào nhu cầu của người khuyết tật,v.v… Tuy nhiên, có
thể khái quát hoạt động phòng ngừa khuyết tật bao gồm: Phòng ngừa không để xảy ra
khuyết tật; phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở thành

-


khuyết tật và phòng ngừa để ngăn ngừa khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn.
Quản lí sức khỏe: Mục tiêu lâu dài mà ngành y tế đặt ra là quản lý sức khỏe cho toàn
dân, trước mắt là thực hiện quản lý sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên như trẻ em
dưới 1 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, các đối
tượng có công với cách mạng và người khuyết tật. Theo quy định tại điểm b khoản 1
điều 21 luật người khuyết tật, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi,
quản lý sức khỏe người khuyết tật.Mục đích của chế độ này nhằm quản lý theo dõi
tình trạng khuyết tật địa phương, từ đó giúp cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp
hợp lí để chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.Quản lý sức khỏe người khuyết tật cũng
được coi là nội dung quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người
khuyết tật.
b) Khám bệnh, chữa bệnh.
Một thực tế đặt ra, người khuyết tật khi ốm đau, bệnh tật thì họ cũng cần được
khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh ở nơi họ cư trú, lao động và học
tập như người bình thường. Vì thế, để bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật
thì vấn đề khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh cho người khuyết tật được pháp
luật quy định tại Điều 2 Luật Khám chữa bệnh năm 2009.
Nội dung của chế độ khám, chữa bệnh bao gồm:
4|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .


-

Quyền được khám bệnh, chữa bệnh. Trong quá trình được khám bệnh, chữa bệnh,
người khuyết tật được đảm bảo các quyền như mọi công dân khác, như: quyền được
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với điều kiện thực tế, quyền được giữ bí mật thông
tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; quyền được tôn
trọng danh dự, không phân biệt kì thị, phân biệt đối xử trong phòng khám; quyền

-


được lựa chọn phương pháp chuẩn đoán và điều trị…
Được ưu tiên khám bệnh chữa bệnh: trong hoạt động khám bênh, chữa bệnh pháp
luật quy định cơ sở y tế phải ưu tiên khám bênh, chữa bệnh cho người khuyết tật
nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai, người
khuyết tật có công với cách mạng. Việc ưu tiên thông qua các hình thức như: miễn,
giảm viện phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại, chi phí điều trị. Quy định này thể
hiện sự thống nhất, phù hợp với luật người cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và luật khác về ưu tiên, ưu đãi đối với những đối
tượng có hoàn cảnh sức khỏe đặc biệt.
c) Phục hồi chức năng.
Phục hồi chức năng được coi là nội dung quan trọng trong việc chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật. Ngay từ năm 1983, Tổ chức lao động quốc tế đã ban hành
công ước số 159 đề cập vấn đề phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật
nhằm giúp người lao động khuyết tật phục hồi sức khỏe để tiếp tục lao động mang lại
thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đến năm 2006, Tổ chức Liên Hợp Quốc,
trong công ước về quyền của người khuyết tật, đã đặc biệt coi trọng vấn đề phục hồi
chức năng, không chỉ áp dụng với lao động người khuyết tật mà áp dụng đối với mọi
người khuyết tật nói chung.Trong hai điều (Điều 25,26) quy định về chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật, thì công ước đã dành riêng Điều 26 quy định về phục hồi chức
năng cho người khuyết tật. Theo đó, “để giúp người khuyết tật đạt được và duy trì tối
đa sự độc lập, khả năng đầy đủ về mặt thể chất, trí tuệ, xã hội và nghề nghiệp, sự
hòa nhập và tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống… các quốc gia, tổ chức, tăng
cường và mở rộng dịch vụ, chương trình toàn diện hỗ trợ chức năng và phục hồi
chức năng.” Pháp luật về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật của các nước trên thế
giới cũng rất coi trọng nội dung này.
Theo quy định của Pháp luật nước ta thì phục hồi chức năng người khuyết tật
bao gồm: Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
5|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .



d)
-

Các chính sách hỗ trợ việc thực hiện chế độ chăm sóc sức khoẻ người

khuyết tật.
Nghiên cứu khoa học về người khuyết tật.
Sự hiện diện của người khuyết tật trong xã hội có tính khách quan và phổ biến

vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học về người khuyết tật là hoạt động lâu dài và ở
nhiều lĩnh vực mọi khía cạnh liên quan đến đời sống thực thể, tâm thần và xã hội của
người khuyết tật. Mục đích của hoạt động này là tìm hiểu nguyên nhân gây ra khuyết
tật từ đó có thể đưa ra những biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật hiệu
quả và hợp lí hơn.
-

Đào tạo nguồn nhân lực y tế.
Nguồn nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ

người khuyết tật. Vì thế, nhà nước luôn có chính sách phù hợp để phát triển, đào tạo
đội ngũ cán bộ thực hiện việc chăm sóc con người nói chung và người khuyết tật nói
riêng. Việc đào tạo được thực hịên 1 cách toàn diện, không chỉ chú trọng kiến thức và
kĩ năng chuyên môn mà còn chú trọng đến phẩm chất, đạo đức và cách ứng xử giao
tiếp với người khuyết tật.
-

Tài chính.
Chính sách tài chính đối với việc thực hiện hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người


khuyết tật được quy định cụ thể tại khoản 1,2 Điều 26 Luật người khuyết tật. Theo
đó, nhà nước ưu tiên vay vốn và lãi suất vốn vay, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất
dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trọ giúp sinh hoạt, học
tập và lao động cho người khuyết tật, miễn giảm thuế cho theo quy định đối với các
dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trọ giúp sinh hoạt và
học tập cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do
tổ chức cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ.
-

Hợp tác quốc tế.
Hợp tác quốc tế là con đường ngắn nhất để tiếp thu các thành tựu khoa học tiên

tiến hiện đại của các nước trên thế giới trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ người
khuyết tật. Hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động như: tham gia tổ chức quốc tế, kí
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế liên quan đến chăm
sóc sức khoẻ người khuyết tật. Ngoài ra, hợp tác quốc tế còn còn được thông qua hợp
6|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .


tác giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các cơ quan và tổ chức phi chính phủ…
trong việc xây dựng và thực hiện chương trình, dự án liên quan đến chăm sóc sức
khoẻ người khuyết tật như tài trợ, hỗ trợ, trao đổi về tài chính, kinh nghiệm, máy
móc thiết bị… để hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật ngày càng đạt hiệu
quả cao.
3.

Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật.
Ý nghĩa xã hội và nhân văn: Cũng như các chế độ khác, việc chăm sóc sức


khoẻ người khuyết tật thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc của con người đối với con
người trong cộng đồng , trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Đó là sự chia sẻ,
cảm thông không biên giới với những người bất hạnh do những rủi ro gây ra. Sự giúp
đỡ về các điều kiện vật chất và tinh thần trong quá trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình…nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng
của mọi người khuyết tật. Từ đó, giúp họ khắc phục những bất lợi, khó khăn để vượt
qua mặc cảm, tự ti về ngoại hình và bệnh tật vươn lên khẳng định chính mình.
Ý nghĩa pháp lí: Chế độ chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật đảm bảo được
quyền được chăm sóc sức khoẻ của người khuyết tật . Quyền của người khuyết tật đã
được đề cập trong tuyên ngôn chung về con người của Liên hợp quốc “ mỗi người
đều có quyền… hưởng mức sống bao gồm cơm ăn, áo mặc, nhà ở, chăm sóc y tế và
phục vụ xã hội để duy trì sức khoẻ và thoả mãn như cầu của chính bản thân và gia
đình”, trong đó bao hàm cả quyền được chăm sóc sức khoẻ từ đó tạo cơ sở để người
khuyết tật thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ của mình. Đồng thời, bên cạnh
đó pháp luật còn quy định trách nhiệm của các bộ, ngành nhất là ngành y tế và cộng
đồng xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả và công bằng xã hội trong các hoạt động này.
Ý nghĩa kinh tế: Chế độ chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật giúp người
khuyết tật có cơ hội tham gia các quyền khác. Đó là khi sức khoẻ được đảm bảo,
người khuyết tật sẽ tìm kiếm việc làm mang lại thu nhập cho bản than và gia đình.
Với nguồn nhân lực người khuyết tật như hiện nay nếu có một chính sách hợp lí phù
hợp thì họ sẽ trở thành nguồn nhân lực tiềm năng cho nhân loại và đất nước. Thực tế
đã chứng minh họ là những người được đánh giá cao về lòng tận tụy, sự trung thành
và ý chí vươn lên ngoài ra, sức khoẻ ổn định người khuyết tật sẽ có cơ hội tham gia
7|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .


các hoạt động khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân, có nhiều
đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


II.

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN.
1. Tình huống.
Câu chuyện về chàng trai 22 tuổi, Nguyễn Thái Thành, chàng trai khiếm thính

quê Bắc Giang có cửa hàng riêng tại thủ đô. Để có thành công này, Thành từng lê la
khắp cửa hàng cắt tóc xin học rồi đạp xe quanh làng mời mọi người ra cắt miễn phí.
Sinh năm 1991 trong gia đình có ba anh, chị em, Thành bị câm điếc bẩm sinh
do khi mang thai, mẹ em bị ốm. Mãi tới năm Thành gần 3 tuổi, gia đình mới phát
hiện cậu không có khả năng nghe nói như đứa trẻ bình thường. Trong trí nhớ của
Thành, ngày đó bố mẹ "tha" cậu đi khắp nơi để châm cứu với hy vọng sẽ chữa khỏi.
Ở Bắc Giang chưa có trường dành cho trẻ khiếm thính nhưng muốn con được hòa
nhập, gia đình xin cho Thành vào học cùng với học sinh bình thường.
Những ngày đầu làm quen với mặt chữ và ghép vần, cậu chật vật hình dung
ngữ nghĩa qua hình vẽ trong sách. Không nghe được cô giáo nói gì, cậu thấy lạc lõng
giữa bạn bè. Năm 14 tuổi, Thành được đưa xuống Hà Nội học ở trường Nhân Chính.
Lứa tuổi này được xem là khá muộn với trẻ khiếm thính để bắt đầu học ngôn ngữ ký
hiệu. Thành lại bắt đầu làm quen với những người nói thứ ngôn ngữ khác mình. Lạ
lẫm và học chậm hơn các bạn, cậu phải tự lần mò rồi buổi tối đi học thêm. Sau hai
năm học tại đây, Thành được gia đình định hướng học nghề nấu ăn, may thêu. Cảm
thấy không hợp, cậu bỏ dở và nhất quyết xin đi học cắt tóc vì mê mẩn một người thợ
xoay kéo chuyên nghiệp.
Hiện tại, Thành sống cùng vợ chồng chị gái ở tại cửa hàng. Vừa đi làm về chưa
kịp nghỉ ngơi, chị gái lại ngồi làm phiên dịch cho Thành với khách. Trong gia đình,
không ai học ngôn ngữ ký hiệu nhưng đều có thể giao tiếp và hiểu em nói gì.
Nhắc đến hành trình xin học cho em trai, chị Loan, chị gái Thành, không hiểu
sao thời điểm đó lại đủ kiên nhẫn và sức lực để đưa em đi khắp cửa hàng ở Hà Nội
xin học. Những lúc được nghỉ làm hay buổi tối, chị em Thành đi từng cửa hàng xin
học. Nếu chị bận, Thành ở nhà tìm trong mục rao vặt trên báo. Cậu tự đạp xe đi tìm


8|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u y ê t T ât V i êt Na m .


trước địa chỉ, đứng ngắm cửa hàng từ xa rồi tối dẫn chị đến. Không biết đường,
Thành mua bản đồ, khoanh vùng để không bỏ sót cửa hàng nào.
"Từ salon tóc lớn đến những quán vỉa hè đều lắc đầu nhận cậu vào học, thậm
chí, họ nói thẳng là không nhận người khiếm thính. Hai chị em đi nhiều đến nỗi, bản
thân tôi còn cảm thấy mệt mỏi vì bị từ chối nhưng Thành vẫn muốn đi và không tỏ vẻ
chán nản", chị Loan chia sẻ.
Không nơi nào nhận, Thành về Bắc Giang và may mắn xin được vào học nghề
ở một quán cắt tóc. Ngày đứng quan sát thầy, tối về cậu tự thực hành trên ma-nơcanh hoặc nhờ bố mẹ, người thân làm mẫu. Khi đã biết cắt, cậu nhờ bố đi thông báo
khắp làng mình cắt tóc miễn phí. Đeo đồ nghề quanh người, cậu đạp xe quanh làng
xem ai có nhu cầu sẽ phục vụ. Khách hàng phần lớn là người già và trẻ nhỏ.
Sau một thời gian ở Bắc Giang, năm 2008, Thành xuống Hà Nội vì muốn nâng
cao tay nghề. Cậu lại cùng chị hành trình xin học và bị từ chối. Nhờ bạn của chị gái
giới thiệu, Thành được nhận vào một siêu thị tóc ở phố Khâm Thiên. Cửa hàng đó là
mơ ước của Thành và trước đây từng khước từ cậu. Thành tiếp tục gặp khó khăn khi
thầy giảng lý thuyết và không hiểu thuật ngữ trong ngành tóc.
Nhờ chị thông dịch, cậu giải thích: "Cách pha màu nhuộm, cách điều chỉnh
nhiệt độ máy uốn để tóc xoăn lọn to, lọn nhỏ rất khó hiểu. Em phải mượn vở của bạn
về xem và cố gắng quan sát thầy làm. Về nhà, em mua màu vẽ rồi tự pha để ra được
các màu".
Từng có thời gian đi làm ở quê và được học thêm nhiều kỹ thuật ở chỗ mới
nên Thành nhanh chóng vượt các bạn cùng học để được đưa lên phòng làm tóc hạng
sang. Nhiều khách hàng đến làm tóc đều yêu cầu Thành cắt, trong số đó có không ít
người nổi tiếng. Đến giờ, cậu nhớ mãi lần đầu tiên làm tóc cho Hoa hậu Dương Thùy
Linh và Á hậu Thụy Vân.
"Chị Linh thấy em nói chuyện bằng tay nên lạ lắm. Hôm đó chị ấy làm MC
cho chương trình truyền hình và muốn kiểu tóc bới cho hợp với chiếc váy. Lúc em

đưa gương để chị ngắm, chị ngạc nhiên và khen đẹp lắm", Thành cười vui vẻ khoe.
Gắn bó với siêu thị tóc 3 năm, cậu quyết định nghỉ để xin chỗ khác. Trước khi
mở cửa hàng riêng vào năm 2011, Thành đã vào Nam nâng cao tay nghề và học thêm
về trang điểm. Đến giờ, số tiền 60 triệu đồng vay của bố mẹ để mở cửa hàng, cậu đã
9|M ô n : L u ât N gư ơ i K h u yê t T ât V i êt N a m .


tích cóp trả đủ. Cùng làm với Thành còn có hai thợ học việc, trong đó có một người
khiếm thính. Hiện tại, cậu tự lo trả tiền cho nhân viên, tiền thuê nhà và gửi về để mẹ
tiết kiệm hộ.
Thành mơ ước đi du học tóc và trang điểm ở châu Âu vì muốn được tiếp cận
với nhiều phong cách, kỹ thuật. Thành bảo, hiện vẫn chưa đủ tiền và đang học thêm
tiếng Anh. Những lúc rảnh rỗi, cậu cùng bạn khiếm thính hoặc bạn bình thường "trà
đá chém gió". Ngoài đam mê làm tóc và trang điểm, cậu còn bơi và nhảy salsa khá
giỏi.
Nhắc đến Nguyễn Thái Thành, anh Vũ Đức Tiến, người sáng lập thương hiệu
Vinatoc, bất ngờ khi biết cậu học trò khiếm thính vừa giành được giải triển vọng của
cuộc thi tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực trang điểm. Anh khâm phục tinh thần vượt
khó, không mặc cảm trong công việc và nỗ lực của Thành. Anh Tiến nhớ những ngày
đầu dạy Thành, hai thầy trò trao đổi với nhau bằng cử chỉ và viết ra giấy. Biết hoàn
cảnh của Thành, anh không thu học phí và bao học trò tiền ăn trưa.
"Với những học viên lành lặn, không phải ai cũng đạt được thành công nếu
không có nỗ lực của bản thân. Tôi rất bất ngờ khi học viên khiếm thính của tôi thành
đạt như vậy. Tôi muốn truyền nghề đến tất cả mọi người, không kén chọn học sinh,
điều quan trọng là họ muốn học và làm hết mình. Tạo cho học trò cơ hội kiếm sống
là mục đích của tôi", anh Tiến nói.
2.

Nhận xét.
 Những khó khăn và thuận của chị Liễu sẽ gặp phải trong quá trình xin

việc và làm việc:
Qua tình huống trên có thể thấy, Thành đã có những thuận lợi và thành công

nhất định trong công việc của mình như:
-

Làm đúng công việc mình yêu thích;
Mở được cửa hiệu riêng cho mình;
Được học hỏi và tiếp cận với những lớp học, những kĩ thuật và những giáo viên tốt

-

để nâng cao tay nghề;
Do chăm chỉ, chịu khó và kiên trì học hỏi, Thành đã đoạt giải cao trong cuộc thi về
thiết kế tóc khá quy mô; tạo được thương hiệu cũng như danh tiếng của mình và nhờ
đó mà nhiều người đã biết đến tay nghề và tên tuổi của cậu hơn.

10 | M ô n : L u â t N g ư ơ i K h u y ê t T â t V i ê t N a m .


Tuy nhiên qua tình huống trên có thể thấy Thành cũng đã gặp phải một số khó
khăn, bất lợi sau:
-

Thành đã gặp phải những khó khăn trong việc giao tiếp và tiếp nhận thông tin

với mọi người xung quanh;
Thành cũng gặp phải khó khăn, gian nan, vất vả trong vấn đề xin việc. Cậu đã phải
đến rất nhiều nơi để xin việc, tuy nhiên tất cả đều lắc đầu từ chối không nhận Thành.
"Từ salon tóc lớn đến những quán vỉa hè đều lắc đầu nhận cậu vào học, thậm chí, họ


-

nói thẳng là không nhận người khiếm thính...”.
Trong quá trình học nghề, Thành tiếp tục gặp khó khăn khi thầy giảng lý thuyết và
không hiểu thuật ngữ trong ngành tóc. Sau đó, Thành đã phải nhờ chị thông dịch viên
cho mình.
 Những quy định của pháp luật hiện hành về chế độ làm việc đối với
người khuyết tật.
Hiện nay, pháp luật đã có nhiều quy định đảm bảo chế độ việc làm cho người
khuyết tật. Tuy nhiên qua tình huống thực tế trên và một số tình huống thực tế khác
có thể thấy quy định pháp luật hiện nay còn gặp nhiều vướng mắc:
Thứ nhất, Để tăng cơ hội việc làm cho NKT, pháp luật quy định tỷ lệ bắt buộc
nhận NKT vào làm việc trong các doanh nghiệp, nếu không nhận đủ thì phải nộp một
khoản tiền vào quỹ việc làm cho NKT. Nhưng quy định này chưa thấy có hiệu quả
trong thực tiễn, mới chỉ có 8 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ Việc làm. Nếu các quy
định được thực hiện nghiêm túc thì sẽ có một khoản tài chính đáng kể, tăng cường
cho việc tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho NKT nhiều hơn, nhưng chưa sự quan
tâm đầy đủ, đồng thời cũng thiếu giám sát và đôn đốc, cũng như chưa có những biện
pháp chế tài hữu hiệu.
Thứ hai, mặt khác trong đời sống xã hội còn tồn tại rất nhiều rào cản đối với
NKT trong giao thông, môi trường và ngay cả nhận thức của nhiều người trong cộng
đồng xã hội. Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT tập trung chủ yếu ở khâu dạy nghề và
giới thiệu việc làm, trong khi khâu tư vấn nghề, hỗ trợ tại nơi làm việc, tạo ra các
điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc còn hạn chế. Các đơn vị cung cấp dịch vụ liên
quan đến việc làm và phục hồi khả năng lao động cho NKT như các cơ sở dạy nghề,
trung tâm giới thiệu việc làm, đơn vị phục hồi chức năng, doanh nghiệp... chưa tạo
được sự kết nối, hợp tác chặt chẽ do hiện nay nước ta vẫn chưa chính thức có chương
trình phục hồi chức năng lao động cho NKT. Ví dụ như, các công nhân bị tai nạn lao
11 | M ô n : L u â t N g ư ơ i K h u y ê t T â t V i ê t N a m .



động cần sự hỗ trợ phối hợp của bệnh viện, đơn vị giới thiệu việc làm, doanh nghiệp,
cơ sở dạy nghề... để giúp NKT phục hồi khả năng lao động, quay trở lại công việc cũ
hoặc chuyển đổi sang công việc mới phù hợp. Điều này đòi hỏi cần hoàn thiện các
quy phạm pháp luật hơn nữa, bám sát những hạn chế trong thực tiễn để đảm bảo việc
áp dụng những quy phạm đó.
Thứ ba, pháp luật chưa có quy định cụ thể về chương trình thông tin về học
nghề, việc làm chính vì vậy đã gây khó khăn không nhỏ cho người khuyêt tật trong
quá trình tìm kiếm việc làm ;
Thư tư, Rào cản giao thông cũng là thách thức không nhỏ. Quy đinh chưa có
giải pháp tháo gỡ thỏa đáng khiến một bộ phận NKT sống bằng nghề chở hàng xe ba
bánh mất việc, không có thu nhập và cũng chưa chuyển đổi nghề khác phù hợp. Đi
lại bằng giao thông công cộng thì xe buýt không tiếp cận được, thái độ phục vụ còn
thờ ơ. Đến đi lại bằng đường hàng không còn trường hợp bị từ chối phục vụ. Khó
khăn trong đi lại đồng nghĩa với khó khăn tìm kiếm việc làm (trừ một số người làm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhận gia công tại nhà...). Điều này gây khó khăn
không nhỏ trong việc tìm kiếm việc làm đối với người khuyết tật hiện nay.

III.

KẾT LUẬN.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, nước ta đã có nhiều nỗ lực trong

việc giúp đỡ NKT vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, tạo điều kiện cho
NKT có điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn như: có hàng trăm lượt NKT
được phẫu thuật chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng được cung cấp xe lăn, dụng
cụ chỉnh hình miễn phí, tổ chức nhiều lớp tập huấn triển khai chương trình phát hiện
sớm khuyết tật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho cán bộ tuyến huyện,
xã,... Bên cạnh đó, vấn đề việc làm cho người khuyết tật cũng được quan tâm. Nhiều

biện pháp, chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết được thực hiện, triển khai
như: Cho vay vốn hỗ trợ để tạo việc làm cho người khuyết tật, hỗ trợ người khuyết
tật được học nghề, được tư vấn giới thiệu việc làm... Mới đây, trong luật dành cho
người khuyết tật, Nhà nước cũng đã đưa ra một số chính sách mới hơn như: Chính
sách hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật, hoặc chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp cải tạo điều kiện làm việc để nhận người khuyết tật
12 | M ô n : L u â t N g ư ơ i K h u y ê t T â t V i ê t N a m .


vào lao động. Đặc biệt Nhà nước cũng có một số chính sách để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp nếu nhận người khuyết tật vào làm việc như: Miễn giảm thuế, hỗ trợ bố trí đất
xây dựng cơ sở...
Các chính sách chế độ hỗ trợ người khuyết tật ban hành trong những năm qua
đã tạo khung pháp lý về chăm sóc người khuyết tật, xác định rõ trách nhiệm của các
cơ quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở cũng như tạo môi trường thuận lợi cho
người khuyết tật tiếp cận học nghề, việc làm và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhờ vậy,
những năm qua đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của người khuyết tật trong xã
hội được cải thiện một bước. Tuy nhiên quá trình thực hiện cho thấy hệ thống các văn
bản chưa thật sự đồng bộ, tính khả thi của một số chính sách chưa cao, công tác
tuyên truyền, kiểm tra giám sát thực hiện chưa thường xuyên, nguồn lực về tài chính
và nhân lực cũng chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Rất hy vọng những chính sách
này sẽ thực sự đi vào cuộc sống để NKT được chăm sóc một cách đầy đủ, toàn diện,
cải thiện chất lượng cuộc sống, tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội.

13 | M ô n : L u â t N g ư ơ i K h u y ê t T â t V i ê t N a m .


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
********
1.


Giáo trình luật Người Khuyết tật Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà
Nội 2011;

2.

Luật Người khuyết tật 2010;

3.

Nghị định số 28/2012/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật Người Khuyết tật;

4.

Công ước của UN về quyền của Người khuyết tật;

5.

Công ước số 159 và Khuyến nghị số 168 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc
làm của NKT.

6.

/> />
14 | M ô n : L u â t N g ư ơ i K h u y ê t T â t V i ê t N a m .




×